Thời điểm đầu khi công bố dự án, bộ phim mở đầu cho cuộc trỗi dậy của phim điện ảnh remake thu hút được nhiều sự chú ý, nhưng đa số là nghi ngại bởi độ hot và chất vốn có của bản gốc cùn
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
BÀI THI KẾT THÚC
MÔN: CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CƠ BẢN
CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU, CẢM NHẬN VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN
ẢNH
Học kỳ 1, Năm học 2021 - 2022
Hình thức: Tiểu luận
Trang 2Người thực
hiện:
NGUYỄN HƯƠNG ÁNH
Khoa - Lớp: Truyền thông và Văn hoá đối ngoại -
TTQT49C1 – IMC2
Mã sinh
viên:
TTQT49-C1-1549
Hà Nội, tháng 11/2022
MỤC LỤC
CÂU 1 3
Khái niệm phim remake 3 Phim remake tại Việt Nam 3
Trang 3Đánh giá về phim remake 4
CÂU 2 : 7
Nói qua về bộ phim “Where is the friend’s home” (1987) của Abbas Kiarostami 7
Nói về bộ phim Not one less (1999) của Trương Nghệ Mưu 8
Not one less chịu ảnh hưởng ở những khía cạnh 10
Lý do “Not one less” của Trương Nghệ Mưu vẫn thành công 11
CÂU 1
Phim remake là phim được làm lại dựa trên một bộ phim ra đời trước đó Các bộ phim remake thường sử dụng ý tưởng, kịch bản và tuyến nhân vật của phim gốc Ngoài ra, phiên bản mới có thể điều chỉnh dàn diễn viên, thêm thắt các tình tiết cho phù hợp với hoàn cảnh công chiếu Nhiều người cho rằng phim remake chỉ là bản nhái, bản làm lại một cách nhàm chán và thiếu ý tưởng Tuy nhiên, điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, ngoài kịch bản và tuyến nhân vật, còn có nhiều yếu tố khác làm nguyên liệu cho sự độc đáo và thành công của một bộ phim Không thiếu những
bộ remake vượt trội hẳn phim gốc như “Điệp vụ Boston”
Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều bộ phim remake và phải nói rằng dòng phim này đang khá thịnh hành trong làng điện ảnh nước nhà Khá
dễ hiểu vì đa số phim remake thường được làm lại từ những bộ phim gốc
đã rất nổi tiếng và đặc sắc, vì vậy ngay khi có thông báo, phim đã thu
Trang 4nhận được nhiều chú ý từ fan của phim gốc Những bộ phim đình đám của Việt Nam phải kể đến “Tháng năm rực rỡ” ( remake từ bộ phim
“Sunny” xứ Hàn) hay “Em là bà nội của anh” ( chuyển thể từ bộ “Miss granny” của Hàn Quốc), “Yêu đi đừng sợ”… Mặc dù những bộ phim kể trên đều được biết đến rộng rãi nhưng không phải đánh giá của khán giả
về phim nào cũng tốt Phim “Sắc đẹp ngàn cân” của đạo diễn James Ngô
bị đánh giá là không có sáng tạo, diễn đơ, thua xa so với bản gốc Trong khi đó, “Em là bà nội của anh” lại thu về doanh thu 102 tỷ, làm chủ phòng vé với những nhận xét tích cực
Lý do phim remake đang là xu hướng và được sản xuất rất nhiều là bởi tác phẩm gốc hấp dẫn số đông khán giả hoặc do đạo diễn có hứng thú với phim đó Lấy bộ phim “Em là bà nội của anh” làm ví dụ điển hình cho dòng phim này của Việt Nam Thời điểm đầu khi công bố dự án, bộ phim mở đầu cho cuộc trỗi dậy của phim điện ảnh remake thu hút được nhiều sự chú ý, nhưng đa số là nghi ngại bởi độ hot và chất vốn có của bản gốc cùng với dàn diễn viên Việt lúc bấy giờ không mấy gây ấn tượng trong mắt khán giả Vậy mà chỉ sau mấy ngày công chiếu, “Em là bà nội của anh” đã tạo được tiếng vang lớn và trở nên ngày càng có sức lan tỏa, nhanh chóng thu về lợi nhuận chóng mặt
Trang 5Vậy điều gì đã làm nên thành công của bộ phim mặc dù kịch bản hầu như không có thay đổi so với bản “Miss Granny” đình đám của xứ Hàn? Đầu tiên, việc đưa kịch bản, câu chuyện của một đất nước xa lạ trở nên quen thuộc và phù hợp với văn hóa, hoàn cảnh, xã hội Việt Nam là một bài toán khó Không phải tất cả các phim remake đều làm được điều này,
và đây là hạt sạn rất lớn đối với khán giả, khiến họ cảm thấy gượng gạo
và khó cảm nhận được phim hơn Thế nhưng Phan Gia Nhật Linh – đạo diễn của bộ phim phòng vé đã chuyển thể rất tốt bản gốc về một bản phim Việt đúng nghĩa, khiến kịch bản chặt chẽ hơn
Trang 6Hình ảnh Miu Lê trong tà áo dài truyền thống quen thuộc của người con
gái Việt Nam Những tình tiết dù rất nhỏ đều được trau chuốt kĩ càng Cách giải thích tông giọng chuyển từ Bắc sang Nam của bà Đại hay chiếc nón kỷ vật đều rất sáng tạo, góp phần kết nối mạch phim Một chi tiết hay mà có lẽ ít ai chú ý đó là việc bà Đại hâm mộ nghệ sĩ Thanh Nga - "nữ hoàng sân
Trang 7khấu" không may bị sát hại Diễn viên Hà Linh - người đóng vai ông chủ tiệm ảnh, nơi giúp bà Đại hồi xuân, chính là con trai của cố nghệ sĩ Thanh Nga ngoài đời Nếu trong bản Hàn chỉ có một nhân vật chung chung là Audrey Hepburn thì bản Việt tinh tế hơn nhiều
Hiện nay trên thị trường tràn lan những bộ remake nhưng không phải bộ phim nào cũng được sản xuất một cách kĩ lưỡng và chu đáo như vậy, khiến khán giả phần nào ngán ngẩm và bớt hứng thú với dòng phim này Ngoài ra, việc các phim remake gần như giữ nguyên kịch bản, với số lượng đầu phim ồ ạt ra mắt cũng khiến điện ảnh Việt Nam mất đi phần nào sự đa dạng màu sắc của sự sáng tạo và ngày càng loãng hơn Đây là điều mà các nhà làm phim nên xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định sẽ làm lại một bộ phim nào đó
Một yếu tố vô cùng quan trọng – góp phần then chốt ảnh hưởng đến bộ phim là dàn cảnh, dưng quay, xử lý ánh sáng, màu phim và âm thanh Đây là yếu tố có thể lột tả rõ nhất chất của một bộ phim, khiến nó riêng hơn và phong cách hơn Phải thú thật rằng, phim remake Việt Nam đa số vẫn chưa thực sự khẳng định được màu sắc riêng so với bản gốc, cho nên
sự ấn tượng hầu như là ít “Em là bà nội của anh” bản Việt có một điểm nổi bật hơn cả là phần âm thanh, âm nhạc trong phim rất cuốn nên ở thời điểm công chiếu nó đã ngay lập tức trở nên thịnh hành và trở thành một điểm nhấn cho phim Nhạc tiền chiến, nhạc Trịnh, nhạc trẻ tưởng chừng không điểm chung nhưng trong cùng một phim, mỗi ca khúc vang lên đều phù hợp với từng khung hình … Đây là một điểm mà phim remake có thể khai thác mạnh mẽ để truyền tải bộ phim vào khán giả một cách sâu sắc nhất có thể
Cuối cùng phải kể đến chính là chất lượng diễn viên và khả năng diễn xuất của họ trong mỗi phim remake Vì diễn viên là người trực tiếp nhất xuất hiện trước khán giả, là trọng tâm chú ý của mỗi khán giả Đối với những người không phải nhà phê bình phim hay không quá khó tính khi
Trang 8xem phim thì tất cả những thứ họ quan tâm là diễn viên có thành công bộc lộ và có đóng ra được “nhân vật đó” hay không Ngoài ra, diễn viên cũng sẽ thường bị soi xét và đánh giá rất kĩ để so sánh với những diễn viên của bản gốc, họ có làm tốt hơn không? Có một điểm khó cho diễn viên phim remake rằng dù diễn xuất của họ đạt đến trình độ nào nhưng nếu không bằng bản gốc thì khán giả sẽ quay lưng rất nhanh, và phim sẽ
dễ bị quăng vào “blacklist” Đây là lý do ngoài một số phim remake gây tiếng vang, còn lại có nhiều bộ khá nhạt nhòa bởi diễn viên không gây cảm xúc mạnh mẽ cho khán giả, không có gì đáng nhớ
Tựu chung lại, dòng phim remake đang có những bước đầu trở nên phổ biến hơn, tràn lan hơn ở nước ta nhưng cái “chất riêng”, cái “cải biến” thì vẫn chưa quá đặc sắc hay rõ ràng Các nhà làm phim nếu tiếp tục sản xuất quá nhiều bộ phim như vậy sẽ cần cân nhắc rất kĩ càng bởi nếu chất lượng của những phim như vậy không cải thiện thì phim remake sẽ ngày càng có ít chỗ đứng trong thị trường phim ngày càng phát triển và đa dạng về cả nội dung, kĩ thuật như hiện nay
CÂU 2 :
Where is the friend’s home nằm trong bộ ba phim thời kì sau cải cách của đạo diễn Kiarostami Kể về câu chuyện và hành trình của cậu bé Ahmed khi cậu vô tình cầm nhầm vở của một người bạn cùng lớp, vội vã và quyết tâm đem trả quyển vở cho bạn vì sợ bạn sẽ bị đuổi khỏi lớp vào buổi học kế tiếp vì chưa làm bài tập
Trang 9Cậu bé Ahmed cầm nhầm quyển vở bài tập của bạn mình
Cố gắng tìm đường tới nhà bạn, cậu bé Ahmad (Babak Ahmadpour) phải tiếp nhận đủ loại sức ép mà trước đó cậu không hề bận tâm để mắt, về tiếng nói quyền hành, lẫn sự khác biệt rõ nét ở mỗi thế hệ trong gia đình Ahmad và láng giềng cạnh bên Bộ phim trước hết đã tự thuật một cách chân thật và giản dị về cuộc sống của trẻ em Iran và điều kiện sống của các em trong một thế giới khô cằn và đạo đức giả của người lớn Thế giới này là chiếc gương phản chiếu rõ nét xã hội Iran sau cải cách – thiếu tự
do và đầy giới hạn đặt lên từng người dân Sự ngặt nghèo trong thế giới của Ahmed thô sơ hơn, chỉ là lời mắng mỏ của mẹ, sự thất vọng của thầy hay quan điểm hà khắc của người ông, xong nó nói lên được sự mệt mỏi
và rệu rã của thế hệ đi trước đã biến thế hệ trẻ theo sau trở thành nạn nhân của sự nghiêm trừng một cách vô lý đó như thế nào
Nói về bộ phim Not one less (1999) của Trương Nghệ Mưu- bộ phim đã đạt giải “Sư tử vàng” trong liên hoan phim Venice, kể về chuyến hành trình đầy vất vả và ngoạn mục của cô gái nhỏ Ngụy Mẫn Chi
Trang 10Hình ảnh cô giáo Ngụy Mẫn Chi giản dị và mộc mạc
Cô sống ở một vùng cao hẻo lánh, nơi sự nghèo khó đã bao trùm lên tất
cả và ở đây, giáo dục là điều xa xỉ và tốn thời gian Lớp học chỉ có 28 người, đươc dẫn dắt bởi một thầy giáo nghèo tâm huyết, với tất cả tình yêu thương và quyết tâm dành cho các em học sinh Vào một lần mẹ bị
ốm nặng, thầy đã phải về quê, vì không muốn gián đoạn việc học tập của các em nhỏ, thầy muốn tìm người dạy thay trong vùng nhưng mỗi tháng chỉ có thể trả cho họ 50 tệ Dĩ nhiên, đây là một công việc không một ai muốn làm, và cuối cùng, người nhận dạy là Ngụy Mẫn Chi – một cô bé chỉ mới 13 tuổi, còn chưa học hết cấp 2 Trước khi đi, thầy đã dặn cô giáo viên nhỏ rằng sau khi thầy về, lớp học này không được để thiếu một em Ban đầu khi dạy học, Ngụy Mẫn Chi đã gặp rất nhiều khó khăn và trục trặc trong việc quản lý các học sinh của mình, để rồi sau một trận xích mích, có một em học sinh cá biệt đã không còn đến lớp nữa Nhớ đến lời thầy giáo cũ dặn dò, cô giáo nhỏ hạ quyết tâm rằng nhất định phải đi tìm học sinh này về, dù là em có ở đâu Sau bao gian nan mà Chi phải trải qua, sau tất cả những khó khăn, sợ hãi và vất vả của cả một chặng đường
Trang 11dài, những tưởng có thể quay đầu bất cứ lúc nào, cuối cùng cô giáo cũng
đã tìm lại được cậu học trò nhỏ của mình nhờ vào việc tìm kiếm đài phát thanh và lên truyền hình Cũng chính nhờ việc đó mà hoàn cảnh dạy học
và điều kiện kinh tế thiếu thốn, khắc nghiệt nơi vùng sâu vùng xa đã được nhiều người biết đến, đã có rất nhiều nhà hảo tâm đến khuyên góp tiền, phấn, để giúp đỡ các em học sinh, giúp các em viết tiếp hành trình trên con đường học tập
Nhìn tổng thể, có thể nói rằng bộ phim ‘Not one less’ đã chịu ảnh hưởng
ít nhiều của bộ phim “Where is the friend’s home” ở những khía cạnh khác nhau Trước tiên, cả hai bộ phim đều sử dụng một lối tường thuật theo motif giống như road-movie (phim hành trình), một lối kể chuyện theo trình tự thời gian rất giản dị, mộc mạc, theo chân một nhân vật trung tâm và bộc lộ sự phát triển của nhân vật Điểm thứ hai phải kể đến chính
là nội dung xuyên suốt của cả hai bộ phim đều phản ánh về những lớp học, dù ở những hoàn cảnh khó khăn khác nhau, song đều đề cao vai trò của giáo dục trẻ em một cách đúng đắn và gửi gắm một thông điệp ngầm
ý nghĩa nào đó Với bộ phim “Where is the friend’s home” thì khó khăn
đó là những quan điểm giáo dục cũ mèm và giáo điều từ thế hệ đi trước
áp lên thế hệ đi sau, là thiếu thốn cơ sở vật chất, điều kiện để đến trường như việc một số em học sinh không thể đến lớp đúng giờ vì nhà quá xa và không có phương tiện đi lại Còn đối với “ Not one less” thì hoàn cảnh có chút tệ hơn vì ngay cả trong tâm lý phụ huynh, việc học cũng không giúp ích gì cho cuộc sống của các em, thay vào đó chúng có thể nghỉ học ở nhà
và phụ giúp bố mẹ trong những công việc nhà Cái đói, cái khổ, cái nghèo, cái lạc dường như giăng lối phía trước tương lai ảm đạm và nhạt nhòa của những đứa trẻ Một điều nữa phải kể đến, Trương Nghệ Mưu đã rất khéo léo khi tinh tế nhận ra cái lối kể chuyện từ những chi tiết rất đỗi đời thường đưa vào phim lại hóa thành những áng thơ khiến chúng ta phải rung động Vì vậy, trong suốt bộ phim “Not one less”, ông đã quay
Trang 12thực không thể thực hơn, thậm chí những diễn viên ông chọn không phải diễn viên chuyên nghiệp mà chính là những người thực sự đã nếm trải qua hoàn cảnh tương tự trong phim Câu chuyện về cô nữ chính Ngụy Mẫn Chi – cô bé chăn lợn đảm nhận vai nữ chính đã tạo tiếng vang lớn bởi cái sự “diễn như không diễn” của phim…Một điểm đáng chú ý khác chính là kết của bộ phim được đạo diễn bởi Abbas Kiarostami là một cái kết khá ngọt ngào, có thể nói rằng là có hậu đối với cậu bé Ahmad, sau những nỗ lực và sự quyết tâm mà cậu đã bỏ ra để trả vở cho bạn của mình “Not one less” cũng vậy Cái kết của “Not one less” phải nói là tròn trịa và mĩ mãn hơn nhiều so với “Where is the friend’s home” Thay vì nói rằng bộ phim của Trương Nghệ Mưu chịu ảnh hưởng nhiều từ bộ phim “Where is the friend’s home” thì có lẽ đây là một bản phim phát triển lên từ bộ phim của Abbas Kiarostami
Vậy tại sao “Not one less” của Trương Nghệ Mưu lại vẫn đạt được những thành tích và thành công nhất định dù nó có nhiều điểm chung với bộ phim của Abbas Kiarostami vốn đã là một bản ca nhẹ nhàng và thơ mộng? Phải nói rằng, đối với đại đa số khán giả, “Not one less” là bộ phim dễ cảm nhận hơn nhiều so với “Where is the friend’s home”.“Where
is friend’s home” nhẹ nhàng, du dương như một khúc hát ru êm những tâm hồn bề bộn, khơi gợi lên cái mộc mạc chân thực của làng quê Iran, làm khuấy động nỗi nhớ nhung trìu mến với Iran từ những nét nhỏ nhất với những triết lý đáng suy ngẫm Thế nhưng bộ phim lại khá đơn điệu, không có quá nhiều tình tiết lôi cuốn, gay cấn, không gây được cảm xúc thật sự mãnh liệt và bùng nổ trong xuyên suốt cả phim “Not one less” thì
có Khán giả dễ dàng bị lôi theo tình tiết hấp dẫn của phim, với tất thảy tò
mò và mong đợi đặt vào cô bé Ngụy Mẫn Chi bé nhỏ Họ chờ đợi sự phát triển, bứt phá của nhân vật, bởi họ thấy được điểm sáng trong tính cách của cô bé – giáo viên nhỏ của lớp học 28 người – cứng đầu, ngoan cố, không chịu từ bỏ Trái với “Where is the friend’s home” khi sự phát triển
Trang 13nhân vật chỉ có thể trông chờ vào cậu học trò nhỏ đang phải chịu sự chi phối và quản lý từ bố mẹ, ông bà, thầy giáo và người thầy thì dường như cũng bất lực và lý giáo trước hoàn cảnh xã hội hiện thời, “Not one less” đặt điểm hy vọng vào cô giáo Ngụy Mẫn Chi – người dẫn dắt lớp học Cái kết của bộ phim “Where is the friend’s home” mặc dù khá đẹp đối với cậu bé Ahmed nhưng lại để lại rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết Sự rệu rạo của bố mẹ, quan điểm hà khắc cực đoan rằng phải đánh để cháu nhỏ trở nên ngoan hơn của người ông hay những điều nghiêm ngặt mà thầy đã tạo áp lực lên những học trò nhỏ vẫn là một vòng luẩn quẩn chưa thấy lối thoát Còn bộ phim giành giải Sư tử vàng thì đã thành công trong việc tạo ra một cái kết mĩ mãn Em học sinh ngỗ nghịch vốn đã suýt phải nghỉ học ở nhà làm việc đã được quay trở lại trường và ngoan hơn rất nhiều Lớp học vốn Ngụy Mẫn Chi không thể quản lý được thì đã trở nên đoàn kết và vô cùng yêu quý cô bé nhỏ Cơ sở vật chất thiếu thốn, phấn viết phải tiết kiệm từng chút, chiếc bàn học sắp đổ rồi sẽ được thay thế bởi có nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp cho lớp học ở vùng cao khắc nghiệt Ngoài ra, trong cuộc hành trình của cô giáo Ngụy, cô đã trải qua những khó khăn rất khác nhau, gặp những người rất khác nhau, ở thành phố rộng lớn, vì vậy khán giả sẽ cảm nhận rằng bộ phim “Not one less”
có cái nhìn bao trùm và rộng lớn hơn đối với tuyến nhân vật, và họ dễ dàng đồng cảm hơn Đây là những điểm khác nhau cơ bản nhất để khiến
“Not one less” giống mà cũng không hề giống “Where is the friend’s home” Một điều đặc biệt mà có lẽ Trương Nghệ Mưu cũng đã để rất nhiều dụng ý vào đó chính là câu nói “Không để thiếu một em” của thầy giáo với Ngụy Mẫn Chi trước khi về quê, cũng chính là động lực và mục tiêu mà cô giáo nhỏ đeo bám xuyên suốt cả bộ phim, đồng thời cũng là tên của bộ phim (dịch ra tiếng Anh là “Not one less”.) Câu nói vừa thể hiện được lòng nhiệt huyết và tận tụy của thầy giáo đối với học sinh vùng cao – tấm lòng đáng xúc động và kính trọng biết bao, vừa toát lên được