1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận các loại hình nghệ thuật cơ bản đề bài chỉ ra thông điệp trong phim điện ảnh shoplifters và phân tích ngôn ngữ điện ảnh để chứng minh

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Vốn được lấy cảm hứng từ một một bài báo có thật, “Shoplifters” kể về một gia đình “chắp vá” với sáu thành viên: bà cụ Hatsue cô đơn lẻ bóng nay phải sống nhờ vào lương hưu của người chồ

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: Các loại hình nghệ thuật cơ bản

PHIM ĐIỆN ẢNH "SHOPLIFTERS" VÀ PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH ĐỂ CHỨNG MINH

Sinh viên thực hiện:Lớp:

Mã sinh viên:Giáo viên hướng dẫn:

Đoàn Thị Phương Hoa

Trang 2

Hirokazu Koreeda – nhà sản xuất, nhà biên kịch kiêm đạo diễn tài năng người Nhật Bản - là một trong những “viên ngọc quý” của nền điện ảnh đương đại xứ Phù Tang nói riêng và toàn thế giới nói chung Trong sự nghiệp làm phim kéo dài liên tục suốt 30 năm của mình, Hirokazu Koreeda đã thành công xây dựng dấu ấn riêng biệt trên bản đồ điện ảnh quốc tế với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như Nobody Knows (2004), Still Walking (2008), I Wish (2011), Like Father, Like Son (2013),…

Phim của Hirokazu Koreeda chính là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa những chất liệu truyền thống và phong cách cá nhân Không lựa chọn những chủ đề “đao to búa lớn”, Hirokazu Koreeda – cũng như nhiều nhà làm phim Nhật Bản khác – tập trung đào sâu vào những mối quan hệ trong gia đình, xã hội để khai thác tâm tư, tình cảm và những trạng thái cảm xúc phức tạp của con người Cách ông dàn, quay hay dựng phim cũng nồng nàn hơi thở ấm áp, dịu dàng, đượm buồn nhưng không sầu bi của dòng phim gia đình Nhật Bản Tuy nhiên, lối xây dựng hình tượng, tâm lí nhân vật và phát triển cốt truyện đặc sắc, vừa quen thuộc vừa mới mẻ, bất ngờ chính là những nhân tố giúp các tác phẩm của Hirokazu Koreeda chẳng hề bị lu mờ, ngược lại, nổi bật trên thị trường điện ảnh Và “Shoplifters” có thể nói là một trong những thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp đồ sộ của Hirokazu Koreeda khi tác phẩm này đã giúp ông giành giải thưởng “Cành cọ vàng” cao quý tại Liên Hoan Phim Cannes 2018

KHI MỌI Ý NIỆM CHỈ MANG TÍNH TƯƠNG ĐỐI - HẠNH PHÚC DO TA TỰ QUYẾT ĐỊNH

Trang 3

Những tone màu rất "Nhật Bản" trong "Shoplifters"

Trang 4

“Shoplifters” (tạm dịch: “Kẻ trộm siêu thị”), công chiếu năm 2018, là một bộ phim thể

hiện rõ những nét cá tính của đạo diễn Hirokazu Koreeda, không bùng nổ, choáng ngợp nhưng luôn khiến người xem phải nghẹn ngào vì quá đỗi xúc động Vốn được lấy cảm hứng từ một một bài báo có thật, “Shoplifters” kể về một gia đình “chắp vá” với sáu thành viên: bà cụ Hatsue cô đơn lẻ bóng nay phải sống nhờ vào lương hưu của người chồng đã khuất, cặp đôi Osamu và Nobuyo tự xưng là vợ chồng - họ làm những công việc chân tay với thù lao rẻ rúng và thường xuyên ăn trộm vặt, cô gái Aki đang mơn mởn ở độ tuổi xuân thì nhưng đã sớm tham gia vào câu lạc bộ “bán hoa”, cậu bé Shota nối gót “cha” Osamu hành nghề trộm cắp thay vì đến trường học và cuối cùng là Yuri – bé gái được “nhặt” về nhà trong một đêm giá rét Nói gia đình này “chắp vá” bởi lẽ, họ vốn không có chung một dòng máu; những người với tuổi tác khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau được một mối nhân duyên nào đó đưa đẩy tới sống chung dưới một mái nhà -nơi họ trở thành những mảnh vá che chở và bù đắp cho những mất mát của nhau

Khắc họa một gia đình mang những đặc điểm vốn được cho là vi phạm những chuẩn mực đạo đức của xã hội, là nguy hiểm, tệ nạn bằng những cảnh quay thật êm ái, chậm rãi cùng diễn biến tình tiết và lời thoại gần gũi, cảm động, bộ phim dường như đã thành công “thao túng tâm lý” của khán giả: Người xem đã có thể, nhưng hầu hết đều không hề phán xét hay lên án những hành vi đầy tội lỗi trong phim Thậm chí, họ còn thông cảm, thương cảm sâu sắc cho mỗi nhân vật Từ đầu tới cuối, khán giả như bị đặt vào những tình huống khó xử, khi họ phải ngẫm nghĩ trong sự bối rối: “Thế nào là đúng? Thế nào là sai? Như nào mới là một gia đình? Hạnh phúc định nghĩa ra sao” Phải chăng, mọi ý niệm chỉ mang tính tương đối, hạnh phúc là do mỗi chúng ta tự quyết định?

Trang 5

Soi chiếu qua hoàn cảnh của những nhân vật khác nhau, ta thấy khái niệm về những chuẩn mực đạo đức hay về gia đình thay đổi từ người sang người và chính nó kích thích sự phân bua trong tiềm thức của mỗi khán giả Điều này dễ có thể nhận thấy qua một số cảnh phim.

Ở phần đầu của phim, tình tiết Omasu bắt gặp và đưa bé gái Yuri về nhà xảy ra chỉ trong gần 35 giây - tương đối nhanh; đồng thời, khoảng thời gian từ lúc Omasu đắn đo cho đến khoảnh khắc Yuri đã xuất hiện trong nhà đã bị cắt bỏ hoàn toàn trong quá trình dựng phim ẩn chứa dụng ý: Nhân vật Omasu - một kẻ trộm cắp chuyên thực hiện những hành vi bất lương nhưng mặt khác, lại có thể nhận ra và thấu hiểu được tình cảnh của Yuri ngay lập tức khi nhìn thấy cô bé, dù rõ ràng cô bé chưa từng hé miệng tiết lộ về bản thân Và hành động đưa Yuri đi thật nhanh trong lặng lẽ ấy không khác nào tội phạm bắt cóc trẻ em, nhưng thông qua cách thể hiện khéo léo, phim lại đem đến cho khán giả một cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm; họ thấu cảm được tấm lòng nhạy cảm và tình thương người ở Osamu khi không lỡ để cô bé Yuri chết rét ngoài trời đông lạnh lẽo Cái hay, cái “thao túng tâm lý” trong nghệ thuật làm phim của Hirokazu Koreeda nhắc đến ở trên chính là đây!

Mọi ý niệm chỉ mang tính tương đối

Trang 6

Gần như ngay tiếp sau đó, ở phân cảnh sau khi bữa cơm gia đình kết thúc, vợ chồng Osamu và Nobuyo định đưa Yuri về lại hành lang lạnh lẽo nơi cha mẹ ruột chẳng màng quan tâm tới cô bé, ta lại một lần nữa thấy được sự biến đổi nhanh chóng trong tâm lí của nhân vật

Từ phân cảnh (1) sang phân cảnh (2), cỡ cảnh được thay đổi từ trung cảnh sang trung cảnh hẹp theo hành động ngồi sụp xuống của nhân vật Nobuyo khi nghe thấy tiếng cãi nhau – hay cũng chính là sự ruồng bỏ con cái của cha mẹ ruột Yuri - đã bộc lộ rõ ràng, cụ thể biểu cảm trên gương mặt và cử chỉ cơ thể của các nhân vật: hướng nhìn xa xăm, thất thần, ánh nhìn buồn bã, bối rối, không cam lòng Hành động giữ chặt lấy Yuri lại của Nobuya ngay sau đó có thể nói là một chi tiết được Koreeda cài cắm khéo léo, vì nó thể hiện tấm lòng nhân hậu, yêu thương của nhân vật bộc phát ngay tức khắc, vượt lên những nỗi lo toan, nguy hiểm có thể ập đến bất ngờ mà Nobuya đã dự đoán từ trước; cùng với đó, gợi mở cho người xem đoán được về quyết định giữ hay trả Yuri của gia đình này

Như vậy, khán giả sẽ buộc phải phân luồng suy nghĩ của mình khi định nghĩa về hai chữ “gia đình” trong phim: cha mẹ ruột nhưng không quan tâm, phớt lờ con cái và người lạ mặt nhưng tận tâm chăm sóc, bảo vệ, thương yêu ta – cả hai đều không phải là một gia đình đúng nghĩa theo chuẩn mực xã hội, hay cả hai đều cấu thành một gia đình, hay chỉ một trong hai? Tất nhiên, mọi định nghĩa ở đây đều chỉ là tương đối và mỗi khán giả đều có những suy nghĩ, quan điểm khác nhau, nhưng trong hai chi tiết ngay phần đầu tác phẩm nói riêng và cả tác phẩm này nói chung đã khám phá và khơi gợi ở người xem, đặc biệt là những người Nhật truyền thống vốn đặt nặng vấn đề huyết thống, những ý niệm đầu tiên về những mối liên kết kì lạ, có thể bất thường nhưng ngược lại, rất bền chặt và sâu sắc giữa cá thể với cá thể

Trang 7

Trong suốt hai tiếng của bộ phim với vô vàn chi tiết, ta có thể khẳng định niềm hạnh phúc của mỗi thành viên trong gia đình đều do chính mỗi người họ tự quyết định: chị Aki vốn là con gái của một gia đình giàu có, không thiếu điều kiện nhưng vẫn bỏ hết tất cả để đến sống trong một căn nhà nhỏ bé, cũ nát, bà Hatsue - già cả nhưng vẫn sáng suốt - có thể đã biết thừa cặp vợ chồng Osamu và Nobuyo chỉ chờ chực món tiền bảo hiểm của bà (vì bà cũng từng vạch ra mánh khóe khi có người dụ dỗ bà bán nhà) nhưng vẫn để họ ở trong nhà mình, Yuri vẫn lựa chọn ở lại khi biết tin bố mẹ ruột hay phía cảnh sát đang tìm kiếm mình trên TV,…

Hạnh phúc do ta tự quyết định

Tuy nhiên, thông điệp về hành phúc này cũng ẩn náu trong nhiều chi tiết mà chúng người xem có thể không chú ý tới Tiêu biểu là phân cảnh ám ảnh khi mọi sự đã vỡ lở, Nobuyo ngồi trước điều tra viên vẫn giữ thái độ cương quyết, thẳng thắn, không chút sợ hãi Ở đây, góc máy ngang tầm mắt kết hợp với việc đặt nhân vật ở chính giữa trong bố cục trung tâm đã khắc họa rõ nét những cảm xúc, khẩu hình, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể của nhân vật lúc bấy giờ; vừa tạo không khí phù hợp với hoạt động thẩm vấn trong phân cảnh, vừa như muốn nói tất cả sự thật đã bị phơi bày Quan trọng hơn cả, đây là cách Koreeda cho nhân vật một điều kiện cần và đủ để “tự khai”, tự đối mặt với thâm tâm mình mà nói ra những điều thật thà nhất trong lòng Quả thực, Nobuyo không phủ nhận hay có bất cứ phản ứng mạnh mẽ nào với những cáo buộc trong quá trình điều tra, cô thản nhiên xác nhận những việc mình đã làm và giải thích tại sao mình làm điều đó Thái độ đó của nhân vật đủ để chúng ta chắc chắn rằng: Nobuyo hoàn toàn cho rằng những gì mình đã làm là không sai, Nobuyo hẳn đã chọn làm như vậy, Nobuyo cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện, hài lòng với mọi quyết định của mình.

Trang 8

Kết thúc của bộ phim có thể là buồn, cũng có thể là vừa đủ - tùy theo quan điểm cá nhân của mỗi khán giả Nhưng có một điều chắc chắn, trái tim của chúng ta hẳn đã phải rung lên vì xúc động, vì không thể kiềm nổi nước mắt trong mỗi khoảnh khắc ấm áp của "Shoplifters" Và sau cùng, bất luận cái kết như thế nào, bộ phim vẫn cho chúng ta thêm niềm tin và những năng lượng tích cực thông qua các chi tiết đặc sắc khi con người mưu cầu hạnh phục và đã được hạnh phục

Đầu tiên, nếu chú ý cẩn thận những thước phim tại căn nhà chật chội của bà cụ Hatsue, chúng ta có thể cảm nhận được sự chỉn chu và tinh tế của đạo diễn khi thường xuyên dàn bố cục với đầy đủ tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh - tất cả đều đã tạo ra những hiệu quả về mặt nghệ thuật sắp đặt và truyền tải nội dung.

Thứ nhất, việc sắp xếp như vậy khiến bối cảnh đầy ắp với nhiều lớp lang, tạo cảm giác bừa bộn, bí bách về mặt không gian khi đồ đạc trong nhà cứ xếp chồng lên nhau theo mọi hướng, bất quy tắc Và trong không gian đó, có đến tận sáu người hàng ngày vẫn chen chúc nhau ăn ở, trò chuyện và nghỉ ngơi - đời sống sinh hoạt của họ hiện lên trong ba từ khóa: khốn khó, thiếu riêng tư, thiếu tiện nghi Nhưng cũng chính trên phông nền đó, khán giả nhận ra rằng căn nhà này là nơi trú duy nhất của mỗi thành viên trong gia đình - những người vốn bị thế giới bên ngoài ruồng bỏ, sự hẹp của không gian vô hình trung đã kéo họ lại gần với nhau hơn, để trở nên thân thiết, thấu hiểu và đồng cảm cho những “vết thương” của nhau Do đó, dù bất tiện nhưng họ chưa bao giờ phàn nàn vì phải chia sẻ không gian sống với những thành viên khác; ngược lại, còn thoải mái đón nhận sự ấm cúng, gần gũi này; họ đã tự chọn cuộc sống như vậy.

Thứ hai, điều này góp phần điều phối góc quan sát của khán giả trong câu chuyện: không tác động trực tiếp mà gián tiếp từ bên ngoài, chỉ được quan sát, lắng nghe và lặng lẽ cảm nhận, không được gây ảnh hưởng đến bầu không khí của gia đình bà cụ Và như thế, phim không ép người xem phải nhập vai vào nhân vật để thay đổi suy nghĩ cho phù hợp mà để chúng ta tự do đánh giá hoàn cảnh, góp phần làm đa dạng, đa chiều những thông điệp mà mỗi người có thể rút ra qua những cảnh phim này

Mưu cầu hạnh phúc và được hạnh phúc

MỘT SỐ CHI TIẾT KHÁC

Trang 9

Bối cảnh căn nhà chật hẹp của bà cụ Hatsue

Trang 10

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tone màu vàng – cam trong trang phục, đạo cụ và hay màu sắc ở một số phân cảnh cũng chính là một tín hiệu nghệ thuật kín đáo được đạo diễn sắp đặt có chủ đích.

Người xem có thể dễ dàng để ý thấy, những bữa ăn của gia đình từ khi có sự hiện diện của bé Yuri luôn đầy ắp, lộn xộn những thức ăn, hoa quả, đồ uống có màu vàng - cam: mì, snacks, quýt, bánh, Tất cả như một nhóm lửa đã góp phần tạo nên bầu không khí ấm áp cho căn nhà nhỏ tương phản với bối cảnh mùa đông lạnh lẽo lúc bấy giờ; đồng thời, cho Yuri một cảm giác an toàn, được chào đón, được ăn uống, được sưởi ấm và được xoa dịu bởi trái tim nồng hậu của "cha", "mẹ", "bà", "anh", "chị".

Màu sắc này cũng chính là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết và đặc biệt sâu sắc giữa Nobuyo và Yuri Xuyên suốt cả bộ phim, chỉ có hai cảnh (ảnh 3, ảnh 4) các nhân vật mặc trang phục có màu vàng Quả thực, hai nhân vật này - dù có cách biệt nhau về tuổi tác - nhưng đều mang trên cơ thể những vết thương thể chất và vết thương lòng giống nhau, chính vì vậy sợi dây kết nối vô hình giữa họ đặc biệt mạnh mẽ hơn cả Ở đoạn kết phim, khi Nobuya đi tù còn Yuri phải trở về với hành lang cô đơn thuở ban đầu, Koreeda đã cho cô bé mang một chiếc áo màu vàng - như một lần nữa gieo lên niềm hi vọng về sự sống của con trẻ sẽ không úa tàn, sẽ lại bắt đầu ấm áp trở lại trong tương lai không xa

Trang 11

Được đánh giá cao bởi các nhà phê bình hàn lâm về tính nghệ thuật và giá trị nhân văn nhưng nhìn chung, "Shoplifters" là một tác phẩm không quá nặng nề và tương đối dễ tiếp nhận, dễ tiêu thụ bởi các đối tượng khán giả khác nhau Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim để được khóc, được cười, được an ủi và xoa dịu trong tâm hồn -"Shoplifters" có thể là một trong những phương thức trị liệu tâm lí thích hợp dành cho bạn!

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:24

Xem thêm:

w