Bìa luận văn UEH , khi các bạn có nhu cầu làm bài tiểu luận hoặc bài luận cuối kỳ, sinh viên trường đại học V.I.Lênin đã viết rằng: “Muốn thực sự thấu hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc”(2). Những chỉ dẫn trên của V.I.Lênin nhắc nhở con người trong nhận thức, muốn biết chân tướng của sự vật cần phải xem xét sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của nó; phải xem xét sự vật, hiện tượng này trong mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác kể cả khâu trung gian của nó, phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn để từ đó thấy được vị trí, vai trò của các mối liên hệ giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Qua đó, xác định được những quan hệ trọng tâm trọng điểm cần được giải quyết trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng phân tích nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN I.1 Phép biện chứng duy vật 1. Phép biện chứng 1.1 Khái niệm Biện chứng: Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ nó là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận. Khái niệm biện chứng được tạo ra và dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, các sự vật, hiện tượng trong xã hội và trong quá trình tư duy. Phép biện chứng: Được hiểu cơ bản chính là học thuyết về biện chứng của thế giới. Phép biện chứng với tư cách là học thuyết triết học sẽ giúp khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy; từ đó phép biện chứng sẽ xây dựng các nguyên tắc phương pháp luận chung cho các quá trình nhận thức và thực tiễn trong xã hội đời sống con người.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM *** TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI: Phân tích sở lý luận nội dung nguyên tắc toàn diện phép biện chứng vật Vận dụng nguyên tắc vào hoạt động nhận thức thực tiễn sống thân Anh (Chị) Giảng viên hướng dẫn: T.S Bùi Xuân Thanh Sinh viên thực hiện: MSSV: Lớp: Năm sinh: STT: TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng năm 2022