1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các loại hình nghệ thuật cơ bản chuyên đề tìm hiểu, cảm nhận và phân tích điện ảnh

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thế nhưng với tác phẩm điện ảnh “Shoplifters”, khái niệm về gia đình ấy đã trở nên xa vời hơn bao giờ hết, bởi có lẽ bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy được một “gia đình vô hình” ở bên tro

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

BÀI THI KẾT THÚC

MÔN: CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CƠ BẢNCHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU, CẢM NHẬN VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN ẢNH

Học kỳ 1, Năm học 2021 - 2022Hình thức: Tiểu luận

Sinh viên thực hiện: Phan Phương Linh

Khoa - Lớp: Truyền thông và Văn hoá đối ngoại – TTQT49B3

Mã sinh viên: TTQT49-B3-1737

Trang 2

Hà Nội, tháng 11/2022

Mục lục

I Giới thiệu tổng quát về tác phẩm 2II Thông điệp của tác phẩm 3III Ngôn ngữ điện ảnh của tác phẩm 4

1 D ng c nhựả4 2 Quay phim7 3 Ánh sáng 11

IV Tổng kết 13

Trang 3

Đề bài Theo bạn, thông điệp của bộ phim Eighth Grade / Shoplifters là gì? :

Phân tích ngôn ngữ điện ảnh của phim để chứng minh nhận định đó BÀI LÀM

“ Điều gì sẽ thực sự tạo nên một gia đình ?” Có lẽ chúng ta đều quen thuộc với

khái niệm gia đình là một cộng đồng con người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân và trên hết là quan hệ huyết thống Điều đó có nghĩa là chỉ những người có cùng dòng máu với nhau thì mới được gọi là gia đình mà thôi Thế nhưng với tác phẩm điện ảnh “Shoplifters”, khái niệm về gia đình ấy đã trở nên xa vời hơn bao giờ hết, bởi có lẽ bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy được một “gia đình vô hình” ở bên trong những con người vốn không có cùng quan hệ huyết thống ấy

I Giới thiệu tổng quát về tác phẩm

Shoplifters (Kẻ trộm siêu thị) là một bộ phim chính kịch gia đình Nhật Bản ra mắt vào năm 2018 Tác phẩm được đạo diễn bởi Hirokazu Kore-eda – người nổi tiếng với những tác phẩm điện ảnh vô cùng giản dị, đời thường nhưng luôn để lại những cảm xúc lắng đọng trong lòng người xem Trong “Shoplifters”, ta có thể bắt gặp một “gia đình” được hình thành bởi những kẻ bị xã hội ruồng bỏ Và trong gia đình ấy tồn tại nhiều thế hệ, ở mỗi độ tuổi họ đều đóng góp những gì mình có thể để thắp sáng lên hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn : đó là người bà với số tiền trợ cấp của người chồng quá cố, một cặp vợ chồng tên Osamu và Nobuyo làm nghề lao động với những đồng lương ít ỏi nhưng những rủi ro trong nghề nghiệp thì vô cùng nhiều, một cô gái mới lớn tên Aiki làm việc trong câu lạc bộ tình dục, cậu bé

Trang 4

Shota ngây thơ, không đến trường mà chỉ ở nhà đọc sách với niềm tin rằng “ chỉ những ai không thể học ở nhà mới phải đến trường” Chính vì những đồng tiền kiếm được không đủ để nuôi sống cả gia đình nên họ thường đi ăn trộm thực phẩm, những đồ gia dụng ở các cửa hàng, siêu thị Bỗng một ngày gia đình ấy trở nên xáo trộn bởi sự xuất hiện của một cô bé tên Yuri bị bỏ rơi cùng với những vết thương do bạo hành, và từ những tình huống tình cờ đã quyết định cô bé ấy trở thành mảnh ghép cuối cùng của gia đình Không một ai trong số những con người ấy có quan hệ huyết thống với nhau; vậy mà nhờ chính những tội ác mà họ đã cùng nhau gây ra, được che chở bởi khả năng tàng hình trong xã hội của họ đã tạo ra những mối liên kết thật đặc biệt, khiến họ vô thức trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhau để có thể tiếp tục tồn tại trong căn nhà tuy nhỏ bé, chật chội nhưng lúc nào cũng đong đầy tình thương ấy

Trang 5

II Thông điệp của tác phẩm

Thông điệp lớn nhất, sâu sắc và rõ ràng nhất mà bộ phim truyền tải đến khán giả có lẽ chính là thông điệp về tình cảm gia đình “Shoplifters” đã đem đến một quan niệm mới về gia đình, một quan niệm mà đã đi ngược lại so với tư tưởng truyền thống của người Nhật về gia đình, rằng một “giọt máu đào” quan trọng hơn cả “ao nước lã” Gia đình không nhất thiết là phải chung máu mủ ruột thịt, cũng không cần phải giàu sang, khá giả; chỉ cần nơi đó có tình thương : là tình cảm nuôi dưỡng của người bà, là những bài học sâu sắc của người cha, là tình yêu thương vô điều kiện của người mẹ, là sự sẻ chia của anh chị em; chỉ cần nơi đó có những con người luôn quan tâm và hỗ trợ nhau thì đó đã là một gia đình rồi Thông điệp đầy nhân văn ấy đã được truyền tải một cách tinh tế tới người xem nhờ ngôn ngữ điện ảnh đỉnh cao của tác phẩm.

III Ngôn ngữ điện ảnh của tác phẩm

1 Dựng cảnh

Điểm mạnh nhất của “Shoplifters” có lẽ là ở phần dựng cảnh Để hướng sự chú ý của khán giả vào hoàn cảnh của gia đình nhà Shibuta, đạo diễn đã đặt nhân vật vào một không gian ngột ngạt và vô cùng chật chội, không chỉ vậy còn bị chia nhỏ thành các khung hình khiến cho không gian càng trở nên nhỏ bé hơn Đó là ngôi nhà mà cả gia đình sinh sống – ngôi nhà tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng có 6 con người cùng những vật dụng sinh hoạt luôn nằm ngổn ngang, một không gian khiến cho chúng ta cảm thấy khó thở bởi không có một chút khoảng trống nào được mở ra Điều đó khiến ta bất chợt liên tưởng đến thời kỳ mà loài người còn chui rúc trong những hang đá, ban ngày chia nhau đi kiếm thức ăn còn ban đêm quây quần bên đống lửa để cùng chia sẻ miếng ăn Tuy nhiên ở những phân cảnh đầu tiên mà gia đình họ cùng nhau ăn tối, họ không hề quây quần bên nhau mà họ ngồi rời rạc

Trang 6

ở từng góc của căn phòng, điều đó thể hiện sự rời rạc về mặt hình thức khi gia đình họ lần đầu xuất hiện

Mối quan hệ gắn bó khăng khít của cả gia đình chỉ thực sự được thể hiện ở những phân đoạn khi họ phải đi ăn trộm để tìm cái mặc, khi họ đùa giỡn bên nhau và khi họ tìm kiếm tình yêu thương từ lẫn nhau như những cá thể bị bỏ rơi Đó là sự nuôi dưỡng của bà, là tình cảm vợ chồng êm đềm, là những bài học của người cha, là tình thương vô bờ bến của người mẹ, là sự sẻ chia đùm bọc lẫn nhau của anh chị em Những phân cảnh ấy tuy không được khai thác cụ thể về mặt không gian khi đa số đều chỉ có hai nhân vật, thế nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được tình yêu thương, gắn bó của họ ở những phân cảnh ấy Và nhờ có tình yêu thương giữa

Trang 7

Sự gắn bó của gia đình Shibuta được thể hiện rõ nét hơn cả qua những phân cảnh của cả gia đình Trong không gian chật chội của căn nhà, ta vẫn có thể cảm nhận được chiều sâu ở những phân cảnh có sự tương tác của những thành viên Điều ấy được thể hiện bằng việc đặt các nhân vật vào những không gian như tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh Trong những phân cảnh có sự tương tác của những thành viên trong gia đình với Yuri thì họ sẽ được đặt ở tiền cảnh; và những thành viên còn lại thì được sắp xếp như đang hướng ánh nhìn vào hai nhân vật chính nhằm thu hút sự chú ý của khán giả Không chỉ vậy, đạo diễn còn đặt toàn bộ gia đình vào một bố cục gần gũi và tròn trịa để thể hiện sự thân thiết của cả gia đình, qua đó kéo người xem vào khung cảnh ấm áp của họ Điều ấy trái ngược hoàn toàn

phần đầu của phim khi mỗi thành viên ngồi rời rạc ở mỗi góc của căn nhà Hơn hết, qua dàn dựng và bố cục ta thấy được rằng gia đình Shibata muốn giúp đỡ cô bé Yuri chứ không hề có ý định bỏ rơi cô bé ấy

Trang 8

Ở phân cảnh toàn bộ gia đình đi tắm biển cùng nhau, không gian đã được mở rộng từ ngôi nhà chật trội ra thành thiên nhiên bát ngát bao la rộng lớn Và giữa thiên nhiên rộng lớn ấy lại chỉ có một mình gia đình nhà Shibuta Điều đó khiến khán giả không khỏi cảm thấy rằng liệu gia đình họ có trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên hay không Trái ngược với nghi vấn của khán giả, gia đình họ vẫn vô cùng hạnh phúc bên nhau Và sự đối lập giữa thiên nhiên rộng lớn với những con người nhỏ bé ấy cũng gián tiếp nói lên những góc khuất của xã hội Nhật Bản – một xã hội luôn được đánh giá là vô cùng văn minh, giàu có Ở trong ấy vẫn tồn tại những con người có hoàn cảnh cơ cực, trái ngược với xã hội; tuy nhiên họ vẫn sống một cuộc sống vô cùng hạnh phúc, mặc dù đời sống vật chất có thể khó khăn Tuy nhiên ở phân cảnh ấy chỉ có 5 người, còn người bà thì chỉ ở trên bờ và nói “ Cảm ơn” Điều này khiến cho khán giả trực tiếp có được những dự cảm về một tương lai sóng gió sẽ ập đến gia đình nhà Shibuta, cụ thể hơn là đến với người bà

Trang 9

Quay phim

Không chỉ ở nghệ thuật dựng phim, tác phẩm còn là môt ví dụ tiêu biểu cho nghệ thuật quay phim tài ba của tác giả Kore-eda Ở phần đầu, để tiết lộ bí mật của gia đình, máy quay đã cắt thành những cảnh riêng biệt, mỗi cảnh tập trung vào một trong những cuộc sống hàng ngày của từng thành viên trong gia đình Chuyến thăm của một quan chức chính phủ đã tiết lộ rằng ngôi nhà này là của người bà – người lớn tuổi nhất Không chỉ vậy, bà còn bị người chồng và con của mình bỏ rơi, mỗi lần đến thắp hương cho chồng cũng chỉ được con của người vợ thứ hai chu cấp cho khoản tiền 30.000 yên Điều đó lý giải cho việc tại sao cặp vợ chồng không gọi

Trang 10

bà là “mẹ” mà lại gọi bằng “bà” như những đứa trẻ khác trong gia đình Và những đứa trẻ ấy dường như cũng không thuộc về ngôi nhà này, khi cảnh sát đến thì người bà đã phải giấu lũ trẻ đi Từ những phân cảnh cá nhân của từng thành viên ta có thể nhận ra được rằng họ không hề có mối quan hệ cùng chung huyết thống với nhau và một số lý do đã khiến họ trở nên gắn kết với nhau Họ đều là những con người bị xã hội ruồng bỏ, bị gạt ra ngoài lề của xã hội : người già sống lui thủi một mình đang chờ đến ngày chết; đôi vợ chồng sống và làm việc quần quật như những cỗ máy nhưng chẳng hể dư dả; cô gái trẻ đã đẩy thanh xuân của mình vào một tương lai tối tăm, thấp hèn; cậu bé đang ở độ tuổi ăn học nhưng lại chẳng thể đến trường, một cô bé bị bạo hành, thiếu tình yêu thương của chính cha mẹ ruột Điều này khiến khán giả không khỏi cảm thấy hoang mang bởi một gia đình tập hợp bởi những con người như vậy thì liệu gia đình ấy có thể tồn tại được bao lâu và liệu những con người sống trong ngôi nhà chật hẹp ấy, sống cùng những người thậm chí còn không cùng huyết thống với mình thì liệu có cảm thấy hạnh phúc không hay chỉ như những cái xác không hồn, sống vất vưởng qua ngày mà thôi

Trang 11

Tuy nhiên góc máy cũng đã theo sát gia đình nhà Shibuta để khán giả có thể chứng kiến được tình cảm của gia đình họ Điều đó được thể hiện thông qua phân cảnh toàn bộ gia đình cùng ngắm pháo hoa Tuy mái hiên rất nhỏ và hẹp, việc ngồi cũng như ngắm pháo hoa rất khó khăn, thế nhưng họ vẫn rất hào hức và ngồi chen chúc với nhau ở khoảng hiên nhỏ ấy để có thể chiêm ngưỡng pháo hoa Với góc máy quay từ trên cao chiếu xuống cả gia đình đã nhấn mạnh rằng cho dù họ không thể nhìn thấy pháo hoa nhưng khán giả lại có thể nhìn thấy họ, cả gia đình đều tỏa sáng với niềm vui đến từ sự đoàn kết, từ tình cảm gắn bó của gia đình Tia sáng của sự hạnh phúc ấy được lan tỏa trong trái tim của chúng ta thông qua từng ánh mắt, nụ cười của nhân vật Không chỉ vậy, phân cảnh ấy còn thể hiện ước mơ hướng tới hạnh phúc thật sự của gia đình nhà Shibuta, cho dù cái hạnh phúc ấy có xa vời đến nhường nào đến chăng nữa thì họ vẫn luôn hướng đến nó với thái độ lạc quan, tích cực nhất

Trong phân cảnh cuối của bộ phim, khi cậu bé Shota gọi ông Osamu bằng “bố”, máy quay đã xoay một vòng xung quanh cậu bé trước khi dừng lại ở chính diện trước mặt cậu để cậu thốt lên tiếng gọi “bố” Điều đó cho thấy cậu bé đã hoàn toàn coi ông Osamu như là bố ruột của mình, cho dù có cảm thấy đôi chút ngại ngùng chăng nữa nhưng tình cảm của cậu bé dành cho người bố nuôi của mình là

Trang 12

một thứ tình cảm chân thành hơn bao giờ hết Điều đó đã trực tiếp đem đến cho người xem một định nghĩa mới mẻ về cái mà chúng ta gọi là “gia đình” “ Không phải ai biết mang bầu, đẻ con cũng có thể trở thành một người mẹ" Đúng vậy, không phải ai khi sinh ra đều có thể lựa chọn gia đình của chính mình, cũng không phải ai cứ mang đến cho cuộc đời một hình hài cũng có thể trở thành người mẹ, người cha Có lẽ ở một lúc nào đó, ranh giới giữa “máu đào” và “nước lã” sẽ không còn nữa, chỉ còn lại những trái tim con người cố gắng yêu thương lẫn nhau.

Trong trường đoạn cuối, với góc máy tĩnh, trực diện, đánh gục lý trí đúng sai của người xem, và gọi hồn tổ tiên loài người trở về để tự vấn rằng : Thực sự có tình yêu thương thuần túy, vô vị lợi giữa người với người không? Gia đình có chỉ như trò chơi đồ hàng, người được phân vai bố, người được phân vai con, và được ra lệnh phải yêu thương nhau bởi đó là nhu cầu cần được thỏa mãn, như tổ tiên của chúng ta thời nguyên thủy? Hành vi ăn cắp cửa hàng hay tự ý mang về nhà mình đứa con của người khác, có giống với hành vi ăn cắp thực phẩm, tục bắt con của các bộ lạc tiền sử hay không? Các lề lối đạo đức của xã hội hiện đại có thật sự giải phóng con người khỏi những bản năng và các hành vi nguyên thủy của tổ tiên không? Hay chỉ khiến cho những hành vi đó trở nên tinh vi hơn, có lý lẽ hơn và

Trang 13

khó lường hơn trước sự tự vấn của đạo đức? Đến đây, người xem như bị kéo lê từ sự mập mờ giả dối của lý lẽ sang nỗi đau đời tư bị xâm phạm, phản bội Mình đang xem phim, hay phim đang xem mình ?

3 Ánh sáng

Liên quan đến cảm xúc, ánh sáng cũng là những thành phần quan trọng trong việc tạo ra tâm trạng cụ thể cho một cảnh và tương đối hiệu quả trong việc gợi ý sự phân chia giữa xã hội và những kẻ nằm ngoài xã hội Mặc dù cả phân cảnh đều có cài đặt ánh sáng mờ, nhưng có thể thấy những điều chỉnh tinh tế về ánh sáng để làm nổi bật các phần cụ thể trong khung hình Cô bé Yuri được nhấn mạnh với bóng tối giúp miêu tả cô ấy như một người sợ hãi và luôn ẩn mình trong bóng tối Bằng cách đó, cô ấy được hình dung như một con vật bị thương và điều này có thể khiến khán giả đồng cảm với việc cô ấy bị bỏ rơi Thay vì nhấn mạnh mối liên hệ được tạo ra dựa trên các tầng lớp xã hội, cảnh này nhằm mục đích truyền tải rằng gia đình Shibuta có thể nhanh chóng hình thành mối quan hệ với một người lạ vì họ coi cô ấy là một kẻ bị ruồng bỏ và là nạn nhân Mặc dù phân cảnh dường như chỉ có một nguồn sáng, cả gia đình vẫn được chiếu sáng khá tốt để phản ứng của họ đối với tình huống có thể được thể hiện rõ ràng Điều này đạt được bằng cách sử dụng đèn led khuếch tán mềm để bổ sung cho đèn chính bắt chước ánh sáng mặt

Trang 14

trời hoặc đèn trần màu cam Những ánh đèn này đặc biệt quan trọng trong phim, khi họ hành động để thắp sáng cậu bé ở phía sau và làm dịu các đường nét trên khuôn mặt người mẹ Điều này giúp gia đình được thắp sáng một cách ấm áp và chào đón khi cố gắng mời Yuri đang sợ hãi đến dùng bữa với họ.

Bên cạnh đó, kỹ thuật ánh sáng còn cho ta thấy được mặt tối của xã hội Nhật Bản vốn được coi là một xã hội văn minh, giàu có, hạnh phúc Trong bộ phim này, nền kinh tế và sự đổi mới đang phát triển nhanh chóng đang bị coi là một điều tồi tệ, vì một số người đang bị bỏ lại phía sau Nó thể hiện một cách đẹp đẽ những cuộc đấu tranh của cuộc sống thu nhập thấp trong một trung tâm kinh doanh lớn, đắt đỏ Tokyo được miêu tả là một thành phố lớn và xinh đẹp, nhưng cũng là một thành phố không bình đẳng Những con đường ồn ào đối lập với mê cung im lặng của những con đường mà gia đình trượt xuống Điều này cho thấy sự tồn tại chật vật của gia đình họ bị bỏ qua và ánh sáng rực rỡ có thể xóa bỏ hoặc thậm chí che lấp sự bất bình đẳng ở trung tâm thành phố.

Trang 15

IV Tổng kết

Shoplifters có nhịp độ chậm rãi, phim dễ xem không hàm ý sâu xa hay chứa đựng lớp lang ẩn dụ Phim nhẹ nhàng lay động khiến ta giật mình với một góc trời của xã hội Nhật Bản phồn hoa ở đầu nguồn và nhơ nhuốc ở cuối rãnh, bằng cách dẫn chuyện tài tình và kinh nghiệm dày dặn của đạo diễn Kore-eda Hirokazu, bộ phim cho ta có cái nhìn thực tế đến đau lòng Và các yếu tố như bố cục, dàn dựng, quay phim, ánh sáng đã đóng góp mạnh mẽ cho câu chuyện Những nỗ lực nhằm phân biệt các tầng lớp cao hơn và thấp hơn có thể giúp người xem hiểu rằng hệ thống giai cấp được phản ánh trên thực tế đang mất cân bằng Cũng chính qua những cảnh này, các đạo diễn đã chứng minh rằng những yếu tố ấy là công cụ hiệu quả để truyền tải những thông điệp mà nếu thể hiện bằng lời nói thì có thể sẽ thiếu sót Ngoài việc truyền tải thông điệp, ngôn ngữ điện ảnh còn hữu ích trong việc phát triển cảm xúc và các mối quan hệ, đồng thời có thể được sử dụng để tác động đến cảm xúc của người xem Điều này có thể được nhìn thấy từ các kỹ thuật được Kore-eda sử dụng để giúp người xem đồng cảm với các nhân vật của ông Tóm lại, các yếu tố đó nên thường xuyên được sử dụng để tạo ra những hình ảnh sống động và làm nơi chuyển tải ý nghĩa sâu sắc hơn của phim Điều này sẽ tác động đến người xem, đặc biệt là khi khắc họa các vấn đề xã hội phức tạp.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w