1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu, cảm nhận và phân tích điện ảnh đánh giá hiện tượng remake phim

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠIBÀI THI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀHọc phần : Các loại hình nghệ thuật cơ bản Chuyên đề : Tìm hiểu, cảm nhận và phân tích Điện ảnh Sinh vi

Trang 2

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

BÀI THI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ

Học phần : Các loại hình nghệ thuật cơ bản

Chuyên đề : Tìm hiểu, cảm nhận và phân tích Điện ảnh Sinh viên : Lô Thanh Nguyện – TTQT49-B1-1804

Bài làm

Câu 1 : Điện ảnh Việt Nam gần đây có nhiều bộ phim làm lại (remake) phim của nước ngoài Anh/chị đánh giá như thế nào về hiện tượng này (dựa trên phân tích một trường hợp cụ thể)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TƯỢNG REMAKE PHIM

Những năm gần đây điện ảnh Việt có nhiều sự thay đổi, đặc biệt có nhiều bộ phim được làm lại (remake) từ các tác phẩm đình đám của các nước trong khu vực, đa số là Hàn Quốc Đây được xem như một biện pháp giải cứu tạm thời cho phim Việt trong tình trạng thiếu kịch bản hay, thiếu sự sáng tạo trong cốt truyện và thừa phim nhảm, ngớ ngẩn như hiện nay

Phim remake là phim được làm lại dựa trên một bộ phim ra đời trước đó Các đạo diễn, biên kịch thường sử dụng, tham khảo ý tưởng, kịch bản và tuyến nhân vật của phim gốc Bên cạnh đó, phiên bản mới có thể được điều chỉnh dàn diễn viên, thêm thắt các tình tiết cho phù hợp với bối cảnh văn hóa, xã hội của quốc gia và tăng thêm sự mới mẻ, hấp dẫn.

Trang 3

Lý do đầu tiên dẫn đến tình trạng xuất hiện làn sóng phim remake phải kể đến đó, là sự thiếu hụt kịch bản tốt, thiếu sự sáng tạo và trau chuốt trong các cảnh quay, góc quay của điện ảnh trong nước khiến cho chất lượng phim bị ảnh hưởng dẫn đến việc phim không có khách Bên cạnh đó còn do phim gốc thành công đã chiếm một lượng khán giả hùng hậu, nhà sản xuất sẽ không phải lo lắng nhiều về thị trường, việc remake cũng khiến người xem tò mò, tìm đến sự mới mẻ trong cái quen thuộc, từ đó đến xem nhiều hơn Những năm gần đây, văn hóa Hàn Quốc đang thâm nhập sâu vào giới trẻ Việt, vì thế mà các nhà sản xuất ưu tiên làm lại những bộ phim Hàn Quốc.

Mặt tích cực của hiện tượng này là đã đem đến cho thị trường điện ảnh Việt sự đa dạng về thể loại phim, đề tài và cách thể hiện phong phú, thổi một luồng gió mới cho thị trường điện ảnh Việt, tạo nên sự đa dạng trong việc lựa chọn loại hình giải trí của khán giả Trong bối cảnh số lượng phim ra rạp hằng năm ngày một nhiều và nhanh thì sự ra đời của những kịch bản kém chất lượng là việc không tránh khỏi, hơn nữa biên kịch có nghề ở nước ta đang trong tình trạng khan hiếm Đứng trước nguy cơ bị bỏ lại trong nền điện ảnh, các nhà biên kịch trong nước đòi hỏi phải đổi mới tư duy, cách sáng tạo để cho ra đời những kịch bản tốt Hay nói cách khác, chính làn sóng remake đã tạo nên cú hích nhằm tăng sức cạnh tranh đối với nghề biên kịch ở Việt Nam.

Mặt tiêu cực là hiện tượng này được coi như một bước lùi của điện ảnh Việt, đa số cho rằng sự sáng tạo trong điện ảnh Việt đang trở nên cạn kiệt và xói mòn Trong khi nghề biên kịch ở Việt Nam vốn đã kém về chất, ít về lượng thì làn sóng remake lại vô tình kéo những nhà biên kịch Việt xuống thêm một bước Trong tương lai, điện ảnh Việt phải phát triển bằng nội lực của chính nó chứ không thể trông chờ vào sự vay mượn của nước ngoài Đó là chưa kể đến những tác

Trang 4

phẩm remake bị lỗi khi Việt hóa Từ câu chuyện đến bối cảnh đều y nguyên phiên bản gốc, chỉ đơn thuần theo nghĩa “remake” Cùng với đó là diễn xuất của diễn viên lại kém hơn bản gốc khiến phim remake giống bản copy bị lỗi.

Trong năm 2016, 2017, có nhiều phim Việt chứa đựng nội dung, tình tiết lố bịch, phi logic, ngô nghê Khi đánh giá sự thất bại của những phim này, hầu hết đều cho rằng điều đầu tiên nằm ở khâu kịch bản Một đạo diễn có giỏi đến đâu cũng không thể kể câu chuyện hấp dẫn nếu bản thân cốt truyện không hay Đó chính là sự không trau chuốt trong khâu kịch bản, chỉ chờ ăn sẵn từ những ý tưởng của người khác, khiến cho sự sáng tạo trong điện ảnh Việt trở nên bí cùng Bên cạnh đó, nhu cầu của khán giả tăng cao mà phim Việt không thể đáp ứng được nên việc nhập khẩu phim lại càng trở nên mạnh mẽ Và một phần do các nhà làm phim nghĩ rằng remake phim dễ nên từ những cái bóng của phim remake thành công, họ đua nhau khiến cho remake phim trở thành một trào lưu, và chất lượng phim remake bị giảm và bị lố bịch, buồn cười Phim Việt ồ ạt ra rạp mà không có mùa phim khiến cho khán giả khó mà lựa chọn những bộ phim hay và trở nên chán chường với điện ảnh Việt Sự phát triển quá nhanh của điện ảnh Việt Nam kéo theo nhiều yêu cầu mới mà đôi khi những yếu tố nội tại không thể đáp ứng được, nhất là kịch bản

Có thể đánh giá hiện tượng này qua bộ phim remake tiêu biểu Em là bà nội của anh Được làm lại từ "bom tấn" xứ Hàn Miss Granny, ngay từ khi công bố dự án, Em là bà nội của anh đã gây chú ý, nhưng phần lớn là nghi ngại Người từng xem Miss Granny thì cho rằng Việt Nam khó remake thành công bởi bản gốc quá thành công, mà các đạo diễn Việt chưa có đủ năng lực để remake những bộ phim tình cảm Hơn nữa, đây còn là phim điện ảnh do đạo diễn trẻ Phan Gia Nhật Linh – người chưa từng làm bộ phim nào trước đây đạo diễn Người chưa xem Miss

Trang 5

Granny lại ấn tượng với tựa phim: Em là bà nội của anh - tựa phim khá sốc, gây tò mò nhưng có phần kỳ cục, nhảm nhí.

Nhưng sau hai buổi chiếu ra mắt tại Tp HCM và Hà Nội, Miss Granny phiên bản Việt nhận được phản hồi rất tích cực từ cả giới chuyên môn lẫn khán giả Vốn kịch bản gốc quá tốt rồi, Em là bà nội của anh chỉ cần giữ nguyên tình tiết, lời thoại cũng có thể khiến khán giả cảm động, suy ngẫm.

Tuy nhiên, việc khó nhất với một bộ phim làm lại từ kịch bản nước ngoài là kể lại câu chuyện gốc với tinh thần, văn hóa Việt Nam May mắn thay, Phan Gia Nhật Linh đã làm được những gì cần làm Những tình tiết dù rất nhỏ đều được anh trau chuốt, kì công thực hiện Cách giải thích tông giọng chuyển từ Bắc sang Nam của bà Đại/ Thanh Nga hay chiếc nón kỷ vật đều rất sáng tạo, góp phần kết nối mạch phim Một chi tiết hay mà có lẽ ít ai chú ý đó là việc bà Đại hâm mộ nghệ sĩ Thanh Nga - "nữ hoàng sân khấu" không may bị sát hại Diễn viên Hà Linh - người đóng vai ông chủ tiệm ảnh, nơi giúp bà Đại hồi xuân, chính là con trai của cố nghệ sĩ Thanh Nga ngoài đời Nếu trong bản Hàn chỉ có một nhân vật chung chung là Audrey Hepburn thì bản Việt "tinh" hơn nhiều Chắc hẳn chi tiết này đã khiến cho không ít khán giả lớn tuổi xúc động.

Trang 6

Có thể thấy Em là bà nội của anh giữ được khá nguyên vẹn cái hài hước gần gũi lẫn tính nhân văn của nguyên tác Nếu so sánh về nhan sắc, Miu Lê thậm chí có phần trội hơn cả Shim Eun Kyung bản Hàn Tuy nhiên, nữ ca sĩ có những nét diễn xuất hơi thiếu tiết chế ở một số đoạn, khác với nét hồn nhiên, thoải mái mà Shim Eun Kyung từng truyền tải Cũng có thể do trong nỗ lực học hỏi nguyên tác, Miu

Trang 7

Lê vô tình bị ảnh hưởng bởi lối diễn của người Hàn mà một số động tác như trợn mắt, chỉ tay hay hét lên chưa phù hợp lắm với tác phong bình thường của người Việt Chưa kể, việc phải nhái giọng Bắc cho giống nghệ sĩ Minh Đức khiến thoại

của Miu Lê đôi lúc bị cứng, không tự nhiên

Trang 8

Nhưng điều may mắn là nhờ hữu giọng ca truyền cảm mà Miu Lê đã thể hiện trọn vẹn tinh thần của bài hát trong các cảnh phim, có thể chạm đến cảm xúc người xem ở những trường đoạn nút thắt quan trọng

Trong khi đó, dàn diễn viên phụ của Em là bà nội của anh thể hiện khá tốt vai trò của bản thân Xuất sắc hơn cả là “hoa hậu hài” Thu Trang, người không có nhiều

đất diễn nhưng luôn khiến người xem phải cười lớn mỗi khi cất giọng và cái sự “vô duyên” mà rất duyên của cô

Việc tốn công sức và thời gian hơn cả có lẽ ở khâu đem từng khung hình của Hàn Quốc chuyển sang bối cảnh Việt Nam Song, đây lại là hành trình kém sáng tạo nhất của phiên bản Việt khi góc quay, ánh sáng, cách phục dựng không khác mấy so với nguyên tác, có những cảnh quay quá nhanh, quá lộn xộn khiến cho đoạn phim trở nên tẻ nhạt, vô nghĩa Hơn nữa, phục trang của Thanh Nga chưa có được sự nhất quán và hợp lý so với bà Đại thời trẻ Khi trở lại tuổi thanh xuân, dường như gu thời trang của “bà nội” cũng được cập nhật nhanh hơn cả người bình thường với những bộ trang phục có màu sắc trẻ trung so với tuổi của bà Thanh Nga.

Trang 9

Phần âm nhạc là phần được đánh giá cao dành cho Em là bà nội của anh khi lựa chọn những ca khúc cổ điển của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay thậm chí là cải lương, pha trộn với nhạc pop, rock hiện đại mang đến cho khán giả trải nghiệm âm nhạc thực sự Còn tuổi nào cho em và Mình yêu nhau từ bao giờ dưới sự thể hiện của Miu Lê là hai khoảnh khắc đầy xúc động, lấy đi nhiều nước mắt của khán giả, đây là một phần góp nên sự thành công của bộ phim.

Bộ phim đã mang lại doanh thu hơn 102 tỷ đồng, đạt danh thu cao kỉ lục Điện ảnh Việt Nam Dưới cái bóng của sự thành công này, nhiều nhà sản xuất phim Việt đã có xu hướng remake phim vì họ nghĩ rằng sẽ dễ làm và không tốn nhiều công sức Tuy nhiên, nhiều bộ phim remake làm cho chất lượng điện ảnh Việt giảm hẳn, tràn lan các bộ phim buồn cười, hề hước, ngô nghê Sự tuyển chọn diễn viên không kĩ càng, không diễn tả hết được cảm xúc của nhân vật mà đôi khi còn trở nên lố lăng, khó hiểu Với xu hướng Hàn lưu, yêu thích văn hóa Hàn Quốc hiện nay của giới trẻ, các nhà làm phim cần nhắm tới đối tượng này vì đây là nhóm đối tượng xem phim nhiều nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đến ngành công nghiệp điện ảnh.

Trang 10

Thiết nghĩ cần chọn những bộ phim thật hay và remake một các chỉn chu hơn, đầu tư hơn nhất là ở khâu kịch bản, cần chuyển về sao cho phù hợp với văn hóa quốc gia để chất lượng điện ảnh được nâng cao Bên cạnh đó cần trau dồi thêm kiến thức điện ảnh từ những bộ phim nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây.

Kênh 14 2022, xem 15.11.2022,< https://kenh14.vn/phim-viet-nam/em-la-ba-noi-cua-anh-phim-chuyen-the-rat-duyen-rat-tinh-20151203163251189.chn> Vietcetera 2022 Xem 16.11.2022,< https://vietcetera.com/vn/phim-remake-lieu-su-sang-tao-co-dang-bi-xoi-mon> Câu 2 : Bộ phim Not One Less (1999) của Trương Nghệ Mưu chịu ảnh hưởng khá rõ từ phim Where is the friend's house? (1987) của đạo diễn Abbas Kiarostami Theo anh/chị, sự ảnh hưởng này thể hiện ở những điểm nào và tại sao Trương Nghệ Mưu vẫn thành công với bộ phim của mình

HAI TÁC PHẨM MỘT Ý NGHĨA CHUNG !

Có những điều mà trong cuộc sống chúng ta khó có thể nói ra trực tiếp Tuy nhiên đạo diễn của hai bộ phim Where is the friend’s house ? và Not one less đã tinh tế lựa chọn được những người có thể nói thay cho cộng đồng thông qua những tác phẩm điện ảnh vô cùng chân thực

Trước hết là về bộ phim Where is the friend’s house ? , đạo diễn Abbas Kiarostami là một đạo diễn không chọn điện ảnh ngay từ đầu mà ông học Mỹ thuật ở Đại học Tehran và sau đó thường xuyên vẽ tranh minh họa, vẽ áp-phích quảng cáo, bài trí, thiết kế đồ họa, Công việc tuy chỉ để mưu sinh, nhưng đã ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hình ảnh, màu sắc và không gian trong phim của ông sau này Năm 1969, khi đã gần ba mươi tuổi và đang làm cho Trung tâm Phát triển tài năng thanh thiếu niên ông mới bắt đầu hành trình với điện ảnh Những trải nghiệm dạy

Trang 11

học và tiếp xúc với trẻ em đối với ông thật sự hữu ích bởi đó không chỉ là đề tài, cốt truyện trong phim của ông mà đáng chú ý hơn, ông sẽ lấy trẻ em làm nhân vật chính Những đứa trẻ "nhà quê" nghèo khó, luôn tay luôn chân làm việc nhà nhưng biết vâng lời, biết nghe thầy, ê a học bài trong những phòng học tồi tàn, sẽ trở thành điểm nhấn riêng biệt, khó lẫn của Abbas Kiarostami, mà đáng kể trước nhất là Where Is the Friend's House? (1987)

Iran dù là một đất nước có truyền thống văn hóa, nghệ thuật lâu đời nhưng chính trị và tôn giáo, dù ở thời kì nào cũng mới thực sự là những tác nhân chủ yếu làm nên một Iran phức tạp Điện ảnh Iran không nằm ngoài bàn tay can thiệp, trực tiếp và thường xuyên của chính trị Điện ảnh còn trở thành tâm điểm của những diễn ngôn chính trị Một trong những đặc điểm nổi bật của điện ảnh Iran sau cải cách Hồi Giáo năm 1979 là sự xuất hiện của nhiều nhân vật chính là thiếu nhi trên phim Những nhân vật này đóng vai trò làm cái tôi thứ hai cho những người đạo diễn để nói lên sự vật lộn của họ trong khuôn khổ xã hội Đạo diễn Abbas Kiarostami nói: "Nhân vật thiếu nhi trên phim được dùng để thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Iran và vai trò của điện ảnh Iran trong việc phản ánh, tìm hiểu và hơn hết, đại diện cho con người Iran Một trong những đặc điểm nổi bật của điện ảnh Iran là sự xuất hiện của những đứa trẻ trong sáng và chăm chỉ để làm biểu tượng cho những ý tưởng trừu tượng một cách thực tế."

Where Is The Friend’s House ? - một trong ba tác phẩm của “ The Koker Trilogy” – bộ ba tác phẩm về làng Koker, là một trong những bộ phim của đạo diễn Abbas Kiarostami lấy đề tài về trẻ em Tác phẩm kể về câu chuyện và hành trình của Ahmad, một cậu bé tiểu học tình cờ cầm nhầm vở của một người bạn cùng lớp, người bạn ấy đã quên vở 3 lần rồi, nếu có lần sau cậu sẽ bị thầy giáo đuổi khỏi lớp, vì thế mà Ahmad vội vã và quyết tâm đem mang quyển vở đó trả lại cho bạn Con đường đi tìm nhà bạn của Ahmad đầy rào cản và lắm sự vô lí nhưng lại có lí trong suy nghĩ của người lớn Thế giới này tượng trưng cho xã hội thiếu tự do và đầy

Trang 12

giới hạn đặt lên từng người dân Cậu đã vượt qua những ngọn đồi, những còn đường khó nhằn để tìm đến khu dân cư của người bạn đó Nhưng chính Ahmad cũng không biết được địa chỉ cụ thể nhà của bạn mình Và thế là Ahmad đã chạy đi rất nhiều nơi, gõ cửa nhiều ngôi nhà, hỏi nhiều người dân xung quanh nhưng câu trả lời mà cậu nhận được thực sự rất hời hợt và hầu như họ không để ý đến câu chuyện của Ahmad Có một chi tiết mà khiến cho người xem khó chịu đó là, khi đến được nhà của anh họ của người bạn thì cậu ta đã rời đi 5 phút trước và đang trên đường đến khu của Ahmad Sau đó Ahmad quay lại khu của mình, cậu lại bị người ông sai làm việc với mục đích chỉ muốn cháu nghe lời, những điều đó khắc họa một xã hội với những suy nghĩ cố hữu, vô lí Sự ngặt nghèo trong suy nghĩ tưởng chừng mang tính giáo dục ấy lại nói lên được sự mệt mỏi và rệu rã của thế hệ đi trước đã biến thệ hệ trẻ theo sau thành nạn nhân của sự hà khắc đó như thế nào

Sau khi một lần quay về, cậu lại trở lại khu nhà người bạn một lần nữa với hi vọng sẽ tìm được trước khi trời tối, thế nhưng sự giúp đỡ của người đàn ông làm cửa lại

Trang 13

khiến cho cuộc hành trình không hồi kết của Ahmad trở nên dài hơn, vì ở đó có quá nhiều người có tên giống bạn cậu, và không ai biết chính xác những người xung quanh mình Một lần nữa Ahmad lại chậm 5 phút như lời người làm cửa :

Và cuộc hành trình của Ahmad đã không thành công, khi cậu quay về đến nhà trời đã tối mịt Ahmad như những đứa trẻ bình thường giận dỗi đã không ăn cơm, người cha cũng chẳng nói gì, vô tâm hờ hững Sau đó Ahmad đã vào một căn phòng khác để làm bài tập, căn phòng với cánh cửa không thể đóng chặt, nhữg trận gió đông lùa mạnh làm hiện lên sự túng thiếu, khó khắn của những con người Iran lúc bấy giờ

Trang 14

Ahmad đã quyết định làm hết bài tập cho cả mình và cho cả người bạn Sáng sớm hôm sau đó, thầy giáo kiểm tra vở bài tập của cả lớp, và người bạn nơm nớp lo sợ Trong lúc thầy giáo đang kiểm tra bài tập thì Ahmad đến muộn và xin vào và nói với người bạn rằng cậu đã làm xong bài tập cho cả bạn ấy rồi Cả hai đều trở nên an tâm hơn, tuy sau đó có đưa cho thầy giáo kiểm tra sai vở của nhau nhưng thầy giáo không bận tâm về chuyện đó lắm Cảnh thầy giáo đã phê “Làm tốt lắm, cậu bé” là phân cảnh mà người xem cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm nhất Trong quyển vở đó còn có bông hoa mà Ahmad bỏ vào, đó chính là niềm hi vọng cho một cuộc sống tốt hơn sau này.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:29

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w