1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đông á

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nghiệp Vụ Của Ngân Hàng Thương Mại Và Phân Tích Rủi Ro Tỷ Giá Trong Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Hối Của Ngân Hàng Đông Á
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Trần Trọng Nguyên
Trường học Ngân Hàng Đông Á
Chuyên ngành TTC-K45
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Thành phố Hồ Gươm
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 234,55 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (2)
    • I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (2)
      • 1. Lịch sử hình thành (2)
      • 2. Lịch sử phát triển (4)
    • II. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG (6)
      • 1. Trung gian tài chính (6)
      • 2. Tạo phương tiện thanh toán (0)
      • 3. Trung gian thanh toán (9)
    • III. CÁC LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (9)
      • 1. Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo hình thức sở hữu (10)
        • 1.1. Ngân hàng sở hữu tư nhân (10)
        • 1.2. Ngân hàng sở hữu của các cổ đông ( ngân hàng cổ phần ) (10)
        • 1.3. Ngân hàng sở hữu Nhà nước (10)
        • 1.4. Ngân hàng liên doanh (11)
      • 2. Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo tính chất hoạt động (11)
        • 2.1. Tính chất đơn năng (11)
        • 2.2. Tính chất đa năng (11)
      • 3. Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo cơ cấu tổ chức (12)
        • 3.1. Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty (12)
        • 3.2. Ngân hàng đơn nhất và ngân hàng có chi nhánh (12)
      • 4. Các dịch vụ của ngân hàng (12)
        • 4.1. Mua bán ngoại tệ (13)
        • 4.2. Nhận tiền gửi (13)
        • 4.3. Cho vay (13)
          • 4.3.1. Cho vay thương mại (13)
          • 4.3.2. Cho vay tiêu dùng (14)
          • 4.3.3. Tài trợ cho dự án (14)
          • 4.3.4. Bảo quản tài sản hộ (14)
          • 4.3.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán (14)
          • 4.3.6. Quản lý ngân quỹ (15)
          • 4.3.7. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ (15)
          • 4.3.8. Bảo lãnh (16)
          • 4.3.9. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn( leasing ) (16)
          • 4.3.10. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn (16)
          • 4.3.11 Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán (17)
          • 4.3.12. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm (17)
          • 4.3.13 Cung cấp các dịch vụ đại lý (17)
    • IV. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (17)
      • 1. Nhiệm vụ của thị trường hối đoái (17)
      • 2. Các đặc điểm của thị trường hối đoái (19)
        • 2.1. Một thị trường quốc tế (19)
        • 2.2. Một thị trường liên ngân hàng (19)
      • 3. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.- -19 1. Khái niệm về rủi ro tỷ giá (19)
        • 3.2. Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá (20)
        • 3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng (22)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á (24)
    • I. Mô hình lý thuyết (24)
      • 1. Các số liệu đầu vào (25)
      • 2. Mô hình đưa ra phân tích (25)
    • II. Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh (27)
      • 1. Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của EUR với VNĐ ( EEUR(t)) (27)
        • 1.1 Kiểm định tính dừng của EEUR(t) (27)
        • 1.2. Mô hình ARCH (28)
        • 1.3. Mô hình GARCH (30)
        • 1.4. Mô hình T- GARCH (32)
      • 2. Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của USD với VNĐ ( EUSD(t)) (34)
        • 2.1. Kiểm định tính dừng của EUSD(t) (34)
        • 2.2. Mô hình ARCH (35)
        • 2.3. Mô hình GARCH (36)
        • 2.4. Mô hình T- GARCH (37)
      • 3. Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của JPY với VNĐ ( E JPY(t) ) (39)
        • 3.1. Kiểm định tính dừng của E JPY(t) (39)
        • 3.2. Mô hình ARCH (40)
        • 3.3. Mô hình GARCH (42)
        • 3.4. Mô hình T- GARCH (43)
      • 4. Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của SGD với VNĐ ( E SGĐ(t) ) (46)
        • 4.1. Kiểm định tính dừng của E SGĐ(t) (46)
        • 4.2. Mô hình ARCH (46)
        • 4.3. Mô hình GARCH (48)
        • 4.4. Mô hình T- GARCH (49)
    • III. LẬP DANH MỤC GỒM 3 LOẠI NGOẠI TỆ EUR, JPY, SGD SAO (51)
      • 1. Lập danh mục mua 3 loại ngoại tệ như sau (51)
      • 2. Lập danh mục bán 3 loại ngoại tệ EUR, JPY, SGĐ (52)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ (54)
    • 1. Giải pháp về công nghệ (54)
    • 2. Giải pháp về tổ chức và nhân sự (54)
    • 3. Giải pháp về kĩ thuật kinh doanh (55)
  • KẾT LUẬN (59)
  • PHỤ LỤC (61)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng; đến lượt mình sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng.Việc lưu hành những đồng tiền riêng của mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ kết hợp với thương mại và giao lưu quốc tế tạo yêu cầu đúc và đổi tiền tại các cửa khẩu hoặc trung tâm thương mại.Người làm nghề đúc, đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được là từ chênh lệch giá mua-bán.

Người làm nghề đổi tiền thường là người giàu, trước đó có thể làm nghề cho vay nặng lãi.Họ thường có két tốt để cất giữ để đảm bảo an toàn.Do yêu cầu cất trữ tiền của các lãnh chúa, các nhà buôn…nhiều người làm nghề đổi tiền thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ Thực hiện cất trữ hộ làm tăng thu nhập, tăng khả năng đa dạng các loại tiền, tăng qui mô tài sản của người kinh doanh tiền.Việc cất trữ hộ nhiều người khác là điều kiện để thực hiện thanh toán hộ.Thanh toán qua trung gian làm nảy sinh thanh toán không dùng tiền mặt, đến lượt nó những ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều hơn.Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại (bạc hoặc vàng), các chủ cửa hàng vàng bạc vừa đổi tiền, thanh toán hộ,vừa đúc tiền và cho vay nặng lãi.

Họ là những người làm nghề kinh doanh tiền tệ, hay còn gọi nhà buôn tiền. Đầu tiên, những nhà buôn tiền đã dùng vốn tự có để cho vay nhưng điều đó không kéo dài.Từ hoạt động thực tiễn, họ nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người lấy tiền ra, song tất cả người gửi tiền vào và có người lấy tiền ra, song tất cả người gửi tiền không rút tiền cùng một lúc, đã tạo ra số dư thường xuyên trong két.Do tính chất vô danh của tiền, nhà buôn tiền có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách để cho vay.Hoạt động này làm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền- kẻ cho vay nặng lãi-thành nhà buôn tiền-Ngân hàng.Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi của khách, tạo nên lợi nhuận lớn nên các ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền Bằng cách cung cấp tiện ích khác nhau mà ngân hàng huy động được ngày càng nhiều tiền gửi, là điều kiện để mở rộng cho vay và hạ lãi suất cho vay.

Tóm lại, ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế.Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính-bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng.Ngược lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.

Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán-và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Hình thức ngân hàng đầu tiên- ngân hàng của các thợ vàng, hoặc ngân hàng của những kẻ cho vay nặng lãi-thực hiện cho vay với các cá nhân, chủ yếu là những người giàu:Quan lại, địa chủ…nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng.Nhiều chủ ngân hàng lớn còn mở rộng cho vayđối với vua chúa, nhằm tài trợ một phần nhu cầu chi tiêu cho chiến tranh.Hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi-tức là cho phép khách hàng chi nhiều hơn số tiền gửi tại ngân hàng, một hình thức cho vay cho vay có nhiều rủi ro.Do lợi nhuận từ cho vay rất cao, nhiều chủ ngân hàng đã lạm dụng ưu thế của chứng chỉ tiền gửi(lưu thông thay vàng hoặc bạc), phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay:Thực trạng này đã đẩy nhiều ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán và phá sản.

Sự sụp đổ của các ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động thanh toán, ảnh hưởng xấu tới hoạt động buôn bán Hơn nữa, lãi suất cao nên những nhà buôn không thể sử dụng nguồn vay này.Trước tình hình đó nhiều nhà buôn góp vốn lập ngân hàng, với chức năng chủ yếu là tài trợ ngắn hạn(tài trợ cho tài sản lưu động) và thanh toán hộ, gắn liền với quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp.Ngân hàng này được gọi là ngân hàng thương mại.Ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng như huy động tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và cho vay.Tuy nhiên điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng thợ vàng trước đó là ngân hàng thương mại chủ yếu cho các nhà buôn vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.Đây là các khoản cho vay ngắn hạn dựa trên quá trình luân chuyển của hàng hoá với lãi suất phải thấp hơn lợi nhuận được tạo ra do sử dụng tiền vay.

Sự phá sản của nhiều ngân hàng thương mại đã gây tổn thất cho người gửi tiền là nguyên nhân dẫn đến hình thành ngân hàng tiền gửi.Ngân hàng này không cho vay, chỉ thực hiện giữ hộ, thanh toán hộ để lấy phí.Đồng thời tại mỗi nước, trong những điều kiện lịch sử cụ thể đã hình thành nên nhiều loại hình ngân hàng khác như ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng trung ương(Ngân hàng Nhà nước)…tạo nên hệ thống các ngân hàng.Trong đó trừ ngân hàng trung ương có chức năng xây dựng và quản lý chính sách tiền tệ quốc gia, các ngân hàng còn lại dù có một số nghiệp vụ khác nhau song đều chung đặc điểm đó là trung gian tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ.

Cùng với sự phát triển kinh tế và công nghệ, hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh.Trước hết đó là sự đa dạng các loại ngân hàng và các hoạt động ngân hàng.Từ các ngân hàng tư nhân, quá trình tích tụ và tập trung vốn trong ngân hàng đã dẫn đến hình thành ngân hàng cổ phần.Quá trình gia tăng vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng đã tạo ra các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước; các ngân hàng liên doanh, các tập đoàn ngân hàng phát triển mạnh trong những năm cuối thế kỉ 20.Nhiều nghiệp vụ mới đang ngày càng phát triển.Ngân hàng thương mại từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã mở rộng cho vay trung và hạn, cho vay để đầu tư vào bất động sản.Nhiều ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, cho thuê…Các hình thức huy động cũng ngày càng phong phú.Các loại hình tiền gửi khác nhau được đưa ra nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh các hình thức huy động tiền gửi, các ngân hàng đã mở rộng các hình thức vay như vay ngân hàng trung ương, vay các ngân hàng khác.Công nghệ ngân hàng đang góp phần làm thay đổi các hoạt động cơ bản của ngân hàng.Thanh toán điện tử đang thay thế dần thanh toán thủ công, đẩy nhanh tốc độ, tính thuận tiện, an toàn trong thanh toán.Các loại thẻ đang thay thế dần tiền giấy và dịch vụ ngân hàng 24 giờ, dịch vụ ngân hàng tại nhà đang tạo ra các tiện ích ngày càng lớn cho cộng đồng.

Quá trình phát triển của các ngân hàng không những làm gia tăng số lượng các ngân hàng mà còn làm tăng qui mô của mỗi ngân hàng.Tích tụ và tập trung vốn đã tạo ra các công ty ngân hàng cực lớn với số vốn tự có hàng chục tỷ đô la Mỹ, tổng tài sản hàng trăm tỷ đô la Mỹ đủ sức để tài trợ cho những ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn toàn cầu.

Quá trình phát triển của ngân hàng đang tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa chúng.Các hoạt động ngân hàng xuyên quốc gia và đa quốc gia đã và đang thúc đẩy hình thành các hiệp hội, các tổ chức liên kết các ngân hàng nhằm tạo ra các chính sách chung, hoặc tương thích để kiểm soát chung, để kết nối và tạo sự thống nhất trong điều hành và vận hành hệ thống ngân hàng trong mỗi quốc gia, khu vực và quốc tế.

CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế:(1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm.Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng.Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ

(2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi.Như vậy thu nhập gia tăng và động lực tạo tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm.Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng.Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn.Quan hệ tín dụng trực tiếp ( quan hệ tài chính trực tiếp ) đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về qui mô, thời gian không gian…Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính.Do chuyên môn hoá, trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch.Trung gian tài chính làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, vì thế khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư( tăng thu nhập cho nhà đầu tư ) từ đó mà khuyến khích đầu tư.Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp.Cơ chế hoạt động của trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kĩ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch.

Hầu hết các lý thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn tại cảu ngân hàng bằng cách chỉ ra sự không hoàn hảo trong hệ thống tài chính chẳng hạn các khoản tín dụng và chứng khoán không thể chia thành những khoản nhỏ mà mọi người đều có thể mua.Ngân hàng cung cấp một dịch vụ có giá trị trong việc chia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ hơn( dưới dạng tiền gửi ) phục vụ cho hàng triệu người.

Một đóng góp khác của ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền.Thực tế các ngân hàng tham gia vào kinh doanh rủi ro.Ngân hàng cũng thoả mãn nhu cầu thanh khoản của nhiều khách hàng.

Một lí do nữa làm cho ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin.Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng,nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro – lợi nhuận hấp dẫn nhất.

2 Tạo phương tiện thanh toán

Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán.Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại.Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng.Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận.Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ.Với nhiều ưa thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, nó trở thành tiền giấy.

Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát hành(in) tiền giấy vào một tổ chức hoặc là Bộ tài chính hoặc là Ngân hàng Trung ương.Từ đó chấm dứt việc các ngân hàng thương mại tạo ra các giấy bạc của riêng mình.

Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu.Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận.Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (M0), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn…Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán ( tham gia tạo ra M1).

Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay.Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu ( tức tăng số dư tiền gửi ) của một khách hàng khác tại một ngân hàng từ đó tạo ra các khoản cho vay mới.Trong khi không một cửa hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi ( tạo phương tiện thanh toán ) gấp bội thông qua hoạt động cho vay ( tạo tín dụng ).

Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia.Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ.Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng.Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi.Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới.Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.

CÁC LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Có thể phân chia ngân hàng theo các tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu của người quản lý.

1 Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo hình thức sở hữu.

1.1 Ngân hàng sở hữu tư nhân :

Là ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân.Loại ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động trong từng địa phương ( các ngân hàng này thường gắn liền với doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương ) Chủ ngân hàng thường rất am hiểu tình hình của người vay, vì vậy hạn chế được sự lừa đảo của khách hàng.Tuy nhiên do kém đa dạng nên khi địa phương đó gặp rủi ro( ví dụ như thiên tai, mất mùa…) ngân hàng thường không tránh được tổn thất.

1.2 Ngân hàng sở hữu của các cổ đông ( ngân hàng cổ phần ) :

Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành các cổ phiếu.Việc nắm giữ cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời phải gánh chịu các tổn thất có thể xảy ra.Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng, vì vậy thường là các ngân hàng lớn.Các tổ hợp ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là các ngân hàng cổ phần.Các ngân hàng cổ phần thường có phạm vi hoạt động rộng, hoạt động đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con.Khả năng đa dạng hoá cao nên các ngân hàng cổ phần có thể giảm rủi ro gây nên bởi tính chuyên môn hoá( thiên tai của một vùng, sự suy thoái của một ngành hoặc một quốc gia…), song chúng thường phải gánh chịu các rủi ro từ cơ chế quản lý phân quyền( nhiều chi nhánh được phân quyền lớn và hoạt động tương đối độc lập với trụ sở ngân hàng mẹ, giám đốc các chi nhánh này có thể có hành vi lạm dụng hoặc bất cẩn gây tổn thất cho khách hàng ).

1.3 Ngân hàng sở hữu Nhà nước : Đây là loại hình ngân hàng mà vốn sở hữu do Nhà nước cấp, có thể là Nhà nước Trung ương hoặc tỉnh, thành phố.Các ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định thường là do chính sách của chính quyền Trung ương hoặc địa phương qui định.Tại các nước đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thường quốc hữu hoá các ngân hàng tư nhân hoặc cổ phần lớn, hoặc tự xây dựng nên các ngân hàng.Những ngân hàng sở hữu Nhà nước thường được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh phát hành giấy nợ, do vậy rất ít khi bị phá sản.Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các ngân hàng này phải thực hiện các chính sách của Nhà nước có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng này được hình thành dựa trên góp vốn củâhi hoặc nhiều bên, thường là giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng các ưu thế của nhau.

2 Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo tính chất hoạt động.

Ngân hàng hoạt động theo hướng đơn năng: Loại ngân hàng này chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ ngân hàng, ví dụ như chỉ cho vay đối với xây dựng cơ bản, hoặc đối với nông nghiệp, hoặc chỉ cho vay( hoặc bảo lãnh hoặc cho thuê )…Tính chuyên môn hôấc cho phép ngân hàng có được đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm,tinh thông nghiệp vụ.Tuy nhiên loại ngân hàng này thường gặp rủi ro lớn khi ngành, hoặc lĩnh vực hoạt động mà ngân hàng phục vụ sa sút.Ngân hàng đơn năng có thể là ngân hàng nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, trình độ cán bộ không đa dạng, hoặc là những ngân hàng sở hữu của công ty ( nhiều tập đoàn công nghiệp tổ chức ngân hàng để phục vụ cho các thành viên của tập đoàn ).

Là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng cho mọi đối tượng.Đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại.Ngân hàng đa năng thường là ngân hàng lớn( hoặc sở hữu công ty ) Tính đa dạng sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập và hạn chế rủi ro.

3 Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo cơ cấu tổ chức.

3.1 Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty

Ngân hàng sở hữu công ty là ngân hàng nắm giữ phần lớn vốn của công ty, cho phép ngân hàng được quyền tham gia quyết định các hoạt động cơ bản của công ty.Do luật nhiều nước cấm hoặc hạn chế ngân hàng thương mại tham gia trực tiếp vào một số loại hình kinh doanh như chứng khoán, bất động sản…nên các ngân hàng lớn đã thành lập, hoặc mua lại một số công ty chứng khoán, quỹ đầu tư…nhằm mở rộng hoạt động.Các ngân hàng không sở hữu công ty có thể do vốn nhỏ, hoặc qui định của Luật không cho phép, hoặc do không bị cấm trong việc đưu ra các dịch vụ tài chính.

3.2 Ngân hàng đơn nhất và ngân hàng có chi nhánh

Ngân hàng đơn nhất được hiểu là ngân hàng không có chi nhánh tức là các dịch vụ ngân hàng chỉ do một hội sở ngân hàng cung cấp.Ngân hàng có chi nhánh thường là ngân hàng có vốn tương đối lớn, cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua nhiều đơn vị ngân hàng.Việc thành lập chi nhánh thường bị kiểm soát chặt chẽ bởi ngân hàng Nhà nước thông qua các qui định về mức vốn sở hữu, về chuyên môn của đội ngũ cán bộ, về sự cần thiết của dịch vụ ngân hàng trong vùng…

4 Các dịch vụ của ngân hàng.

Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp.Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả.

Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ( mua, bán ) ngoại tệ: Mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền.Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng.Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn.Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.Trong lịch sử đã có những kỉ lục về lãi suất, chẳng hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm.Như vậy khi cung cấp các dịch vụ nhận tiền gửi, ngân hàng thu phí gián tiếp thông qua thu nhập của hoạt động sử dụng tiền đó.

Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán ( người bán chuyển các khoản thu nhập cho ngân hàng để lấy tiền trước ).Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng( là người mua ), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao.Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng.Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển.

4.3.3 Tài trợ cho dự án

Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ trung, dài hạn: Tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển ngành công nghệ cao.Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất.

4.3.4 Bảo quản tài sản hộ.

Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho khách hàng trong két( vì vậy còn gọi là dịch vụ cho thuê két ).Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác của khách với nguyên tắc an toàn, bí mật, thuận tiện.Dịch vụ này phát triển cùng với nhiều dịch vụ khác như mua bán hộ các giấy tờ có giá cho khách, thanh toán lãi hoặc cổ tức hộ…

4.3.5 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1 Nhiệm vụ của thị trường hối đoái.

Trong giao dịch hối đoái giữa hai tác nhân kinh tế trong các nước khác nhau bao hàm việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác là phải thực hiện một giao dịch hối đoái.Điều đó khẳng định rằng không thể mua một đồng tiền mà không cần bán một đồng tiền khác.”Đồng tiền đối ứng” ngầm thể hiện rằng giao dịch đối ứng( mua ngược với bán ) được yết giá đối với đồng tiền kia.

Thị trường hối đoái cho phép đảm bảo việc đối chiếu giữa cung và cầu về ngoại tệ, do vậy nó xác định giá của một ngoại tệ so với ngoại tệ khác và xác định tỷ giá của một trong số ngoại tệ đó so với đồng bản tệ.

Thị trường hối đoái có ba nhiệm vụ cơ bản sau :

*) Giúp chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác.Trên thị trường hối đoái chỉ diễn ra các giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau.Nguyên nhân tồn tại của thị trường này là do các quốc gia muốn giữ chủ quyền trong việc sử dụng và kiểm soát đồng tiền riêng của mình, bởi vì nếu như mọi quốc gia trên thế giới đều sử dụng một đồng tiền thống nhất thì không còn cần đén thị trường hối đoái nữa.

*) Cung cấp tín dụng cho hoạt động ngoại thương

*) Tạo ra rào cản để hạn chế những rủi ro hối đoái Chức năng này được coi là cực kỳ quan trọng mà các công cụ giao dịch hối đoái như mua bán có kỳ hạn đã tạo ra chức năng này cho thị trường hối đoái.

2 Các đặc điểm của thị trường hối đoái

2.1 Một thị trường quốc tế

Khác với thị trường chứng khoán, thị trường hàng hoá đóng ở một địa điểm địa lý cố định, thị trường hối đoái không có biên giới.Thị trường hối đoái quốc tế là thị trường toàn cầu và diễn ra liên tục năm ngày trong tuần.

Thị trường hối đoái đã thực sự mang tính quốc tế, nó trở thành thị trường duy nhất và hoạt động liên tục, tuy nhiên ở từng địa điểm nó mang thêm các đặc thù riêng do ảnh hưởng của các quy định mang tính quốc gia được áp dụng.Các nhà kinh doanh trên thị trường có xu hướng làm cân bằng tỷ giá giữa các vị trí khác nhau trên thế giới để dần dần tiến tới cơ chế thị trường duy nhất.Nếu có sự khác biệt trong thị trường ngoại hối, nơi mà giá niêm yết của những đồng tiền thay đổi theo giá thị trường, thì tác động của thị trường sẽ điều chỉnh lại tỷ giá.Cơ chế của điều chỉnh này xảy ra là kết quả của arbitrage quốc tế.

Arbitrage có thể được định nghĩa như là sự vốn hoá trên sự khác biệt của giá niêm yết.Hoạt động của arbitrage sẽ tác động làm giá cả điều chỉnh.

2.2 Một thị trường liên ngân hàng

Thị trường hối đoái liên ngân hàng được tổ chức qua hệ thống ngân hàng trong nước, là nơi tập hợp cung và cầu ngoaii tệ đối với đồng bản tệ, đồng thời ở đó các tỷ giá giữa các loại ngoại tệ có trong giao dịch cũng như lượng ngoại tệ đưa ra giao dịch được xác định cụ thể.Trong trường hợp có

“n”ngoại tệ chuyển đổi thì có “n” vị trí tài chính và đối với mỗi một loại ngoại tệ này có n-1 thị trường để trao đổi n-1 ngoại tệ đổi lấy đồng tiền bản tệ và ở đó sẽ có n-1 tỷ giá hối đoái Vì vậy thị trường hối đoái bao gồm n(n-1) bộ phận trong đó hình thành n(n-1) tỷ giá hối đoái.

3 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

Về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao.Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như : rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…,thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt đó là rủi ro tỷ giá.Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem như là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng.

3.1 Khái niệm về rủi ro tỷ giá

Theo quan điểm của các học giả Mỹ “ rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được “, “ rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất “ Rủi ro thường được đo lường bằng độ chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với mức lợi nhuận dự kiến Đối với ngân hàng, rủi ro có thể hiểu là mối đe doạ bị tổn thất một phần vốn của mình và không đạt được thu nhập hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ sung để thực hiện các nghiệp vụ tài chính nhất định.

Rủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân hàng kinh doanh mua bán cho chính mình, hay nói cách khác rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng tài sản “Có”, tài sản “Nợ” hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở ( open or unhedged position ) để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi.

3.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá

Trên thị trường ngoại hối ( mua, bán các đồng tiền khác nhau ), có 3 phương pháp cơ bản để thu lãi Chẳng hạn trên thị trường giao ngay, đó là :

*) Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối : Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi.

*) Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá ( vì không tạo trạng thái ngoại hối ) và không phải bỏ vốn.

*) Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra : Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của ngân hàng.Về thực chất Trong giao dịch này, ngân hàng đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng, nên không chịu rủi ro tỷ giá và không cần bỏ vốn.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á

Mô hình lý thuyết

Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro thị trường chính trong hoạt động ngân hàng.Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động và quan điểm của ban lãnh đạo của ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau và do đó có phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối khác nhau.

Một số ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.Điều này có nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mua, bán ngoại tệ, ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng.Trong trường hợp này, rủi ro ngoại hối của ngân hàng là ít Ngược lại, những ngân hàng lớn hoạt động đa dạng, năng động trên thị trường quốc tế không chỉ kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự kinh doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận ( được gọi là hoạt động tự doanh hay còn gọi là “đầu cơ”).Trong những trường hợp này, rủi ro tỷ giá của ngân hàng là lớn.Ngân hàng Đông á cũng không nằm ngoài mục đích nói trên, vì thế đòi hỏi Đông á phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ và phù hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng.

Mặc dù, phần lớn hoạt động kinh doanh ngoại tệ là để đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngân hàng Đông á đã thực hiện giao dịch tự doanh, chủ yếu tập trung vào các đồng tiền mạnh như USD, JPY, SGD, EUR.Sự có mặt của nghiệp vụ tự doanh đặt ra yêu cầu cho Đông á phải xây dựng và áp dụng phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với mức độ rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng mình.Việc ngân hàng không có phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang được mở rộng sẽ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về tỷ giá là rất lớn.

“Tiềm ẩn” là đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá.Điều này có nghĩa là với trình độ và phương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng vẫn có thể hoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều kiện thị trường bình thường, thuận lợi.Chỉ đến khi tỷ giá biến động bất lợi, thị trường có nhiều biến động, lúc đó mức độ rủi ro tiềm ẩn mới được hiện thực hoá bằng những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến.

Rủi ro tỷ giá được quản lý bởi nhiều yếu tố và công cụ.Để quản lý rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả thì trước hết ngân hàng phải phân tích và đánh giá được rủi ro tỷ giá ở thời điểm hiện tại và quá khứ như thế nào thì từ đó mới có phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn cho những giai đoạn sau.Sau đây chúng ta sẽ trình bày 2 phương pháp phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoạ hối của ngân hàng Đông á.

1 Các số liệu đầu vào

- Dựa vào bộ số liệu sẵn có từ năm 2003 đến năm 2005 của ngân hàng Đông á về tỷ giá giao ngay của 3 loại ngoại tệ USD, EUR, JPY (số liệu theo tháng).

- Kí hiệu SF(t) là tỷ giá giao ngay của ngoại tệ F so với đồng nội tệ(VNĐ) tại thời điểm t.

- Lợi suất của tỷ giá ngoại tệ F so với VNĐ được tính theo công thức:

2 Mô hình đưa ra phân tích

+ là hàm bậc 2 của Ut

+ thoả mãn điều kiện sao cho là một số hữu hạn

*) Ưu điểm của mô hình:

+ Cho chúng ta biết được rủi ro tỷ giá ở thời kỳ trễ ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro tỷ giá ở thời kỳ hiện tại.

+ Mô hình đã tách biệt được ảnh hưởng của cú sốc âm và sốc dương đến rủi ro tỷ giá ở thời kỳ hiện tại.

+ Cho biết độ lớn của thời kỳ trễ là bao nhiêu.

+ Không cho biết nguyên nhân của sự biến đổi mức độ rủi ro là gì.

Trên thực tế chúng ta thấy tỷ giá cũng có thể phụ thuộc vào rủi ro của tỷ giá.Vì thế người ta tìm cách đưa độ rủi ro tỷ giá vào phương trình ước lượng tỷ giá.

    i  t 2 Điều kiện của mô hình:

*) Ưu điểm của mô hình :

+ Mô hình này cho chúng ta biết rủi ro của tỷ giá có ảnh hưởng đến tỷ giá giao ngay hay không.

+ Cho chúng ta biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ giá giao ngay và rủi ro tỷ giá ở các thời kỳ trễ đến rủi ro tỷ giá ở thời kỳ hiện tại.

+ Mô hình cho chúng ta biết độ dài của trễ là bao nhiêu.

*) Nhược điểm của mô hình:

+ Không tách biệt được mức độ ảnh hưởng của các cú sốc dương và cú sốc âm ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro tỷ giá ở thời kỳ hiện tại.

Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh

1 Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của EUR với VNĐ ( E EUR(t) ) 1.1 Kiểm định tính dừng của E EUR(t)

Xét mô hình: ( Ut là nhiễu trắng ).

Ta có đồ thị của EEUR(t) được vẽ trong bảng 1 phụ lục Nhìn vào đồ thị trên ta thấy EEUR(t) có những giai đoạn nó giảm rất mạnh nhưng có những giai đoạn nó lại tương đối ổn định, do vậy EEUR(t) không chứa biến xu thế không có hệ số chặn.Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định tính dừng là kiểm định ngiệm đơn vị, ta có kết quả ở bảng 2 phụ lục Để kiểm định tính dừng của EEUR(t) ta kiểm định cặp giả thiết sau: ( chuỗi không dừng ).

Theo kiểm định ADF ta thấy với mức ý nghĩa Vậy chuỗi EEUR(t) là chuỗi dừng không có xu thế.

Quá trình ARIMA(q,d,p) với 3 tham biến điều khiển q,d,p

Muốn xem xét xem chuỗi này có phải là một quá trình ARIMA không ta làm như sau:

Vẽ lược đồ tương quan ACF và PACF theo độ dài của trễ.Nhìn vào lược đồ tương quan của EEUR(t) ta thấy PAC(11) khác không.Do vậy ta có thể có quá trình AR(11).Ước lượng tham số này ta nhận được kết quả ở bảng 3 phụ lục

Ghi lại phần dư của mô hình này là E1.Kiểm định lại tính dừng của phần dư E1 ta được kết quả trong bảng 4 phụ lục

Nhìn vào bảng 4 ta thấy với mức

.Nên E1 là nhiễu trắng, do vậy chuỗi EEUR(t) là quá trình ARIMA(q,0,p) với p, q.

*) Ước lượng mô hình ARCH(1):

Ta có kết quả ước lượng trong bảng 5 phụ lục Để xem mô hình này có thoả mãn điều kiện của mô hình hay không, thì ta phải kiểm định các cặp giả thiết sau đây: tất cả các kiểm định đều được dùng với mức ý nghĩa

Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có

Nên H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là hệ số

Không có cơ sở bác bỏ H0.

Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test ta kiểm định cặp giả thiết:

Ta có kết quả trong bảng sau:

F-statistic 0.107088 Probability 0.743741 Chi-square 0.107088 Probability 0.743484

Ta có P-value cuả thống kê F = 0,107088 > 0,05 nên không có cơ sở bác bỏ H0 hay =0.Điều này cho ta thấy rủi ro tỷ giá thời kỳ trễ (t-1) không ảnh hưởng đến rủi ro của tỷ giá ở thời kì hiện tại t.

 Ước lượng mô hình GARCH(1,1):

Ta có kết quả ước lượng ở bảng 6 phụ lục :

Sử dụng các cặp kiểm định sau để kiểm tra các điều kiện của mô hình:

Nên H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là hệ số

Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:

Nên không có cơ sở bác bỏ H0

Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test để kiểm định cặp giả thiết:

Ta có kết quả trong bảng sau:

P-value của thống kê F=0.55432 > 0.05 nên không có cơ sở bác bỏ H0 hay = 0, điều này cho ta thấy rủi ro tỷ giá ở thời kì trễ (t-1) không ảnh hưởng đến rủi ro của tỷ giá ở thời kì hiện tại t.

Với mức ý nghĩa Không có cơ sở bác bỏ H0.

Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test để kiểm định cặp giả thiết:

P-value của thống kê F = 0.01256 < 0.05 nên H0 bị bác bỏ hay

Vậy , điều này cho ta thấy rằng rủi ro của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ giá giao ngay ở thời kì trễ (t-1) có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tỷ giá giao ngay ở thời kì hiện tại t.

 Ước lượng mô hình T-GARCH.

Kết quả ước lượng trong bảng 7 phụ lục

Kiểm định các cặp giả thiết sau để kiểm tra các điều kiện của mô hình:

Nên H0 bị bác bỏ hay nói cách khác là hệ số

Nên không có cơ sở bác bỏ H0

Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test để kiểm định cặp giả thiết:

Ta có kết quả trong bảng sau:

P-value của thống kê F=0.789717>0.05 nên không có cơ sở bác bỏ H0 hay = 0, điều này cho ta thấy rủi ro tỷ giá ở thời kì trễ (t-1) không ảnh hưởng đến rủi ro của tỷ giá ở thời kì hiện tại t.

Với mức ý nghĩa = 0.05 Vậy không có cơ sở bác bỏ H0.

Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test để kiểm định cặp giả thiết:

Ta có kết quả trong bảng sau:

P-value của thống kê F = 0 < 0.05 nên H0 bị bác bỏ hay

Vậy , điều này cho ta thấy rằng rủi ro của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ giá giao ngay ở thời kì trễ (t-1) có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tỷ giá giao ngay ở thời kì hiện tại t.

Sử dụng kiểm định Wald Test:

Theo kết quả bảng trên ta có:

P_value của thống kê F = 0.738815 > = 0.05 và P_value của thống kê

= 0.738550 > = 0.05, nên không có cơ sở bác bỏ H0, hay nói cách khác rủi ro tỷ giá không ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá giao ngay của EUR với VNĐ tại thời điểm t.

2 Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của USD với VNĐ ( E USD(t) )

2.1 Kiểm định tính dừng của EUSD(t).

Xét mô hình: ( Ut là nhiễu trắng ).

Vẽ đồ thị xem EUSD(t) có chứa biến xu thế và hệ số chặn không.Đồ thị của EUSD(t) được vẽ trong bảng 8 phụ lục

Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định tính dừng là kiểm định ngiệm đơn vị, ta có kết quả ở bảng 9 phụ lục Để kiểm định tính dừng của EEUR(t) ta kiểm định cặp giả thiết sau:

Theo kiểm định ADF ta thấy với mức ý nghĩa Vậy chuỗi EUSD(t) là chuỗi dừng không có xu thế.

Nhìn vào lược đồ tương quan của EUSD(t) ta thấy không có hệ số tương quan nào nằm ngoài khoảng tin cậy.Do vậy chỉ có hệ số chặn.Ước lượng mô hình chỉ có hệ số chặn ta có kết quả ở bảng 10 phụ lục

Ghi lại phần dư của mô hình này là E2.Kiểm định lại tính dừng của phần dư E2 ta được kết quả trong bảng 11 phụ lục

Ta thấy với mức Nên E2 là nhiễu trắng, do vậy chuỗi EUSD(t) là quá trình ARIMA(q,0,p) với p=0, q=0.

*) Ước lượng mô hình ARCH(1):

Ta có kết quả ước lượng trong bảng 12 phụ lục

Với mức ý nghĩa ta đi kiểm định cặp giả thiết sau để xem mô hình này có thoả mãn các điều kiện hay không :

Nên H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là hệ số

Không H0 bị bác bỏ, hay ( không thoả mãn điều kiện của mô hình).

 Ước lượng mô hình GARCH(1,1):

Ta có kết quả ước lượng ở bảng 13 phụ lục :

Sử dụng các cặp kiểm định sau để kiểm tra các điều kiện của mô hình:

Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có: với

Không có cơ sở bác bỏ H0( không thoả mãn điều kiện của mô hình )

H0 bị bác bỏ, hay < 0 ( không thoả mãn điều kiện của mô hình )

Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:

Với mức ý nghĩa Không có cơ sở bác bỏ H0.

Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test để kiểm định cặp giả thiết:

Ta có kết quả trong bảng sau:

P-value của thống kê F = 0,152125 > 0,05 nên H0 không có cơ sở bác bỏ hay = 0, điều này cho ta thấy rằng rủi ro của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ giá giao ngay ở thời kỳ trễ (t-1) không ảnh hưởng đến rủi ro của tỷ giá giao ngay ở thời kì hiện tại t.

 Ước lượng mô hình T-GARCH.

Kết quả ước lượng trong bảng 14 phụ lục

Dùng các cặp kiểm định sau để kiểm tra các điều kiện của mô hình:

Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:

Nên H0 bị bác bỏ hay nói cách khác là hệ số

Theo kiểm định T ta có:

Nên H0 không bị bác bỏ.

Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test để kiểm định cặp giả thiết:

Ta có kết quả trong bảng sau:

Ta có P-value của thống kê F=0,070795 > 0,05 nên không có cơ sở bác bỏ H0 hay = 0, hay rủi ro tỷ giá ở thời kì trễ (t-1) không ảnh hưởng đến rủi ro của tỷ giá ở thời kì hiện tại t.

= 0.05 Vậy không có cơ sở bác bỏ H

Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test để kiểm định cặp giả thiết:

Ta có kết quả trong bảng sau:

Ta thấy P-value của thống kê F = 0,2031 > 0,05 nên H0 bị bác bỏ hay

= 0, điều này cho ta thấy rằng rủi ro của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ giá giao ngay ở thời kì trễ (t-1) không ảnh hưởng đến rủi ro của tỷ giá giao ngay ở thời kì hiện tại t.

Sử dụng kiểm định Wald Test:

Equation: ARCHUSD Null Hypothesis: C(4)=0 F-statistic 0.267730 Probability 0.605272

Theo kết quả bảng trên ta có:

P_value của thống kê F = 0,605272 > = 0.05 và P_value của thống kê

= 0,604859 > = 0.05, nên không có cơ sở bác bỏ H0, hay rủi ro tỷ giá không ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá giao ngay của EUR với VNĐ tại thời điểm t.

3 Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của JPY với VNĐ ( E JPY(t) ).

3.1 Kiểm định tính dừng của E JPY(t)

1 Xét mô hình: ( Ut là nhiễu trắng ).

Trước hết ta vẽ đồ thị xem EJPY(t) có chứa biến xu thế và hệ số chặn không.Đồ thị của EJPY(t) được vẽ trong bảng 15 phụ lục

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy EJPY(t) có những giai đoạn nó giảm rất mạnh nhưng có những giai đoạn nó lại tương đối ổn định, do vậy EJPY(t) không chứa biến xu thế nhưng có hệ số chặn.Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định tính dừng là kiểm định ngiệm đơn vị, ta có kết quả ở bảng 16 phụ lục Để kiểm định tính dừng của EJPY(t) ta kiểm định cặp giả thiết sau:

Theo kiểm định ADF ta thấy với mức ý nghĩa Vậy chuỗi EJPY(t) là chuỗi dừng không có xu thế.

LẬP DANH MỤC GỒM 3 LOẠI NGOẠI TỆ EUR, JPY, SGD SAO

RO CỦA DANH MỤC LÀ NHỎ NHẤT

Xét hệ phương trình tuyến tính.

V.x Trong đó V là ma trận hiệp phương sai của chuỗi tỷ giá 3 loại ngoại tệ EUR, JPY, SGĐ.

1 Lập danh mục mua 3 loại ngoại tệ như sau:

Ma trận Vm của tỷ giá mua 3 loại ngoại tệ như sau:

Ta có ma trận hiệp phương sai của tỷ giá mua 3 loại ngoại tệ EUR, JPY, SGĐ

Giải hệ phương trình : Vm.x =1  xi = 

Trong đó là tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong cả danh mục mua ngoại tệ:

Vậy danh mục tỷ giá mua có rủi ro thấp nhất là:

Trong một danh mục mua 3 loại ngoại tệ EUR, JPY, SGĐ, để rủi ro của danh mục mua này là nhỏ nhất thì nên mua 100.5809% ngoại tệ JPY, bán 0.543% ngoại tệ EUR, bán 0.038% ngoại tệ SGD

2 Lập danh mục bán 3 loại ngoại tệ EUR, JPY, SGĐ.

Ma trận Vb của tỷ giá bán 3 loại ngoại tệ như sau:

Ma trận hiệp phương sai của tỷ giá bán 3 loại ngoại tệ EUR, JPY, SGĐ.

Giải hệ phương trình sau:

Vb.x = => xi = => Vậy danh mục bán tỷ giá của 3 loại ngoại tệ mà có rủi ro thấp nhất là:

Trong một danh mục bán 3 loại ngoại tệ EUR, JPY, SGĐ, để rủi ro của danh mục bán này là nhỏ nhất thì nên bán 100,3914% ngoại tệ JPY, nên mua 0,262% ngoại tệ EUR, mua 0,129% ngoại tệ SGĐ

Do ở đây mục đích là chỉ giảm thiểu rủi ro cho cả danh mục ngoại tệ mà chúng ta chưa quan tâm đến lợi nhuận thu được từ các ngoại tệ này, nên trong kết quả trên ta thấy chủ yếu tập trung đầu tư vào ngoại tệ JPY vì nó ít rủi ro hơn so với SGD, EUR.Phương pháp này có nhược điểm rất lớn đó là chúng ta chưa tính đến lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các loại ngoại tệ nói trên.

Tóm lại, trong chương này chúng ta đã phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro tỷ giá của 3 loại ngoại tệ và chúng ta đã so sánh được rủi ro tỷ giá của ngân hàng Đông á so với NHNN.Và từ việc phân tích và đánh giá này sẽ giúp chúng ta đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối cho Đông Á nói chung và cho ngân hàng nói riêng.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ

Giải pháp về công nghệ

Công nghệ là chìa khoá để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hạn chế rủi ro, vì vậy:

- Cần trang bị thêm hệ thống EBS nếu được sự cho phép của ngân hàng nhà nước để hệ thống thông tin được toàn diện hơn.Đây là hệ thống giao dịch khớp lệnh tự động cung cấp cho các nhà kinh doanh một mức tỷ giá thực đang giao dịch trên thị trường mà các nhà kinh doanh chỉ cần nạp lệnh vào hệ thống này và nếu có ngân hàng nào đó yết giá khớp với lệnh trên thì lệnh đó sẽ được thực hiện.

- Tạo lập được những nền tảng cần thiết để phát triển các dịch vụ và hoạt động giao dịch cầu nối (BTRS – Bridge Trading Room System) tận dụng dữ liệu thị trường để phục vụ cho các giao dịch kinh doanh ngoại tệ hàng ngày.

- Chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho bộ phận phân tích và dự báo.

Giải pháp về tổ chức và nhân sự

Nên xây dựng phòng kinh doanh ngoại tệ theo mô hình đạt tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các bộ phận sau:

- Bộ phận kinh doanh trực tiếp: Bao gồm các nhà kinh doanh tiền tệ là những người ra các quyết định mua bán một đồng tiền nào đó.Thông thường trong bộ phận gồm hai nhóm nhân viên kinh doanh chính: các nhà kinh doanh phụ trách khách hàng (Dealer) và những nhà kinh doanh ngoại hối chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi vị thế hối đoái của ngân hàng (trader).

* Dealer có một số nhiệm vụ sau :

+ Trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá khi cần thiết.

+ Marketing cho bộ phận kinh doanh tiền tệ của ngân hàng tức là hỗ trợ cho khách hàng những thông tin cần thiết về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá.

+ Tư vấn trong giao dịch mua bán tiền tệ cho khách hàng của mình.

+ Trả lời các câu hỏi về yết giá của các dealer.

+ Kinh doanh đầu cơ bằng cách mua thấp bán cao.

+ Theo dõi các lệnh mua bán của khách hàng.

- Bộ phận kế toán điều vốn: Là bộ phận chịu trách nhiệm về việc thanh toán cho ngân hàng đối tác cho mỗi giao dịch đã được thực hiện tại bộ phận kinh doanh Họ cũng chịu trách nhiệm về việc theo dõi hạn mức tín dụng, hoạch toán các bút toán cần thiết.

- Bộ phận trung gian : Là bộ phận hoàn toàn chịu trách nhiệm theo dõi hạn mức tín dụng, hạn mức giao dịch, theo dõi lãi lỗ trong kinh doanh ngoại tệ, chịu trách nhiệm phối hợp với hai bộ phận kiểm tra nội bộ và kiểm toán để theo dõi và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.

Giải pháp về kĩ thuật kinh doanh

- Duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Thứ nhất, đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ ngân hàng nên sử dụng một nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tương ứng.Khi số dư tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng tăng lên do khách hàng gửi nhiều ngoại tệ vào ngân hàng, ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ, mở rộng cho vay ngoại tệ hoặc mua các giấy tờ có giá phát hành bằng ngoại tệ tương ứng với phần tiền gửi bằng ngoại tệ tăng thêm tại ngân hàng.Ngược lại, khi khách hàng rút tiền gửi bằng ngoại tệ ra nhiều làm giảm số dư tiền gửi ngoại tệ, ngân hàng nên hạn chế cho vay, tích cực thu hồi các khoản vay quá hạn.

Thứ hai, ngân hàng nên tham gia các giao dịch về ngoại tệ sao cho tổng các giá trị hợp đồng mua vào một ngoại tệ nào đó bằng tổng giá trị các hợp đồng bán ra của ngoại tệ đó Tuy nhiên, việc duy trì cân xứng các khoản mục trong Bảng cân đối tài sản một cách tuyệt đối là hết sức khó khăn và ngân hàng không thể chủ động được vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu vay, gửi của khách hàng.

Thứ ba, ngân hàng không nên duy trì trạng thái mở của một đồng tiền ở mức độ lớn để tránh những tổn thất lớn khi tỷ giá biến động Bởi lẽ, theo QĐ 1081/2002/QĐ-NHNN, tổng trạng thái ngoại hối mở ở mức 30% vốn tự có của ngân hàng, trong đó không phân biệt đồng USD( trước đây quy định đồng USD không vượt +/- 15% VTC ).Thực ra việc quy định cũng xuất phát từ thực tế giao dịch trong ngân hàng xuất phát từ đồng USD nhiều, giải quyết được nhu cầu căng thẳng trong ngân hàng Tuy nhiên, đứng ở góc độ quản lý rủi ro không nên lạm dụng điều này quá sẽ gây rủi ro tỷ giá

Xây dựng tỷ giá các loại ngoại tệ so với VND một cách linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và lợi nhuận, tăng trưởng nguồn vốn và có ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng.

- Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đa đạng hoá lại là một kiểu chiến lược kinh doanh khác bằng cách giữ nhiều tài sản mang tính rủi ro thay vì tập trung vào một hay vài loại tài sản nhất định.Lựa chọn danh mục đầu tư bên cạnh việc tính toán mức lợi nhuận cao nhất phải tính toán đến tổng mức rủi ro của danh mục Chiến lược này cần phải được thiết kế và chú trọng vào ba phương diện: Loại hình nghiệp vụ, loại ngoại tệ, thị trường và các giải pháp tương ứng sau :

+ Giải pháp thứ nhất là phải đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh.ở nước ta hiện nay, đồng tiền dùng giao dịch ngoại thương chủ yếu là USD, do vậy trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng đều lựa chọn đồng tiền này.Trong điều kiện đa phương hoá và đa dạng hoá các mặt hoạt động kinh tế đối ngoại, các đồng tiền của các quốc gia khác như SGD, JPY, EUR…ngày càng được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ ở các nước thì việc sử dụng chủ yếu một laọi ngoại tệ như hiện nay đã ảnh hưởng đến sự mở rộng giao lưu kinh tế hàng hoá với nhiều nước trên thế giới.Do vậy, khi tỷ giá USD thay đổi thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị ảnh hưởng nặng nề, hiệu quả kinh doanh ngoại tệ hầu như bị phụ thuộc vào sự tăng giảm vủa tỷ giá.Hơn nữa, việc kinh doanh nhiều loại ngoại tệ khác ngoài USD cũng là một phương pháp tăng lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ do chênh lệch giữa giá bán ra, mua vào các loại ngoại tệ này lớn hơn nhiều so với USD.

+ Giải pháp thứ hai là đa dạng hoá loại hình nghiệp vụ kinh doanh.Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM chủ yếu mới thực hiện ngiệp vụ giao ngay, còn các nghiệp vụ khác như mua bán có kỳ hạn, SWAP quyền chọn thì mới được triển khai với số lượng khiêm tốn và chỉ giới hạn ở một số ngân hàng.Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang tính đơn giản,chưa có sự kết hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ và hoạt động dự trữ, đầu cơ còn dừng ở mức độ nhất định.Căn cứ vào tình hình thực hiện các loại hình kinh doanh ngoại tệ hiện nay, trước mắt ngân hàng nên đẩy nhanh việc ký thoả thuận ISDA đối với các đối tác nước ngoài để thực hiện các giao dịchOption trên thị trường quốc tế.Xúc tiến việc thực hiện nghiệp vụ Option ở trong nước và xây dựng mối quan hệ về nghiệp vụ chặt chẽ với nước ngoài là một việc làm hết sức cần thiết mang tính chất quyết định để thực hiện thành công và phát triển nghiệp vụ này Sau khi ký thoả ước ISDA thì các ngân hàng nên thực hiện nghiệp vụ SWAP lãi suất như hiện nay nếu không triển khai ngay nghiệp vụ này thì các ngân hàng có khả năng đối mặt với rủi ro lớn về lãi suất, nếu lãi suất quốc tế tăng mỗi năm 1% thì ngân hàng sẽ mất 2.75 triệu USD mỗi năm và ngược lại nếu lãi suất trên thị trường quốc tế giảm thì sẽ được hưởng lợi một khoản tương ứng.Ngoài ra, để góp phần thêm phong phú các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước tốt hơn thì bên cạnh việc phát triển các nghiệp vụ bán kỳ hạn, các ngân hàng thương mại cũng nên tăng cường thêm cả nghiệp vụ mua kỳ hạn.Đa dạng hoá các loại hình giao dịch trên thị trường sẽ tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro trước những biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong tương lai giúp cho các nhà xuất nhập khẩu, các đơn vị kinh tế chủ động trong kinh doanh, thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái Việt Nam.

+ Giải pháp thứ ba là phải có định hướng, kế hoạch để tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên cả thị trường trong và ngoài nước.Trước hết, đối với thị trường trong nước, việc mở rộng mạng lưới giao dịch nên tập trung vào các vùng có tiềm năng phát triển kinh tế, có hiệu quả đầu tư cao, đặc biệt có hoạt động xuất nhập khẩu, vì đó là nơi có nhu cầu cao về sử dụng các dịch vụ ngân hàng.Càng nhiều chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu, qui mô kinh doanh của ngân hàng càng lớn, nhu cầu về vốn và chuyển đổi ngoại tệ càng nhiều, đồng thời sự tích luỹ vốn tiền gửi cho ngân hàng càng lớn.Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế cần nhanh chóng nghiên cứu các thị trường khu vực, nâng cấp và mở rộng văn phòng đại diện công ty tài chính đồng thời triển khai thành lập mới các chi nhánh và văn phòng đại diện Châu Á, Châu ÂU, Châu MỸ.Mở rộng thị trường sẽ giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của mình.Có điều kiện học hỏi thêm để chuẩn hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ, mặt khác sẽ góp phần tăng thêm doanh số và lợi nhuận từng bước phát triển và hội nhập với các ngân hàng quốc tế.

Ngày đăng: 26/07/2023, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w