1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thi kết thúc học phần môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của công nghệ blockchain đến chuỗi cung ứng xanh và kinh doanh bền vững
Tác giả Trần Duy Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Chi
Trường học Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Chuyên ngành Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thể loại bài thi
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 664,12 KB

Nội dung

- Luận cứ thực tiễn: o Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:  Mô hình SEM cho thấy các khía cạnh của chuỗi cung ứng xanh thiết kế xanh, cung ứng xanh, đào tạo xanh, sản xuất xanh

Trang 1

1

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

-o0o -

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Sinh viên: Trần Duy Anh

Ngày sinh: 03/11/2003

Mã sinh viên: B21DCCN161

Lớp: D21CNPM02

Giảng viên : Nguyễn Thị Kim Chi

Hà Nội, tháng 2024

Trang 2

Câu 1: Công trình khoa học được chọn: “Tác động của công nghệ blockchain đến chuỗi cung ứng xanh và kinh doanh bền vững”

1 Phân tích cấu trúc logic của công trình khoa học

- Công trình khoa học này thuộc thể loại “Công bố kết quả nghiên cứu”, vậy nên cấu trúc logic của bài báo khoa học trên lý thuyết gồm các phần:

o Đặt vấn đề

o Luận điểm

o Luận cứ

o Phương pháp

- Dựa theo cấu trúc logic thực tế trong công trình khoa học trên, các phần được đưa ra:

o Đặt vấn đề

o Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

o Phương pháp nghiên cứu

o Kết luận

2 Xác định một vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của công trình khoa học

- Tác động của công nghệ blockchain đến chuỗi cung ứng xanh và kinh doanh bền vững

3 Chỉ rõ một luận điểm được tác giả trình bày trong công trình khoa học và chỉ

ra ít nhất 2 luận cứ được tác giả sử dụng để chứng minh luận điểm

- Luận điểm: Chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa công nghệ blockchain và kinh doanh bền vững

- Luận điểm được trích dẫn trong đoạn trích sau:

 "Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình đạt được độ

tương thích với dữ liệu thị trường yếu tố blockchain (BCT) tác động tới kinh doanh bền vững (STB) thông qua chuỗi cung ứng xanh (GSC) ở 4 khía cạnh: thiết kế xanh (GD), cung ứng xanh (GP), đào tạo xanh (GTD), và sản xuất xanh (GM) Tác động gián tiếp của BCT lên STB thông qua các khía cạnh này đều có hệ số tác động dương và ý nghĩa thống kê."

 "Mặt khác, công nghệ blockchain tác động thông qua

yếu tố chuỗi cung ứng xanh bao gồm thiết kế xanh, cung ứng xanh, đào tạo xanh và sản xuất xanh, từ đó chuyển đổi thành kinh doanh bền vững."

Trang 3

- Luận cứ lý thuyết:

o Tính trung gian của chuỗi cung ứng xanh: Chuỗi cũng ứng xanh giúp loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường từ chuỗi cung ứng truyền thống Các khía cạnh như thiết kế xanh, cung ứng xanh, đào tạo xanh và sản xuất xanh tạo nên sự bền vững trong hoạt động kinh doanh (Zhang et al., 2020; Khan et al., 2022)

o Stakeholder Theory: Lý thuyết này nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, và tổ chức môi trường Chuỗi cung ứng xanh là phương tiện để đạt được mục tiêu này thông qua việc tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu tác động môi trường (Freeman, 1984)

- Luận cứ thực tiễn:

o Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

 Mô hình SEM cho thấy các khía cạnh của chuỗi cung ứng xanh (thiết kế xanh, cung ứng xanh, đào tạo xanh, sản xuất xanh) đóng vai trò trung gian, kết nối công nghệ blockchain với kinh doanh bền vững Tác động gián tiếp của blockchain thông qua các yếu tố này đều được chứng minh với mức ý nghĩa cao

 Kết quả tại Bảng 3 cho thấy mức ý nghĩa (P-value) <0,05, nghĩa là yếu tố BCT tác động tới STB thông qua GSC ở 4 khía cạnh GD, GP, GTD và GM Tác động gián tiếp của BCT lên biến STB thông qua biến trung gian của 4 khía cạnh GSC có các hệ số tác động dương Như vậy, trong mô hình nghiên cứu này, BCT ảnh hưởng tới STB thông qua 4 yếu tố của GSC

o Phát hiện từ phân tích dữ liệu:

Trang 4

 Dữ liệu khảo sát từ 457 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy blockchain không chỉ tác động trực tiếp mà còn tác động gián tiếp thông qua chuỗi cung ứng xanh Ví

dụ, blockchain hỗ trợ thiết kế xanh bằng cách tối ưu hóa việc

sử dụng nguyên liệu và sản xuất xanh bằng cách giảm thiểu lượng khí thải

 "Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình đạt được độ

tương thích với dữ liệu thị trường yếu tố BCT tác động tới STB thông qua GSC ở 4 khía cạnh: GD, GP, GTD, và

GM Tác động gián tiếp của BCT lên biến STB thông qua biến trung gian của 4 khía cạnh GSC có các hệ số tác động dương."

 "Trong số 457 phiếu trả lời hợp lệ, kết quả cho thấy

blockchain tác động tích cực đến chuỗi cung ứng xanh và thông qua đó ảnh hưởng tới kinh doanh bền vững Đặc biệt, thiết kế xanh (GD) và sản xuất xanh (GM) là những khía cạnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi blockchain, giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu và giảm thiểu khí thải trong sản xuất."

4 Chỉ ra một phương pháp lập luận (diễn dịch, quy nạp, loại suy) được tác giả

sử dụng trong quá trình tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm Chỉ rõ nội dung tác giả đã áp dụng phương pháp đó

- Phương pháp lập luận: Diễn dịch

- Luận điểm được chứng minh: Công nghệ blockchain có tác động tích cực đến kinh doanh bền vững thông qua chuỗi cung ứng xanh

- Cách tác giả áp dụng phương pháp diễn dịch:

o Tác giả sử dụng phương pháp diễn dịch bằng cách bắt đầu từ các lý thuyết chung để dẫn đến các lập luận cụ thể nhằm chứng minh luận điểm rằng công nghệ blockchain tác động tích cực đến kinh doanh bền vững thông qua chuỗi cung ứng xanh Trước tiên, lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) được sử dụng để chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp và các tổ chức môi trường Để làm điều này, doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi cung ứng xanh và blockchain là công cụ hỗ trợ quan trọng nhờ tính minh bạch và khả năng tối ưu hóa quy trình Bên cạnh đó, lý thuyết dựa trên nguồn

Trang 5

lực (Resource-Based View) được sử dụng để giải thích rằng blockchain là nguồn lực nội tại giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất, cải thiện khả năng đáp ứng thị trường và giảm thiểu tác động môi trường Từ các lý thuyết này, tác giả suy luận ra các giả thuyết

cụ thể, chẳng hạn như blockchain tác động đến kinh doanh bền vững thông qua các khía cạnh của chuỗi cung ứng xanh, bao gồm thiết kế xanh, cung ứng xanh, đào tạo xanh và sản xuất xanh Những giả thuyết này sau đó được kiểm chứng thông qua mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) và dữ liệu thực nghiệm từ khảo sát 457 doanh nghiệp tại TP.HCM Kết quả phân tích chỉ ra rằng blockchain có tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua chuỗi cung ứng xanh đến kinh doanh bền vững, với các hệ số tác động dương và ý nghĩa thống kê cao Từ các phát hiện thực nghiệm và căn cứ lý thuyết, tác giả kết luận rằng blockchain không chỉ cải thiện khả năng đáp ứng thị trường mà còn giảm thiểu khí thải, tối

ưu hóa nguồn lực và thúc đẩy hiệu quả bền vững trong chuỗi cung ứng xanh, qua đó khẳng định vai trò của blockchain trong việc thúc đẩy kinh doanh bền vững

5 Chỉ ra một nội dung có giá trị gợi ý cho một hướng nghiên cứu mới liên quan tới một mặt yếu nào đó trong công trình khoa học:

- Chỉ rõ nội dung gợi ý này được rút ra từ luận điểm, luận cứ hay luận chứng

- Từ vấn đề nghiên cứu đã phát hiện, hãy đề xuất một ý tưởng khoa học

- Trong phần kết luận, tác giả đã nêu ra những hạn chế của nghiên cứu:

o "Nghiên cứu này chỉ mới đánh giá vai trò trung gian của 4 khía cạnh trong chuỗi cung ứng xanh (thiết kế xanh, cung ứng xanh, đào tạo xanh và sản xuất xanh) tới kinh doanh bền vững

mà chưa xem xét tác động qua lại của nội bộ 4 khía cạnh này vận hành trong chuỗi cung ứng xanh."

- Nội dung của gợi ý này được rút ra từ luận chứng:

o Luận chứng là phần chứng minh hoặc trình bày kết quả và hạn chế

từ nghiên cứu hiện tại, đóng vai trò nền tảng để gợi mở hướng nghiên cứu mới

o Luận điểm là nội dung mà nghiên cứu muốn chứng minh

o Luận cứ là các lý thuyết hỗ trợ cho luận điểm

Trang 6

o Hạn chế của nghiên cứu là kết quả của phân tích thực nghiệm, không nằm trong phần trình bày luận điểm hay luận cứ

- Đề xuất một ý tưởng khoa học: “Phân tích tác động qua lại của nội bộ 4 khía cạnh vận hành trong chuỗi cung ứng xanh”

Câu 2: Đề tài nghiên cứu khoa học: “Tác động của việc tiêu thụ cà phê lên sức khỏe tim mạch”

I Đặt vấn đề:

- Cà phê, một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới, được ưa chuộng nhờ tác dụng tăng cường tỉnh táo, cải thiện phản xạ và năng suất làm việc Tuy nhiên, mối lo ngại đã được đặt ra về việc cà phê có thể gây loạn nhịp tim và tăng huyết áp Từ thập niên 1960, cà phê từng được coi là yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh mạch vành

- Người Mỹ tiêu thụ khoảng 5,1 kg cà phê/người/năm, tương tự như người châu Âu Lượng caffeine trong một tách cà phê tự pha dao động từ

30-175 mg, với tác dụng kích thích nhờ ức chế thụ thể adenosine Tuy nhiên, caffeine không hoàn toàn an toàn, đặc biệt trong thai kỳ, khi nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ không quá 300 mg

caffeine/ngày

- Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Tác động của việc tiêu thụ cà phê lên sức khỏe tim mạch”

II Tổng quan nghiên cứu

- Tác giả đã tìm kiếm tài liệu trên cơ sở dữ liệu PubMed/MEDLINE để thu thập các bài báo liên quan, sử dụng kết hợp các từ khóa như “coffee,”

“coffee consumption,” “cardiovascular diseases,” “hypertension,”

“cholesterol,” “myocardial infarct,” và“atrial fibrillation”

- Tác giả lựa chọn các nghiên cứu để phát hiện các mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê và các bệnh lý tim mạch khác nhau Bài báo này tổng hợp các phát hiện từ nghiên cứu trước đây và nghiên cứu gần đây về chủ đề này

III Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu của công trình khoa học này là đánh giá mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê và sức khỏe tim mạch Cụ thể:

Trang 7

o Tổng hợp các cập nhật lâm sàng liên quan đến ảnh hưởng của việc uống cà phê đến tỷ lệ tử vong và bệnh tật liên quan đến bệnh tim mạch

o Khám phá các tác động của cà phê lên các yếu tố: huyết áp, cholesterol, suy tim, rung nhĩ, bệnh mạch vành và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân

o Làm rõ vai trò của các yếu tố như phương pháp pha chế cà phê, mức độ tiêu thụ và yếu tố di truyền

- Nghiên cứu này cung cấp tổng quan về các phát hiện gần đây, từ đó đánh giá tiềm năng của cà phê được sử dụng như một phần của lối lành mạnh

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tác động của cà phê đến sức khỏe tim mạch chủ yếu tập trung vào các đối tượng là người trưởng thành, đặc biệt là những người tiêu thụ cà phê với các mức độ khác nhau và những người không uống cà phê hoặc uống cà phê decaffeinated (không chứa caffeine) Các đối tượng này có độ tuổi từ thanh niên đến trung niên, bao gồm cả nam và nữ, trong đó một số nghiên cứu còn phân biệt theo nhóm tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe Những người tham gia nghiên cứu cũng được phân loại theo thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn uống, lối sống, cũng như các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa caffeine trong cơ thể Các nghiên cứu cũng thường loại trừ những đối tượng đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao hoặc mắc các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng Do đó, đối tượng nghiên cứu không chỉ

là những người uống cà phê mà còn là những người có thói quen sống khác nhau, từ đó giúp xác định tác động của cà phê đối với sức khỏe tim mạch trong các nhóm người có yếu tố nguy cơ khác nhau

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu trong các công trình khoa học

về cà phê và sức khỏe tim mạch rất rộng và đa dạng, bao gồm các nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu quan sát, và các nghiên cứu dài hạn được thực hiện trên quy mô lớn Các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Á, với các nhóm đối tượng tham gia từ nhiều nền văn hóa và điều kiện sống khác nhau Phạm vi nghiên cứu không chỉ tập trung vào các yếu tố như mức độ tiêu thụ cà phê mà còn mở rộng ra việc xem xét ảnh hưởng của cách chế biến cà phê (như cà phê pha phin, cà phê không lọc hay cà phê xanh) đến sức khỏe tim mạch Một trong những yếu tố đặc biệt được

Trang 8

nghiên cứu là sự khác biệt về hoạt động của enzyme CYP1A2, có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa caffeine, vì điều này có thể giải thích

sự khác biệt trong tác động của cà phê đối với huyết áp và các vấn đề tim mạch Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn đánh giá mối liên hệ giữa tiêu thụ cà phê và các chỉ số sức khỏe như cholesterol, huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng như tỷ lệ tử vong liên quan đến các bệnh lý tim mạch Nhờ vào phạm vi nghiên cứu rộng lớn này, các nhà khoa học có thể xác định rõ hơn những yếu tố có thể làm thay đổi tác động của cà phê đến sức khỏe tim mạch, từ đó đưa ra các kết luận có giá trị trong việc khuyến nghị lượng cà phê tiêu thụ hợp lý

V Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu trong công trình khoa học này:

o Liệu mức tiêu thụ cà phê có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số sức khỏe tim mạch như huyết áp, cholesterol, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong hay không?

o Liệu tiêu thụ cà phê có làm tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ?

o Mức độ tiêu thụ cà phê nào là an toàn và có lợi cho sức khỏe và tim mạch, và mức tiêu thụ nào có thể gây hại?

o Các yếu tố như di truyền, thói quen hút thuốc, và cách chế biến cà phê có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tiêu thụ cà phê và sức khỏe tim mạch không?

- Giả thuyết nghiên cứu:

o Tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải (1-3 tách mỗi ngày) có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, trong khi tiêu thụ cà

phê quá nhiều (hơn 4 tách mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là đối với những người không thể chuyển hóa caffeine nhanh chóng Điều này được hỗ trợ bởi

nghiên cứu của Rodriguez-Artalejo và López-Garcia (2018),

trong đó tiêu thụ cà phê mức độ vừa phải (3 đến 5 tách mỗi ngày) liên quan đến việc giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong khi lượng tiêu thụ quá cao không làm gia tăng nguy cơ (Rodriguez-Artalejo & López-Garcia, 2018)

o Cà phê không lọc (boiled coffee) có thể làm tăng mức cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong khi cà phê lọc

(filtered coffee) không có tác dụng này do loại bỏ các hợp chất

Trang 9

diterpene, như cafestol và kahweol, là các chất có khả năng làm

tăng cholesterol Nghiên cứu của Post và công sự (1997) và

Sarriá và cộng sự (2018) cho thấy cà phê không lọc có thể giúp

giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách cải thiện sự chuyển hóa cholesterol HDL (Post và cộng sự., 1997; Sarriá và cộng sự, 2018)

o Cà phê có thể có tác dụng bảo vệ đối với các bệnh tim mạch

nhờ vào các chất chống oxy hóa và khả năng giảm viêm trong

cơ thể, đặc biệt là ở những người không hút thuốc và có khả năng

chuyển hóa caffeine tốt Một nghiên cứu của Fan và cộng sự

(2018) đã chỉ ra rằng chlorogenic acid trong cà phê có thể giúp ức

chế viêm và giảm tác động của stress oxy hóa, từ đó bảo vệ hệ thống tim mạch (Fan và cộng sự., 2018)

o Việc tiêu thụ cà phê sau một cơn nhồi máu cơ tim (myocardial infarction) không làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh tim mạch

và có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt ở những người

tiêu thụ cà phê mức độ vừa phải Nghiên cứu của Silletta và cộng

sự (2007) không tìm thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ cà phê mức độ

vừa phải và sự tái phát của bệnh tim mạch ở bệnh nhân đã trải qua cơn nhồi máu cơ tim (Silletta và cộng sự, 2007)

VI Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp (Meta-analysis): Để đánh giá mối quan hệ giữa việc tiêu thụ cà phê và huyết áp, nghiên cứu này thực hiện một phân tích tổng hợp (meta-analysis) các nghiên cứu lâm sàng có liên quan Phương pháp này cho phép tổng hợp dữ liệu từ 11 nghiên cứu lâm sàng trước đó, với tổng số 522 đối tượng tham gia, nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về tác động của cà phê đối với huyết áp Phân tích tổng hợp giúp tăng cường độ tin cậy của kết quả bằng cách kết hợp các kết luận từ các nghiên cứu độc lập, điều này giúp làm rõ mối quan hệ giữa mức tiêu thụ cà phê và huyết áp ở các đối tượng khác nhau Việc sử dụng phương pháp này giúp giảm thiểu các yếu tố gây nhiễu trong các nghiên cứu đơn lẻ và cung cấp bằng chứng mạnh mẽ hơn về tác động của cà phê đối với sức khỏe tim mạch (Jee và cộng sự, 1999)

- Nghiên cứu theo nhóm đối tượng (Cohort study): Một phần quan trọng

trong nghiên cứu này là áp dụng phương pháp cohort study để theo dõi

mối quan hệ giữa tiêu thụ cà phê và sự phát triển của bệnh cao huyết áp

Trang 10

Nghiên cứu này được thực hiện với một nhóm lớn 8,780 người trưởng thành từ Brazil, theo dõi họ qua thời gian để xem xét liệu mức tiêu thụ cà phê (1-3 tách mỗi ngày) có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hay không Nhóm nghiên cứu này được phân thành các nhóm khác nhau dựa trên thói quen uống cà phê của họ, và phân tích các yếu tố như thói quen hút thuốc, tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất để điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu Phương pháp nghiên cứu này giúp đánh giá mối quan

hệ giữa yếu tố nguy cơ (tiêu thụ cà phê) và kết quả sức khỏe (huyết áp) theo cách thức tự nhiên, không can thiệp vào hành vi của đối tượng

(Miranda và cộng sự, 2021)

- Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Controlled Trial – RCT): Để đánh giá tác động của cà phê xanh đối với huyết áp, nghiên cứu này thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) với thiết kế đơn giản nhưng rất hiệu quả Các đối tượng tham gia được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm tiêu thụ cà phê xanh và nhóm đối chứng không tiêu thụ cà phê xanh Mục tiêu là xác định xem cà phê xanh có ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu hay không, và liệu có sự thay đổi đáng kể nào giữa hai nhóm này sau một thời gian thử nghiệm Phương pháp RCT giúp kiểm soát các yếu tố gây nhiễu một cách chặt chẽ và xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ cà phê xanh và huyết áp, từ đó cung cấp

dữ liệu có giá trị hơn về tác động của loại cà phê này đối với sức khỏe tim mạch (Revuelta-Iniesta và cộng sự, 2014)

- Nghiên cứu di truyền (Genetic study): Một yếu tố quan trọng trong

nghiên cứu này là sự khác biệt di truyền trong cách cơ thể chuyển hóa

caffeine, đặc biệt là gen CYP1A2, một gen quan trọng trong quá trình

chuyển hóa caffeine Để tìm hiểu tác động của gen này đối với mối quan

hệ giữa tiêu thụ cà phê và huyết áp, nghiên cứu này tiến hành một nghiên cứu di truyền, trong đó phân loại đối tượng tham gia thành nhóm "chậm chuyển hóa" và "nhanh chuyển hóa" caffeine dựa trên gen CYP1A2 Phân tích này giúp hiểu rõ hơn về cách thức mà các biến thể gen có thể ảnh hưởng đến sự tương tác giữa tiêu thụ cà phê và huyết áp Nghiên cứu này cho phép xác định liệu những người có khả năng chuyển hóa caffeine nhanh có giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp khi uống cà phê, so với những người chuyển hóa chậm, từ đó làm rõ mối quan hệ di truyền và tác động của cà phê đối với sức khỏe tim mạch (HARVEST và cộng sự, 2009)

Ngày đăng: 04/12/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w