Sự cần thiết nâng cao hiệu quả vai trò công tác truyền thông trong bảovệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên truyền hình.Ch ơngƣ 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦQUYỀN
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
🙦🙤
BÀI THI GIỮA KỲ
MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Họ và tên Học viên: KŨI NIA COP XI COP BUNHIA COP Ờ KY
Mã số: 2988020008
Lớp, khóa: Quản lý PTHT và BMĐT 29.2
Hà Nội, 2023
Trang 2Đề bài: Anh (chị) hãy lựa chọn một vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực
chuyên ngành được đào tạo Đặt tên đề tài nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết cho đề tài đó:
1 Tên đề tài nghiên cứu
2 Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết cho đề tài đó
BÀI LÀM
1 Tên đề tài nghiên cứu: Quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam hiện nay
2 Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết cho đề tài đó: được trình bày từ trang 03 đến trang 18
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Tình hình nghiên cứu
3 Mục đích, mục tiêu/nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối t ợng, ƣ khách thể, phạm vi nghiên cứu
5 Giả thuyết nghiên cứu, khung nghiên cứu
6 Cơ sở lý luận và ph ơng ƣ pháp nghiên cứu
7 Đóng góp mới của đề tài
8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
9 Kết cấu đề tài:
Ch ơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ƣ THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN TRUYỀN HÌNH
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2 Các yếu tố cơ bản của quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên truyền hình
1.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả vai trò công tác truyền thông trong bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên truyền hình
Ch ơng ƣ 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH QUỐC PHÒNG VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm tình hình về quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
2.2 Thực trạng quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
2.3 Thành công, hạn chế trong quản lý và nguyên nhân
Ch ơng ƣ 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
C ỜNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH Ƣ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN TRUYỀN HÌNH QUỐC PHÒNG VIỆT NAM
Trang 43.1 Những vấn đề đặt ra từ thực quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam 3.2 Giải pháp tăng cường quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
3.3 Một số khuyến nghị tăng cường quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới quốc gia trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Biên giới quốc gia là ranh giới pháp lý quốc tế, là “phên dậu” xác định không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là không gian hợp tác, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới Vì vậy, biên giới quốc gia có
vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay Biên giới quốc gia của Việt Nam bao gồm: Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không
Hiện nay, tình hình thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển chi phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng Các quốc gia chuyển từ biên giới ngăn cách sang biên giới hợp tác; giải quyết bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, theo pháp luật quốc tế là xu hướng chủ đạo Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh cục
bộ Các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh quyết liệt; tận dụng ưu thế kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ; sử dụng “sức mạnh mềm”, “biên giới mềm”, không gian vũ trụ, không gian mạng để đẩy mạnh sự can dự, gây sức ép về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, xâm phạm biên giới địa lý của các quốc gia khác, thậm chí mưu toan “vẽ lại” đường biên giới Chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, làn sóng di dân có tình huống khủng hoảng ở các nước láng giềng tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, lãnh thổ và công tác
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của ta
Trong nước, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên các lĩnh vực; địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn; vấn
đề an ninh phi truyền thống, tình trạng di cư tự do, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm về ma túy, mua bán người, tội phạm xuyên quốc gia - xuyên biên giới, xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại sẽ gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó kiểm soát; việc đàm phán phân giới cắm mốc trên tuyến biên
Trang 6giới Tây Nam và quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh và công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt đồng thời coi trọng việc duy trì và phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định Đây vừa là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Diễn biến tình hình và yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và nâng cao chất lượng quản lý thông tin bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia nói chung và trên truyền hình nói riêng
Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (viết tắt: Truyền hình QPVN) ra đời năm 2013, là 1 trong 7 kênh thiết yếu quốc gia, là cơ quan ngôn luận của Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam Cùng với những thông tin chung về các hoạt động của lực lượng vũ trang và nhân dân, thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo là một trong những nội dung trọng tâm được Kênh xác định Những nỗ lực trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo của các đơn vị quân đội như hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và người dân…luôn được khai thác sâu, với góc nhìn đa chiều Quản lý thông tin bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới đã giúp các chương trình của Kênh Truyền hình QPVN được sản xuất, phát sóng nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ về diễn biến tình hình tại biên giới; chính sách đối ngoại và hoạt động của các nước có liên quan đến vấn đề chủ quyền biên giới; các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở biên giới; các hoạt động đối ngoại song phương, đa phương của Đảng, Nhà nước, Quân
ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng về vấn đề biên giới Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an
Trang 7ninh biên giới trên Kênh Truyền hình QPVN vẫn còn những hạn chế nhất định như việc tổ chức các đợt tuyên truyền trong các thời điểm nóng về an ninh biên giới quốc gia có thời điểm chưa hiệu quả; các chuyên đề về an ninh biên giới còn ít sáng tạo, nặng về chính luận Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên thông tin chưa được phát huy tối đa, tính chất đấu tranh vẫn còn hạn chế
Tình hình an ninh biên giới quốc gia luôn có những diễn biến phức tạp đòi hỏi chúng ta phải chủ động hơn nữa, khắc phục những hạn chế trong công tác thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Xuất phát từ những lý do trên, tác
giả lựa chọn chủ đề: Quản lý thông tin bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu
Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, cán bộ giảng dạy, các nhà báo quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia Tiêu biểu như:
* Nhóm Tài liệu liên quan đến bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia:
- Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Nxb Tư pháp, Hà Nội Cuốn sách đã hệ thống hóa
toàn bộ những văn bản pháp luật, chính sách về biển của Việt Nam, cung cấp cho độc giả cơ sở pháp lý về chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Phùng Quốc Việt (2004), Báo Biên Phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền anh ninh biên giới Quốc gia, Luận văn Thạc sỹ báo chí học Đây là luận văn có
tính ứng dụng cao do tác giả là người làm việc trực tiếp tại Báo Biên phòng Tuy nhiên đề tài bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là một đề tài chung chung, không cụ thể về chủ đề biển đảo
- Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Nghệ thuật quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới”, do tác giả Phạm Hữu Bồng làm chủ nhiệm, bảo vệ
thành công năm 2003 Đề tài chỉ ra công tác quản lý, bảo vệ BGQG luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc nên còn tồn tại lâu dài và ngày càng phức tạp Trong tình hình hiện nay, các vấn đề
an ninh phi truyền thống, quan niệm về “biên giới mềm”… đã và đang đặt ra yêu
Trang 8cầu mới cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn
- Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược bảo vệ biên giới Việt Nam giai đoạn đến năm 2020” Tác
giả Trần Hoa Chủ nhiệm đề tài, bảo vệ thành công năm 2010 Đề tài đã làm rõ những vấn đề cốt lõi của công tác quản lý, bảo vệ BGQG như: xác định tư tưởng, quan điểm chỉ đạo; xây dựng lực lượng chuyên trách; hoàn thiện hệ thống pháp luật; xác định nội dung, biện pháp quản lý, bảo vệ BGQG để từng bước bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý, bảo vệ BGQG
- Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Nghiên cứu hoạt động của Bộ đội Biên phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới đất liền”, do Phó Giáo sư, Tiến
sĩ Hoàng Xuân Chiến làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2011 Đề tài đã phát triển lý luận về quản lý, bảo vệ BGQG của BĐBP và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả BĐBP quản lý, bảo vệ an ninh BGQG đất liền trong điều kiện hiện nay
- Sách chuyên khảo “Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, của Tiến sĩ Đỗ Ích Báu, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân phát hành năm 2011 Nội dung cuốn sách đã làm rõ vai trò của lực lượng BĐBP - là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới, quá trình xây dựng lực lượng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đầu tư trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại và đào tạo chuyên sâu về chính trị, quân sự, pháp luật, nghiệp vụ an ninh, đối ngoại và khoa học kỹ thuật mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG trong thời kỳ hội nhập quốc tế Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình mới
- Nguyễn Thị Hòa (2011), Nâng cao chất lượng chương trình về Biển đảo trên sóng phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ báo chí học.
Thông qua việc nghiên cứu chương trình biển đảo phát sóng trên kênh VOV1 - Đài tiếng nói Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những ưu điểm cũng như điểm hạn chế của chương trình Từ đó, có những đề xuất nâng cao chất lượng chương trình về Biển đảo trên sóng phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam nói riêng cũng như của phát
Trang 9thanh nói chung
- Vương Thị Hà (2014), Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Vấn
đề tuyên truyền về biển đảo được tác giả nghiên cứu trên báo điện tử Việt Nam hiện nay, đề xuất giải pháp tăng cường tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành báo chí học “Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam với vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới đất liền”, Nguyễn Hải Yến,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2016) Nghiên cứu nhằm cung cấp thêm cơ sở
về vai trò tuyên truyền về chủ quyền biên giới đất liền của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam Dựa trên kết quả của nghiên cứu, từ thực trạng tuyên truyền về vấn đề chủ quyền biên giới đất liền của kênh từ đó đưa ra các kiến nghị, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền trong thời gian tới
- Nghị quyết 33-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị
- Đặng Vũ Liêm, Nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới phía Bắc nước ta, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Triết học, Hà
Nội, 1997
* Nhóm Tài liệu liên quan đến Quản lý báo chí và Quản lý thông tin
- Trong cuốn sách “Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới”, PGS TS Nguyễn Thế Kỷ (chủ biên) đề cập đến nội dung
phương thức, sự đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước đối với báo chí; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới
- Luận án tiến sĩ chuyên ngành báo chí học “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam hiện nay”, Chử Kim Hoa,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2009) Nội dung của luận án tập trung làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý báo chí, hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam, khảo sát thực trạng công tác quản
lý nhà nước về báo in trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều
Trang 10sự thay đổi trong đời sống xã hội, những thuận lợi và thách thức đan xen
Trang 11- Đỗ Quý Doãn, “Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam”, NXB Thông tin và truyền thông (2014) Mỗi bài viết trong cuốn sách là những dấu ấn đáng ghi nhớ của một người làm công tác báo chí Trong đó, nhiều bài viết có thể được xem như là sự đánh dấu tiến trình phát triển của hoạt động báo chí nước nhà nói chung và công tác quản lý báo chí Việt Nam nói riêng
- Luận văn “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với báo Đảng hiện nay”, Nguyễn Thị Minh Phương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2010) Nội dung luận văn đi sâu nghiên cứu cách thức và nội dung quản lý Nhà nước với riêng đối tượng báo Đảng
Các công trình nghiên cứu, tác phẩm nêu trên tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, đã đề cập khá sâu sắc hoạt động báo chí, công tác bảo vệ an ninh biên giới của Việt Nam Song do mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, nghiên cứu khác nhau nên những công trình trên chưa đề cập đến việc nâng cao chất lượng quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên truyền hình một cách
cơ bản, có hệ thống với tính chất một đề tài khoa học độc lập Vì vậy tác giả lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý thông tin bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam hiện nay” không trùng lặp với các
công trình khoa học đã nghiệm thu và công bố Những tài liệu có giá trị nêu trên giúp tác giả luận văn nghiên cứu, kế thừa trong việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài
3 Mục đích, mục tiêu/nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và khảo sát thực trạng quản lý thông tin bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên kênh Truyền hình QPVN hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị quản lý thông tin
về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận chung về quản lý thông tin về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia