1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thi giữa kỳ lịch sử báo chí đông nam á

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 245,33 KB

Nội dung

Ngồi ra ngơn ngữ cịn có ngơn ngữ bản xứ của từng quốc gia,tiếng Anh, tiếng Hoa,...Với bề dày lịch sử lâu đời và quá trình giao lưu mạnh mẽ, Đông Nam Álà khu vực đa tôn giáo, như Phật giá

lOMoARcPSD|38839596 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Báo chí & Truyền thông *** BÀI THI GIỮA KỲ MÔN LỊCH SỬ BÁO CHÍ Đề tài: Lịch sử báo chí Đông Nam Á Ngày 19 tháng 4 năm 2023 Giảng viên: Nguyễn Bích Ngọc Nhóm: 9 Lớp: Báo chí CQTT K22K22 1 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 STT Họ và tên Mã số sinh viên Công việc được giao Mức độ hoàn thành 1 Phạm Đức Trí 2256030112 Làm nội dung 100% 2 Trần Thị Thanh 1856180144 Làm nội dung 100% 3 Đặng Thị Huyền 2256030035 Làm powerpoint 100% 4 Nguyễn Trương 2256030028 Làm nội dung 100% Làm powerpoint 100% Ngọc Hân 100% Thuyết trình 100% 5 Nguyễn Thị Mỹ 2256030059 Thuyết trình 100% Làm powerpoint Ngọc 6 Quảng Thị Thanh 2256030125 Thúy 7 Nông Thị Thùy 2256030126 Trang 8 Chướng Ngọc Kim 2256030040 9 Nguyễn Thị Thanh 2256030027 Làm nội dung 100% Hằng 2 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Mục lục I Giới thiệu chung……………………………………………………………3 II Báo chí Đông Nam Á…………………………………………………4 1 Báo chí Đông Nam Á giai đoạn khởi thủy…………………………….4 2 Báo chí Đông Nam Á giai đoạn hiện đại………………………………8 III Kết luận……………………………………………………………… 11 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………12 3 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 BÁO CHÍ ĐÔNG NAM Á I Giới thiệu chung: Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Đông Nam của châu Á Gồm 11 quốc gia, rộng khoảng 4 triệu km2 Dân số khá đông, theo số liệu năm 2022, khu vực này có khoảng 686 triệu người Khu vực Đông Nam Á đã hình thành được tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Đây là tổ chức cộng đồng an ninh chung, cộng đồng kinh tế, cộng đồng văn hóa – xã hội Kể từ khi thành lập, tổ chức này có vai trò to lớn và tác động mạnh mẽ đến khu vực Đông Nam Á Không chỉ vậy, khu vực Đông Nam Á là khu vực có bề dày lịch sử Bị ảnh hưởng bởi giao thương Ấn Độ - Trung Quốc TK thứ 3 trước Công nguyên, ảnh hưởng bởi quá trình thuộc địa hóa của phương Tây từ TK 16 Về kinh tế, Đông Nam Á phát triển với Nông nghiệp, giao thương biển, tiểu thủ công nghiệp, và trong vài thập niên gần đây đang phát triển công nghệ cao Khu vực Đông Nam Á còn là khu vực đa dạng về ngôn ngữ Ngôn ngữ chịu tác động to lớn bởi quá trình giao thương và quá trình thuộc địa hóa Ngoài ra ngôn ngữ còn có ngôn ngữ bản xứ của từng quốc gia, tiếng Anh, tiếng Hoa, Với bề dày lịch sử lâu đời và quá trình giao lưu mạnh mẽ, Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, như Phật giáo (525), Hồi giáo (TK15), Hindu giáo (TK13), Thiên Chúa giáo (từ TK 16) Chính vì bản sắc vô cùng đa dạng của mình, nền báo chí nơi đây cũng chịu tác động rất lớn Vì thế, lịch sử hình thành và phát triển báo chí khu vực này là một đề tài vô cùng thú vị, và đáng để tìm hiểu II Báo chí Đông Nam Á: 1 Báo chí Đông Nam Á giai đoạn khởi thủy: Căn cứ vào một số nhà nghiên cứu, báo chí Đông Nam Á ra đời vào chính thức vào cuối TK 18 4 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Quá trình hình thành báo chí ở Đông Nam Á gắn với quá trình thuộc địa hóa ở khu vực này, khi nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt chân đến Philippines vào ngày 16/3/1521 Bằng với sức mạnh của mình, các nước như Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Anh,… đã xuất hiện tại khu vực này Kiểm soát mọi mặt của cuộc sống và bắt đầu quá trình thuộc địa hóa, truyền bá tôn giáo Cơ sở để hình thành báo chí tại Đông Nam Á bắt nguồn từ phương tiện in ấn Khi các thầy tu thuộc dòng Dominic (một dòng tu của Thiên Chúa giáo La Mã) đã thành lập xưởng in tại khu vực Đông Nam Á và xuất bản ấn phẩm mang tên Doctrina Christiana vào năm 1593 tại Philippines Chính nhờ công cụ in này đã tạo tiền đề cho những tờ báo đầu tiên trong khu vực xuất hiện Những tờ báo ra đời với mục đích, với cơ sở dựa trên chính sách cai trị của thực dân và là công cụ để truyền giáo Theo nghiên cứu của Giáo sư John A.Lent (ĐH Temple, Mỹ), nội dung của những tờ báo đầu tiên thường đề cập đến những thông tin từ chính quốc, thông tin của các cường quốc trên thế giới, thông tin về những giai cấp cai trị tại khu vực, các thông tin về truyền giáo… và thường không đề cập đến đời sống của nhân dân bản xứ Dưới đây là bảng thống kê về những tờ báo đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á: Nước Thực Một số tờ báo đầu tiên Nội dung chính Indonesia dân - Bata Viasche Nouvelles en Đăng lại các tin tức từ báo Hà Lan Politique (1744) (tiếng Hà Lan) chí Hà Lan, một vài quảng cáo, không đăng tin tức địa - Java Government Gazette phương (1811 – 1816) (tiếng Hà Lan) - Bromartini (1855) (tiếng 5 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Malaysia Anh Indonesia) Quảng cáo hàng hóa phục vụ thương gia, in thông báo Philippines Tây - Bintang Soerabaja (1861) của chính quyền, in lại thông Ban (tiếng Indonesia) tin từ các tờ báo của Anh Nha - The Government Gazette (1806) (tiếng Anh) Thông tin từ chính quốc; thơ Singapore Anh ca; truyện cười; tin tức tôn - Penang Register & Miscellany giáo; những bài báo lớn (tiếng Anh) được dịch lại từ các tờ báo của Tây Ban Nha và - Chinese Monthly Magazine Mexico; những tin tức địa (1815) (tiếng Hoa) phương như núi lửa, động đất cướp đi nhiều sinh mạng - Straits Government Gazette bị bỏ qua Báo chí hầu như (1858) (tiếng Anh) không quan tâm đến quần - Del Superior Gobierno (1811) chúng (tiếng Tây Ban Nha) Nội dung báo chí Singapore tập trung vào mục tiêu - Noticias Secadas de la Gazette thương mại (1813) (tiếng Tây Ban Nha) - Ca Estrella (1847) (tiếng Tây Ban Nha) - Diario de Manila (1848) (tiếng Tây Ban Nha) - The Singapore Chronicle or Commercial Register (1824) (tiếng Anh) - The Commercial Register & Advertiser (1826) (tiếng Anh) - Singapore Free Press & Mercantile Advertiser (1835) (tiếng Anh) - Straits Guardian (1854) (tiếng Anh) 6 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Thái Lan - Bangkok Recorder (1844) Truyền giáo, tin tức giao Việt Nam Pháp (tiếng Anh) thương, một số thông tin được dịch từ báo tiếng Anh - Royal Gazette (1859) (tiếng Hoàng gia Thái xuất bản báo Thái) riêng, đăng các thông báo chính thức từ Hoàng gia - Siam Weekly Monitor (1867) (tiếng Anh) Thông báo của chính quyền, tin tức trong nước, cổ động - Bangkok Shipping List & cho lối học mới, phát triển Daily Advertiser (1868) (tiếng chữ Quốc ngữ Anh) - Le Bulletin Officiel de L'expédition de la Cochinchine (1861) (tiếng Pháp Tạm dịch: Nam Kỳ Viễn Chinh Công Báo) - Le Bulletin des Communes (1862) (tiếng Pháp, Hoa Tạm dịch: Làng Xã Công Báo) - Courrier de Saigon (1864) (tiếng Pháp Tạm dịch: Sài Gòn Thư Tín) - Gia Định Báo (1865) (tiếng Việt) - Phan Yên Báo (1898) (tiếng Việt) Tuy nhiên, nhận định trên chỉ là nhận định chung, nhận định phổ biến về báo chí Đông Nam Á tại thời điểm ấy Ngoài ra còn có những trường hợp đặc biệt Ví dụ như tờ newsletter mang tên Sucesos Felices do Tomas Pinpin (Philippines) phát hành năm 1637 lại bàn đến Philippines nhiều hơn chính quốc Ở Thái Lan, báo chí ngay từ thuở ban đầu đều có sự tham gia của Hoàng gia Và cho đến năm 1859, Nhà vua Thái cho phát hành tờ báo riêng của Hoàng gia là Royal Gazette, chuyên đăng tải các thông tin về Hoàng gia Hay về Gia Định Báo tại Việt Nam, được ra đời vào năm 1865, tờ báo phổ biến tin tức cho người dân bản xứ; những vấn đề có liên quan đến văn hoá và các tiến bộ về canh nông; phổ biến khoa học kỹ thuật thường thức 7 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Bên cạnh đó, vị trí của thương cảng cũng là cơ sở để phát triển báo chí và những tờ báo mang tính chất thương mại ra đời Trong thời gian này một số thương cảng phổ biển như Manila (Philippines), Batavia của Indonesia (Tk 17 – 18); đến Tk 19 thì là Singapore Sự phát triển của giao thương trong khu vực ảnh hưởng đến đặc điểm, nội dung của báo chí Rất nhiều tờ báo ra đời vì mục đích này, có thể kể đến như tờ The Singapore Chronicle, Bangkok Shipping List, Daily Advertiser… Dù báo chí buổi đầu là công cụ cai trị của thực dân phương Tây, nhưng không thể phủ định vai trò của báo chí thời bấy giờ trong việc phát triển ngôn ngữ Chẳng hạn như đầu Tk 19, những tờ báo của Indonesia không chỉ có tiếng Hà Lan, mà còn có tiếng Timor, Borneo… Ở Thái Lan cũng xuất hiện những tờ báo có tiếng của người bản xứ Tuy nhiên, những tờ báo như vậy có số lượng khá ít Nhưng riêng tại Việt Nam, những tờ báo thời điểm lúc này lại phát triển mạnh mẽ các tờ báo mang tiếng bản xứ, đặc biệt là chữ Quốc ngữ Tất nhiên những nhà cầm quyền phát hành những tờ báo như vậy nhằm “chinh phục tinh thần của dân chúng thuộc địa bằng nền văn minh Tây Âu” Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là trường hợp hiếm gặp khi được phát triển tiếng bản xứ Mặc dù liên quan đến nhiều yếu tố khác, đặc biệt là chính trị, nhưng vẫn phải thừa nhận tầm quan trọng của Gia Định Báo trong việc phát triển chữ Quốc ngữ ở Tk 19 2 Báo chí Đông Nam Á giai đoạn hiện đại: Giống như Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng đến hầu hết các phương tiện in ấn ở châu Á, chiến tranh Việt Nam cũng có tác động thảm khốc đối với các khu vực ở Đông Nam Á Khi những năm 1990 bắt đầu, một thập kỷ rưỡi sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào tháng 4 năm 1975, một số thay đổi đang dần hiện ra ở Campuchia, Lào và Việt Nam Vào đầu những năm 1970, miền Nam Việt Nam có hơn 40 nhật báo, xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Pháp Sau năm 1975, báo chí chỉ còn lại các phương tiện truyền thông do chính phủ, đảng và quân đội kiểm soát Nhiều người từng phục vụ trong chế độ Thiệu đã bị bắt ngay lập tức, và trong thập kỷ tiếp theo, những người khác không tuân theo chính sách đã bị vây bắt Báo chí ở Campuchia và Lào, vốn chưa bao giờ quan trọng, hầu như đóng cửa vào năm 1975 Ở Lào, sau khi ngành xuất bản tư nhân ngừng hoạt động vào năm 1975, chỉ có hai 8 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 nhật báo của chính phủ hoạt động Campuchia có tạp chí định kỳ, tất cả đều do Đảng điều hành Miến Điện (Myanmar), một nhà nước xã hội chủ nghĩa độc đảng, đại diện cho sự ủng hộ hết lòng nhưng một chiều đối với cương lĩnh của Nhật Bản, "Đạo đức phương Đông, khoa học phương Tây." Trốn tránh mọi thứ từ phương Tây, từ khoa học đến phương tiện truyền thông, nó đã sống trong sự cô lập không mấy huy hoàng kể từ sau cuộc đảo chính năm 1962 của Tướng Ne Win Phương tiện truyền thông phương Tây duy nhất mà Pico Iyer (1989) tìm thấy để bán vào năm 1985 tại các quầy sách ở Rangoon là những bản sao cũ của Good Housekeeping và Reader's Digest Tất cả các phương tiện truyền thông đều thuộc sở hữu của chính phủ, bao gồm hai tờ nhật báo tiếng Anh dài sáu trang, Guardian và Working People's Daily, hoạt động với các thiết bị lỗi thời Năm 1983, khi Triều Tiên giết 18 bộ trưởng nội các Hàn Quốc ở Miến Điện, cả hai tờ báo đều đăng những báo cáo ngắn gọn, giống hệt nhau (và sai lầm) rằng một quả bom phát nổ đã giết chết ba người Hàn Quốc Nước láng giềng của Miến Điện, Thái Lan có một cơ quan báo chí tư nhân tự kiểm duyệt Theo luật trong chế độ quân chủ lập hiến này, không được viết bất cứ điều gì tiêu cực về hoàng gia Chính phủ coi tự do báo chí là một đặc quyền có thể dễ dàng bị thu hồi Một số cuốn sách đã bị cấm vì có tính chất lật đổ Năm 1987, các tờ báo tiếng Thái được cho là có quá ít tin tức nước ngoài, cùng với quá nhiều tin tức tầm phào, thể thao và giải trí Có ảnh hưởng nhất trong số các tờ báo tiếng Anh là Bangkok Post Malaysia có một nền báo chí riêng và đa dạng, nhưng giống như Thái Lan, một chủ đề là điều cấm kỵ Trong trường hợp của Malaysia, không được xuất bản bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng xấu đến quan hệ cộng đồng trong xã hội phức tạp này, nơi có thành phần dân tộc là người Mã Lai (44%), người Hoa (36%), người Ấn Độ (10%) và các nhóm khác (10%) Các ấn phẩm phản ánh sự đa dạng này, xuất hiện trong bảy ngôn ngữ Xuất bản lớn nhất là New Straits Times Group, tờ nhật báo tiếng Anh lớn nhất, tờ New Straits Times thân chính phủ Malaysia và thành phố-nhà nước Singapore đã đồng ý chia tay về mặt chính trị vào năm 1965 Singapore chiếm một hòn đảo chỉ rộng 588 km2 trên mũi bán đảo Mã Lai Nước này có các nhóm dân tộc giống như Malaysia, nhưng theo các tỷ lệ khác nhau: người Hoa (77%), người Mã Lai (15%) và người Ấn Độ (6%) Tuy nhiên, theo thỏa thuận chung, báo Malaysia và Singapore không được phát hành trên lãnh thổ của nhau 9 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Tại Indonesia, bất chấp sự đa dạng về dân tộc, đa dạng về ngôn ngữ, rào cản về địa lý và văn hóa, báo chí đã phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng trong những năm gần đây Cả nước hiện có 94 nhật báo, riêng ở Jakarta có 17 tờ Một trong những tờ được kính trọng nhất và lớn nhất là tờ Kompas, một tờ báo Công giáo xuất bản ở Jakarta, với 500.000 bản phát hành Hai nhật báo Jakarta có số lượng phát hành lớn khác là Pos Kota và Suara Pembaruan Các tờ báo có ảnh hưởng khác ở Jakarta nhưng lưu hành ít hơn là Sinar Harapan, một tờ báo Tin lành; Berita Buana, một tờ báo giật gân được biết đến với đồ họa "kiểu xiếc"; Merdeka ("Độc lập"), một tờ báo theo chủ nghĩa dân tộc được thành lập trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945 và Suara Karya, tờ báo chính thức The Indonesia Times, Jakarta Post và Indonesia Observer là ba tờ báo tiếng Anh của Jakarta được đọc nhiều nhất Các tờ báo tiếng Anh được đọc rộng rãi bởi các quan chức chính phủ, các nhà ngoại giao, quân đội và các tầng lớp ưu tú của Jakarta và các thành phố lớn khác Tại Philippines, trước khi tuyên bố thiết quân luật năm 1972, báo chí nở rộ và phô trương tự do của họ, đi xa đến mức gọi là một trong những nhà lãnh đạo giàu nhất, tham nhũng nhất ở Đông Nam Á Với tuyên bố thiết quân luật, tất cả các cơ sở truyền thông đều bị tịch thu hoặc đóng cửa, ngoại trừ Daily Express và đài phát thanh và truyền hình của Kanlaon Broadcasting, thuộc sở hữu của gia đình và bạn bè của Ferdinand Marcos Trong những năm cuối cùng dưới sự cai trị của Marcos, chỉ có bốn tờ nhật báo được xuất bản ở Manila Ngày nay, dưới chính sách tự do báo chí của Tổng thống Corazon Aquino, các tờ báo lại nở rộ Khoảng 26 nhật báo và 6 tuần báo hiện được xuất bản ở Manila, trong khi 288 báo, chủ yếu là tuần báo được xuất bản ở các tỉnh Như vậy, từ việc đề cập đến nền báo chí của từng quốc gia, ta thấy rằng, báo chí Đông Nam Á rất đa dạng về nội dung, hình thức lẫn quan điểm làm báo Nền báo chí của từng quốc gia trong khu vực phát triển tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế - chính trị, theo đó đã xuất hiện các mô hình báo chí phù hợp với đặc điểm riêng của từng nước Myanmar, Việt Nam và Lào theo kiểu nhà nước trực tiếp quản lý Singapore, Malaysia và Indonesia theo kiểu quản lý truyền thông tư nhân bằng giấy phép Còn Thái Lan, Philipin và Indonesia (hậu Suharto) lại theo kiểu báo chí tự do Như vậy tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện riêng mà các nước có từng mô hình báo chí khác nhau phù hợp với quốc gia của mình Tuy nhiên tất cả đều dựa trên khẩu hiệu chung là: vì sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy sự tiến bộ công bằng trong xã hội và hoà bình trong khu vực 10 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Không chỉ đa dạng về nội dung, hình thức, mà báo chí Đông Nam Á còn đa dạng về mối quan hệ giữa nhà nước và báo chí, sở hữu báo chí… Trong mối quan hệ giữa báo chí với chính trị, báo chí được xem là một nhân tố trong việc bình ổn xã hội, đảm bảo trật tự chính trị và xã hội Báo chí cũng đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hình những thay đổi chính trị trong các giai đoạn khủng hoảng Trong mối quan hệ giữa báo chí với đảng phái, cụm từ “nhà cầm quyền” đặc biệt quan trọng trong bối cảnh báo chí Đông Nam Á Khi các phương tiện truyền thông báo chí của hầu hết những quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào… đều do chính phủ, đảng phái, nhà nước kiểm soát Chính phủ kiểm duyệt trực tiếp, độc quyền phân phối báo chí, có quyền lực không giới hạn trong việc can thiệp vào nội dung và tổ chức báo chí Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng cầm quyền Về vấn đề sở hữu báo chí, ở khu vực Đông Nam Á, hầu hết những người nắm truyền thông là những người có quyền (nhiều hơn là có quyền) Báo chí Đông Nam Á chịu ảnh hưởng, tác động lớn từ báo chí phương Tây, các chương trình Âu – Mỹ nhưng đã được địa phương hoá cho phù hợp với khán giả từng quốc gia Trong khu vực đã có sự xuất hiện của những báo đài, hãng thông tấn lớn (thường đặt trụ sở ở Singapore, Thái Lan và Philippin) Báo chí Đông Nam Á cũng cung cấp thông tin cho các báo đài, hãng thông tấn nước ngoài III, Kết luận: Sau quá trình tìm hiểu về báo chí khu vực Đông Nam Á, ta thấy rằng, báo chí ở khu vực này có một quá trình hình thành và phát triển hết sức phức tạp và vô cùng đa dạng, phong phú Với mỗi quốc gia trong khu vực đều có những đặc điểm riêng, nhưng vẫn có những đặc điểm chung tạo nên một nền báo chí rất “riêng” của khu vực Đông Nam Á Đây là đề tài rất thú vị cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu báo chí ở khu vực này 11 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Tài liệu tham khảo: 1 Lịch sử nghiên cứu và sự ra đời của Gia Định Báo - Triệu Thanh Lê 2 https://tailieutuoi.com/tai-lieu/lich-su-bao-chi-dong-nam-a 3 The World’s Regions - Anne Cooper Chen & Anju Grover Chaudhary 12 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w