1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập giữa kỳ chủ đề lịch sử văn minhấn độ trung đại

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ấn Độ được coi làmột “tiểu lục địa" Indian Subcontinent, có đường biên giới hiểm trở, địa hình được chia cắtthành nhiều phần giúp tạo nên tính khu biệt và khép kín của các cộng đồng dân

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - KHOA DU LỊCH - BÀI TẬP GIỮA KỲ CHỦ ĐỀ: LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ TRUNG ĐẠI Môn học: Lịch sử văn minh thế giới Giảng viên: TS Nguyễn Thị Phương Hảo Lớp: Du lịch K12 CLC Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ TRUNG ĐẠI………………………………… 3 1.1 Địa lý, dân cư…………………………………………………………………… 3 1.2 Lịch sử Ấn Độ trung đại……………………………………………………… ….3 CHƯƠNG 2 CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH………………………………………4 2.1 Thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ…………………………………………………….4 2.1.1 Vương triều Gupta (320-535) ……………………………………………… 4 2.1.2 Vương triều Hacsa (606-648) ……………………………………………… 4 2.2 Hồi giáo xâm lăng - Vương triều Sultan Delhi (1206-1526) …………………… 5 2.3 Sự xâm nhập của phương Tây…………………………………………………… 6 2.3.1 Vương triều Mughal (1526-1857) ………………………………………… 6 2.3.2 Phương Tây xâm chiếm………………………………………………………8 CHƯƠNG 3 NHỮNG THÀNH TỰU RỰC RỠ………………………………………… 9 3.1 Tôn giáo……………………………………………………………………………9 3.1.1 Lược sử tôn giáo Ấn Độ ở thời trung đại…………………………………….9 3.1.2 Ấn Độ giáo (Hindu giáo) …………………………………………………….9 3.1.3 Phật giáo…………………………………………………………………….10 3.1.4 Đạo Jain (Kỳ Na giáo)………………………………………………………11 3.1.5 Sikh giáo…………………………………………………………………….12 3.1.6 Hồi giáo…………………………………………………………………… 13 3.2 Chữ viết………………………………………………………………………… 13 3.3 Văn học………………………………………………………………………… 14 3.4 Nghệ thuật……………………………………………………………………… 15 3.4.1 Thời kỳ Gupta……………………………………………………………….15 3.4.2 Thời kỳ Vương triều Hồi giáo Delhi và Mughal………………………… 17 3.5 Khoa học tự nhiên……………………………………………………………… 19 3.5.1 - Thiên văn học và Toán học……………………………………………… 19 3.5.2 - Hoá học và kỹ nghệ học……………………………………………………20 CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ TRUNG ĐẠI ĐẾN ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM………………………………………………………… 21 4.1 Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á………………… 21 4.1.1 Chữ viết - văn học………………………………………………………… 21 4.1.2 Tín ngưỡng - tôn giáo……………………………………………………….22 4.1.3 Kiến trúc - điêu khắc……………………………………………………… 22 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 4.2 Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến Việt Nam…………………………………23 MỞ RỘNG: ĐẶT THÀNH TỰU VĂN MINH VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH……… 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….26 PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN…………………………………………………………………27 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ TRUNG ĐẠI 1.1 Địa lý, dân cư - Địa lý: Ấn Độ nằm ở phía Nam của Châu Á, phía Bắc giáp dãy Himalaya, phía Đông giáp vịnh Bengal, phía Tây giáp biển Ả Rập và phía Nam giáp Ấn Độ Dương Ấn Độ được coi là một “tiểu lục địa" (Indian Subcontinent), có đường biên giới hiểm trở, địa hình được chia cắt thành nhiều phần giúp tạo nên tính khu biệt và khép kín của các cộng đồng dân cư bản địa Thời cổ trung đại, phạm vi địa lý của Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakistan, Bangladesh, Nepal và Bhutan ngày nay Ấn Độ được chia thành hai phần chính bởi dãy Vindhya: + Phía Bắc có sông Ấn và sông Hằng, tạo nên những vùng đồng bằng lớn + Phía Nam chủ yếu là núi và cao nguyên Điều đó tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của văn minh Ấn Độ cổ Tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú, vượt quá sự hiểu biết và khả năng chinh phục của con người Đồng thời góp phần tạo nên đời sống tâm linh phong phú và tôn giáo đa dạng của người dân Ấn Độ - Dân cư: có hai khối cư dân chính: + Người bản địa Dravida + Người Aryan: Cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ I, các bộ lạc du mục người Aryan từ miền Trung Á xâm nhập vào bán đảo Ấn Độ làm chủ bán đảo, đẩy người Dravida về phía Nam Ấn Độ Điều đó hình thành nên các tộc người khác, Ấn Độ là quốc gia có nhiều chủng tộc nhất thế giới 1.2 Lịch sử trung đại Ấn Độ Ấn Độ cổ đại là giai đoạn từ thiên kỷ 3 TCN cho đến thế kỉ 3 CN, thời kỳ giúp cho Ấn Độ bắt đầu được định hình và phát triển những bản sắc văn hoá riêng, đồng thời trong thời kỳ này Ấn Độ có rất nhiều thành tựu đặc biệt và có sức ảnh hưởng cho đến tận ngày nay Từ một nền văn minh sơ khai ở sông Ấn cho đến thời kỳ Veda, Magada, Maruya thì Ấn Độ đã phát triển trở thành một trong những nền văn minh phát triển bậc nhất trong giai đoạn lịch sử cổ đại Ấn Độ cổ đại đã sáng tạo và đạt được những thành tựu lớn có ảnh hưởng đến Ấn Độ đến tận ngày nay và thậm chí là cả thế giới Ví dụ như: Trong tôn giáo Ấn Độ cổ đại đã sáng tạo ra 2 tôn giáo lớn của thế giới là Hindu giáo và Phật giáo Người Ấn Độ cổ đã sáng tạo ra 10 chữ số, tính được 5 chữ số đầu của số pi là 3.1416,… Thời kỳ Ấn Độ trung đại bắt đầu ngay sau giai đoạn Ấn Độ cổ đại tức là từ thế kỷ 4 cho đến giữa thế kỷ 19, ta sẽ tiếp tục được thấy sự phát triển và giai đoạn cực thịnh của Ấn Độ, cũng như giai đoạn đất nước suy thoái và bị đô hộ bởi các đế quốc khác Trong khoảng thời gian này Ấn Độ đã trải qua rất nhiều biến động và vương triều khác nhau, nhưng Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu to lớn qua các thời đại khác nhau 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 CHƯƠNG 2 CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH 2.1 Thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ: 2.1.1 Vương triều Gupta (320-535) Vương triều Gupta được xem là giai đoạn hoàng kim của Ấn Độ Vào năm 320 nhờ sự sáng suốt của vua Chandragupta I ở Magada trong việc lãnh đạo đất nước thì vương triều Gupta phát triển và trở nên hùng mạnh trong khu vực Bắc Ấn Độ Sau đó người kế vị ông là Sumadara Gupta, đã chinh phục các vương quốc nhỏ khác ở Bắc Ấn Độ, trong đó có phần lớn Bengal và đặt được sự thống trị và ảnh hưởng ở khắp mọi nơi trên Ấn Độ: ở phía miền Tây Ấn Độ cho đến sông Ấn, khắp trung tâm và miền Đông Ấn Độ, ở phía nam trải dài cho đến Kanichi Cuối cùng con của Samadra là Chandragupta II đã chinh phục được vùng Shakas ở Tây Ấn Độ Vương triều Gupta có thể chế giống với thể chế liên bang hơn là phong kiến tập quyền Vương triều tiếp tục phát triển nhưng sau đó dần suy yếu vào đầu thế kỷ 6 Vào năm 550 nó đã sụp đổ do những nguyên nhân như sự nổi dậy ở các địa phương, sự tan rã của các liên minh bộ lạc và quan trọng nhất sự xâm lược của người Hung Nô Những hậu duệ, chư hầu của vương triều Gupta đã gây dựng lại sức mạnh và chia thành các tiểu vương quốc tồn tại cho đến thế kỷ thứ 7 trong đó tiêu biểu nhất gồm 4 vương quốc: Vương quốc Gupta mới ở Magadha, vương quốc Maukharis – Bắc Uttar Pradesh ngày nay, vương quốc Puhsy – Haryana ngày nay, vương quốc Maitrakas ở Gujarat Thời kỳ Gupta là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật cổ điển ở Ấn Độ với các công trình kiến trúc, điêu khắc, dựng tượng tuyệt vời nhóm tôn giáo lớn Ở giai đoạn này Ấn Độ thành lập đạt được rất nhiều thành tựu lớn như tìm ra hệ thống ký hiệu thập phân, sử thi tiếng Phạn vĩ đại và các thành tựu khác trong khoa học thiên văn, toán học và phương pháp luyện luyện kim 2.1.2 Vương triều Hacsa (606-648) Vào năm 606, vua Harshavardhana ở Kanauj thuộc một nhánh của dòng dõi Gupta, đã chinh phục, thống trị đa số các vùng ở phía Bắc Ấn Độ và vùng Bengal ngày nay, tuy nhiên ở lãnh thổ phía nam của ông chỉ dừng lại ở sông Narmada do sự phản kháng mạnh mẽ của vương quốc Chalukya Nhờ những chính sách như xóa bỏ nô lệ, giảm thuế và quan tâm đến người dân nghèo đã tạo nên sự yên bình và giàu có vượt bậc của vương quốc Hacsa so với các vương quốc khác, qua đó đã thu hút các học giả, hoạ sĩ, kiến trúc sư và các nhà truyền giáo đến với đất nước của ông Tiêu biểu như nhà sư Huyền Trang ở Trung Quốc đã bỏ sự phú quý an nhàn ở Trường An để vượt hơn 100 ngàn dặm để đi đến đất nước Hacsa để thỉnh kinh và sau đó nhà sư còn viết về sự nhân từ và niềm ham mê đối với kiến thức của vua Harsha Huyền Trang thuật lại về đại hội bố thí diễn ra 5 năm 1 lần, ở đại hội này rất nhiều tài sản quý báu được ban phát và bố thí cho người dân, ông cũng kể về sự yêu thích của Harsha đối với kiến thức khi gọi tất cả nhà sư lỗi lạc đến nghe Huyền Trang thuyết giảng Nhờ sự tốt bụng và thông thái của Harsha đã giúp cho vương quốc của ông trở thành một 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 vương quốc phát triển cực thịnh như vương triều Gupta cũ Tuy nhiên khi vua Harsha qua đời vào năm 647, ngay lập tức vương quốc Hacsa bị xâm chiếm bởi vương quốc Gupta mới 2.2 Hồi giáo xâm lăng - Vương triều Sultan - Delhi (1206-1526) Vào cuối thế kỷ thứ XII, người Hồi Giáo ở Trung Á đã tiến hành xâm chiếm Ấn Độ, do thiếu sự thống nhất khi lúc này các vương quốc của Ấn Độ vẫn còn bị phân tán nên dễ dàng bị các quốc gia Hồi Giáo chinh phục Đến năm 1200 hầu hết miền Bắc Ấn Độ đã rơi vào tay Môhamet Go, chủ của đế quốc Ganzi, ông đã ban thưởng đất đai chinh phục được cho tướng dưới trướng của mình và cử Qutb al-Din Aibak cai quản vùng đất này Đến năm 1206, Môhamet Go bị giết, các tướng lĩnh không chấp nhận người cai trị mới nên đã thành lập nước riêng, tôn Aibak làm vua gọi là Sultan và lấy kinh đô ở Delhi, vì vậy giai đoạn này có tên gọi là Sultan Delhi Trong khoảng thời gian đầu nội bộ trong triều đình liên tục đấu đá, chém giết nhau, chỉ trong vòng 36 năm từ năm 1210 - 1246 Delhi đã trải qua đến 6 đời vua Điều này đã làm Ấn Độ suy yếu và bất ổn tạo điều kiện cho quân Mông Cổ xâm chiếm và cướp bóc vào năm 1221 và năm 1241 Đến khi Balban đứng lên chỉ huy, đẩy lùi được giặc Mông Cổ và lên ngôi vua thì tình hình chính trị ở Bắc Ấn Độ mới dần ổn định Ông xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh để đối phó với giặc Mông Cổ, thu hồi các lãnh địa cát cứ của những quý tộc phong kiến và đàn áp các cuộc nổi loạn ở các địa phương Đồng thời ông cũng ban hành các chính sách khuyến khích người dân theo đạo Hồi, cũng như có những chính sách ưu tiên thăng tiến cho người theo đạo Hồi trong bộ máy chính trị và nhiều đặc quyền khác Đến năm 1308 - 1311, dưới sự chỉ huy của Ala ud-Din thì Ấn Độ đã đẩy lùi thành công 3 lần tiến công của quân Mông Cổ, mở rộng lãnh thổ xuống phía nam và xâm lược thành công các quốc gia ở vùng Deccan Tuy nhiên do những chính sách cai trị mang tính bóc lột đến cùng cực đã khiến cho người dân vùng Deccan liên tục nổi dậy và dần lấy lại vùng đất của mình khi tình hình chính trị ở Delhi bất ổn Khi Ala ud-Din qua đời thì xảy ra trận chiến tranh giành ngôi vua Đến năm 1320, thì Ghiyath al-Din Tughlaq đã chiến thắng trong trận chiến tranh giành ngôi vua, tuy nhiên những vương quốc Ala ud-Dinh chiếm được đã giành lại độc lập sau trận chiến này Sau khi là Ghiyath al-Din Tughlaq băng hà, Muhammad bin Tughlaq đã nối ngôi cha và bắt đầu cuộc chinh phạt vùng Deccan, Muhammad đã phải tốn nhiều công sức để chiếm lại các công quốc ở Deccan Đến năm 1326, vua Muhammad dời đô về Daulatabad, công cuộc dời đô này đã tốn rất nhiều của cải và sinh mạng của người dân Ấn Độ, hơn nữa việc Muhammad yêu cầu tất cả mọi người trong thành Delhi đi theo đã khiến cho kinh đô cũ mục nát và mất khả năng đóng góp kinh tế Nhờ vậy quân Mông Cổ lại có cơ hội xâm lược, tuy sau đó Muhammad đánh lui được quân Mông Cổ nhưng việc xây dựng một lực lượng quân đội quá lớn đã khiến cho thuế tăng cao và sự nghèo đói diễn ra khắp nơi Khi Muhammad chết vào năm 1357 đã khơi mào cuộc chiến tranh giành ngôi vua cũng như cuộc chiến giữa bọn phong kiến Ấn Độ giáo và Hồi Giáo đã làm cho rất nhiều vương quốc tách ra khỏi Sultan như Manva, Handes… Đến năm 1398 - 1399, quân Mông Cổ xâm chiếm và giành được thắng lợi lớn lấy được rất nhiều đất đai, tài sản và nô lệ, khiến cho vương triều Tugluc chỉ còn lại một phần rất nhỏ đất đai Khi 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 vị vua Tughlaq cuối cùng qua đời thì Khizr Khan chiếm ngôi vương và lập nên vương triều Sayyid (1414 – 1450) Vương triều Sayyid trải qua vỏn vẹn 4 đời vua gồm Khizr Khan, Mubarak Shah, Muhammad Shah, Alam Shah, các vị vua liên tục chiến đấu với giặc ngoại xâm, cung như cố gắng chinh phục lại các tiểu quốc đã tuyên bố độc lập nhưng bất thành Đến năm 1450, Bahlul Khan Lodi lợi dụng lúc vương triều Sayyid suy yếu đã cướp ngôi và lập vương triều Lodi Đến vương triều Sayyid và vương triều Lodi thì nước Sultan Delhi chỉ còn là một nước nhỏ, các quốc gia phía Bắc Ấn Độ liên tục đấu đá, tranh giành lẫn nhau Cuối cùng vào năm 1526, người Mông Cổ đã chinh phục tất cả quốc gia ở phía Bắc và tiêu diệt vương triều Lô Đi, kết thúc 320 năm cai trị của người Hồi Giáo ở Ấn Độ Trong giai đoạn cai trị của người Hồi Giáo ở Ấn Độ thì các biện pháp thâm canh, khai khẩn đất hoang được chú trọng và phát triển, việc giao thương buôn bán cũng được đẩy mạnh, các công trình kiến trúc kì vĩ được xây dựng, đồng thời du nhập Hồi Giáo vào văn hoá tín ngưỡng của người Ấn Độ Tuy nhiên những cải thiện và phát triển này mang lại lợi ích chủ yếu cho giai cấp thống trị Người dân Ấn Độ phải chịu sự bóc lột, thuế má cao ngất, cũng như các chính sách đàn áp, đồng hoá về tôn giáo Đây là giai đoạn Ấn Độ gặp rất nhiều bất ổn và suy thoái về mặt xã hội, chính trị 2.3 Sự xâm nhập của phương Tây 2.3.1 Vương triều Mughal (1526-1857) Vào năm 1525, Babur, một quý tộc người Trung Á đã dẫn 12 ngàn quân xâm lược Ấn Độ, đến năm 1526 ông đã xâm chiếm hầu hết các vương quốc ở Ấn Độ, đánh bại liên quân của các vương hầu, chiếm Delhi và thành lập nhà nước Mughal Tuy nhiên Babur chỉ trị vị được 4 năm, khi ông qua đời vào năm 1530 thì ông đã phân chia đất cho các con của mình Con cả Humayun được chia nhiều đất nhất và có cả phần đất ở thủ đô Delhi nhưng các anh em trong nhà không đồng ý làm chư hầu của ông mà muốn trở thành tiểu quốc Lợi dụng điều đó Seckhan, là một lãnh chúa ở vùng Belgan và Biha đã đánh bại Humayun qua 2 cuộc chiến đẫm máu và đẩy Humayuan lưu lạc đến Iran, sau đó Seckhan đã lên ngôi vua và thống trị Ấn Độ từ năm 1539 đến năm 1545 Sau 12 năm lưu lạc, Humayun đã tập được một đạo quân người Iran để chiếm lại ngai vàng Đến năm 1556, Humayun chết, con trai của ông là Akbar mới 13 tuổi phải nối nghiệp cha, lúc này lãnh địa của ông vẫn còn rất hạn hẹp chỉ gồm Pengiap, Agra và Dehli nên ông đã liên tục chiến đấu và cuối cùng ông đã thống nhất toàn bộ Ấn Độ ngoại trừ các tiểu quốc ở Meoa Sau khi chinh phạt được toàn cõi Ấn Độ, ông đã thực hiện một loạt những cải cách giúp Ấn Độ phát triển tiêu biểu như: - Việc xây dựng các đạo luật dựa trên các luật lệ của cả Hồi Giáo và luật Manu xưa của người Ấn Độ và thi hành luật rất nghiêm minh - 2 lần cải cách thuế ruộng đất vào năm 1574-1575 và năm 1585-1590 - Cấm lạm dụng chức quyền để áp bức và bóc lột người dân - Bãi bỏ thuế thân đối với người Hindu - Bãi bỏ chế độ nô lệ 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Bãi bỏ chế độ nô lệ, cấm tảo hôn, cấm tục cưỡng bức quả phụ tự thiêu, được tái giá - Và quan trọng nhất là chính sách ôn hoà và bình đẳng trong tôn giáo của ông Những chính sách tiên tiến và văn minh của Akbar đã giúp Ấn Độ phát triển nhanh chóng và ổn định đồng thời làm giảm căng thẳng về các vấn đề chính trị và tôn giáo của người dân Thế nhưng ông vấp phải sự phản đối bởi các quý tộc và những người truyền bá Hồi Giáo khi những chính sách này tước bỏ những đặc quyền của họ, vì vậy vào năm 1580 – năm 1582 các chúa phong kiến Hồi Giáo đã nổi dậy, tuy nhiên nhờ những chúa phong kiến Ấn Độ Giáo nên Akbar dễ dàng dẹp loạn những cuộc nổi dậy này Về chính trị, để củng cố chế độ trung ương tập quyền Akbar đã đích thân bổ nhiệm mọi quan lại lớn nhỏ từ trung ương tới địa phương, kể cả những địa phương hẻo lánh nhất Giúp việc ông có 4 quan cận thần : Tể tướng (Vakir), Bộ trưởng tài chính (Vazir), Triều trưởng (Bakshi) và Giáo trưởng (Sadr) để duy trì và điều hành đất nước Ông có một lực lượng quân đội người Hồi giáo rất hùng hậu, thế nhưng khi công cuộc chinh phạt kết thúc ông đã cho rút bớt số binh lính và chỉ còn giữ lại 1 đạo quân thường trực khoảng 25.000 người để giảm gánh nặng về chi phí duy trì quân đội cho người dân Việc xây dựng bộ máy chính trị chặt chẽ đã giúp cho chế độ chính trị của vương triều Mughal ổn định trong một thời gian dài Khi cần thiết thì ông sẽ gọi các binh lính trở lại hoặc tuyển mộ thêm quân ở các tỉnh Sau khi Akbar qua đời, con ông là Jahangir lên thay, Jahangir là một vị vua tầm thường, hoang dâm và sống xa hoa vô độ vì vậy đã khiến cho tình hình xã hội trong nước bị suy thoái, các quan lại thì sách nhiễu người dân, các hoàng tử luôn đấu đá tranh giành vương vị, các quý tộc thì tranh giành quyền lực Sau khi Jahangir mất thì Sajahan đã nối ngôi bằng cách giết tất cả anh em của ông Sajahan là người đã có công trong việc chinh phục và mở mang bờ cõi giúp diện tích của đất nước ông đạt tới cực điểm Tuy nhiên, chiến tranh liên miên đã khiến ông bỏ bê thương mại và canh tác, nhân dân chịu càng nhiều loại thuế Đặc biệt vào năm 1630-1632, Ấn Độ dưới triều đại của ông đã xảy ra một trong những nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử Ấn Độ, nạn đói tàn phá nhiều vùng ở Deccan và Gujarat, là những nơi trước kia hết sức phì nhiêu, nạn đói cùng với nạn dịch hạch đã khiến rất nhiều nơi trên Ấn Độ gặp tình trạng bất ổn, xảy ra mâu thuẫn gay gắt trong xã hội và giữa các giai cấp Ấn Độ dưới sự trị vì của Sajahan là một Ấn Độ rất có uy thế nhưng phải đánh đổi bằng mồ hôi và sinh mạng của người dân Sau này Sajahan bị lật đổ bởi chính con trai ông là Aurangzeb và bị chính con trai ông nhốt vào lao ngục cho đến cuối đời Aurangzeb là một vị vua lỗi lạc, nhẫn nhục, thông minh và rất giỏi ngoại giao Dưới triều đại của ông thì Ấn Độ đạt đến sự cực thịnh và đỉnh cao của sự phát triển Tuy nhiên vì sự sùng bái cực đoan với Hồi Giáo mà ông đã đập phá tất cả tượng đài, đền thờ và các trường học của các đạo khác Đồng thời ông cũng ép người dân theo đạo Hồi nếu không sẽ phải đóng thuế thân rất nặng Điều này làm người dân mất lòng tin và không còn thuần phục triều đình nữa và khiến cho đế chế Môgôn dần lụi tàn sau khi ông mất 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2.3.2 Phương Tây xâm chiếm Cuối thế kỷ thứ XV, Bồ Đào Nha đã tìm cách để ép người dân Ấn Độ buôn bán với mình Sau đó tới Hà Lan đầu tư thương mại ở đây, sau đó tới Pháp và cuối cùng là Anh Từ cuối thể kỷ XVI, các nước phương Tây luôn tranh giành lãnh thổ ở Ấn Độ, sau cuộc chiến 7 năm (1756-1763) thì thực dân Anh đã giành vị thế thống trị ở Ấn Độ, đánh dấu Ấn Độ bước vào thời kỳ Cận Đại Trong khoảng thời gian này nền kinh tế Ấn Độ được cải thiện, đời sống nhân dân cũng được cải thiện phần nào so với giai đoạn bị cai trị bởi người Hồi Giáo Thủ công nghiệp phát triển và các thành phố, vùng thủ công nghiệp lớn được hình thành Tuy nhiên sự phát triển đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là thương mại, sự trao đổi hàng hoá và tiền tệ dần phát triển, hình thành các cảng và thành phố trung tâm thương nghiệp, liên kết với các vùng kinh tế trên thế giới Những điều trên đã giúp cho Ấn Độ phát triển và có sự giao thoa giữa các nền văn minh trên thế giới, nhưng đồng thời làm cho sự phân hoá giai cấp trở nên rõ rệt hơn 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 CHƯƠNG 3 NHỮNG THÀNH TỰU RỰC RỠ 3.1 Tôn giáo 3.1.1 Lược sử tôn giáo Ấn Độ ở thời kỳ trung đại: + TK VI TCN: Phật Giáo và Kỳ Na Giáo (Đạo Jain) ra đời, đạo Bàlamôn suy thoái trong 1 thời gian dài + TK V-IX: đạo Bàlamôn dần phục hưng nhân tình hình đạo Phật suy sụp + TK VII: đạo Phật suy sụp, Hồi giáo lần đầu đến Ấn Độ theo con đường buôn bán của các thương gia Ả Rập + TK VIII: đạo Jain suy yếu do sự phục hưng mạnh mẽ của đạo Bàlamôn và các tín đồ đi theo đạo Hồi + TK IX: đạo Bàlamôn trở thành đạo Hindu (Ấn Độ giáo) + TK XII: Hồi giáo chính thức xâm nhập vào Ấn Độ + TK XVI: đạo Sikh - một tôn giáo đặc biệt ra đời + 3.1.2 Ấn Độ giáo (Hindu giáo): Ấn Độ giáo được coi là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới Khác với các tôn giáo khác, đạo Hindu là một tôn giáo không có người sáng lập, không có giáo chủ, giáo điều mà chỉ là sự tổng hợp các hệ thống tôn giáo - tín ngưỡng - triết học được hình thành và hoàn thiện dần theo suốt chiều dài lịch sử của Ấn Độ Đến khoảng thế kỷ VII, đạo phật bị suy sụp ở Ấn Độ, nhân tình hình đó, đạo Bàlamôn dần phục hưng và đến TK IX, đạo Bàlamôn trở thành Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo vẫn giữ những nét chính của Đạo Bà-La-Môn, thờ Đấng Brahma, về sau thờ thêm 2 Đấng nữa là Civa (Siva) và Vishnu hay Christna Ba Đấng ấy hợp lại gọi là Tam vị Nhất thể: + Đấng Brahma là Thần Sáng tạo, + Đấng Civa là Thần Huỷ diệt, + Đấng Vishnu là Thần Bảo tồn Cũng trong giai đoạn này, Ấn Độ lần lượt bị các nước Hồi giáo xâm lược Đạo Hồi ào ạt xâm nhập Ấn Độ Trước sức tấn công mạnh mẽ của Hồi giáo, Hindu giáo phải tự mình canh tân để trụ lại Thay vì nhấn mạnh vào những con đường khó đi Ấn Độ giáo lại tập trung vào con đường rộng mở nhất - con đường sùng tín để thu hút tín đồ Theo con đường này, tín đồ - dù ở đẳng cấp nào, giới tính nào, vị trí và nhiệm vụ xã hội nào - chỉ cần dâng tặng lên đấng Tối Cao lòng tin yêu, tôn kính mà không cần thực hiện những lễ hiến tế phức tạp, tốn kém Có thể phân chia thành bốn trường phái tuỳ theo đấng Tối Cao mà các nhà thơ sùng tín thờ phụng: + Thứ nhất, những người xưng tụng thần Shiva và vợ của thần - nữ thần Kali - làm nên phong trào Sùng tín Shiva + Thứ hai, phong trào Sùng tín Vishnu gồm các nhà thơ dâng trọn tình yêu cho Rama 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 được sử dụng rộng rãi Sự gia tăng của việc sử dụng thuật ngữ Devanagari có thể liên quan tới việc sử dụng loại chữ này để viết các bản văn tiếng Phạn Việc này đã làm tăng thêm mối liên kết giữa Devanagari và tiếng Phạn và qua đó Devanagari hiện được gọi rộng rãi là chữ Phạn; tuy nhiên, trước thời thuộc địa chữ Phạn không hề có chuẩn chữ viết và được viết bằng bất kỳ thứ chữ nào quen thuộc với cư dân địa Trước đây, người Ấn Độ họ viết lên trên lá cọ và vỏ cây với bút trâm bằng sắt; họ xử lý vỏ cây cho mềm hơn, rồi dùng đầu bút sắt vạch chữ lên đó, sau đó dùng mực đổ lên cho thấm sâu vào các nét vạch, rồi lau sạch mực để còn lại chữ Người Hồi giáo đã du nhập giấy viết vào Ấn (khoảng năm 1000) nhưng vẫn không hoàn toàn thay thế được vỏ cây, cho mãi đến thế kỷ 17 Người ta dùng dây xâu vào những trang giấy bằng vỏ cây lại, và những cuốn sách đóng bằng giấy vỏ cây đó được lưu trữ trong những thư viện mà người Ấn gọi là “Kho tàng của Nữ thần Ngôn ngữ” 3.3 Văn học Vốn có một nền văn hoá phát triển lâu đời, sang thời trung đại, Ấn Độ tiếp tục đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ trên lĩnh vực văn học, thời Gúpta, tiếng Sanskrit rất được đề cao và trở thành một thứ "thế giới ngữ" cho tất cả các nhà trí thức Ấn Độ Văn học Sănxcrít cũng đạt đến mức cực thịnh Vào thời kì này, người ta viết hoàn chỉnh các anh hùng ca Mahabharata và Ramayana bằng tiếng Sanskrit Nhà văn xuất sắc nhất thời Gúpta là Caliđaxa, sống vào thế kỉ V Ông vừa là một kịch gia, vừa là một nhà sáng tác anh hùng ca, lại vừa là một nhà thơ trữ tình nổi tiếng Trường ca Mêgađuta (Sứ mây) của ông là một bài thơ trữ tình mẫu mực Nhưng những vở kịch do ông sáng tác còn được giữ lại đến nay mới được coi là thành công nhất của ông, trong đó tiêu biểu là vở Shakuntala Vở kịch này là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong suốt 15 thế kỷ qua, và đã đưa Calidaxa lên hàng các nhà văn lớn của thế giới + Hồi 1: Tả lại cảnh vua Đusơnta lạc vào một vườn tu và gặp được nàng Shakuntala, Đusơnta lặp tức yêu nàng + Hồi 2: Vua Đusơnta quyết định ở lại vườn tu và phái Mađavia (bạn thân ông) đóng vai hoàng đế thay mình trở về triều đình làm lễ cầu phúc + Hồi 3: Đusơnta và Shakuntala kết hôn Đang say mê trong hạnh phúc thì nhà vua phải mau trở về triều để dẹp loạn ma quỷ + Hồi 4: Đusơnta thề thốt và trao cho Shakuntala chiếc nhẫn khắc tên mình làm tin Shakuntala bị một đạo sĩ nguyền rủa rằng người yêu của nàng quên hẳn nàng + Hồi 5: Shakuntala vào hoàng cung, nhà vua không nhận ra Nàng sống trong cô đơn tuyệt vọng, cầu xin thiên thần cho mình về với Đất mẹ + Hồi 6: Nhìn thấy chiếc nhẫn của mình, Đusonta sực nhớ tới Shakuntala + Hồi 7: Dẹp loạn ma quỷ thắng lợi, Dusonta gặp lại nàng Shakuntala cùng đứa con tuấn tú có khả năng thuần được mãnh thú Họ trở về cung trong lễ đón tưng bừng của dân chúng 14 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 3.4 Nghệ thuật 3.4.1 Nghệ thuật thời kỳ Gupta: a/ Nguồn gốc hình thành: Kiến trúc và nghệ thuật thời kỳ vương triều Gupta được kế thừa từ Đế chế Kushan (năm 30-375 CN) ở khu vực Tây Bắc Ấn Độ kèm theo sự pha trộn với nghệ thuật Lạp-Ấn (Hy Lạp-Ấn Độ) của vùng Gandhara, các quy tắc điêu khắc nghệ thuật Hy Lạp cổ và trường phái nghệ thuật Mathura Nghệ thuật thời kỳ Gupta không chỉ tiếp nhận sự ảnh hưởng ở khu vực phía Bắc mà từ các khu vực phía Tây và Trung Ấn, nơi tồn một nền nghệ thuật tinh tế hơn của các vương triều ở Tây Satraps (năm 35-415 CN) và vương triều Satavahana (thế kỷ II TCN - đầu thế kỷ III CN), được lưu truyền thông qua điêu khắc đá trong các hang ở Ajanta, trường phái điêu khắc Sarnath và kiến trúc Phật giáo ở Sanchi Với sự mở rộng của Đế chế Gupta từ năm 335 đến 415 CN, lãnh thổ của đế quốc này đã chiếm phần lớn đất đai ở Trung, Bắc và Tây Bắc Ấn Độ, vươn xa đến tận vùng Punjab (giáp Pakistan, Afghanistan ngày nay) và biển Ả Rập Nhờ vào sự bành trướng mạnh mẽ mà bản sắc của nghệ thuật Gupta được đánh giá là vô cùng độc đáo, đạt đến đỉnh cao của sự tinh tế, sang trọng và vinh quang của nghệ thuật Ấn Độ Thời kỳ Gupta tiêu biểu nhất phải kể đến là nghệ thuật điêu khắc tượng tôn giáo với hai trường phái lớn khác nhau, kèm theo đó kiến trúc cắt đá trong hang và kiến trúc đền đài Hindu giáo, Phật giáo cũng nổi bật không kém b/ Điêu khắc Gupta: Có ba trường phái điêu khắc chính là Mathura, Varanasi hoặc Sarnath và Nalanda, trong đó Mathura và Sarnath/Varanasi là nổi bật nhất Để phân biệt các trường phái này người ta thường dựa vào nguyên liệu tạc tượng Điêu khắc tượng tập trung vào việc tạo nên những bức tượng chân thật, mang kích thước sát hình dáng cơ thể con người nhất với cảm hứng tập trung vào Đức Phật, hai vị thần Hindu là Shiva và Vishnu (*) Trường phái điêu khắc Mathura: Trường phái điêu khắc Mathura đã xuất hiện từ xưa (thế kỷ II TCN) và vẫn được bảo tồn, phát triển mạnh mẽ dưới thời kỳ vương triều Gupta Đặc điểm nổi bật của trường phái này là loại sa thạch đỏ được khai thác từ mỏ Karri dùng để tạc tượng và ảnh hưởng pha trộn không ít từ nghệ thuật Lạp-Ấn và Đế chế Kushan cũ Hình tượng Phật theo trường phái này được tạo nên với bộ y phục vải mỏng, chỉ phủ vai trái và dồn lại thành những nếp xếp vòng quanh cánh tay trái, thường thấy đi kèm là hình ảnh Phật ngồi trên ngai sư tử dưới cây Bồ Đề, sau lưng có vòng hào quang rộng lớn, được tô điểm hình ốc Điêu khắc tượng Phật Mathura là một trong những minh chứng cho độ phức 15 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 tạp trong nghệ thuật điêu khắc của Ấn Độ cổ trung đại khi nó đã được chế tác một cách tinh tế tinh tế, thể hiện được sự thanh tao của Đức Phật Nghệ thuật điêu khắc này không chỉ phổ biến ở miền Bắc Ấn Độ vào thời kỳ này mà còn lan đến Đông Ấn Độ và trở thành khuôn mẫu cho điêu khắc Phật Giáo ở một vài quốc gia Châu Á khác sau này (*) Trường phái điêu khắc Sarnath/Varanasi: Trường phái điêu khắc này gắn liền với khu vực Sarnath và Varanasi (ngày nay Sarnath là một khu vực thuộc thành phố Varanasi), nổi bật bởi các tác phẩm điêu khắc về đề tài Phật giáo và sử dụng sa thạch vàng từ mỏ Chunar Hình tượng Đức Phật của trường phái này được học hỏi nhiều ở khu vực Đông Nam Á bởi các nước như Xiêm, Angkor, Java nhiều thế kỷ tiếp theo sau đó Phái điêu khắc Sarnath hay Varanasi ít chịu ảnh hưởng của nghệ thuật ngoại lai như ở trường phái Mathura, biểu hiện ở chỗ nếp gấp trên áo của Đức Phật không còn, y phục thì vô cùng mỏng và gần như trong suốt, vòng hào quang thì được làm to hơn và được trang trí vô cùng tinh xảo, mép trên của hốc mắt rất rõ, tạo thành một đường gờ được chạm khắc sắc nét Tác phẩm nổi bật nhất của trường phái nghệ thuật này bức tượng bằng sa thạch vàng cao khoảng 1.6 mét, miêu tả Phật Thích Ca trong tư thế ấn chuyển pháp luân (tay trái hướng vào thân, tay phải hướng ra, mỗi tay thì ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn tay đó chạm nhau) trong lần thuyết giảng pháp đầu tiên cho học trò của mình tại vườn Lộc Uyển (tức Sarnath) sau khi Đức Phật đắc đạo c/ Kiến trúc Gupta Thời kỳ vương triều Gupta đã xây dựng nên nhiều đền thờ lớn được khoan cắt sâu trong các hang động (chùa hàng), có thể kể đến là các tổ hợp hang động Udayagiri ở bang Madhya Pradesh và tổ hợp hang động Ajanta ở bang Maharashtra Tổ hợp hang động Udayagiri có từ đầu thế kỷ V, gồm 20 hang động lớn nhỏ, chứa đựng nhiều di tích đền đài Hindu lâu đời nhất ở Ấn Độ và gắn liền với vương triều Gupta dựa trên những bức chạm khắc được ở bên trong các hang động Theo các nhà Ấn Độ học, tổ hợp hang này từng là một trung tâm thiên văn học là lịch học của người Hindu giáo, dựa trên những thông tin tìm được qua những bản điêu khắc, chữ khắc và đồng hồ mặt trời còn sót lại Những điều này chứng tỏ Udayagiri từng là một nơi linh thiêng, xứng với tên gọi “ngọn núi mặt trời mọc" của nó Tổ hợp hang động Ajanta chứa đựng khoảng 30 hang động lớn nhỏ với các đền đài Phật giáo, có niên đại xưa nhất từ khoảng thế kỷ II TCN và kéo dài đến năm 480 CN Hang được công nhận là Di sản văn hoá nhân loại bởi UNESCO vào năm 1983 Các hang động bao gồm các bức tranh và tác phẩm điêu khắc trên đá được mô tả là một trong những ví dụ tốt nhất còn sót lại của nghệ thuật Ấn Độ cổ trung đại, đặc biệt là những bức tranh biểu cảm thể hiện cảm xúc qua cử chỉ, tư thế và hình thức 16 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Những tác phẩm điêu khắc trong các hang ở Ajanta được coi là những tuyệt tác của nghệ thuật Phật giáo Những tác phẩm trong các hang động ở Ajanta là hiện thân cho nền văn hoá, xã hội và tôn giáo của người dân Ấn Độ bản địa từ khoảng thế kỷ II TCN đến thế kỷ V CN Ngoài ra, những bức tranh vẽ trên tường và trần các hang động ở đây còn là minh chứng cho thấy người Ấn Độ giai đoạn này đã tiếp xúc nhiều vùng đất ngoại lai khác ở phía Tây và Trung Á Hy Lạp, Ba Tư, Saka, Pahlava, Kushan và Huna Qua đó, các hang động Ajanta góp phần mang lại cảm giác trực quan và mô tả về truyền thống nghệ thuật và văn hóa cũng như quan hệ ngoại giao của Ấn Độ cổ đại và cổ trung đại, đặc biệt là thời kỳ Gupta Bên cạnh những kiến trúc cắt đá để xây dựng đền thờ trong hang động tồn tại từ các vương triều trước, kiến trúc Gupta còn tập trung vào các công trình đơn lẻ, cụ thể là kiến trúc đền đài của đạo Hindu Những kiến trúc Hindu giáo đơn lẻ này về sau là nền tảng cho kiến trúc Ấn Độ ở các vương triều kế tiếp Bên cạnh kiến trúc Hindu giáo, kiến trúc Phật giáo thời kỳ này cũng vô cùng phát triển với nhiều đền đài, chùa chiền được xây dựng 3.4.2 Nghệ thuật thời kỳ vương triều Hồi Giáo Delhi và Mughal a/ Tổng quan về kiến trúc Hồi Giáo Ấn Độ: Kiến trúc Hồi Giáo Ấn Độ là một loại kiến trúc xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ, được khởi xướng bởi người Hồi Giáo nhằm phục vụ nhu cầu của họ Phong cách kiến trúc này xuất hiện đầu tiên khi người Ả Rập tiến đến Sindh (một tỉnh của Pakistan ngày nay), tuy nhiên nó chỉ thực sự phát triển với sự thành lập của thành phố Delhi dưới thời Đế chế Ghurid vào năm 1193, triều đại này đã đặt nền móng cho vương triều Hồi Giáo Delhi ở phía Bắc Ấn Độ về sau Nối tiếp theo đó là Đế chế Mughal hay vương triều Hồi Giáo Mughal vào thế kỷ XV Cả hai triều đại Hồi Giáo trên đã mang đến phong cách kiến trúc Ba Tư ở Trung Á và nền móng mỹ thuật Tây Á-Âu cho Ấn Độ Những kiến trúc phổ biến nhất thời kỳ này là đền đài, nhà nguyện, hầm mộ xây theo kiểu Hồi Giáo Về hình thái bên ngoài, đặc điểm nổi bật nhất thường thấy là kiến trúc mái vòm Thời kỳ vương triều Hồi Giáo Mughal được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hồi Giáo Ấn Độ, hoà trộn với kiến trúc đền đài của đạo Hindu, nổi bật nhất là kiến trúc các cung điện, đền đài và vườn tược b/ Kiến trúc thời kỳ vương triều Hồi Giáo Delhi: Tổ hợp đền thờ và đài tưởng niệm Qutub Minar là công trình tiêu biểu của kiến trúc vương triều Hồi Giáo Delhi, thể hiện sức mạnh của người Hồi Giáo khi họ thành công chinh phạt Ấn Độ Công trình được xây dựng kéo dài từ năm 1206 dưới thời vua Qutub al-Din Aibak của triều đại Mamluk, đến năm 1368 dưới thời vua Firoz Shah Tughlaq của triều đại Tughlaq thì hoàn thành Tổ hợp gồm có cổng chính Alai Darwaza, tháp Qutub Minar, đền thờ Qutub và hệ thống các mộ của vua chúa Tháp Qutub Minar là một toà tháp minaret cao 72.5 mét được xây dựng từ gạch cho mục đích cầu nguyện và tưởng niệm chiến thắng của quốc vương Muhammad Ghori của Đế chế Ghurid trước vị vua người Rajput là Prithviraj Chauhan Tòa tháp được xây dựng trong 17 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 từ năm 1199 đến năm 1220, đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ Hồi Giáo cai trị ở Ấn Độ Bề mặt của tòa tháp được trang trí công phú với các dòng chữ trong kinh Koran và hoa văn hình học, bên trong là một cầu thang xoắn ốc gồm 379 bậc Tòa tháp được nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc và lịch sử là biểu tượng của sự tổng hòa giữa kiến trúc Hồi Giáo truyền thống và kiến trúc Tây Nam Á, giữa kiến trúc Hồi Giáo và kiến trúc Hindu giáo Nếu đặt vào bối cảnh thời kỳ vương triều Hồi Giáo Delhi thì đây là một công trình kiến trúc hiếm gặp bởi vì loại kiến trúc này chỉ phổ biến ở Ấn Độ từ thế kỷ VII, tức khoảng sau khi vương triều này đã sụp đổ Nhà thờ Hồi Giáo Qutub là công trình đền thờ đạo Hồi đầu tiên của được xây tại Delhi sau khi người Hồi Giáo xâm lược Ấn Độ và đây cũng là công trình kiến trúc Hồi Giáo lâu đời nhất còn sót lại vết tích cho đến ngày nay trên đất Ấn Độ Công trình được tiến hành xây dựng vào năm 1193 khi Qutub al-Din Aibak đang còn là một tể tướng của Đế chế Ghurid Công trình được xây bằng cách sử dụng gạch đá thu được từ 27 ngôi đền Hindu bị phá huỷ trước đó và đặt ngay trên trung tâm cố đô người Rajput là Lal Kot (hay ngày nay được biết đến là Delhi) nhằm thể hiện sức mạnh của người Hồi Giáo Tuy công trình hiện nay chỉ còn là phế tích nhưng kiến trúc cổng vòm, hoạ tiết hoa và hình học vẫn còn thấy được ở công trình này Cổng Alai Darwaza (Cổng Alauddin) được xây bởi vua Alauddin Khalji vào năm 1311 như một kiến trúc mở rộng cho tổ hợp công trình Qutub Minar, công trình được xây theo dạng hình hộp với, hai cổng vào được tạo hình móng ngựa với một mái vòm ở phía trên đỉnh, các mặt tiền của cổng được dát sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng, trang trí bằng các chạm khắc thư pháp Ả Rập và hoa văn thực hiện bởi các nghệ nhân người Thổ Nhĩ Kỳ Đây là công trình đầu tiên ở Ấn Độ áp dụng các nguyên tắc kiến trúc Hồi Giáo cơ bản trong xây dựng và trang trí c/ Kiến trúc thời kỳ vương triều Hồi Giáo Mughal: Vương triều Mughal hay được gọi phổ biến hơn với tên Đế chế Mughal là một nhà nước Hồi Giáo tồn tại ở Ấn Độ từ năm 1526 đến 1857 để lại dấu ấn sâu sắc đến với nền nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ với một sự pha trộn đa dạng giữa kiến trúc Hồi Giáo, Ba Tư, Ả Rập, Trung Á và kiến trúc Ấn bản địa Một khía cạnh chính ta thường thấy được ở kiến trúc thời vương triều Mughal là tính đối xứng cao của các toà nhà và vườn tược Vua Akbar Đại Đế (A-cơ-ba) là người có công lớn nhất với kiến trúc Hồi Giáo Mughal Ông đã thiết kế một cách có hệ thống các pháo đài và thị trấn theo những phong cách đối xứng, pha trộn giữa kiểu cách Ấn Độ và ngoại lai Những nét chính của kiến trúc Hồi giáo Mughal là: + Sử dụng vật liệu xây dựng chính gồm sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng + Kết hợp trang trí tinh tế truyền thống Ấn Độ và Trung Á + Các công trình là thường có cổng to để dẫn vào và vườn tược bao bọc xung quanh + Chạm khắc trang trí thư pháp Ba Tư và Ả Rập phát triển với nội dung lấy từ kinh Koran 18 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 + Các mái vòm không chỉ dùng để thể hiện sức mạnh của người Hồi Giáo mà còn để trang trí Nổi tiếng nhất phải kể đến là đền Taj Mahal, được xây bởi hoàng đế Shah Jahan vào năm 1632 và hoàn thành vào năm 1648 để tưởng nhớ người vợ quá cố của ông là bà Mumtaz Mahal Công trình được xây dựng ở trung tâm của một mảnh đất rộng 17 hecta, bao bọc xung quanh là hệ thống vườn tược rộng lớn Độc đáo nhất của Taj Mahal chính là tuyệt tác mái vòm khổng lồ bằng cẩm thạch trắng, bên ngoài thì công trình được trang trí bằng các nét chạm khắc thư pháp Ả Rập, đá khảm hoặc điêu khắc hoạ tiết Kiến trúc của Taj Mahal được phối trộn khá là phức tạp Theo các nhà nghiên cứu, Taj Mahal kết hợp kiến trúc Hồi Giáo Ấn Độ truyền thống với kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ truyền thống, học hỏi từ một số công trình đương thời thành công trước đó như lăng của Hoàng đế Humayun ở Delhi, lăng của Hoàng đế Timur ở Samarkand, Uzbekistan, nhà thờ Hồi Giáo Jama Masjid ở Delhi và lăng Bachcha Taj (thường được coi là một phiên bản thử nghiệm của đền Taj Mahal gốc vì sự tương đồng của cả hai công trình) Thông thường kiến trúc của thời Mughal sử dụng sa thạch đỏ để xây dựng, riêng Shah Jahan đã yêu cầu sử dụng cẩm thạch trắng có khảm đá quý được dùng để xây lăng mộ của vợ mình 3.5 Khoa học tự nhiên: Tôn giáo là trung tâm của đời sống con người Ấn Độ, đặc biệt là đạo Hindu, cho nên ban đầu nên khoa học tự nhiên của họ chủ yếu chỉ là phụ trợ cho nhu cầu tôn giáo Chẳng hạn thiên văn học Ấn Độ phát sinh từ sự thần cúng các vị thần, các thiên thể và người ta quan sát sự dịch chuyển của chúng thông quan thiên văn học để lập lịch cho các ngày lễ Ngôn ngữ học Ấn Độ phát triển vì người ta muốn lời tụng kinh và các câu niệm chú phải mang tính nhất quán, phải có sự chuẩn xác về ngữ âm và ý nghĩa Tuy nhiên, với ảnh hưởng của nền khoa học phương Tây, cụ thể là Hy Lạp và La Mã thì khoa học tự nhiên Ấn Độ dần có sự độc lập của riêng nó, tách ra khỏi mục đích tôn giáo 3.5.1 Thiên văn học và toán học - Thiên văn học Ấn Độ Aryabhata (476-550) là một nhà khoa học sống ở thời kỳ Gupta của Ấn Độ Thành tựu nổi bật nhất của ông là Aryabhatiya, một công trình nghiên cứu bằng ngôn ngữ Phạn cổ về thiên văn học, trong đó có các quy tắc để tính kinh độ của hành tinh thông qua độ lệch tâm và chu kỳ, mô tả quan hệ giữa Trái đất và vũ trụ Ngoài ra, ông còn giải thích được các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân và ông còn đã tuyên bố rằng Trái đất tròn, quay quanh trục của nó mất một ngày đêm Brahmagupta (598-668) sau đó là người nối nghiệp và cho hệ thống hoá các tri thức về thiên văn Ấn Độ thời điểm đó, tuy nhiên ông lại bác bỏ thuyết Trái đất quay của người tiền nhiệm 19 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w