1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập giữa kỳ học phần tư tưởng hồ chí minh

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ý nghĩa, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh...4CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...41.. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIcủa

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH *** - BÀI TẬP GIỮA KỲ HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Họ và tên: Trương Thị Thu Lan Mã sinh viên: 21090178 Lớp: K1.QTTH2 Giảng viên: TS Đỗ Thị Ngọc Anh Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2023 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG .2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2 1 Khái niệm 2 2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 3 3 Ý nghĩa, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh 4 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 4 1 Tư duy trí tuệ Hồ Chí Minh 4 2 Phẩm chất đạo đức 7 3 Khả năng hoạt động thực tiễn, phát triển lý luận 9 CHƯƠNG 3: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 10 KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỞ ĐẦU “Bác ơi tim bác mênh mông thế ! Ôm cả non sông vạn kiếp người.” Đó là hai câu thơ hay của Tố Hữu khiến chúng ta không thể không xúc động khi nhớ đến Trong hành trình gian nan và vô tận, con người luôn tìm kiếm những hình mẫu có thật trong cuộc sống để tôn vinh và noi theo với mong muốn trở nên hoàn thiện hơn Một trong những hình mẫu lý tưởng ấy là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là người anh hùng giải phóng dân tộc, và đồng thời là một danh nhân văn hóa thế giới Bác Hồ chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng người dân và đồng thời soi sáng con đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam Bác đã đề ra tư tưởng Hồ Chí Minh - một hệ thống tư tưởng mang nhiều giá trị dân tộc và giá trị nhân loại quý giá Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành bởi nhiều yếu tố bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan Trong đó, yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức được tầm quan trọng ấy, bài viết dưới đây em xin được đi sâu phân tích về đề bài: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy phân tích vai trò của nhân tố chủ quan trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Trong quá trình làm bài, do kiến thức còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để em có cơ hội hoàn thiện hơn kiến thức của mình và làm tốt hơn trong các bài tập sau Em xin chân thành cảm ơn cô ạ! NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1 Khái niệm Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh lần đầu tiên được sử dụng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) và ngày càng 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 được xác định hoàn thiện và sâu sắc hơn rõ hơn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” Như vậy, định nghĩa trên đã làm rõ ba vấn đề lớn: * Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm lý luận toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam * Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại * Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi 2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Thứ nhất: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời và nó được bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong quá trình xây dựng đất nước và giữ nước, trong truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái của toàn bộ người dân Việt Nam Khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc ta, trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước vẫn luôn là dòng chảy xuyên suốt có ý nghĩa quan trọng Thứ hai: Tinh hoa văn hoá nhân loại là nguồn gốc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh Tinh hoa văn hoá nhân loại sự kết hợp của văn hóa phương Tây và văn hóa Phương Đông đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sau khi tìm hiểu đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc.Trước khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và nhiều tư tưởng khác Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới để các tư tưởng đó phù hợp với dân tộc và thời đại mới Như vậy, ta nhận thấy rằng, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây Thứ ba: Chủ nghĩa Mác – Lênin Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh cũng đã từng đặt chân đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái và chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Thứ tư: Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh Lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của Hồ Chí Minh và do Người sáng tạo ra dựa trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan Từ những trải nghiệm thực tế và việc được tiếp xúc với các nguồn tư tưởng mới đã hình thành tư tưởng của Người 3 Ý nghĩa, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh Thứ nhất: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa dẫn đường cho sự phát triển bền vững của dân tộc Tư tưởng, đạo đức, phong cách là tổ hợp các thành tố nói lên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là những giá trị văn hóa trường tồn, dẫn đường cho dân tộc ta đi lên Thứ hai: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là cơ sở để Đảng và nhân dân ta xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Thứ ba: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quốc tế sâu sắc Thế giới luôn đổi thay nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sống mãi với ý nghĩa truyền cảm hứng cho sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại, làm cho các dân tộc, mọi người thoát khỏi sự áp bức, vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1 Tư duy trí tuệ Hồ Chí Minh Thứ nhất: Tư duy độc lập Nguyễn Tất Thành Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước trên mảnh đất giàu truyền thống chống giặc ngoại xâm, cho nên Người đã sớm tiếp nhận truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của gia đình, quê hương và dân tộc Được cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc dạy dỗ từ nhỏ, lại được các thầy là các nhà nho Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và Trần Thân dạy học chữ Hán, rồi lại được học tập tại trường Quốc học Huế, cho nên Nguyễn Tất Thành đã sớm tiếp thu vốn văn hóa Quốc học, Hán học Vượt lên những nhà tiền bối về hệ tư tưởng, Bác nhận thấy thời thế đã thay đổi nên giải phóng dân tộc cũng phải bằng cách mới Người không cứu nước theo ngọn cờ phong trào cần Vương, hay khởi nghĩa “nặng cốt cách phong kiến” như cụ Hoàng Hoa Thám, Người cũng không theo chính sách cải lương “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương” cụ Phan Châu Trinh,và cũng không như cụ Phan Bội Châu Tuy người rất khâm phục tinh thần cứu nước của cha ông, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành các con đường của họ, không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng dân tộc Đó là tư duy rất trí tuệ ở Hồ Chí Minh Mà Người quyết tâm một hướng đi mới Hướng đi mới này không giống như những bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh Ra đi với tư cách người trí thức, du học Bác quan niệm muốn chiến thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ kẻ thù Bác ra đi với tư cách người lao động, đi vào cuộc sống của người lao động Người mới hiểu được hết bản chất của chủ nghĩa đế quốc, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” Người cũng muốn đi xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở nên văn minh, phú cường rồi trở về giúp đồng bào mình Đây được coi là biểu hiện tư tưởng độc lập, tự chủ, sáng tạo trong tư duy và hành động của nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành Ngày 5/6/1911, Bác lên đường sang Pháp với mong muốn học hỏi tiếp thu những tinh hoa và tiến bộ của phương Tây, tìm ra con đường cứu nước Bác ra đi với hai bàn tay trắng, với hành trang là nghị lực và lòng yêu nước sâu sắc Thứ hai: Nhà chiến lược thiên tài Trong những năm tháng đầu tiên đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nghiệm thấy rằng: vấn đề nâng cao trí thức là cực kỳ quan trọng Muốn đổi mới cách 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 mạng, thì phải nâng cao trí thức, cho nên không có con đường nào khác con đường phải đi vào kho tàng văn học phong phú và đồ sộ của thế giới, đặc biệt là nền văn học dân chủ tư sản ở Châu Âu Những tác phẩm bất hủ ấy đều được lưu trữ tại thư viện Paris, Pôn Vay - ăng Cutuya – riê đã xin cho Người thẻ đọc sách ở thư viện Chính khát vọng cứu nước đã hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh một sức mạnh phi thường, bền bỉ học tập, để hoạt động cách mạng Kiến thức văn hóa mới tiếp thu được hòa đồng trong hoạt động thực tiễn của Người tạo thành động lực thúc đẩy mình trên con đường cứu nước Và Người nhảy cảm sắc sảo về nhãn quan chính trị rằng: “Dù màu da có khác nhau, tên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản” Và cũng từ cuộc khảo sát thực tiễn này, Người bắt gặp chân lý của thời đại, tìm thấy được con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Đó là con đường cách mạng tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Từ ngày 03 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong nước, thành lập một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó với nhân dân, với dân tộc Theo như được biết để Đảng Cộng sản ra đời, Người dốc sức chuẩn bị chu đáo, về mặt chủ quan cũng như thúc đẩy các điều kiện khách quan đi đến chín muồi Người đã có quan hệ nhiều với các nhà Cách mạng, chiến sĩ ở các nước như: Indonesia, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan Vì những nước đó đã thành lập Đảng Cộng sản, nên Người muốn tìm hiểu Đảng Cộng sản của nước đó và đúc kết kinh nghiệm cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Bác Hồ được coi là một nhà ngoại giao vĩ đại Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua việc vận dụng những phương pháp phong cách ứng xử nhạy bén, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đối ngoại Nghệ thuật đó còn thể hiện trong việc thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, am hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn “năm cái biết” (ngũ tri) của triết lý phương Đông: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét rằng Hồ Chí Minh là con người biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch nắm vững nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở rộng giới hạn của điều có thể Hiện nay, khi những điều kiện quốc tế khác nhiều so với trước, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao sẽ mở ra khả 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 năng rộng lớn để vận dụng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đề ra nhằm phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội và phát triển, chủ động hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế thế giới là nội dung cơ bản Việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán bộ ngoại giao không ngừng học tập nội dung tư tưởng, phương pháp, phong cách ngoại giao và ứng xử văn hóa của Người trong giao tiếp đối ngoại; rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực, đạo đức, phẩm chất, kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa theo gương Bác Hồ vĩ đại Thứ ba: Khả năng dự đoán kỳ diệu Nhờ nắm vững, vận dụng sáng tạo lý luận và phương pháp luận Mác - Lênin: Lấy chủ nghĩa Mac - Lenin làm cốt, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lenin đưa vào đúng thực tiễn Việt Nam Nhờ tiếp thu Chủ nghĩa Mac - Lenin mà Hồ Chí minh đã vượt qua hạn chế của các lãnh tụ cách mạng đương thời, học tập và vận dụng lí luận Chủ nghĩa Mac - Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, từ đó dẫn tới những thắng lợi của cách mạng đất nước Khám phá ra quy luật vận động của xã hội, đời sống văn hóa, cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể: Người nhảy cảm sắc sảo về nhãn quan chính trị rằng: “Dù màu da có khác nhau, tên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản” Và cũng từ cuộc khảo sát thực tiễn này, Người bắt gặp chân lý của thời đại, tìm thấy được con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc 2 Phẩm chất đạo đức Phẩm chất đạo đức của Người là sự kết hợp trí thông minh, óc sáng suốt với lòng nhân đức, nghị lực kiên cường và đức tính khiêm tốn hiếm có, là hiện thân của những đức tính tốt đẹp nhất của dân tộc Phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở ý chí của một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu thương nhân dân, trái tim sẵn sàng hy sinh chịu đựng gian khổ vì độc lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân và đức tính khiêm tốn giản dị Những phẩm chất đạo đức tốt 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 đẹp đã tạo nên Người và có vai trò vô cùng to lớn trong sự hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh Thứ nhất: Nhân cách văn hóa Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đinh nhà nho yêu nước trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm, đó chính là Nghệ An Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, học giả Phan Huy Chú viết “Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả Nam Châu Danh nhân tiêu biểu là người con xứ Nghệ Anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, Học trò ông có nhiều người xuất sắc, có nhiều công lao với đất nước, tên tuổi được sử sách biên chép trang trọng như: Nguyễn Sinh Sắc, Phan Bội Châu, Cao Xuân Dục, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thái Thân ” cho nên Người đã sớm tiếp nhận truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của quê hương, dân tộc Có cách nhìn, quan niệm đúng đắn sáng tạo, niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, nhưng chí hướng cách mạnh của Nguyễn Tất Thành không giống như các bậc tiền bối Người không cứu nước theo ngọn cờ phong trào Cần Vương, hay khởi nghĩa “nặng cốt phong kiến” như cụ Hoàng Hoa Thám, người cũng không theo chính sách cải lương “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương” cụ Phan Châu Trinh, cũng không cứu nước theo phong trào Đông Du chẳng khác nào “đưa hổ của trước, rước beo củ sau” của cụ Phan Bội Châu Tuy người rất khâm phục tinh thần cứu nước của cha ông, nhưngNguyễn Tất Thành không tán thành các con đường của họ, không thể dựa vào nước ngoài đề giải phóng dân tộc Tình yêu quê hương đất nước, yêu quê hương sâu sắc Người đã sớm chứng kiến sự thống khổ, điêu đứng của đồng bào ta trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân ta Đau lòng trước cảnh nước nhà bị nô lệ, nhân dân bị đọa đày, Nguyễn Tất Thành sớm có chi đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.Hoài bão cứu nước, cứu dân của Hô Chí Minh từ đó Vì yêu nước, thương dân mà Người đã bất chấp mọi gian khổ, khó khăn bôn ba nước ngoài tìm con đường cứu nước Thứ hai: Ham học hỏi Trong những năm tháng đầu tiên đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nghiệm thấy rằng: vấn đề nâng cao tri thức là cực kì quan trọng Muốn đổi mới cách mạng, thì phải nâng cao tri thức, cho nên không có con đường nào khác con đường kho tàng văn học phong phú và đồ sộ của thế giới, đặc biệt là nền văn học dân chủ tư sản ở Châu Âu Khát vọng cứu nước đã hun đúc cho người thanh niên 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 mảnh khảnh một sức mạng phi thường, bền bỉ học tập, để hoạt động cách mạng Người cũng muốn đi xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở nên văn minh, phú cường rồi trở về giúp đồng bảo mình Thứ ba: Chiến sĩ cách mạng bình dị và cao đẹp, vĩ đại Thông qua lao động, Nguyễn Ái Quốc đã gần gũi với cuộc sống nhân dân, lao động, hiểu được nỗi thống khổ, hiều được nguyện vọng của họ và đồng cảm với họ Về quấn áo mặc của Người thường ngày rất giản dị là áo ka ki màu vàng, áo bà ba và đôi déo cao su Và vào mùa đông, có lần Người mặc áo Tôn Trung Sơn có mảng vá Có người hỏi: “Kính thưa Chủ Tịch, vì sao Người là Chủ Tịch mà vẫn mặc áo vá” Người vui vẻ trả lời: “Đất nước nghèo, Chủ tịch có mặc áo vá thì dân mới có áo lành mặc” Người để lại ấn tượng sâu sắc nhất đó là tính khiêm tốn và giản dị 3 Khả năng hoạt động thực tiễn, phát triển lý luận Khi xét đến các nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua vai trò của quá trình hoạt động thực tiễn của Người Chứng kiến hoàn cảnh đau thương của đất nước và sự thất bại của hàng loạt các cuộc đấu tranh của thế hệ đi trước, ngay từ năm 1911, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Trong thời kỳ hoạt động ở các nước tư bản cũng như ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh thường xuyên đi sâu vào phong trào công nhân, thợ thuyền, trực tiếp hoạt động trong các tổ chức chính trị xã hội ở các nước đó, rút ra những nhận xét, đánh giá, tiếp thu những điểm tốt và khắc phục những điểm chưa tốt Tiếp đó, Người sang Nga để tìm hiểu, nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, quan sát công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới ở đây Sau đó, Người đến Trung Hoa để tìm hiểu về cách mạng dân chủ ở Trung Quốc và những chính sách của Tôn Trung Sơn Quãng thời gian bôn ba khắp các nước trên thế giới giúp Người tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cả phương Đơng và phương Tây như nhân văn của văn hóa Phục Hưng, thế kỷ Ánh sáng của cách mạng Trung Quốc, phê phán tư tưởng dân chủ Người hiểu sâu hơn về tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, từ đó vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin Qua quá trình tích cực tham gia các hoạt động quốc tế, thực hiện nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế cộng sản, từ thực tiễn công tác, tổng kết kinh nghiệm nhiều cuộc cách mạng, Hồ Chí Minh đã tích lũy được nhiều tri thức cách mạng, dần dần trong tư duy 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 của Người hình thành nên một luận điểm đúng đắn: Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng nhân loại Giai đoạn 1920 -1930 là quãng thời gian hoạt động sôi nổi nhất của Hồ Chí Minh Đây cũng chính là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh với sự hình thành tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc, về Đảng Cộng sản, về mối quan hệ cách mạng giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng quốc tế… Một số sự kiện có tác động to lớn đến hình thành và chuyển biến tư tưởng của Người phải kể đến trong giai đoạn này như sau: + Tháng 7/1920: Người đọc Sơ thảo Lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Đây là sự kiện vơ cùng quan trọng bởi nó đánh dấu sự chuyển biến cơ bản nhận thức về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Người Người lựa chọn tin theo Lê-nin, ủng hộ Quốc tế III Người khẳng định “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” + Tháng 12/1920: Người tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, và tham gia vào thành lập Đảng Cộng Sản Pháp Sự kiện này đánh dấu cho bước chuyển biến quyết định, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và chính trị của Người, từ một nhà yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản + Từ 1923 - 1924: Người sang Liên Xô, bắt đầu cho công cuộc tìm hiểu và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội Nhờ quá trình Nguyễn Ái Quốc tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp, học tập ở Đại học Phương Đông, hoạt động trong Quốc tế Cộng Sản, và sống ở trung tâm của phong trào cộng sản Nga, quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin của Người trở nên hệ thống và rõ ràng hơn Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức sâu sắc hơn về sức mạnh của nhân dân lao động, mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân… từ đó bổ sung, phát triển, sáng tạo các luận điểm Hay nói cách khác, quãng thời gian này có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hình quan điểm cách mạng của Người Với quan điểm “lý luận đi đôi với thực tiễn”, năng lực hoạt động thực tiễn đã góp phần quan trọng trong định hình và hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Đây chính là cơ sở để Người tìm hiểu về các quy luật vận động của xã hội, cuộc đấu tranh của các dân tộc trong các hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia, 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 từ đó khái quát thành lý luận, đưa lý luận vào hoạt động thực tiễn và kiểm nghiệm, từ đó hồn thiện lý luận, tạo ra tính cách mạng, khoa học và khách quan CHƯƠNG 3: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thấy cần phải gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những việc làm cơ bản sau: + Về tư tưởng chính trị: Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng Tin tưởng và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội + Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Thực hiện tốt phương châm: “Đâu cần thanh niên có Đâu khó có thanh niên” Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp Thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ để thu vén lợi ích cho bản thân và gia đình Bản thân luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng và tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên + Về sự nhận thức: Về sự cần thiết phải học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định: Đạo đức là gốc của cách mạng Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông Phải có đạo đức, có nhận thức và thay đổi trong tư duy đạo đức của con người Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội Bên cạnh các chuẩn mực, nguyên tắc, đạo đức đóng góp giá trị lớn cho thành công và đặc sắc riêng của dân tộc ta Ngày nay trong giai đoạn mở cửa, nhiều văn hóa cũng như nét sống mới du nhập Tuy nhiên các giá trị đạo đức làm gốc rễ phải được tôn trọng và gìn giữ Mặt khác, thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy đã và đang xẩy ra tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống trong một bộ phận không 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và trong các tầng lớp nhân dân Vì vậy với đợt học tập này lại càng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt Việc học tập, rèn luyện giúp chúng ta thường xuyên được nhắc nhớ đến tư tưởng, đến ý nghĩa việc làm Từ đó mà tinh thần cũng như các phẩm chất đạo đức được giữ kiên định KẾT LUẬN Có thể nói, nhìn lại cả một cuộc đời dài của Bác, một niềm kính trọng dâng trào trong em Một con người, một tư tưởng lớn đưa cả đất nước thoát khỏi chiến tranh xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân Bác Hồ kính yêu đã sống một cuộc đời thật thanh cao, giản dị, không màng danh lợi Người từng tâm sự: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, không dính líu gì với vòng danh lợi” Nói về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần tận tuỵ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Người, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: “Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng Đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị Tư tưởng và đạo đức của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi về cõi vĩnh hằng nhưng Người để lại cho cho toàn Đảng, toàn dân ta không chỉ là một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn cả một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước được độc lập, phồn vinh; cho nhân dân được ấm no, tự do, hạnh phúc Đức hy sinh và tình thương yêu của Bác là tấm gương sáng ngời tiếp tục soi sáng đạo đức, tâm hồn cho mỗi thế hệ người Việt Nam Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là là niềm tin và động lực để xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, thực hiện thành công mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” 12 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nghị quyết 28 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016 3 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 4 PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (Chủ tịch Hội đồng biên soạn), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2019 5 Đặng Đình Quý (2016), Ngoại giao trước Toàn quốc kháng chiến và bài học về công tác đối ngoại hiện nay, Trang điện tử Quân đội nhân dân Việt Nam 6 Lê Duẫn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, In lần thứ ba, Nxb Sự thật, H.1975, tr.33 7 Ts Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019 8 Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005 9 Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lí học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001 10 Bùi Văn Huệ, Giáo trình Tâm lí học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000 11 Đào Thị Oanh (Chủ biên), “Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay”, Nxb Giáo dục, 2007 12 Nguyễn Đình Đăng Lực , “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách”, Nxb Tư pháp, 2005 14 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

Xem thêm:

w