Biểu hiện sự hồi hộp lo lắng của các sĩ tử tương ứng với sự di chuyển của khán giả buổi biểu diễn phải đi qua những khung đường tối tăm, ánh sáng nhỏ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám để đến
Trang 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
“BƯỚC NHẢY VƯỢT VŨ MÔN”
Gi ảng viên : TS Tr ịnh Lê Anh Nhóm sinh viên : Nhóm 1
L ớp học phần : L ớp thứ 2, tiết 7-9
Hà N ội, tháng 4 năm 2023
Trang 21
B ẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 1
- Phân tích Big idea
- Nội dung phần Amplify
- Nghiên cứu thị trường - Hoàn thành A
mục tiêu + phân tích insight - Hoàn thành A
Quốc Tử Giám - Không tham gia h ọp nhóm B
Trang 32
M ỤC LỤC
Trang
M ỤC LỤC 2
VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM, “BƯỚC NHẢY VƯỢT VŨ MÔN” 3
I GI ỚI THIỆU VỀ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 4
1.1 Văn Miếu - Quốc Tử Giám 4
1.2 Nghiên cứu thị trường 5
II XÂY D ỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG 5
2.1 Mục tiêu của kế hoạch 5
2.2 Công chúng mục tiêu 6
2.2.1 Nhân kh ẩu học 6
2.2.2 Hành vi media 7
2.2.3 Lý do l ựa chọn 7
2.3 Phân tích Insight 8
2.3.1 B ối cảnh 8
2.3.2 Tâm lý khách hàng 8
2.3.3 Insight 8
2.4 IMC Plan 9
2.4.1 Trigger (Nh ận diện) 10
2.4.2 Engage (K ết nối) 11
2.4.3 Amplify (Lan t ỏa) 15
2.5 Ngân sách 17
III XỬ LÝ RỦI RO 18
3.1 Kênh sự cố, rủi ro và cách xử lý khủng hoảng 18
3.2 Phương án dự phòng 18
Trang 43
VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM, “BƯỚC NHẢY VƯỢT VŨ MÔN”
“Bước nhảy” là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật
do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên Sự giới hạn về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới
Sự chuyển hóa từ học sinh cấp 3 thành sinh viên đại học là một bước nhảy với điểm nút là kỳ thi đại học chính là điểm nút Đa số học sinh cấp 3, nếu không vượt qua
kỳ thi đại học thì đều không thể trở thành sinh viên được và điều đó đồng nghĩa với
“bước nhảy” thất bại khi không vượt qua được “điểm nút”
Lấy ý tưởng từ “bước nhảy” trong triết học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, “Bước nhảy vượt vũ môn” là một sự kiện gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 giai đoạn của một
sĩ tử
Giai đoạn 1: Ôn thi, lúc này sĩ tử phải chăm chỉ, tìm tòi, bổ sung kiến thức
Là phần Trigger với cuộc thi: “Đi học với cỗ máy thời gian tại Quốc Tử Giám” Trả lời câu hỏi “Bạn thấy gì về nền giáo dục Nho học còn lưu dấu tại Quốc Tử Giám?”
Giai đoạn 2: Đi thi Với trạng thái đầu tiên là hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, run Nhưng
khi nhìn vào đề thi, với sự chăm chỉ tìm tòi, tích lũy kiến thức trong giai đoạn ôn thi thì
sĩ tử làm được bài một cách tự tin…
Là phần Engage với buổi biểu diễn trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám với số lượng khách có hạn
Biểu hiện sự hồi hộp lo lắng của các sĩ tử tương ứng với sự di chuyển của khán giả buổi biểu diễn phải đi qua những khung đường tối tăm, ánh sáng nhỏ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám để đến khu vực biểu diễn (Khu Thái Học, nằm ở cuối)
Và key moment trong buổi biểu diễn được xem là ánh sáng, giúp các sĩ tử vượt qua kỳ thi (Đây được xem là khoảnh khắc người sĩ tử lấy lại được sự tự tin của mình)
Giai đoạn 3: Vượt qua "điểm nút" Lúc này người học sinh cấp 3 đã vượt qua kỳ
thi và càng chắc chắn hơn thì giấy báo nhập học đã có Điều này đồng nghĩa với việc học sinh cấp 3 đã thực hiện bước nhảy thành công, trở thành một sinh viên đại học Bắt đầu thời gian học đại học
Là phần Amplify: với hoạt động trải nghiệm thành các giám sinh của trường Quốc
Tử Giám xưa – trường đại học đầu tiên của nước ta
Trang 54
I GIỚI THIỆU VỀ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1.1 Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Theo sử sách ghi lại, Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 để thờ các bậc tiên tổ của Nho học Đến năm 1076, Quốc Tử Giám được xây dựng bên cạnh Văn miếu và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta
Ban đầu, Quốc Tử Giám chỉ thu nhận con cái của vua quan trong Triều đình Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện và dành cho
cả con cái các nhà thường dân có khả năng học tập tốt Từ đây, Quốc Tử Giám mới thực
sự trở thành trường học cho nhân dân
Nhà giáo nổi tiếng Chu Văn An chính là hiệu trưởng đầu tiên của Quốc Tử Giám
và đang được thờ tại đây bên cạnh Khổng Tử – bậc thầy Nho học Từ thời Hậu Lê, Nho giáo trở nên rất thịnh hành ở nước ta và Nho học ngày càng phát triển Hiện nay, nơi đây là nơi dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ tiến sĩ từ năm 1442 trở đi Có thể thấy Quốc Tử Giám chính là minh chứng sống cho chặng đường phát triển giáo dục của nước
ta
Hiện nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là nơi lưu đến của bao thế hệ học trò để cầu công danh và học tập tốt Văn Miếu trở thành một trong những di tích lịch sử hấp dẫn và địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hà Nội Vào năm 2012, nơi đây đã chính thức trở thành Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt
Địa chỉ: Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội,
giữa 4 tuyến phố Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám, cụ thể ở 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian mở cửa: Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần
kể cả ngày nghỉ cuối tuần hay lễ tết Giờ mở cửa mùa đông là 7h30, các mùa khác là 8h
và đóng cửa lúc 18h
Giá vé: Giá vé dành cho người lớn là 20.000 đồng/ lượt và trẻ em là 10.000 đồng/ lượt Ngoài ra, trẻ em dưới 15 tuổi được miễn phí và các đối tượng thuộc diện vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, người già trên 60 tuổi, người khuyết tật nặng, người có công với đất nước được giảm giá vé 50%
Một số sự kiện đã được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám từng tổ chức các sự kiện văn hóa, triển lãm:
- Ngày 15/5/2018, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám giới thiệu các hoạt động, văn hóa dành cho thiếu nhi với tên gọi "Sĩ tử nhí - Chắp cánh ước mơ", diễn ra trong 3 tháng hè
- Triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” tổ chức tại khu Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 26/8 đến hết ngày 30.9.2022
Trang 65
- Triển lãm mỹ thuật “Dấu xưa văn hiến” khai mạc 25/12/2022 và kéo dài đến hết ngày 5/2/2023 tại nhà Tiền đường khu Thái học, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Triển lãm "Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954" diễn ra từ 14/2 - 30/4/2023
Đánh giá: Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sự kiện chủ yếu là các triển lãm, chưa
có nhiều các hoạt động, chương trình văn nghệ, biểu diễn…Chưa có sự kiện đặc thù cho mình hằng năm chỉ tổ chức một lần Chương trình tham quan chưa có sự đổi mới, chưa
có các hình thức kết hợp trải nghiệm cho du khách
1.2 Nghiên cứu thị trường
Khách nội địa
Khách nội địa đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám chủ yếu là học sinh, sinh viên
- Học sinh chủ yếu là các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 ở khu vực Miền Bắc như: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình…Học sinh đi theo lớp, 30-40 học sinh/đoàn có giáo viên chủ nhiệm và một số phụ huynh học sinh đi cùng Đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám với mục đích tham quan, học tập
- Học sinh sinh chủ yếu sống tại khu vực Hà Nội và khu vực lân cận Hà Nội Đối tượng này trước thời gian thi cử như thi cấp 2 lên cấp 3, cấp 3 lên đại học thường có xu hướng đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để dâng lễ, cầu may (còn có sờ đầu rùa nhưng nay đã bị cấm), mong các cụ phù hộ để đi thi may mắn, có được kết cao
- Sinh viên chủ yếu là từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tham quan, học tập, nghiên cứu
Ngoài học sinh, sinh viên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thu hút du khách trong nước vào dịp Tết Du khách đến vào dịp này để dâng hương, cầu may, xin chữ, tham quan, du lịch…
Khách quốc tế: Khách du lịch văn hóa, Khách du lịch Hà Nội…
II XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
2.1 Mục tiêu của kế hoạch
Nhằm nâng cao nhận thức của công chúng mục tiêu về sự kiện mới được tổ chức trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám Tăng lượng khách đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian diễn ra sự kiện
Kênh truyền thông:
Truyền thông offline
- Poster, Pano tại các trạm xe bus công cộng, cột đèn tại các vỉa hè tại Hà Nội
Truyền thông online
- Fanpage của sự kiện
Trang 76
- Fanpage “Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám”
https://www.facebook.com/vanmieuquoctugiam/
- Báo chí, truyền hình (HTV)
- Tik Tok, Instagram, mạng xã hội khác
- Qua KOLs
Mục tiêu định lượng: Mỗi bài viết tiếp cận 2000 - 3000 tài khoản FB
- 80% độ nhận diện của công chúng về sự kiện được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc
Tử Giám
- Đón trên 5000 khách trong thời gian diễn ra sự kiện
Mục tiêu định tính: Tăng nhận thức của công chúng.
Đánh giá:
Dựa vào mục tiêu định lượng để đánh giá mức độ truyền thông, thành công của sự kiện
Phỏng vấn trực tiếp người tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám hoặc bảng hỏi khảo sát online để đánh giá được mức độ nhận thức về sự kiện tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám của công chúng
2.2 Công chúng mục tiêu
2.2.1 Nhân khẩu học
- Độ tuổi: 10 - 40
- Địa điểm sinh sống: khu vực miền Bắc
- Nghề nghiệp: học sinh, sinh viên và phụ huynh
- Thu nhập: trung bình và thấp
- Đặc điểm thế hệ
10 - 25 tuổi: Thế hệ gen Z
+ Tiếp cận với công nghệ sớm: Theo từ điển Oxford, thế hệ gen Z là nhóm những người sinh từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2010 (1997-2012) Đây là thời điểm Internet đã vào Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của Facebook (2004), iPhone (2007), Toàn bộ cuộc sống của họ từ khi sinh ra đã có liên quan tới Internet phần lớn các thành viên thuộc thế hệ gen Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ Họ thường cảm thấy thoải mái, rất dễ đón nhận công nghệ, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội như Google, Facebook, Instagram, TikTok,
+ Người tạo xu hướng mới: Được tiếp xúc với công nghệ và Internet từ sớm là ưu thế rất lớn với thế hệ Z Chính bởi điều này, gen Z đang dần trở thành người tiên phong, dẫn đầu cho những xu hướng và trào lưu mới trong xã hội ngày nay Cùng với đó, gen
Z là những người rất nhanh nhạy với các nền tảng mạng xã hội, nơi mà thông tin được lan truyền một cách chóng mặt Đây cũng là lý do giúp thế hệ này tác động lớn đến thế giới như thế nào Mạng xã hội được coi là thế giới riêng của gen Z, nơi chia sẻ thông tin
Trang 87
ở quy mô toàn cầu, nơi cập nhật xu hướng chung của thế giới nhanh nhất, tự tin chia sẻ suy nghĩ và giúp đỡ phát triển những cộng động nhỏ hơn hay thế hệ tiếp nối
- Họ quan tâm đến: Nhu cầu chi tiêu của gen Z được đánh giá ở mức độ cao Đối
tượng học sinh, sinh viên tuy khả năng chi trả thấp nhưng họ vẫn sẵn sàng chấp nhận chi trả số tiền phù hợp để sử dụng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, có giá trị sử dụng lâu dài Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến vẻ bề ngoài, do đó, các sản phẩm phải thuận mắt, ưa nhìn, chất lượng phù hợp, Tuy nhiên họ vẫn ủng hộ giá trị văn hóa Việt giữa mênh mông bản sắc Đối với các sự kiện phải đúng với nhu cầu và mục đích của họ khi đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám Vì rất dễ chán nên họ thường
bị thu hút bởi các sự kiện có không khí năng động, sôi nổi, có các nghệ sĩ, idol mà mình yêu thích
25 - 40 tuổi: Thế hệ gen Y
+ Giỏi sử dụng Internet và công nghệ: Gen Y là thế hệ đầu tiên được tiếp xúc với Internet, họ trưởng thành trong giai đoạn suy thoái kinh tế, sự khởi đầu của công nghệ thông tin, và toàn cầu hoá Họ phải làm quen với rất nhiều đổi mới cho tới hiện tại Họ
tận dụng sự phát triển của Internet để tìm kiếm thông tin, học hỏi và phát triển khả năng
bản thân Trong đó cũng có nhiều người đã thành công, nổi tiếng nhờ Internet và công nghệ
+ Coi trọng gia đình: Hầu hết gen Y sẽ đặt gia đình lên trên sự nghiệp Họ thường
là người có tiếng nói trong gia đình và trân quý những giây phút được ở bên những người họ yêu thương Những người còn độc thân hoặc chưa có con cũng luôn muốn
được gần gũi với họ hàng và những người thân thích.
- Họ quan tâm đến: Gen Y quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm hơn là giá cả
Họ tìm hiểu kỹ về sản phẩm nên các hình thức hào nhoáng bên ngoài khó đánh lừa được
Xu hướng tiêu dùng của gen Y thường bị tác động bởi gia đình, bạn bè do họ tin tưởng vào các đề xuất của người thân
2.2.2 Hành vi media
Gen Y và Z là thế hệ gắn liền với công nghệ và internet Mỗi người đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh do đó họ dễ dàng truy cập internet Mỗi ngày, họ có thể dành 3 - 5 tiếng sử dụng điện thoại và internet
2.2 3 Lý do lựa chọn
Lý do lựa chọn công chúng mục tiêu ở trên là do:
Học sinh, sinh viên thường được nhà trường hay gia đình tổ chức đưa đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám tham quan, cầu may mắn trong học hành,
Ở khu vực miền Bắc có điều kiện đi lại thuận tiện hơn so với khu vực miền trong
Trang 98
Đây là 2 đối tượng được tiếp xúc công nghệ sớm, gắn liền với internet, các nền tảng được sử dụng nhiều nhất là Facebook, Tiktok,Youtube, thuận tiện cho thực hiện marketing online
2.3 Phân tích Insight
2.3.1 Bối cảnh
Trong 2 năm đại dịch COVID-19, các di tích, danh thắng, bảo tàng và những điểm đến khác tại Hà Nội phải tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch, trong đó có Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở vị trí trung tâm và nằm trong tuyến "city tour" Hà Nội, thu hút được đông đảo du khách, đặc biệt là học sinh, sinh viên, tuy nhiên, Văn Miếu Quốc Tử Giám chưa đưa các giá trị thực sự là đạo học, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo và những người thầy đáng kính của dân tộc đến gần hơn với du khách và giới trẻ để nhận về sự trân quý, ứng xử phù hợp
Văn Miếu Quốc Tử Giám chưa có nhiều hoạt động hấp dẫn, tạo tâm lý tò mò cho
du khách, chưa có những sự kiện thú vị và đầy ý nghĩa, giá trị văn hóa, sử dụng công nghệ số trong bối cảnh xu hướng du lịch tự túc, cá nhân hóa và trải nghiệm công nghệ ngày càng phổ biến như Nhà tù Hỏa Lò khiến du khách chỉ đến 1 lần và hiếm khi quay trở lại
2.3.2 Tâm lý khách hàng
Nhận thức của du khách về Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn chưa hoàn thiện Du khách thường đến Văn Miếu để check-in, chứ chưa thực sự tìm hiểu sâu về giá trị văn hóa Du khách chủ yếu hình dung được Văn Miếu, còn Quốc Tử Giám với tư cách là trường đại học đầu tiên của Việt Nam thì chưa được thể hiện rõ nét
Đại dịch Covid-19 khiến học sinh, sinh viên không thể đến trường cũng như không thể đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để “check-in” hay “cầu may” như mọi năm Do đó, Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa trở lại là dịp quan trọng khiến du khách muốn quay trở lại đây
Tâm lý người trẻ thường tò mò Nhiều bài báo đã đưa tin Đại dịch Covid-19 là cơ
hội để Văn Miếu Quốc Tử Giám chuyển đổi để “đưa di tích đến du khách” Họ khát khao muốn biết sau thời gian đóng cửa, Văn Miếu Quốc Tử Giám đã có những thay đổi như thế nào?
2.3.3 Insight
Những hoạt động diễn ra tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chưa thực sự đa dạng và cập nhật so với giới trẻ Tôi muốn thấy những thay đổi công nghệ số tại Văn Miếu Quốc
Tử Giám Tôi muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa thực sự của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Trang 109
2.4 IMC Plan
IMC PLAN Trigger (Nhận diện) Engage (Kết nối) Amplify (Lan tỏa)
Objectives
(Mục tiêu)
Thu hút sự quan tâm, chú ý của công
chúng, truyền bá Đạo học Việt Nam xưa
tại Quốc Tử Giám
Tạo dịp đặc biệt để du khách đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám tham quan và trải
Content (Nội
dung)
Quốc Tử Giám là trường đại học đầu
tiên – nơi lưu giữ những giá trị về nền
giáo dục truyền thống hơn 900 năm
của dân tộc Tuy bị tác động mạnh mẽ
bởi Nho giáo của Khổng Tử song nền
giáo dục tại Quốc Tử Giám vẫn mang
theo những nét đặc trưng rất Việt Nam
qua từng thời đại
Tổ chức một buổi biểu diễn trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám với số lượng khách có hạn, kể câu chuyện trước
và khi đi thi của các sĩ tử xưa và nay với một kịch bản hài hước và đọng lại ý nghĩa
Đem đến những trải nghiệm sống động
và trực quan về các sinh hoạt của trường Quốc Tử Giám xưa – trường đại học đầu tiên của nước ta Cung cấp những trải nghiệm mới cho những thí sinh sau khi thi xong được trải nghiệm hoạt động học đại học thời xưa, trước khi có điểm để học đại học thời nay
Key message
(Thông điệp
truyền thông
chủ chốt)
Quốc Tử Giám – biểu tượng của nền
giáo dục Việt Ngược dòng thời gian, tìm lời giải đáp Quốc Tử Giám - Những giá trị của Đạo học Việt Nam
Key hook
(Hoạt động
chủ chốt)
Xây dựng 1 Cuộc thi kéo dài 20 ngày
với chủ đề “ Đi học với cỗ máy thời gian
tại Quốc Tử Giám”
- Dựng kịch bản: kịch bản có phần hài hước nhưng gắn liền với đời sống thi cử xưa và nay
- Dựng sân khấu (sử dụng công nghệ 3D, ánh sáng - HOLOGRAM
- Thuê các diễn viên, ca sĩ, vũ công, có chuyên môn cao và các diễn viên nổi tiếng
có thực lực để tạo sức hút
- Đào tạo nhân viên, đội ngũ ekip, tổ chức
sự kiện chuyên nghiệp: Người soát vé, nhân viên âm thanh, ánh sáng, đạo diễn,
- Liên tục truyền thông cho chương trình
- Xây dựng video truyền thông về hoạt động trải nghiệm mới này để thu hút đối tượng là học sinh, sinh viên
- Chuẩn bị trang phục, dụng cụ (chiếu…) phục vụ hoạt động trải nghiệm
- Thuê chuyên gia để đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên/người dạy chuyên nghiệp cho du khách (Yêu cầu: Phải đúng đến từng lễ nghi)
- Liên tục truyền thông về hoạt động này thông qua những hình ảnh thực tế của những du khách đã từng tham gia
Supporting
tactics
(Hoạt động
phụ trợ)
Thiết kế 1 video ngắn, nhằm hỗ trợ
truyền thông cho hoạt động chính
- Dựng video ngắn, trailer về chương trình
- Đăng các bài giới thiệu, các thông tin liên quan đến hoạt động để du khách nhanh chóng nắm bắt
Channels
(Kênh tiếp thị)
Mạng xã hội: Facebook bao gồm trang
Facebook chính thức “Di tích Văn Miếu
– Quốc Tử Giám” và các hội nhóm về
Hà Nội, du lịch Hà Nội, văn hoá Hà
Nội, ), Tik Tok,
Mạng xã hội: Facebook bao gồm trang Facebook chính thức “Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám” và các hội nhóm về Hà Nội, du lịch Hà Nội, văn hoá Hà Nội, ), Tik Tok,
Qua KOLs (JustaTee và Phương Mỹ Chi), mạng xã hội: Facebook (Page Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Các hội nhóm về
Hà Nội, du lịch Hà Nội, văn hoá Hà Nội, ), Tiktok,
Budget
(Chi phí) 60.000.000 đ 825.000.000 đ 210.000.000 đ