BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Lớp học phần: DHKS17B Tên nhóm: NHÓM 01GVHD: Đặng Hữu Phúc
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG
4 Đoàn Hoàng Kha 22644241
5 Nguyễn Ngọc Bảo Ngân 23717491
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
2.1 Mục tiêu chính 6
2.2 Mục tiêu cụ thể 6
3 Câu hỏi nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 8
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 8
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1 Các khái niệm 9
1.1 Khái niệm đại học 9
1.2 Khái niệm chọn trường Đại học: 10
1.3 Khái niệm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học 10
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước theo khung khái niệm 10
3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu 13
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 14
1 Nội dung nghiên cứu 14
2 Phương pháp nghiên cứu 14
Quy trình nghiên cứu 15
3 Thiết kế nghiên cứu 16
4 Chọn mẫu 16
5 Thiết kế bảng câu hỏi: 17
6 Mô hình nghiên cứu – Biến số – Thang đo 17
6.1 Mô hình nghiên cứu 17
6.2 Thang đo 18
6.3 Biến độc lập 18
Trang 47 Quy trình thu thập dữ liệu 19
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 19
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
PHỤ LỤC 23
Trang 5CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TẠI THPT TÂY THẠNH TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại ngày nay, quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT đã vàđang trở thành một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng Thay vì lựa chọn học nghề để khởinghiệp sớm thì hầu như các sinh viên đều muốn tiếp tục con đường học vấn của mình tuyrằng việc học đại học không phải là con đường duy để nhất dẫn đến thành công nhưng nó làcon đường ngắn nhất, vững chắc nhất đồng thời nó cũng là con đường tốt nhất để đi đếnthành công trong tương lai Vậy việc học đại học đã mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?Đầu tiên học đại học cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc và nó mở ra cho chúng ta nhiều
cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai Ở phổ thông hầu hết chúng ta đều đã được trang bịcho bản thân những kiến thức cơ bản Và khi vào đại học, sinh viên sẽ được trang bị thêmnhững kiến thức mới, những kỹ năng chuyên sâu về một ngành nghề và lĩnh vực mà chúng
ta đã chọn Như vậy, người học đại học sẽ trở thành chuyên gia trong một số lĩnh vực nhấtđịnh Ngoài ra ở trường đại học, chúng ta sẽ được đào tạo về tư duy và cách giải quyết vấn
đề Tại đây, chúng ta sẽ được giải quyết vấn đề với đa dạng tình huống khác nhau, từ đó kỹnăng tư duy sẽ được rèn luyện đáng kể Một lợi ích khá tốt của việc học đại học đó là chúng
ta sẽ có thêm nhiều mối quan hệ giúp đỡ trong các hoạt động ở trường, lớp, câu lạc bộ, tổchức tình nguyện, thực tập, hay thậm chí là ở trường lĩnh vực khác của sinh viên…Khi cónhiều bạn bè hơn, chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, biết thêm về những điều mà chúng
ta chưa biết và những mối quan hệ đó cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của chúng
ta sau này Trên thực tế, đôi khi người ta cần kiến thức hơn là sử dụng cấp độ, nhưng không
có cấp độ thì chúng ta phải cố gắng rất lâu và người khác sẽ nhận được khả năng của chúng
ta Ngược lại, bằng đại học đóng vai trò như một chứng chỉ nó giúp cho chúng ta có nhữngkiến thức và những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc Tuy nhiên, chi phí họcđại học rất cao và vấn đề tìm kiếm việc làm sau khi ra trường cũng là những thách thứckhông nhỏ Vì vậy, sinh viên phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chọn trường
Trang 6đại học, Trong khi đó, đi làm sớm giúp tích lũy kinh nghiệm thực tế, tăng thu nhập và giảmgánh nặng cho gia đình Nhưng việc thiếu kiến thức chuyên môn cũng có thể hạn chế cơ hộithăng tiến trong công việc.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống kê kết thúc thời hạn đăng ký xét tuyển đại học đợt 1năm 2023 tổng số thí sinh đã điền nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 660.000 tươngđương 66% thí sinh đã đăng ký thi tốt nghiệp THPT, điều này đồng nghĩa với việc gần292.000 thí sinh đã bỏ lỡ cơ hội xét tuyển đại học đợt đầu tiên vào năm 2023 Có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm: Về mặt tài chính: “nhiều trường đại học cóhọc phí quá đắt và vượt quá khả năng, điều kiện kinh tế của hộ gia đình” Về nghề nghiệp:
“Nhiều sinh viên và phụ huynh lo lắng sau khi ra trường sẽ không kiếm được việc làm hoặclàm những công việc không đúng với ngành nghề mình đã học.” Về thời gian: “Học tập quánhiều thay vì có thể đi làm để kiếm thêm thu nhập, hỗ trợ chi phí sinh hoạt cũng như học phícho gia đình”
Từ những tình trạng nêu trên trong việc quyết định chọn trường đại học cho học sinhTHPT, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trườngđại học của học sinh tại trường THPT Tây Thạnh Tp.Hồ Chí Minh hiện nay”, với mục đíchlàm cơ sở, xác định, tìm hiểu và thực hện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhchọn trường đại học của học sinh phổ thông hiện nay nhằm giúp học sinh làm cơ sở địnhhướng nghề nghiệp, giúp học sinh có cái nhìn khách quan và đưa ra lựa chọn trường đại họcphù hợp cho mình Đồng thời, giúp các trường đại học đưa ra những định hướng đổi mới tối
ưu nhất trong tuyển sinh, phương pháp đào tạo để thu hút nhiều sinh viên hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 7 Danh tiếng trường đại học
Cảm nhận về chất lượng dạy và học của các trường Đại Học
Cảm nhận về chi phí học đại học
Công việc tương lai sau khi tốt nghiệp Đại Học
Mô hình hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinhtrường THPT Tây Thạnh Tp.Hồ Chí Minh
Đo lường và xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọntrường đại học của học sinh trường THPT Tây Thạnh Tp.Hồ Chí Minh
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả công tác tuyển sinh giúp học sinh trườngTHPT Tây Thạnh chọn trường Đại Học hiệu quả, dựa trên kết quả khảo sát và phân tíchcác nhân tố đã được xác định
3 Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào đã ảnh hưởng đến việc chọn trường Đại Học của học sinh tại trườngTHPT Tây Thạnh Tp Hồ Chí Minh?
Lời khuyên từ thầy cô, gia đình và những người xung quanh có tác động ra sao đếnquyết định của học sinh?
Tâm lý và định hướng nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên có có phải là mộttrong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại Họccủa học sinh tại trường THPT Tây Thạnh?
Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại Họccủa học sinh tại trường THPT Tây Thạnh như thế nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trườngđại học của học sinh tại trường THPT Tây Thạnh Tp.Hồ Chí Minh hiện nay” Cụ thể, đề tài
sẽ tập trung vào việc khảo sát và phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định chọntrường đại học của học sinh lớp l2 tại trường THPT Tây Thạnh, bao gồm khả năng của bản
Trang 8thân, danh tiếng trường đại học, lời khuyên của bố mẹ, người thân và bạn bè cũng như côngviệc sau khi ra trường Nhóm đã thảo luận và tiến hành đưa ra khảo sát với những học sinhđang học tại trường trung học phổ thông Tây Thạnh TP Hồ Chí Minh về các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định chọn trường đại học.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 5/8/2024 đến
5/11/2024, với việc thu thập dữ liệu và phân tích trong thời gian này
Không gian: Đối tượng thực hiện khảo sát khoanh vùng là các học sinh tại trường
Trung học Phổ Thông Tây Thạnh TP Hồ Chí Minh Khảo sát mức độ ưu tiên các yếu tố lựachọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông Nghiên cứu chỉ khảo sát học sinhkhối THPT hệ chính quy, không khảo sát hệ bổ túc văn hóa và thí sinh tự do
Nội dung: Nghiên cứu sẽ tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường đại học của học sinh, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân này đến khảnăng tìm việc làm và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả của quá trình tuyểnsinh giúp học sinh trường THPT chọn trường Đại Học hiệu quả và giúp học sinh lựa chọnđược trường Đại học phù hợp
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn sâu sắc vềcác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT, từ đócung cấp cơ sở lý luận cho việc cải tiến chương trình đào tạo Đồng thời đề tài sẽ phân tích,tìm hiểu và xác định được những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định này, từ
đó hiểu rõ hơn về quá trình ra quyết định của các học sinh THPT khi chọn trường đại học.Cuối cùng, nghiên cứu sẽ giúp cho người đọc nói chung và học sinh nói riêng xác định đượccác nhân tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh một cách dễ dàng nhằmđưa đến quyết định đúng đắn
Trang 95.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tổng thể nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đạihọc của học sinh tại trường THPT Nguyễn Trung Trực Học sinh đã có cái nhìn tổng quanhơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố Từ đó, nhóm chúng em đã đề ra được những giải phápnhằm giúp gia đình, bản thân học sinh đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi chọn lựa trườngĐại học
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Các khái niệm
1.1 Khái niệm đại học
Đại học là một cơ sở giáo dục đại học bao gồm sự kết hợp của các trường đại học vàviện nghiên cứu khoa học khác nhau Từ đó tổng hợp thành trường đại học với mục tiêu đàotạo các trình độ đại học Theo Luật Giáo dục đại học, “Cơ sở giáo dục đại học” còn được gọi
là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Nhiệm vụ chính là thực hiện chức năngđào tạo ở các cấp học đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và phục vụ cộngđồng Cơ sở giáo dục đại học bao gồm trường đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đạihọc có tên gọi khác theo quy định của pháp luật Các trường đại học quốc gia và đại họcvùng là những trường đại học nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quốc gia đã đề ra vàthực hiện các nhiệm vụ phát triển các vùng của đất nước Trong đó, trường đại học là cơ sởgiáo dục, đào tạo, nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, được cơ cấu, tổ chức thốngnhất với nhau để phục vụ mục tiêu đào tạo ở trình độ đại học; Các đơn vị cấu thành trườngđại học phải thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mệnh, nhiệm vụ chung đã đề ra từ trước Đạihọc vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước thành lập và được nhà nước hỗ trợkinh phí, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng chính là đào tạo đa ngành, đalĩnh vực ở trình độ đại học và thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệnhằm tạo ra nhân tài, lao động có chuyên môn cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội của các vùng, miền và cả nước Theo quy định của Luật Giáo dục đại học do Nhà nước
Trang 10ban hành, các trường đại học và học viện về cơ bản được định nghĩa là cơ sở giáo dục đạihọc đào tạo và nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau Trường đại học là cơ sở giáodục đại học theo trình độ trung học phổ thông dành cho những học sinh có khả năng vàmong muốn theo đuổi các nghiên cứu sâu hơn để mở rộng và nâng cao kiến thức Trườngđại học cung cấp cho sinh viên nền giáo dục đại học, khả năng tiếp cận công nghệ và kiếnthức chuyên sâu về lĩnh vực này theo nguyện vọng và mong muốn của sinh viên Đặc biệtkhi hoàn thành chương trình tốt nghiệp đại học, sinh viên sẽ được cấp bằng liên quan đếnlĩnh vực mình học để có cơ hội xin việc làm khi tốt nghiệp Các trường đại học có thể cungcấp các chương trình đại học và sau đại học.
1.2 Khái niệm chọn trường Đại học:
Quá trình chọn trường là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn như thu thậpthông tin, so sánh, đánh giá và quyết định cuối cùng Theo Hossler và Gallgher (1987), tiếntrình lựa chọn trường đại học của người học có thể được chia thành ba giai đoạn: định hình,tìm kiếm và lựa chọn Trong giai đoạn định hình, xu hướng học sinh là quan tâm đến việchọc đại học để họ có thể phát triển khát vọng về việc làm và giáo dục Học sinh sẽ tìm kiếmthông tin các trường đại học thông qua giai đoạn thứ hai Trong giai đoạn này, học sinh hìnhthành nên một tập chọn lựa là một nhóm các trường đại học mà sinh viên dự định theo vào.Trong giai đoạn thứ ba, sinh viên quyết định ghi danh vào một trường cao đẳng hoặc đại học
cụ thể
1.3 Khái niệm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học
Quyết định chọn trường đại học là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗihọc sinh Quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến con đường học vấn mà còn định hìnhtương lai nghề nghiệp và cuộc sống Có rất nhiều yếu tố tác động đến quyết định chọntrường Theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) có 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhchọn trường đại học của học sinh: (1) Yếu tố về cá nhân, (2) yếu tố về đặc điểm trường đạihọc, (3) yếu tố về bản thân học sinh, (4) yếu tố về cơ hội học tập cao hơn, (5) yếu tố về cơhội làm việc trong tương lai, (6) yếu tố về nỗ lực giao tiếp với sinh viên của trường đại học,
và (7) yếu tố đặc trưng giới tính
Trang 112 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước theo khung khái niệm
Theo Nguyễn Thị Phúc Hậu - Nguyễn Võ Tuyết Trinh đã công bố công trình “Nhân tốảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông trên địabàn tỉnh Phú Yên” trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng năm 2022 Tác giả tập trunglàm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh chọn trường Đại học của học sinh các trườngTHPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên, từ đó hiểu được có các nhân tố ảnh hưởng sau: Nhân tố đặcđiểm của nhà trường, nhân tố về tiếp cận, truyền thông của nhà trường, nhân tố đặc điểm bảnthân người học Thông qua khảo sát các học sinh trường trên địa bàn tỉnh Phú yên đang họclớp 11,12 thu về 588 phiếu hợp lệ, trong đó nhân tố đặc điểm người học tác động mạnh nhấtđến quyết định chọn trường của học sinh, kế đến là nhân tố tiếp cận, truyền thông tác độngmạnh nhì, nhân tố cá nhân có ảnh hưởng tác động mạnh thứ ba và cuối cùng là nhân tố đặcđiểm nhà trường tác động kém nhất đến quyết định chọn trường của học sinh Nhìn chung,nhận thấy các em có xu hướng sẽ chọn theo học trường Đại học ở ngoài tỉnh (ti lệ 90%).Nghiên cứu cũng cho thấy hơn kết quả cho thấy nhân tố cá nhân ảnh hưởng đến 48% quyếtđịnh chọn trường đại học của học sinh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Bài viết có tiêu đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học củasinh trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị ÁnhHoa, Nguyễn Thị Hồng Hạnh,2019 Tạp chí khoa học yersin chuyên đề khoa học & côngnghệ Tác giả đã tập trung phân tích và đưa ra được các nhân tố làm ảnh hưởng đến quyếtđịnh chọn lựa trường đại học của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Quanghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa trường đại học của họcsinh như: Yếu tố về danh tiếng trường đại học, Yếu tố về chương trình đào tạo, Yếu tố về cơ
sở vật chất và yếu tố chi phí học tập, Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với HS của các trường đạihọc, Yếu tố về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, Yếu tố bản thân phù hợp với ngành nghề,Yếu tố sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng,… Tác giả đã tiến hành thu thập thôngtin thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá cácthang đo và kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lývới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy
Trang 12tương quan được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận cơ bản về quyết định chọn trường của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Bà RịaVũng Tàu Dựa trên những cơ sở lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước,nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá những nhân tố tác động đếnquyết định chọn trường của học sinh THPT và đã chỉ ra được những nhân tố có ảnh hưởngđến quyết định chọn trường
Theo Đỗ Thị Thu Trang (Đ.T.T Trang, 2021) đã công bố công trình “nhân tố ảnhhưởng đến quyết định chọn lựa trường đại học của học sinh trung học phổ thông” trên tạpchí năm 2021 Tác giả đã tập trung phân tích và đưa ra được các nhân tố làm ảnh hưởng đếnquyết định chọn lựa trường đại học của học sinh THPT Qua nghiên cứu cho thấy các yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn lựa trường đại học của học sinh THPT như: các quan điểm
về học đại học, chọn trường chọn nghề, lời khuyên của mọi người, chi phí, chương trình học,
cơ hội việc làm ra trường, danh tiếng của trường, các hoạt động ngoại khóa, cơ sở vật chất,mạng lưới cựu sinh viên, Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin của sinh viên năm nhất vàhọc sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội và một số trường chuyên của các tỉnh:Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, và chia thành 3 nhóm Từ việc nghiên cứu củatác giả đã cho thấy mục tiêu nhân tố chi phí là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến quyết địnhchọn lựa trường đại học của học sinh trung học phổ thông Tiếp theo là mục tiêu bản thânngười học là yếu tố lớn thứ hai ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinhtrung học phổ thông Cuối cùng là mục tiêu ảnh hưởng của nhóm tham khảo là yếu tố thứ baảnh hưởng đến quyết định chọn lựa trường học của học sinh trung học phổ thông
Nguyễn Thị Minh Hương công bố công trình “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhchọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.” trên Tạp chí Khoahọc Xã hội và Nhân văn số T 63 S 4 (2021) Tác giả tập trung phân tích và đưa ra các nhân
tố tác động tới quyết đinh chọn trường Đại học của học sinh Trung học phổ thông trên địabàn tỉnh Quảng Ngãi Qua nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh chọntrường Đại học như: Danh tiếng trường đại học, hoạt động truyền thông, điều kiện học tập,yếu tố thuộc về bản thân học sinh trong đó yếu tố thuộc về bản thân học sinh đây là nhân tố
có ảnh hưởng tới quyết đinh chọn trường Đại học của sinh viên Tác giả đã tiến hành thu
Trang 13thập thông tin nghiệm bằng hình thức phỏng vấn với dàn bài lập sẵn kèm bảng câu hỏi, bảngcâu hỏi khảo sát Nghiên cứu nhằm đưa ra những thông tin và nhận định giúp các trườngTHPT hay các trường đại học, cao đẳng, cũng như phụ huynh và thầy cô có biện pháp nhằmđịnh hướng và giúp các em học sinh chọn trường đại học phù hợp.
Các nghiên cứu trước đây về lựa chọn trường đại học đã chia vấn đề thành hai câu hỏi:
có nên đi đại học hay không và chọn trường đại học nào Câu hỏi về việc liệu một học sinhtrung học sẽ học đại học hay không dễ trả lời hơn vì các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đótương đối ổn định Việc chọn một trường đại học cụ thể phức tạp hơn nhiều Lựa chọntrường đại học là một quyết định rất cá nhân của các học sinh, và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn khác nhau đáng kể giữa các cá nhân, khiến việc mô hình hóa trở nên khó khăn.Mỗi trường đại học đều có những điểm độc đáo riêng, và học sinh phản ứng khác nhau vớiđặc điểm của từng trường Hosler và Gallagher (1987, 209) đã phát triển một mô hình vàchia vấn đề lựa ch trường đại học thành ba giai đoạn: khuynh hướng, tìm kiếm và lựa chọn.Giai đoạn khuynh hướng đại diện cho quyết định có nên đi đại học hay không Giai đoạn tìmkiếm và lựa chọn đại diện cho quyết định chọn trường đại học nào Trong giai đoạn tìmkiếm, các sinh viên đại học tương lai lập ra một danh sách các trường đại học mà họ có thểchọn để theo học Giai đoạn lựa chọn tập trung vào việc phân tích tập hợp đó để tìm ra sựphù hợp tốt nhất (Hosler và Gallagher 1987, 215-216)
3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh chọn trường Đại học củahọc sinh đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và cho tiến hành khảo sát từ các bạn họcsinh/sinh viên từ đó xác định được những nhân tố chủ yếu tác động đến ý định chọn trường
và nhóm tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp chính xác, thiết thực nhất đến các bạn học.Tuy nhiên vẫn còn một số khía cạnh khác chưa được nhắc đến trong các nghiên cứu trước
Trang 14đặt đâu thì con ngồi nấy” nên khiến những đứa trẻ trở nên rụt rè và không có lập trườngriêng dẫn đến khi phải tự mình quyết định lựa chọn ngành/nghề học phù hợp thì không hiểuđược bản thân thích gì, làm gì Một lí do nữa là các bạn sẽ chọn ngành/ nghề đó bởi vì nóđang là xu hướng, thịnh hành tại thời điểm hiện tại Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai củacác bạn “Chọn một nghề nghĩa là chọn một tương lai”, bạn cần phải suy nghĩ kĩ càng ở nhiềukhía cạnh: khả năng thực hiện bởi bản thân, sự yêu thích ngành nghề, nhu cầu xã hội, sứckhỏe
Sự tìm hiểu về thông tin chi phí học tập và sinh hoạt của học sinh bị thiếu sót, điển hình
là với trường có mức học phí cao thì học sinh cần chuẩn bị cho mình trước kế hoạch tàichính để trang trải, bên cạnh đó nếu ở các thành phố lớn thì chi phí sịnh hoạt sẽ rất cao tránhtình trạng nhiều học sinh bỏ học giữa chừng vì không đủ khả năng chi trả học phí Điều nàylàm tốn rất nhiều thời gian, công sức học sinh đã bỏ ra trong suốt thời gian theo học tạitrường
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọntrường đại học của học sinh tại trường THPT Tây Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Nghiêncứu này sẽ đánh giá mức độ và phân tích nguyên nhân của vấn đề trên, từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về trường đại học và đề xuất phươnghướng chọn trường phù hợp với bản thân
Nghiên cứu phân tích được đặc điểm, xu hướng chọn trường học của học sinh một cáchchính xác Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra các xu hướng, thái độ, hành vi của học sinhtrường THPT Tây Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh khi đưa ra quyết định chọn trường Đạihọc Nghiên cứu này, sẽ thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát để xem xét các yếu tố tại thờiđiểm bắt đầu quan tâm đến giáo dục đại học, con đường học sinh đã hình dung trước đó vànền tảng cá nhân của họ
Để hình thành nên quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh, nghiên cứu tậptrung vào các yếu tố có sức ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học từ đó khám