1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học Đề tài phân tích hiệu quả vận hành và cải tiến hệ thống giao thông công cộng tại tp hcm

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 599,88 KB

Nội dung

Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc phân tích hiệu quả vận hành của hệ thống giao thông công cộng tại TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm thiểu tác đ

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Phân tích hiệu quả vận hành và cải tiến

hệ thống giao thông công cộng tại TP.HCM

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Văn Việt Em

Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hiếu Ngân

Mã số SV: N21DCCN152

TP.HCM – 2024

Trang 2

2

LỜI NÓI ĐẦU

Giao thông công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển bền vững tại các thành phố lớn Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam Tuy nhiên, hệ thống giao thông công cộng tại thành phố này đang gặp phải nhiều vấn

đề như tình trạng tắc nghẽn, thiếu hiệu quả và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân

Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc phân tích hiệu quả vận hành của hệ thống giao thông công cộng tại TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp khoa học, bắt đầu bằng việc phân tích thực trạng hiện tại, thu thập

dữ liệu thực tế và áp dụng các công cụ phân tích hiện đại để đánh giá hoạt động của hệ thống

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của giao thông công cộng cũng như đưa ra các giải pháp thiết thực Các giải pháp này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân TP.HCM, đồng thời góp phần xây dựng một môi trường đô thị bền vững

Trang 3

3

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU CHUNG 5

1.1 Tên đề tài 5

1.2 Lý do nghiên cứu 5

1.3 Lịch sử nghiên cứu 5

1.3.1 Tóm tắt về báo cáo 5

1.4 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 6

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 6

1.5.2 Khách thể nghiên cứu 6

1.5.3 Phạm vi nghiên cứu 6

1.6 Mẫu khảo sát 6

1.6.1 Đối với người sử dụng phương tiện công cộng 6

1.6.2 Đối với người không sử dụng phương tiện công cộng 8

1.7 Xây dựng luận điểm khoa học 9

1.7.1 Câu hỏi nghiên cứu 10

1.7.2 Luận điểm khoa học 10

1.8 Phương pháp chứng minh luận điểm 10

1.8.1 Thu thập thông tin 10

1.8.2 Nghiên cứu tài liệu 11

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 11

2.1 Các khái niệm cơ bản và lý thuyết nền tảng 11

2.1.1 Giao thông công cộng 11

2.1.2 Hiệu quả vận hành 12

2.2 Thực trạng giao thông công cộng tại TP.HCM 14

2.2.1 Hạn chế 14

2.2.2 Nguyên nhân 16

2.3 So sánh hệ thống giao thông công cộng TP.HCM với các thành phố khác 16

2.3.1 Trong nước 16

2.3.2 Ngoài nước 16

2.4 Các giải pháp cải thiện 17

Trang 4

4

3 LUẬN CỨ THỰC TẾ 18

3.1 Nhận diện vấn đề 18

3.2 Nguyên nhân 22

3.3 Đánh giá hiệu quả 23

4 KẾT LUẬN 23

DANH MỤC HÌNH ẢNH 25

NGUỒN THAM KHẢO 26

Trang 5

Với mục tiêu phát triển đô thị bền vững, TP.HCM cần cải thiện hệ thống giao thông công cộng để giảm bớt sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân, qua đó góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho cư dân Việc nghiên cứu

và cải tiến hệ thống giao thông công cộng sẽ không chỉ giải quyết được các vấn

đề giao thông hiện tại mà còn giúp thúc đẩy thói quen sử dụng phương tiện công cộng, đồng thời tạo ra một môi trường giao thông thân thiện và bền vững hơn cho thành phố

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này chính là tìm hiểu sâu hơn về hiệu quả vận hành của hệ thống giao thông công cộng tại TP.HCM Các mục tiêu nghiên cứu

Trang 6

6

Hai là Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả vận hành của hệ thống giao thông công cộng, bao gồm các yếu tố như hạ tầng, tần suất, sự phối hợp giữa các tuyến, quản lý và điều hành, sự tham gia của các bên liên quan và tác động của thói quen người dùng, giúp xác định các nguyên nhân chính gây ra sự không hiệu quả trong vận hành hệ thống giao thông công cộng

Ba là Nghiên cứu thói quen di chuyển, nhu cầu sử dụng và phản hồi của người dân TP.HCM đối với hệ thống giao thông công cộng, nhằm hiểu rõ các yếu tố tác động đến sự lựa chọn phương tiện giao thông của người dân, các rào cản trong việc sử dụng giao thông công cộng và đề xuất các biện pháp khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ này

Vấn đề ùn tắc giao thông tại TP.HCM đã trở thành một bài toán nan giải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân Để giải quyết tình trạng này, việc nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống giao thông công cộng là một trong những giải pháp cấp bách Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả vận hành của hệ thống xe buýt tại TP.HCM, từ đó xác định những hạn chế hiện tại và

đề xuất các giải pháp cải thiện, góp phần xây dựng một hệ thống giao thông công cộng hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là hiệu quả vận hành của hệ thống xe buýt, một trong những phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất tại thành phố Bằng cách đánh giá các chỉ số như tốc độ di chuyển, tần suất hoạt động, và

sự hài lòng của hành khách, nghiên cứu sẽ tìm ra những hạn chế hiện tại và

đề xuất các giải pháp cải thiện

Khách thể nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, để đánh giá hiệu quả vận hành của hệ thống xe buýt,

ta sẽ thu thập dữ liệu với khách thể chính là hệ thống xe buýt, hệ thống metro của thành phố, cũng như người dân đã, đang và không sử dụng dịch

vụ giao thông công cộng

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi của nghiên cứu tập trung vào hiệu quả vận hành các phương tiện giao thông như xe buýt, xe khách tại các quận trung tâm và ngoại thành TP.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến nay

Mẫu khảo sát

Đối với người sử dụng phương tiện công cộng

1 Tần suất bạn sử dụng giao thông công cộng là bao nhiêu lần trong một tuần?

o 1 - 2 lần

Trang 7

o Tham quan, giải trí

3 Động lực chính để bạn chọn sử dụng phương tiện giao thông công cộng là gì? (Chọn tối đa 3 lý do)

o Chi phí thấp hơn so với phương tiện cá nhân

o Thuận tiện cho việc di chuyển

o Giảm thiểu tác động đến môi trường

o Tránh ùn tắc giao thông

Câu hỏi đánh giá trên thang điểm 5 (với 1 là rất không hài lòng, 5 là rất hài lòng)

4 Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng phương tiện?

Độ tiện nghi (ghế ngồi, không gian,

5 Bạn đánh giá như thế nào về tính đúng giờ của phương tiện?

Sự phù hợp với nhu cầu di chuyển

Trang 8

Tính dễ hiểu và hợp lý của các tuyến

Chất lượng của ứng dụng cung cấp

thông tin tuyến đường và thời gian

thực

Đối với người không sử dụng phương tiện công cộng

1 Tần suất bạn sử dụng phương tiện cá nhân là bao nhiêu lần trong một tuần?

Trang 9

9

2 Lý do chính khiến bạn không sử dụng phương tiện giao thông công cộng là

gì? (Chọn tối đa 3 lý do)

o Thời gian chờ xe lâu

o Lịch trình không phù hợp với nhu cầu di chuyển

o Tần suất hoạt động của phương tiện thấp

o Thiếu an toàn

sinh)

o Không có trạm hoặc tuyến xe gần nơi ở/làm việc

o Chi phí không hợp lý so với chất lượng dịch vụ

o Thói quen sử dụng phương tiện cá nhân

3 Bạn sẽ cân nhắc sử dụng phương tiện công cộng hơn nếu hệ thống được cải thiện trong các khía cạnh sau? (Chọn tối đa 3 yếu tố)

o Tần suất hoạt động cao hơn, giảm thời gian chờ đợi

o Lịch trình hoạt động rõ ràng và đảm bảo đúng giờ

o Giảm giá vé hoặc có chính sách ưu đãi

o Cải thiện hạ tầng điểm dừng và kết nối giữa các phương tiện

o Giới thiệu thêm các loại phương tiện mới (tàu điện, xe buýt nhanh)

o Mở rộng các tuyến đường, trạm dừng gần hơn với nơi ở hoặc nơi làm việc

o Cung cấp các tiện ích công nghệ như ứng dụng hỗ trợ đặt vé, tra cứu tuyến đường và thời gian thực

Cuối cùng là câu trả lời ngắn đề xuất cải tiến:

Bạn có đề xuất nào thêm để cải thiện hệ thống giao thông công cộng tại TP.HCM không?

Xây dựng luận điểm khoa học

Bằng cách đặt ra các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ nội dung cho các nhiệm vụ chính sau:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hệ thống giao thông công cộng

Nhiệm vụ 2: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành

Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu thói quen, nhu cầu, và phản hồi của người dân

Trang 10

10

Câu hỏi nghiên cứu

Tần suất hoạt động hiện tại của các tuyến xe buýt và xe khách tại TP.HCM

có đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân không?

Những yếu tố nào đã góp phần gây ra tình trạng ùn tắc giao thông cho xe buýt và xe khách trong thời gian qua?

Những rào cản chính khiến người dân TP.HCM không ưu tiên sử dụng giao thông công cộng là gì?

Luận điểm khoa học

Luận điểm 1: Tần suất hoạt động hiện tại của các tuyến xe buýt và xe khách tại TP.HCM chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt vào các giờ cao điểm, dẫn đến tình trạng chậm trễ và thiếu phương tiện phục vụ Luận điểm 2: Các yếu tố chính gây ra tình trạng ùn tắc giao thông cho xe buýt và xe khách bao gồm: cơ sở hạ tầng không đồng bộ (thiếu làn đường

ưu tiên), tần suất hoạt động chưa hợp lý, và tình trạng giao thông hỗn hợp tại các tuyến đường chính

Luận điểm 3: Người dân TP.HCM không ưu tiên sử dụng giao thông công cộng do các rào cản như: chất lượng dịch vụ chưa cao (không đúng giờ, tiện nghi thấp), nhận thức xã hội hạn chế về lợi ích của giao thông công cộng, và sự thuận tiện của phương tiện cá nhân

Phương pháp chứng minh luận điểm

Nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu Để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và có cơ sở khoa học, quá trình được thực hiện như sau:

Thu thập thông tin

Sử dụng hình thức khảo sát: Đầu tiên là thiết kế bảng câu hỏi đề cập đến việc sử dụng giao thông công cộng như chất lượng dịch vụ, tần suất hoạt động, giá vé, và các yếu tố khác Tiếp theo là chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc có định hướng để đảm bảo đại diện cho các đối tượng khác nhau (hành khách, người sử dụng giao thông công cộng theo các khu vực, độ tuổi, thói quen

di chuyển) Cuối cùng là tiến hành khảo sát qua hình thức trực tuyến(Google Form) và thu thập kết quả từ người tham gia

Quan sát các tuyến giao thông: Tiến hành quan sát các tuyến xe buýt, xe khách và các điểm dừng, bến xe để đánh giá thực tế tình trạng ùn tắc, tần suất xe, thời gian chờ đợi của hành khách, tình trạng hạ tầng và sự tương tác của người dân Sau đó, sử dụng ghi chú hoặc các thiết bị ghi lại thông tin về tình trạng giao thông và các yếu tố tác động đến việc sử dụng giao thông công cộng

Trang 11

11

Thu thập dữ liệu từ báo cáo và tài liệu: Tìm kiếm báo cáo thống kê từ Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, các công ty vận hành giao thông công cộng, các cơ quan nghiên cứu và các tổ chức liên quan Ngoài ra, còn có các các nghiên cứu, tài liệu học thuật và báo cáo trước đó về tình hình giao thông công cộng tại TP.HCM để có cái nhìn tổng quan về vấn đề

Nghiên cứu tài liệu

Sau khi thu thập và đánh giá các tài liệu, tiếp theo là bước phân tích:

Tổng hợp thông tin: Xác định các thông tin quan trọng từ các tài liệu đã thu thập, đặc biệt là những số liệu, kết quả nghiên cứu liên quan đến giao thông công cộng, các yếu tố tác động đến hiệu quả vận hành

Rút ra kết luận: Phân tích các dữ liệu từ các tài liệu để làm rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả của giao thông công cộng tại TP.HCM Điều này có thể bao gồm các vấn đề như tần suất xe buýt, hành vi của người sử dụng, cơ sở

hạ tầng giao thông, các chính sách hỗ trợ từ chính quyền

Đưa ra hướng nghiên cứu: Xác định các khoảng trống trong nghiên cứu hiện tại và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo mà đề tài có thể khai thác

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Các khái niệm cơ bản và lý thuyết nền tảng

Giao thông công cộng

Giao thông công cộng là hệ thống phương tiện vận chuyển hành khách hoạt động theo lịch trình cố định và phục vụ công cộng Các phương tiện này do chính phủ hoặc các công ty tư nhân điều hành và thường được thiết kế để tối ưu hóa khả năng chuyên chở lớn, phục vụ các nhu cầu di chuyển chung trong khu vực đô thị

Nó bao gồm nhiều loại hình khác nhau như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu thủy, và ngày càng có xu hướng tích hợp với các phương tiện cá nhân như

xe đạp công cộng Các loại hình giao thông công cộng phổ biến như:

• Xe buýt: Linh hoạt, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều tuyến đường khác nhau Tuy nhiên, dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng giao thông chung Phục vụ hầu hết các tuyến đường trong thành phố, kết nối khu vực trung tâm với các vùng ngoại ô

• Tàu điện ngầm (metro): Hệ thống giao thông ngầm hoặc trên cao, tốc độ cao, chuyên chở lượng lớn hành khách, ít bị ảnh hưởng bởi giao thông mặt đất, nhưng chi phí đầu tư lớn, chỉ phù hợp với các thành phố lớn

Trang 12

12

• Xe điện (tram): Chạy trên đường ray cố định, sử dụng điện, ít gây ô nhiễm môi trường Chủ yếu phục vụ hành khách trong các khu đô thị với cự ly ngắn, thường tích hợp với cảnh quan đô thị hiện đại

• Phà: Giao thông đường thủy, kết nối các khu vực qua sông hoặc biển Phù hợp với các khu vực có sông, hồ, giúp kết nối các vùng đất liền Giải pháp thay thế ở những nơi có địa hình phức tạp, đồng thời phát triển du lịch đô thị

• Xe buýt nhanh (BRT): Xe buýt hoạt động trên làn đường riêng, tốc độ nhanh, ít bị ảnh hưởng bởi giao thông thông thường Xe buýt hoạt động trên làn đường riêng, tốc độ nhanh, ít bị ảnh hưởng bởi giao thông thông thường

Hiệu quả vận hành

Hiệu quả vận hành trong giao thông công cộng là mức độ mà hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu di chuyển của người dân với chi phí và nguồn lực hợp lý Hiệu quả này được đánh giá dựa trên khả năng cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, an toàn, tiện nghi, và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững

Một hệ thống giao thông công cộng hoạt động hiệu quả không chỉ giúp giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà còn thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển đô thị bền vững

Tiêu chí đánh giá hiệu quả vận hành

Để đánh giá hiệu quả vận hành, ta cần sử dụng các tiêu chí cụ thể như sau:

• Tính đúng giờ: Đo lường mức độ tuân thủ lịch trình của các phương tiện công cộng (giờ khởi hành và giờ đến)

• Chi phí: Bao gồm chi phí vận hành hệ thống (cho cơ quan quản lý)

và chi phí sử dụng dịch vụ (cho người dân)

• Độ an toàn: Đánh giá mức độ bảo vệ hành khách khỏi các rủi ro về tai nạn giao thông và các nguy cơ khác

• Tiện nghi: Đánh giá mức độ thoải mái mà phương tiện và hạ tầng giao thông công cộng mang lại

• Tần suất: Mức độ thường xuyên của các chuyến đi trong ngày và khả năng đáp ứng nhu cầu của hành khách ở các khung giờ khác nhau

Trang 13

13

cộng Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông suốt và an toàn của hệ thống thông qua chất lượng đường xá, bến xe và trạm dừng, làn đường ưu tiên

• Yếu tố quản lý: Chính sách và các quy định quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và tối ưu hóa hoạt động của hệ thống giao thông công cộng cũng như việc tổ chức vận hành và đầu tư vào cơ

sở hạ tầng

• Yếu tố công nghệ: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong hệ thống giao thông công cộng giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao hiệu quả và trải nghiệm của hành khách bao gồm cả hệ thống vé điện tử

và hệ thống giám sát, quản lý điều hành

• Yếu tố xã hội: Thói quen và nhận thức của người dân về giao thông công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của hệ thống Nhận thức của người dân về lợi ích của giao thông công cộng, như giảm ô nhiễm, tiết kiệm chi phí, và giảm ùn tắc, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất sử dụng dịch vụ

Quản lý và cải tiến hệ thống giao thông công cộng

Quản lý hệ thống giao thông công cộng đề cập đến quá trình tổ chức, điều hành, giám sát và tối ưu hóa hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng, nhằm đảm bảo hiệu quả, tính an toàn, và đáp ứng nhu cầu của người dân Quản lý hệ thống này không chỉ bao gồm việc điều hành các tuyến xe buýt, tàu điện, mà còn bao gồm việc lập kế hoạch phát triển, tối ưu hóa cơ

sở hạ tầng, tổ chức thu phí, và quản lý nhân sự

Cải tiến hệ thống giao thông công cộng liên quan đến việc cải thiện các yếu

tố như chất lượng dịch vụ, sự phù hợp của các tuyến đường, khả năng vận hành, sự bền vững và tác động môi trường Mục tiêu của việc cải tiến là nâng cao trải nghiệm của hành khách, giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường, và thúc đẩy thói quen sử dụng phương tiện công cộng

Các mô hình và phương pháp cải tiến hệ thống giao thông công cộng

• Quản lý thông minh

Quản lý thông minh là việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như Internet

of Things (IoT), hệ thống điều hành thông minh, và phân tích dữ liệu lớn

để giám sát và điều phối các phương tiện giao thông công cộng Các hệ thống này có thể giúp điều chỉnh lộ trình và tần suất xe buýt, tàu điện tự động, từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng cường sự thuận tiện cho hành khách Quản lý thông minh cũng bao gồm việc theo dõi tình trạng

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w