Ngày nay, đồng bằng sông Cửu Long được nhiều người biếtđến với những cánh đồng cò bay thẳng cánh ở vùng Đồng ThápMười, những cù lao bạt ngàn cây trái trên sông Tiền, sông Hậu, là quê hươ
Tên gọi
Sông bắt nguồn từ Thanh Tạng (Trung Quốc) băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam chảy qua 4 nước là Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia trước khi chảy vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông theo 9 cửa sông Cũng chính vì vậy mà nó có tên là sông Cửu Long, tức là 9 con rồng cùng đổ ra biển.
Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là cái nôi của nền văn hoá Óc Eo phát triển rực rỡ vào những năm đầu Công nguyên Nền văn hoá này có phạm vi phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm địa bàn các tỉnh thành: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… Và một phần đất Đông Nam Campuchia Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn Đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này đã khá phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thủy lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công, những đồng tiền kim loại, đồ trang sức, con dấu bằng đá quý, thủy tinh nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng Các nhà nghiên cứu cho rằng nền văn hoá này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là Vương quốc Phù Nam.
Ngày nay, đồng bằng sông Cửu Long được nhiều người biết đến với những cánh đồng cò bay thẳng cánh ở vùng Đồng Tháp Mười, những cù lao bạt ngàn cây trái trên sông Tiền, sông Hậu, là quê hương của con cá ba sa, con tôm sú - những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Người dân miền Tây sống giản dị, chân thành, giàu lòng hiếu khách Đây cũng là quê hương của loại hình nghệ thuật cải lương đặc sắc. Đồng bằng sông Cửu Long nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), giáp giới với Campuchia, ba mặt Đông, Nam và Tây có biển bao bọc Vị thế nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á, Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indonesia Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đường thủy và đường bộ Ngoài ra với bờ biển dài 700 km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thương mại
Vùng đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích trũng thấp (như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau).
Trong số hơn 4 triệu ha đất đai của khu vực, đất phù sa chiếm khoảng 30% Đây là nguồn tài nguyên chính để phát triển nông nghiệp Đất ở ĐBSCL ngoài việc để sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả cao Từ lâu, người dân ở đây đã làm nhà xây vách bằng tre, nứa, trát đất nhão, vữa vôi, vữa xi măng, xi măng rơm, trấu và về sau này làm bằng gạch nung. Ngoài ra, ở nhiều tỉnh ĐBSCL rất dồi dào nguồn than bùn dùng để làm chất đốt, như tại Cà Mau, chỉ đào sâu hơn 3 m là ta có thể lấy đất làm than, làm gạch ngói.
Đôi nét về Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực Nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn
8 gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An (2 tỉnh Long An và Kiến Tường cũ), tỉnh Tiền Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ), tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế Phía Tây Bắc giáp Campuchia Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ. Phía Đông giáp biển Đông Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tài nguyên du lịch
Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc, nơi giao thoa của các nền văn hóa dân tộc của người Kinh - Hoa - Chăm - Khmer. Nhiều lễ hội như: Lễ hội Bà chúa Xứ (Núi Sam, An Giang), Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), hội đua bò Bảy Núi (An Giang), Oóc-Om-Bóc (dân tộc Khmer), Lễ hội đua ghe ngo (Sóc Trăng, Bạc Liêu), Lễ hội
Hình 1 : Vùng đồng bằng sông Cửu
Nghinh Ông, Lễ hội Trái cây, Lễ hội Quán âm Nam Hải (Bạc Liêu)… Đờn ca tài tử đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; có nhiều bãi biển đẹp như Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc (Kiên Giang); ẩm thực dân dã mang đậm tính "khẩn hoang"…
Tất cả đều có thể khai thác, phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch biển - đảo; du lịch hội nghị - hội thảo (MICE); du lịch văn hóa, làng nghề truyền thống Đặc thù địa thế trong vùng cũng là lợi thế trong việc kết nối tour, tuyến với Thành phố Hồ Chí Minh, các vùng, miền trong nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông MêCông.
XÂY DỰNG KỊCH BẢN THUYẾT MINH VÀ CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN DÀNH CHO TUYẾN ĐI THỰC TẾ TUYẾN TP HCM – ĐỒNG THÁP – AN GIANG – CẦN THƠ – VĨNH LONG – TIỀN GIANG – BẾN TRE – TP.HCM
Kịch bản thuyết minh tại Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc ở Đồng Tháp khởi nguyên là Làng hoa Tân Quy Đông, một làng nghề truyền thống hơn trăm năm tuổi, nằm bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa kiểng.
Làng hoa Sa Đéc đã hình thành từ những năm đầu thế kỷ
20, bấy giờ ở vùng Tân Quy Đông chỉ có vài hộ trồng hoa để trang trí dịp tết Thấy hoa hợp đất nở đẹp, dần dần số hộ trồng hoa đã tăng lên và mục đích kinh doanh được xác định Về sau lan rộng ra các vùng như rạch Sa Nhiên, phường An Hòa, xã Tân Khánh Đông, và phường 3 thuộc thành phố Sa Đéc Đến nay, tổng diện tích trồng hoa là hơn 510 ha, với trên 2.300 hộ dân, 2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam Trước đây làng hoa kiểng Tân Quy Đông chỉ kinh doanh theo mô hình “cha truyền con nối”, và cũng chưa được đầu tư đúng mức nên đã trải qua nhiều lúc thăng trầm Sau khi bước vào giai đoạn hội nhập, có cơ hội vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các vườn hoa Tân Quy Đông đã khởi sắc và được đầu tư cơ sở hạ tầng, bổ sung nhiều giống hoa quý hiếm mới lạ, xây dựng trung tâm lai tạo nhân giống cấy mô, lập chợ đầu mối để tiêu thụ hoa kiểng Ngày nay, đặc điểm làng hoa Sa Đéc vẫn giữ nét khác biệt với hình ảnh các luống hoa thẳng tắp trên ruộng đất, bởi hoa ở đây được trồng trên các giàn cao, phía dưới là mặt nước xâm xấp được dẫn từ các con rạch chảy vào. Người dân cứ thế lội chân, mùa nước nổi thì dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa mà ra công chăm sóc.
Hình 2: Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím, liễu hồng, xác pháo Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng xuất khẩu như: hồng Grada màu tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt, hồng Confidence màu vàng hột gà, hồng Nhung đỏ thắm mượt mà…Xứ này còn nổi tiếng bởi các loài cây kiểng, có cây quý hiếm tuổi đã ngót trăm năm, bên cạnh những loài cây rất bình dị gần gũi như: khế, cau, sung, si, mai qua bàn tay tỉ mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng với dáng hình đẹp, lạ Riêng Vạn Niên Tùng là loài cây thời thượng được giới nhà vườn dí dỏm xếp vào hàng “đại đế” của các loài cây kiểng ở đất phương Nam Từ các loài Sơn Tùng, Ngọa Tùng, Tùng Hổ Phách, Tùng Nhật Bản đến Kim quýt, Nguyệt quới, Mai vàng, Mai chiếu thủy các nghệ nhân đã không ngừng sáng tạo, hình thành nên các thế phu thê, mẹ bồng con, thác đổ, nghinh phong hàm chứa nghệ thuật và triết lý sâu xa Với bề dày kinh nghiệm lâu năm và tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoa kiểng Sa Đéc giờ không chỉ có mặt ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn vươn đến Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, một số tỉnh phía Bắc và xuất khẩu đi các quốc gia trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc
12Hình 3: Mô hình trồng hoa theo luống Đến tham quan làng hoa Tân Quy Đông Sa Đéc, dù bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có thể ngắm hoa và chụp ảnh thỏa thích, trục chính là đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao dài hơn 2km với bạt ngàn hoa kiểng, đủ chủng loài, màu sắc, hương thơm Nơi đây còn hấp dẫn du khách với những quán cà phê làng hoa Sa Đéc có không gian rộng mở, được bài trí rất bắt mắt với những chiếc xuồng ba lá, xe lôi, cầu khỉ, lều tranh chất đầy hoa xinh xắn.
Phía đầu đường là Hội quán làng hoa có quầy tư vấn, thuyết minh về làng hoa Sa Đéc giới thiệu sản phẩm đặc sản, quà lưu niệm Có kết nối với câu lạc bộ hướng dẫn viên trẻ địa phương đưa khách đi tham quan các điểm vườn nổi tiếng; và cung cấp một số tour làng hoa Sa Đéc đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hơn nữa, một số hộ dân đã thiết kế vườn hoa của mình thành điểm du lịch Homestay thú vị như Ngôi nhà Hoa ếch, Phong La Vent , nơi du khách có thể tìm hiểu làng hoa Sa Đéc sâu hơn, nghe các nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của từng loài hoa kiểng Và
Hình 4: Các loại cây lâu năm được nghỉ lại qua đêm, hòa vào nếp sống địa phương, trải nghiệm làm nông dân, học cách trồng hoa, sửa kiểng, bón phân, tưới nước ,hay cùng gia chủ đi chợ, nấu các món ngon dân dã như: bánh canh bột xắt, bánh xèo, lẩu mắm, vịt nấu chao
Những ngõ nhỏ quanh làng cũng được tận dụng xắp đầy hoa kiểng Trong vườn, các chậu hoa đua nhau nở rộ, xếp thành từng hàng dài đều tắp trên giàn tre, kết thành những thảm màu rực rỡ Những người nông dân bận rộn cắt cành, tỉa lá, chăm chút cho từng chậu hoa, chuẩn bị đưa ra chợ Và những ngày này, rất đông du khách từ khắp nơi đến tham quan làng hoa Sa Đéc vào xuân, khiến bức tranh du lịch Đồng Tháp thêm bừng sáng Có thể nói rằng, làng hoa kiểng Sa Đéc đã trở thành hội hoa xuân thơ mộng của miền Tây Nam Bộ vào dịp cuối năm.
2.2 Kịch bản thuyết minh tại Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nằm bên bờ sông Tiền thơ mộng Ngôi nhà này được mọi người biết với tên gọi là Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê, mang tên người
14Hình 5: Các khu homestay cố chủ, ông Huỳnh Thuỷ Lê, một người Việt gốc Hoa giàu có vào những năm đầu thế kỷ 20.
Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm
1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương
Hình 6: Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.
Mái nhà mang hình thuyền của miền Tây sông nước, trong khi vòm cửa lại thiết kế cong theo kiểu La Mã, chạm khắc các phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17 Kiến trúc phương Tây thể hiện rõ ở phần mặt tiền nhà, trần nhà, khung cửa sổ…, tất cả được trang trí bằng các phù điêu kiểu thời Phục hưng.
Vòm cửa cong theo kiến trúc La
Mã Phần kiến trúc phương Đông được thấy qua những đường nét
Hình 6: Kiến trúc mang đậm nét truyền thống miền Tây Nam Bộ
Hình 7: Kiến trúc mang đậm nét Trung
Hình 7: Kiến trúc mang đậm thời Phục hưng chạm khắc rất sắc sảo và được sơn son thếp vàng như hình chim muông, cây trái và các loại hoa như: trúc, mai, cúc, đào… Mặt ngoài ngôi nhà cổ có kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa.
Nhiều loại vật liệu xây nhà như gạch, kính được nhập từ Pháp Gạch lát nền nhà kích thước 30x40cm được nhập từ Pháp năm 1917, mặt sau viên gạch ghi rõ nơi và năm sản xuất.Đặc biệt, nền gạch ở giữa nhà trũng xuống vì ông Huỳnh Cẩm Thuận quan niệm “nước chảy về chỗ trũng”, tiền bạc sẽ đổ về nhà ông.
Bên trong nhà, một vài vật liệu nội thất như gạch bông,
Hình 8-9: Kiến trúc mang đậm nét
Hình 10: Bên trong căn nhà kính màu được nhập từ Pháp, trần laphông gian giữa trang trí rồng, dơi… rất tinh xảo.
Kịch bản thuyết minh tại Làng Chăm Đa Phước
Làng Chăm Đa Phước (An Phú) hình thành khoảng 120 năm, tập trung tại ấp Hà Bao 2, dọc Quốc lộ 91C và nằm cặp theo dòng sông Hậu, tiếp giáp từ cầu Cồn Tiên hướng về trung tâm huyện An Phú.
Nhờ giao thông thuận lợi nên từ năm 1992, làng Chăm Đa
Phước đã bắt đầu phát triển du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước Đến Đa
Phước, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng những thánh đường Hồi giáo uy nghiêm, mà còn hiểu thêm về cảnh quan, nhà cửa có nét kiến trúc riêng, với các hoa văn trang trí và nội thất mang đặc trưng của người Chăm.
Hình 18: Bộ phim “Người Tình”
Hình 19: Nhà sàn của người
Khác với cư dân các làng Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận sinh sống lâu đời dọc ven biển miền Trung, nhiều người Chăm ở An Giang do nhiều biến động lịch sử đã từ Malaysia, Campuchia di cư đến sinh sống nơi miền biên viễn đầu nguồn sông Hậu Trải qua nhiều thế hệ, người Chăm sử dụng tiếng Việt, ăn ở không khác mấy người Việt nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc và tôn giáo.
Nếu không biết trước, đi trên con đường của làng Chăm Đa Phước, phụ nữ đội đầu bằng khăn Mat’ra, đàn ông mặc xà rông, xa xa là các thánh đường hồi giáo khiến du khách ngỡ tưởng đang ở… vùng Trung Đông.
Nơi đây có Thánh đường Masjid Al Ehsan và Thánh đường
Sunnah là 2 công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng và trùng tu rất khang trang; là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Chăm Nếu có thời gian, nhất là vào thứ sáu hàng tuần, du khách sẽ đi thăm thánh đường Hồi giáo nơi tín đồ cầu nguyện, tìm hiểu nét đẹp sinh hoạt người Chăm qua các trung tâm văn hóa cộng đồng được tổ chức quy củ.
Hình 20: Những cô gái Chăm trong trang phục truyền thống
Người Chăm ở Đa Phước là những “bậc thầy” dệt thổ cẩm nổi tiếng khắp nơi với những sản phẩm may, đan, thêu, kết cườm trên trang phục truyền thống của phụ nữ Hồi giáo với những hoa văn, họa tiết tinh xảo Sản phẩm luôn thu hút được khách hàng bởi có nét đẹp rất riêng. Đến tham quan làng Chăm bạn đừng quên mua hàng thổ cẩm từ túi xách, bóp viết,khăn choàng rất đa dạng được chính người dân tại đây tự dệt tay làm nên Giá các mặt hàng cũng vô cùng rẻ Mua những mặt hàng này như một cách đón góp nguồn kinh phí cho người dân tại đây vậy nên khuyến khích mọi người mua làm quà tặng cho gia đình, người thân, bạn bè cực kỳ ý nghĩa.
24 Hình 21: Thánh đường Masjid Al Ehsan
Hình 22: Người Chăm dệt vải thổ cẩm
Làng Chăm Đa Phước đẹp nhất vào mùa nước nổi, nước cuồn cuộn từ bên kia biên giới đổ về, đâu đâu cũng mênh mang nước Những ngôi nhà đều được xây dựng kiểu nhà sàn, kết nối với nhau bằng những cầu gỗ ngoằn ngoèo, thỏa sức cho những kiểu ảnh chụp chân dung giữa miền sông nước.
Kịch bản thuyết minh tại Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang Miếu Bà Chúa
Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hình 23-24: Các mặt hàng thổ cẩm
Hình 25: Sinh hoạt mùa nước nổi
Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ Một truyền thuyết khác liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24.4 là ngày cúng lễ Bà.
26 Hình 26: Miếu Bà Chúa Xứ
Hình 27: Một góc Miếu Bà
Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng Vào năm
1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.
Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.Quần thể kiến trúc miếu có chính điện (nơi thờ tượng Bà), võ ca, phòng khách và phòng Ban quý tế
Hình 28: Cổng tam quan
Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.
Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…
Hình 30: Lối kiến trúc Ấn Độ
Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho
Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng
Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất.
Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng Bởi đây chính là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( 24-27.4 âm lịch) Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25 Năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hình 31: Tượng Bà Chúa Xứ
Kịch bản thuyết minh tại Chùa Thầy Tây An
Chùa Tây An hay Tây An Cổ Tự là ngôi chùa nằm ở biên giới Tây Nam của tổ quốc, là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Nam bộ, có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc Chùa do Tổng đốc tỉnh An Giang là Doãn Uẩn xây dựng năm 1847, tọa lạc ở ngã ba Núi Sam, cách thành phố Châu Đốc khoảng 7km. Sách Đại Nam nhất thống chí đã giới thiệu : “Chùa ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên Tổng đốc mưu lược tướng Trung Tinh Tử Doãn Uẩn kiến trúc năm Thiệu Trị thứ 7
(1847) Về cái tên chùa Tây An, nhiều người cho rằng nó xuất phát từ vị trí ngôi chùa nằm ở phía Tây thành An Giang Cũng có người cho rằng vì ật liệu từ Trấn Tây, Tây Thành và xây cất trên đất An Giang nên mới thành ra tên chùa như thế Một thuyết khác thì cho rằng, Tây An có nghĩa là mong ước cho vùng đất miền Tây đất nước được an bình Theo thông tin sử sách ghi lại, chùa Tây An là do một vị quan dưới triều Nguyễn đời Minh Mạng, tên là Nguyễn Nhật An, xây dựng vào năm
1820 Tương truyền rằng trước đó, ông được triều đình phái đi Cao Miên Trước chuyến đi, ông đã khấn nếu chuyến đi này thành công tốt đẹp thì khi về sẽ xây nên một ngôi chùa thờ Phật ở chân núi Sam Mọi chuyện diễn ra đúng như ông mong đợi nên ông đã xây Chùa Tây An Núi Sam (Tây An Cổ Tự) rồi thỉnh vị hòa thượng đầu tiên, pháp hiệu là Hải Tịnh đến làm trụ trì Đến năm 1847, chùa Tây An thỉnh thêm một vị hòa thượng nữa, pháp danh là Pháp Tang Ông là người có công khai khẩn đất hoang xung quanh vùng Thất Sơn Bảy Núi, giúp người dân sống ấm no, đủ đầy hơn Về sau, khi Pháp đánh vào Việt Nam, nơi đây cũng trở thành căn cứ chống Pháp Trụ trì Pháp Tang
30Hình 32: Lễ hội vía Bà Chúa Xứ còn đào tạo rất nhiều đệ tử nổi tiếng như Trần Văn Thành, Tăng Chủ, Đình Tây, Đạo Xuyển… trở thành anh hùng chí sĩ yêu nước, lãnh đạo người dân chống Pháp Bên cạnh việc tu hành, trụ trì Pháp Tang cũng là người có tài làm thuốc trị bệnh cứu người, giúp đỡ rất nhiều cho người dân nơi đây Vì thế, khi ông qua đời đã được suy tôn là Phật thầy Tây An.
Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa theo vòm núi, tiếng người lặng vắng, cổ thụ âm u, cũng một thắng cảnh thiền lâm vậy” Cũng có một số nguồn cho rằng: Trước khi tổng đốc Doãn Uẩn dựng chùa thì ở đó đã có một am thờ bằng tre lá do tổng đốc có tên là Nguyễn Nhật An lập 1820 Tuy nhiên, trong lịch sử nhà Nguyễn giai đoạn này không hề có tên Nguyễn Nhật An giữ chức tổng đốc cùng năm và chức tổng đốc mới chỉ xuất hiện sau cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1832, nên có thể nói đây là một nhân vật được dân gian phối ghép Nói thêm rằng trước cải cách hành chính 1832 thì vùng đất nơi chùa Tây An tọa lạc thuộc trấn Vĩnh Thanh do quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại tiếp quản năm 1820.
Hơn 170 năm qua, chùa Tây An đã được sửa chữa nhiều lần Hai lần sửa chữa lớn nhất là: Năm 1861, Hòa thượng Nhất Thừa trùng tu lại chánh điện và hậu tổ Đến năm 1958, Hòa thượng Bửu Thọ đứng ra vận động dân đóng góp tiền của, công
Hình 33: Chùa Phật thầy Tây An sức xây dựng ba ngôi lầu cổ, mặt chính của chùa và sửa chữa ngôi chính điện Kiến trúc chùa mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và Hồi giáo kết hợp với kiến trúc cổ dân tộc Chùa được xây dựng theo lối chữ Tam, nằm trên nền cao, các trụ đỡ bằng gỗ quý, nền lót gạch bông.
Cổng tam quan xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, mái nhị cấp lợp ngói đại tiểu, phía trên cùng mái giữa là hình tượng lưỡng long tranh châu, phía dưới đề tên Tây An Tự bằng chữ Nôm Cuối cùng ở dưới có bức tượng Quan Âm Thị Kính bế con Thị Mầu.
Khuôn viên bên ngoài chùa Tây An được thiết kế rất rộng rãi, thoáng mát, trồng nhiều cây xanh Ngay sau cổng tam quan là một cột cờ cao đến 16m Đặt bên cạnh là tượng hai chú voi, một chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà Theo quan niệm của Phật giáo, voi trắng là điềm lành, báo hạ sinh thái tử Sĩ Đạt Ta (chính là Đức Phật Thích Ca sau này) Còn voi đen là chú voi ngự, tên là Ô Long, có công giúp triều đình đánh thắng giặc ngoại xâm.
32Hình 34: Cổng tam quan
Bước vào bên trong khuôn viên chùa là ngôi chính điện với tháp chính thờ Phật cao hai tầng độc đáo Kiến trúc tháp mang hơi hướng của Ấn Độ Giáo, nóc cổ lầu hình tròn, tầng trên là tượng Phật A Di Đà, phía dưới chân tháp là bốn cột trụ có bốn thần hộ pháp xung quanh Ở bậc thang bước lên chùa, bạn sẽ thấy bạch tượng và hắc tượng được đắp nổi, ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm Hai bên là hai hành lang dành riêng cho tín đồ nam và nữ Phía sau Chùa Tây An Núi Sam (Tây An Cổ Tự) xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc độc đáo Trong đó, được chú ý nhất phải kể đến khu mộ của ngài Minh Huyên, chính là Phật thầy Pháp Tang
Chánh điện của chùa Tây An là một khu nhà rộng lớn, được xây dựng ở ngay chính giữa khuôn viên chùa Ngôi chánh điện thiết kế quy mô với 2 tầng mái cong vút Điểm đặc biệt là
Hình 35: Hắc tượng và Bạch Tượng cá như những ngôi chùa ở miền Bắc Toàn bộ cột chống được đục đẽo từ những thân gỗ chắc chắn, sàn nhà lát bằng gạch hoa Hai bên khu vực chánh điện là khu lầu chiêng và khu lầu trống, thiết kế theo dạng hình tứ giác Trên đỉnh chánh điện được chạm khắc hình ảnh tứ linh: long, lân, quy, phượng và trang trí vô cùng tinh xảo
Bên trong chánh điện có khoảng 200 pho tượng Phật, Bồ- tát, La-hán, Thần và Tiên, đa số bằng danh mộc, mang ý nghĩa triết lý Phật giáo và có giá trị nghệ thuật cao Sinh động nhất là bộ tượng Tứ Thiên Vương (Đông Thiên vương, Tây Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Bắc Thiên Vương) và bộ tượng Bát bộ Kim Cương Chùa còn có nhiều câu đối và hoành phi chạm trổ rất công phu Tất cả công trình được tạo tác bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân An Giang, Đồng Tháp vào thế kỷ XIX
Phía sau chùa có nhiều tháp mộ, trong đó đáng chú ý nhất là mộ Phật Thầy Tây An Thầy tên là Đoàn Minh Huyền quê ở Tòng Sơn (Sa Đéc), sinh năm Đinh Mão (1807), mất năm Bính Thìn (1856) Là người có tinh thần cải cách tôn giáo, từ năm
1849, Thầy đã đi truyền đạo nhiều nơi và chữa bệnh cho nhiều
34Hình 36: Chánh điện người nên có uy tín lớn trong nhân dân Sau đó Thầy về tu tại chùa Tây An Nhân dân kính trọng tài năng và đức độ của thầy nên đã tôn xưng là Phật Thầy Tây An
Kịch bản thuyết minh tại Lăng thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc
Theo như sử chép lại ông sinh ngày 25/11/1761 tại huyện Diên Phước – tỉnh Quảng Nam, mất ngày 06/6/1829 Ông là một vị quan mà người Châu Đốc, An Giang dành cho sự biết ơn tột bậc bởi những cống hiến vĩ đại của ông cho con người và xứ sở
Hình 37: Lăng Thoại Ngọc Hầu
Kể về công lao của Thoại Ngọc Hầu đối với vùng đất An Giang cũng như của cả vùng Nam bộ thì vô cùng to lớn và không sao kể xiết Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc Đặc biệt, công lao to lớn nhất của ông đối với miền Nam là đã tổ chức đào hai con kênh chiến lược là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giao thông, thương mại thời bấy giờ.
Chính vì lòng biết ơn tuột bậc của người dân Châu Đốc đối với ông mà Sơn Lăng luôn được người dân ở đây chăm sóc với một vẻ đẹp chỉn chu hiếm thấy Cây cỏ được cắt tỉa tỉ mỉ, quãng sân rộng luôn quang đãng sạch đẹp Lối vào lăng qua chín bậc đá ong hết sức uy nghiêm.
Lăng Thoại Ngọc Hầu xây dựng trên nền đá xanh, nằm kề trên Quốc lộ 91, mặt hướng về phía bắc đối diện miếu Bà Chúa
Xứ, lưng tựa vào vách đá núi Sam do đích thân Thoại Ngọc Hầu đứng ra chỉ huy xây dựng vào cuối những năm 20 của thế kỷ XIX Toàn khu sơn lăng là một khối kiến trúc hài hòa Xung quanh lăng được bao bọc bằng vách tường đúc dày vững vàng cao hơn đầu người, phía trước là 2 cửa lớn hình bán nguyệt theo kiểu kiến trúc của lăng tẩm xưa, 2 bên có 2 hàng liễn đối. Để vào lăng, phải qua 9 bậc đá ong được vận chuyển từ miền Đông Phía trước lăng là khoảng sân rộng nổi bật với long
36Hình 38: Lăng Thoại Ngọc Hầu đình, bên trong có bản sao bia Thoại Sơn Khu chính giữa là lăng mộ và đền thờ, 2 bên là 2 dãy mộ vô danh. Ở giữa trong khuôn viên lăng chính là mộ của ông Thoại Ngọc Hầu, bên phải là mộ của bà chính thất Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, bên trái là ngôi mộ khiêm nhường hơn của bà thứ thất Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt Trước mỗi đầu mộ đều có bức bình phong, chân mộ là bi ký.
Miệt Hình 39: Lăng Châu Thị
Ngoài ra, ở 2 bên khuôn viên lăng còn có những ngôi mộ có nhiều hình dạng khác nhau: hình bầu dục, hình voi phục, hình quả đào, cái nón… Đây đều là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người dân phu, dân binh đã chết khi tham gia đào kênh Vĩnh Tế Tương truyền, mộ hình trái đào và cái nón là đào kép chánh trong đoàn hát bộ theo biểu diễn cho ông xem khi còn sống.
Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.
38 Hình 41: Lăng Thoại Ngọc Hầu
Hình 42: Mộ những người vô danh
Trong đền còn có vô số những bảo vật có giá trị khác như những bức hoành phi, liễn đối, văn bia, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng, ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên một thời oanh liệt của ông cha ta những năm tháng đi khai hoang mở mang bờ cõi, để lại cho con cháu muôn đời sau.
Ngay cạnh đền thờ ông phía cạnh là nhà trưng bày, bạn có thể ghé qua để tìm hiểu những giai thoại gắn liền với ông. Những công lao của ông đến giờ ca dao vẫn còn ghi lại: ” Đi ngang qua cảnh núi Sam, Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi. Ông ngồi vì nước vì đời, Hy sinh tài sản không rời nước non. Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ, Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an. Đồng An Trường chó ngáp, Làng Quới Thiện trồng lác bốn mùa. Nhớ ông Bảo Hộ ngày xưa, Dựng làng, mở cõi nắng mưa dãi dầu”.
Hình 44: Những bảo vật trong đền thờ
Kịch bản thuyết minh tại Chợ cửa khẩu Tịnh Biên
Chợ Tịnh Biên tọa lạc tại 350 Khóm Xuân Hòa, TT Tịnh Biên,
Huyện Tịnh Biên, An Giang, là khu chợ nằm tiếp giáp giữa Việt Nam và Campuchia
Chợ Tịnh Biên An Giang cũng như các chợ đầu mối khác, bán đủ các loại hàng hóa bao gồm vãi sợi, may mặc, mỹ phẩm, giày dép, đồ gia dụng, thực phẩm v.v Chợ Tịnh Biên là ngôi chợ duy nhất miền Tây chuyên bán các loại côn trùng, đặc biệt là các loại cực độc Một số loại côn trùng được kể tên như: mối chúa, rắn trun, rắn mối, rết, bò cạp, tắc kè, nhện hùm, bìm bịp, bọ rầy, v.v… Nổi bật ở khu thực phẩm là các loại khô mắm thơm ngon, đẹp mắt được rất nhiều các du khách mê mẩn như mắm cá linh, khô cá tra phồng, khô cá sửu, mắm thái, mắm sặc, mắm trê, mắm lóc,…
Hình 46: Chợ cửa khẩu Tịnh Biên
Sau khi mua sắm thả ga, ngay trong khu chợ du khách có thể ghé chân vào các hàng đồ ăn vặt, hàng nước, hàng chè để thưởng thức các món ăn đặc sắc và đậm đà như bánh bò thốt nốt, chè, các món nước mát, các món đặc sản làm từ côn trùng cũng được bày bán tại đây.
Hình 47-48-49: Các món ăn đặc sản
Kịch bản thuyết minh tại Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy ở Cần Thơ là một công trình kiến trúc có phong cách nghệ thuật bắt mắt nhất, uy nghi nhất và lộng lẫy nhất. Đình Bình Thủy hay Long Tuyền Cổ Miếu là niềm tự hào về truyền thống văn hóa tín ngưỡng của vùng đất, con người Cần Thơ Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam bộ vào thế kỷ 19 Trải qua quảng thời gian thăng trầm lịch sử, Đình Bình Thủy vẫn lưu giữ được nhiều yếu tố nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của một làng cổ tại vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Đình Bình Thủy tọa lạc tại đường Lê Hồng Phong, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng chừng 5 km
42 Hình 50-51: Các món đặc sản
Bao bọc xung quanh Đình Bình Thủy là hàng rào tứ giác gồm: mặt Bắc giáp bờ sông Hậu; mặt Đông là rạch Bình Thủy hay còn gọi là rạch Long Tuyền; mặt Nam là đường Lê Hồng Phong thông với các đường lớn khác như đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Bùi Hữu Nghĩa … và mặt Tây là khu dân cư Với vị trí này có thể thấy, Đình Bình Thủy là công trình hội tụ đầy đủ các yếu tố phong thủy “nhất cận giang, nhị cận quan, tam cận thị”.
Hình 54: Cổng tam quan Đình Bình Thủy được xây dựng vào năm 1844 trên một khu đất rộng có diện tích khoảng hơn 500.000m2 và đến năm 1852 thì được vua Tự Đức phong sắc Phía ngoài có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.
Trong khuôn viên Đình gồm 2 khu vực gồm khu đình chính và lục ấp Khu đình chính bao gồm năm ngôi nhà (tiền đình, chính điện) và khu “lục ấp” gồm một khu nhà để chuẩn bị đồ lễ cùng với một nhà hát đươc bố trí khoa học và ngăn nắp tạo nên một không gian thoáng đãng Đình Bình Thủy trước kia không chỉ là nơi thờ cúng trang nghiêm mà còn là nơi dành cho các chức sắc trong làng hội họp để bàn việc nước, tập trung nhân dân chống giặc ngoại xâm.
Hình 55: Đình Bình Thủy là công trình hội tụ đầy đủ các yếu tố phong thủy “nhất cận giang, nhị cận quan, tam cận thị”
Kiến trúc chính của đình có rất nhiều nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mà các đình ở miền Bắc không có như tiền đình và chính điện theo hình vuông với chiều dài có 6 hàng cột mà mỗi hàng cột như thế có 6 cột các chân cột đều choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc Các họa tiết điển hình được khắc trên các cột là hình rồng, hình hoa mẫu đơn… với đường nét trạm trổ, trau chuốt, tinh xảo tạo nên vẻ uy nghi, cổ kính cho ngôi đình.
Chánh điện có ba mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc
“thượng lầu hạ hiên” Trên nóc mỗi khu đều được thiết kế cặp rồng uốn lượn tranh lấy trái châu hay đơn giản chỉ là những hình hoa văn trang trí bên ngoài nhưng mang ấn tượng mạnh.
Hình 57: Phía trước chánh điện
Kiến trúc của đình không chỉ thể hiện nét tinh túy của văn hóa sông nước miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn mang đậm dấu ấn của làng cổ truyền thống Cần Thơ.
Việc bố trí các bàn thờ trong đình với cách thờ thần khá đa dạng và phong phú đã phản ánh văn hóa, đồng thời cũng phần nào giới thiệu tính phóng khoáng, cởi mở, lòng bao dung đón nhận mọi tinh hoa theo không gian và thời gian.
Ngoài việc thờ các vị thần linh,thần hoàng làng, các vị tiền hiền có công mở đất, Đình Bình Thủy còn lập bàn thờ những vị anh hùng có công với đất nước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trung Trực, Võ Huy Tập, Đinh Công Trứ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, … Đặc biệt sau ngày giải phóng đất nước 30 tháng 4 năm 1975, đình Bình Thủy lập bàn thờ để thờ và tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hình 58: Kiến trúc “thượng lầu hạ hiên”
Hình 59: Lối kiến trúc theo kiểu miền Tây
Thường niên, Đình Bình Thủy diễn ra hai lễ lớn là Lễ hội Kỳ yên Thượng Điền kéo dài trong 3 ngày từ 12 đến 14 tháng tư âm lịch, có rước thuyền, hát bội… và lễ Hạ điền vào hai ngày 14 và 15 tháng chạp, chuẩn bị đón năm mới Đây là một lễ hội văn hóa thu hút người dân khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang.
Trong những ngày diễn ra lễ Thượng điền và lễ Hạ điền ở đình Bình Thủy, du khách phương xa dự lễ hội đình làng sẽ được xem các nghệ thuật diễn xướng dân gian Tham gia các trò chơi, khám phá tìm hiểu văn hóa và thưởng thức nhiều món ngon ẩm thực thành phố Cần Thơ Đình Bình Thủy là một trong số ít các ngôi đình được chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989 Không chỉ là nơi thờ cúng, tổ chức lễ hội, đây còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đại diện cho một nét văn hóa của vùng sông nước Nam bộ, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của nhân dân Bình Thủy.
2.9 Kịch bản thuyết minh tại Nhà cổ Bình Thủy
Nhà Cổ Bình Thủy còn được gọi là Nhà Cổ Họ Dương, được biết đến là một trong những ngôi nhà cổ và nổi tiếng nhất cộng tác bên Tây Đô Nhà Cổ Bình Thủy tọa lạc tại số 142-144 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ Và uy chủ nhân hiện tại của ngôi nhà cổ này là ông
Hình 60: Lối bày trí và thờ thần
Hình 61: Lễ hội tại đình
Dương Minh Hiển và bà Ngô Thị Ngọc Tiên Lí do mà người ta gọi nơi đây là Nhà Cổ Bình Thủy là vì dù đã tồn tại 150 năm nhưng ngôi nhà cổ này vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp cổ kính tại quận Bình Thủy, và ngoài ra nơi đây còn được biết đến với tên gọi khác là Nhà Cổ Vườn Lan hay Vườn Lan Bình Thủy. Vào năm 1980, hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc họ Dương là ông Dương Văn Ngôn là người có thú chơi lan kiểng Ông đã sưu tầm nhiều giống lan quý về và trồng xung quanh ngôi nhà tạo ra sân chơi bổ ích cho những người có niềm đam mê và yêu thích lan đến đây để tham quan và làm thơ và từ đó tên gọi này cũng được ra đời
Chủ nhân đầu tiên của Nhà Cổ Bình Thủy là ông Dương Văn
Vị hậu duệ thứ 3 của gia tộc họ Dương Năm 1870, ông cho xây dựng ngôi nhà cổ này lần đầu tiên bằng gỗ và lợp ngói với mục đích thờ cúng tổ tiên Sau khi đưa vào xây dựng khoảng 30 năm, thì ông Dương Văn Vị mới cho xây dựng lại ngôi nhà cổ này với quy mô lớn hơn Tuy nhiên, năm 1904 ông Dương Văn
Vị mất, con trai út của ông là Dương Chấn Kỷ mới tiếp tục xây dựng ngôi nhà này và đến năm 1911 thì ngôi nhà được hoàn thành.
Lúc bấy giờ, gia tộc họ Dương được biết đến là gia tộc giàu có, quyền quý nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô Chính vì thế, mà
48Hình 52: Nhà cổ Bình Thủy ông Dương Chấn Kỷ được tạo điều kiện sang Pháp du học, vốn là người có ốc thẩm mĩ cùng với cơ hội được tiếp xúc với nhiều văn hóa phương Tây, đặc biệt là nền văn hóa Pháp Ông đã tìm tòi, học hỏi cái mới cái lạ với những trào lưu phương Tây đang thịnh hành và đưa vào xây dựng, tạo nên kiến trúc độc đáo đã tồn tại hơn một thế kỉ
Kịch bản thuyết minh tại Chợ nổi Cái Răng
Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang Tương truyền có con cá sấu
Hình 77: Cầu đi bộ rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này nên được gọi là Cái Răng Theo cách lý giải khác, trong cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam” của tác giả Vương Hồng Sển cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “Karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo) Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi Khi buôn bán người dân rao lên “Cà ràng, cà ràng” Lâu dần, mọi người đọc trại thành Cái Răng”
Chợ nổi Cái Răng hình thành từ những năm đầu của thế kỷ
XX Thập niên 90 của thế kỷ XX, chợ được di dời qua khỏi cầu Cái Răng về phía Phong Điền, cách vị trí cũ khoảng 1km Hiện tại chợ nổi Cái Răng nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái Răng khoảng 600 mét Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên sông Cần Thơ, tại số 46 đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ mang nét đặc trưng chung của các khu chợ nổi miền Tây là nằm ngay ngã 3 sông (nhánh sông Cái Răng và sông Hậu) Vị trí này có mực nước không sâu không cạn để thuyền bè dễ dàng neo đậu, di chuyển Nơi này cũng nằm gần một ngôi chợ trên bờ và một vựa trái cây lớn Trước kia, chợ nổi Cái Răng bán chủ yếu là các mặt hàng nông sản và mỗi ghe chỉ chuyên bày bán một loại mặt hàng nhất định Tuy nhiên, hiện nay chợ đã bán đa dạng hơn như ẩm thực, các món đồ gia dụng và những thứ thiết yếu cho cuộc sống trên sông.
Khác với chợ ở Cần Thơ trên đất liền, chợ nổi Cái Răng ở miền Tây thường họp từ rất sớm Ngày xưa, chợ họp buôn bán từ giữa đêm về sáng Tuy nhiên, ngày nay chợ họp trễ hơn rất nhiều Khoảng thời gian họp chợ bắt đầu từ khoảng 5h sáng cho đến hết ngày Khung giờ nhộn nhịp nhất ở chợ nổi Cần Thơ là từ 5:30 đến 8:00 sáng Thời gian lý tưởng để xuất phát đi chợ nổi Cái Răng là khoảng 5h30 sáng từ bến Ninh Kiều Thời tiết lúc đó không quá nóng Quý khách có thể ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp vào sáng sớm Quý khách có thể thỏa sức chụp hình check- in sống ảo tại chợ nổi Cái Răng lúc đông đúc nhất Điểm độc đáo của nơi này là treo bẹo Thông thường, ghe thuyền bán cái gì thì treo cái đó Họ thường sử dụng cây sào dài
(tre hoặc sắt) dựng trước ghe để chào hàng gọi là “treo bẹo”.
Từ “bẹo” là phương ngữ Nam bộ, xuất phát từ câu nói “bẹo hình bẹo dạng” nhằm có ý gọi mời, phô diễn hình dạng Do không gian chợ nổi Cần Thơ rộng, kèm theo đó là tiếng sóng vỗ, tiếng máy nổ lớn nên không thể dùng tiếng rao như trên đất liền. Khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm họ mua thì vô cùng dễ dàng Tại chợ nổi Cái Răng có phương thức “4 Treo” hết sức độc đáo
“Treo gì bán nấy” là khi tiểu thương muốn bán cái gì thì treo cái đó lên cây bẹo Ví dụ: họ muốn bán dưa hấu thì họ sẽ treo trái dưa hấu lên.
“Treo mà không bán” Đó chính là quần áo của nhiều hộ gia đình sống trên ghe Họ sinh hoạt hàng ngày ở đây Chiếc ghe như là ngôi nhà thứ 2 của họ.
“Không treo mà bán” Những chiếc ghe nhỏ len lỏi phục vụ các mặt hàng cho khách đi chợ như: cà phê, bún, hủ tiếu, bún riêu, bánh mì thịt…
“Treo cái này nhưng bán cái khác” Khi bạn thấy họ treo một tấm lá lợp nhà thì có thể hiểu ngầm là họ bán chiếc ghe của họ. Ngụ ý chiếc ghe như căn nhà của họ.
Với những giá trị đặc sắc về văn hóa và kinh tế của chợ nổi Cái Răng, Tạp chí du lịch Rough Guide (Anh) đã bình chọn Chợ nổi Cái Răng là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới, mô tả là điểm đặc biệt lạ mắt với các thuyền bán hàng
"rực rỡ sắc màu nhiệt đới" Trang web youramazingplaces cũng đưa ra danh sách 6 chợ nổi đẹp nhất châu Á, trong đó có đề cập đến chợ nổi của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà chợ nổiCái Răng là một điển hình Văn hóa Chợ nổi Cái Răng được BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 10/3/2016.
Kịch bản thuyết minh tại Cù lao Thới Sơn
Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ví như những viên ngọc quý của sông Tiền Bao phủ khắp cồn là một màu xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái xum xuê bốn mùa, trở thành điểm đến du lịch Miền Tây lý tưởng.
Cồn Thới Sơn là cồn lớn nhất trong 4 cồn trên đoạn sông này, với diện tích khoảng 1.200ha, và được coi là hài hòa nhất trong bộ Tứ linh Cồn (Long – Lân – Quy – Phụng) Tuy cùng nằm trên một khúc sông, nhưng Cồn Thới Sơn và Cồn Tân Long (cồn Long) thì thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; còn cồn Quy và cồn Phụng thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Theo lịch sử, Cù lao Thới Sơn – Mỹ Tho còn là vùng đất gắn với sự kiện mùa xuân năm 1785, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã lập nên chiến công oanh liệt, phá tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược Đến thời kháng chiến chống đế quốc, Cồn Thới Sơn ghi dấu những chiến công của quân dân miền Tây với vành đai thế trận bao quanh căn cứ Đồng Tâm, làm nên chiến thắng Bình Đức vang tiếng một thời.
Trước đây, người dân Cồn Thới Sơn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản, cùng với trồng cây ăn trái luân canh, cho nhiều loại trái ngon ngọt như: nhãn, sapôchê, cam, quít, bưởi, sầu riêng, chuối, mít, xoài… Về sau, người dân trên cồn đã phát triển thêm nghề nuôi ong lấy mật, một số hộ còn
Hình 78: Chợ nổi Cái Răng làm bánh phồng, bánh tráng, kẹo dừa, mứt, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ… phục vụ khách đến du lịch Tiền Giang tham quan, tìm hiểu
Tên Cồn Thới Sơn còn có khu nhà xưa cổ kính, mang kiến trúc đặc trưng Nam bộ, với ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương, cùng hàng cột bằng gỗ quý Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng Trước nhà có khoảng sân trồng cây cảnh được chăm tỉa công phu, chung quanh là vườn cây xanh mát
Du lịch Cù lao Thới Sơn, du khách sẽ có dịp ngồi trên những chiếc xuồng ba lá, được cô thôn nữ xinh xắn khua mái chèo điệu nghệ, xuôi theo những con lạch nhỏ ngoằn ngoèo ngắm nhìn hàng dừa nước mọc san sát nhau hai bên bờ, những hàng thủy liễu xanh tươi nghiêng mình chào đón Tận hưởng bầu không khí trong lành thoảng hương phù sa.
Dạo chơi quanh cồn trên chiếc xe đạp hay chiếc xe ngựa lốc cốc, hồi tưởng về chút kỷ niệm xa xưa… rồi tản bộ dọc theo những lối quê, đến thăm vườn cây ăn trái, tham quan làng nghề truyền thống: cơ sở làm kẹo, bánh tráng, nấu rượu, nuôi ong.
62 Hình 79: Chèo xuồng qua những hàng dừa nước
Hình 80-81-82-83: Các trải nghiệm Đặc biệt, tại Cồn Thới Sơn, du khách còn có dịp trở thành những nông dân thực thụ trong bộ đồ bà ba, khăn rằng Nam bộ đặc trưng, cùng nhau tát mương bắt cá đầy phấn khích, để rồi bùn đất lắm lem nhưng cười tươi hết cỡ Tham gia vào các trò chơi dân gian Nam Bộ hấp dẫn: như đánh đu, bắt vịt dưới ao, chọi gà, chọi cá, đua thuyền…
Hình 85: Hóa thân thành người nông dân trải nghiệm tát mương bắt cá
64Hình 84: Thưởng thức trà mật ong
Hình 86: Tham gia các trò chơi thú vị Ở Thới Sơn còn có dịch vụ bán quà lưu niệm, với những món quà đặc sắc làm từ dừa Ngoài ra, các dịch vụ lưu trú Cù lao Thới Sơn Tiền Giang ngày càng phát triển, hiện đã có các homestay nghỉ đêm ở nhà dân hay Resort (lodge island) cao cấp giữa miền quê, cùng hồ bơi, nhà hàng, karaoke, jet ski trên sông… Vào ban đêm, Thới Sơn cũng thật lãng mạn với trăng thanh, gió mát, sông nước mênh mang, nơi bạn có thể ngồi thuyền lướt nhẹ trên sông, ngắm trăng lên
Kịch bản thuyết minh tại Cù lao Phụng (Đạo Dừa – Nguyễn Thành Nam)
Cồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha.
Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái.
Một điểm mà du khách không thể bỏ qua là tham quan khu di tích Đạo Dừa trên diện tích khoảng 1.500m² Hiện di tích này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa – Nguyễn Thành Nam (1909-1990) với khu sân có
9 con rồng, tháp Hòa Bình (cửu trùng đài), nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo Tòa tháp có kiến trúc huyền bí bằng những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén và một đỉnh lớn cao chót vót Trong nhà trưng bày của ông Đạo
Dừa còn ghi lại những bức ảnh của ông lúc sinh thời, đến khi ông qua đời…
Nhiều gia đình vẫn giữ nếp sống chủ yếu bằng nghề nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn và một số loài hoa khác Ngồi trên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức một đặc sản văn hóa nổi tiếng của người miền Tây, đó là đờn ca tài tử. Đến với Cồn Phụng, sau bữa cơm trưa với những món ăn dân dã mang đậm phong vị ẩm thực vùng sông nước Nam bộ,du khách sẽ được ngả lưng trên những chiếc võng êm ái nhẹ đưa dưới bóng mát của những khu vườn nhãn
66Hình 87: Trải nghiệm câu cá sấu
Giáo chủ Đạo Dừa-Nguyễn Thành Nam sinh ngày 25 tháng chạp, năm kỷ dậu ( giấy khai sinh ghi là ngày 22-4-1910), tại xã Phước Thạnh, Tổng An Hòa, Huyện Trúc Giang, Tỉnh Kiến Hòa ( Nay thuộc Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre).Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, nhiều quyền thế Mẹ là bà
Lê Thị Sen Cha là ông Nguyễn Thành Trúc-là một cựu cai tổng thời Pháp thuộc từ những năm 1940 đến năm 1944, cai tổng có tới ba người vợ và Nguyễn Thành Nam là con của người vợ cả
Vì thế ông được thừa hưởng rất nhiều quyền lợi, còn được tạo điều kiện để đi sang Pháp du học.Việc Nguyễn Thành Nam có thực sự lấy được bằng kỹ sư hóa học hay không thì cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều, chỉ biết rằng trong tiểu sử xin ứng cử Tổng thống của mình Cậu Hai ghi là đã từng học qua các trường ở Pháp như: “Pensionat des lafristes tại Lyon, Saint Joseph et Saint Marie tại Canes…và cả trường cao đẳng hóa học
Rouen”.Vào năm 1945, đây là năm bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Nguyễn Thành Nam, là giai đoạn sơ khai hình thành “ Đạo Dừa” Ngày mùng 3 tháng 9 năm Ất Dậu (1945), ông quy y
Hình 88: Khu nhà ăn cầu đạo với Hòa thượng Thích Hồng Tôi ở chùa An Sơn- núi
Tượng thuộc vùng bảy núi, Châu Đốc, An Giang.
Kể từ năm 1945 trở về sau, tên gọi “Đạo Dừa” thường được mọi người nhắc đến Bởi vì trong thời gian tu đạo của mình, Cậu Hai chỉ toàn ăn trái cây và uống nước dừa xiêm Nguyễn Thành Nam cũng từng nói rằng: “25 năm bần đạo không uống nước sống, nước mưa, chỉ uống nước dừa xiêm và nước mía” Thậm chí ông còn dùng nước dừa để rữa hoa quả ăn, “Đài bát quái” mà Cậu Hai dựng đầu tiên cao 14 mét ở xã Phước Thạnh cũng toàn bằng dừa Người đời thường gọi “Đạo Dừa” từ thuở đó.Sau thời gian tu tập trên núi, ông trở về và bắt đầu truyền bá cách hành đạo của mình Năm 1948, tại Định Tường (Tiền Giang) ông ngồi thiền ở nhiều nơi từ bờ sông cho đến trước mái hiên nhà…mặc cho mọi người qua lại dòm ngó Những năm
1950, người ta thường thấy Cậu Hai chỉ khoát trên mình một manh áo mỏng, đêm ngày ngồi tịnh khẩu hành đạo trên “Đài bát quái” và mỗi năm chỉ tắm một lần vào ngày Phật đản (8-4 AL) Ông còn mua cả xà lan loại nhỏ, hai tàu chở khách để thuận tiện cho việc hành đạo cũng như đưa rước các tín đồ Vì biến động của thời cuộc, vào năm 1963, Cậu Hai dời toàn bộ cơ
Hình 89: Giáo chủ Đạo Dừa-Nguyễn Thành
Nam sở về mũi phía đông Cồn Phụng (thuộc xã Tân Thạch-Châu
Thành) gần bến phà Rạch Miễu cũ Tại đây ông cho xây dựng chùa Nam Quốc Phật – có cả Cửu Đỉnh, sân Rồng, phi thuyền Apollo, bản đồ hình chữ S, Tháp Chuông Hòa Bình, khu vực Thất Sơn…Ông còn mua thêm xà lan lớn 3 tầng, trên đó có cả tháp đài, nhà khách, vườn hoa…Và từ đây, Giáo chủ Nguyễn Thành Nam bắt đầu những tháng ngày truyền bá tư tưởng đạo pháp của mình.
Mọi Tôn Giáo khác nhau đều có những giáo lý, tư tưởng hành đạo khác nhau Thế nhưng, nói đến “Đạo Dừa” người ta thường liên tưởng đến một Giáo phái với những cách tu đạo rất khác biệt và cũng vô cùng huyền bí Giáo chủ Nguyễn Thành Nam- người tự cho mình là đấng tái sinh của vua Minh Mạng, là Thiên Nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình, ở giáo phái của ông đó chính là sự tổng hòa của nhiều tôn giáo: từ Nho, Phật, Lão cho đến Ki tô giáo Ngay cả câu niệm của Đạo Dừa cũng thể hiện một sự kết tinh rất đặc biệt đó là: “Nam vô Phật Chúa cứu khổ cứu nạn Amen” Một điểm chung mà tư tưởng hành đạo của ông giống với các tôn giáo khác chính là luôn hướng con người đạt đến những giá trị tốt đẹp, khuyến khích họ biết yêu thương, tôn trọng lễ nghĩa và cư xử với nhau cho tốt đời đẹp đạo Tuy nhiên, về phương pháp tu tập của mình thì lại khác xa Cách tu đạo của ông là: không cần tụng kinh, gõ mỏ, chỉ cần ngồi thiền tịnh khẩu, tưởng niệm và chỉ uống nước dừa mà không động đến các thực phẩm khác của trần gian Như thế, điều đó là rất khó khăn cho những ai mới bước đầu tu đạo theo cách của ông.Có thể nhìn nhận ở ông Đạo Nguyễn Thành Nam là một người luôn yêu chuộng hòa bình Cậu Hai khuyến khích các tín đồ mỗi ngày bỏ ra 5 phút cầu nguyện để cho thế giới được hòa bình.Để chứng minh cho chân lý của mình là đúng, ông đã thử nghiệm bằng cách cho mèo và chuột sống chung trong một lồng, từ đó ngụ ý với mọi người rằng hai kẻ thù không đội trời chung như mèo và chuột vẫn có thể chung sống hòa bình với nhau Giáo chủ Đạo Dừa còn cho tín đồ của mình chia thành hai phe Việt Cộng và lính Ngụy, hai bên chém giết lẫn nhau thế nhưng khi Cậu Hai từ từ trên đài tháp xuống thì tất cả lập tức buông vũ khí hòa giản Cũng từ cách nghỉ đó, ông Đạo Dừa còn đi đến một quyết định lớn lao hơn đó là ứng cử Tổng thống miền Nam vào năm 1971.
CHUYỆN “ĐẠO DỪA” ỨNG CỬ TỔNG THỐNG
Có một thời, dư luận bàn tán xôn xao về chuyện một tu sĩ xin ứng cử Tổng Thống miền Nam vào cuối thập niên 1960 Và, Nguyễn Thành Nam-một tu sĩ Đạo Dừa “ thứ thiệt” đã tình nguyện ra ứng cử nhằm mục đích duy nhất là đem lại hòa bình cho dân tộc, cứu rỗi nhân loại.Với khẩu hiệu “Liên danh dân tộc hòa bình thống nhất”, Cậu Hai đưa ra một lời cam kết đanh thép rằng: “Nếu đắc cử Tổng Thống, ông sẽ đem lại hòa bình cho Việt Nam và Đông Dương trong vòng 7 ngày”, sau đó “Tân Đại Tổng Thống sẽ từ chức” Đạo Dừa nói ra điều này nhằm chứng tỏ rằng ông không phải là người “trần” ham mê thế lực mà Cậu Hai chính là vị thánh sống xuất hiện để cứu giúp dân tộc, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả này thì sẽ ra đi Chính Nguyễn Thành Nam cũng từng khẳng định rằng: “Từ năm 1948 đến nay (1970) bần đạo là người duy nhất nắm giữ chìa khóa hòa bình mà chưa có dịp mở khai, cho nên bần đạo phải tự hy sinh đứng ra nhận gánh hòa bình”.Có thể nói, từ phát ngôn cho đến hành động của mình thì Cậu Hai luôn thể hiện mình là một người rất đặc biệt và đầy thú vị Điều này được minh chứng bằng hàng loạt hoạt động cho việc ứng cử của mình, cụ thể như: Có lần “Đạo Dừa” đem cả một cái chuông lên Sài Gòn và xin được đánh lên một hồi chuông trên đài phát thanh Theo Cậu Hai giải thích thì tiếng chuông ấy là một tiếng “gọi” làm thức tỉnh, khi nghe được tiếng chuông đó thì cả hai miền Nam- Bắc lập tức có “hòa bình”( ngày nay “Tháp chuông hòa bình” là một phần trong quần thể công trình kiến trúc của Đạo Dừa). Hay là chuyện Nguyễn Thành Nam đem rất nhiều tiền của đựng trong 9 cái cần xé lên Sài Gòn nộp quỹ ứng cử (đây là tiền bắt buộc phải nộp cho bất kỳ ai muốn ra ứng cử) cũng đã từng tạo ra cảnh choáng ngợp cho những người chứng kiến…Nhân đây cũng xin được nhắc lại rằng, tuy Cậu Hai không phủ nhận cựu cai Tổng và bà Lê Thị Sen là hai đấng sinh thành của mình, thế nhưng “Đạo Dừa” lại luôn cho mình là vị vua Minh Mạng tái sinh, mà vua Minh Mạng được cho là vị vua tái sinh từ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Vì vậy, Nguyễn Thành Nam cũng tự cho mình là một nhà thông thái như Trạng Trình Trước đây ở chùa Nam Quốc Phật, hai câu sấm nỗi tiếng của Trạng Trình cũng được “Đạo Dừa” xem như câu tuyên ngôn bất di bất dịch và được rao giảng thường xuyên, đó là:“Phá điền quân tử xuất Bất chiến tự nhiên thành”Đây là hai câu tuyên ngôn Hán Việt, được giải thích như sau( “Phá” tức là phá bỏ, loại bỏ…; “Điền” là ruộng, đất…; “Quân tử” ở đây được hiểu là bậc minh quân,
70 vua…; “Xuất” là sự xuất hiện, thoát ra…) Theo ý của Đạo Dừa thì đó là phá bỏ luật đất đai điền thổ ban hành luật “người cày có ruộng”, thì khi đó nhà vua sẽ xuất hiện (Vua ở đây chính là Nguyễn Thành Nam) Một khi “vua” xuất hiện rồi thì “Bất chiến tự nhiên thành”- một cuộc chinh phục không cần đến sự giao chiến, bạo lực mà là dựa trên phương cách bất bạo động Ý tưởng này được Nguyễn Thành Nam áp dụng một cách triệt để mà chúng tôi đã nêu lên trong phần trước.Tuy “Đạo Dừa” đã đặt rất nhiều tâm huyết vào việc ứng cử và đưa ra rất nhiều ý tưởng, thế nhưng những việc làm này của Nguyễn Thành Nam lại không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận, họ cho rằng ý tưởng của ông là hoang đường và ảo tưởng Thế là, ước nguyện làm Tổng Thống để cứu bá tánh của Đạo Dừa đã không thành hiện thực.
SỰ KẾT THÚC CỦA ĐẠO DỪA
DANH SÁCH ĐOÀN VÀ LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
Danh sách đoàn
KENT INTERNATIONAL COLLEGE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tuyến: Tp HCM – Đồng Tháp – An Giang – Cần Thơ – Vĩnh Long – Tiền Giang – Bến Tre – Tp.HCM
Môn học: Thực hành tuyến điểm du lịch ĐBSCL
2 Lê Văn Trọng Phúc Nam 07/05/2003 321767862 0352623092
4 Nguyễn Thị Quỳnh Như Nữ 15/01/2001 079301019970 0918280621
5 Nguyễn Công Yến Nhi Nữ 19/03/2002 060302007201 0375991453
Ngày Hành trình Tuyến điểm du lịch, điểm học tập
Ngày 1 Sáng Tp.HCM - Đồng Tháp - An
- Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Thực hành nghiệp vụ tập trung khách để di chuyển theo phương tiện đến tuyến điểm tham quan học tập là vùng ĐBSCL như văn hóa miệt vườn, mùa nước nổi, đời sống thương hồ, văn hóa tâm linh
Nhận diện được những đặc trưng du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù của tuyến điểm du lịch ở Vùng ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp, An Giang nói riêng
Nghiệp vụ đón đoàn, chào đoàn đối với HDV
Chiều Tp Châu Đốc (An Giang) Thực hành nghiệp vụ thuyết minh du lịch tại các điểm du lịch đặc thù của An Giang 74
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TUYẾN ĐBSCL
- Chùa Phật Thầy Tây An.
Thực hành nghiệp vụ đối với cơ sở lưu trú, ẩm thực
Khảo sát các dịch vụ bổ sung về đêm ở Tp Châu Đốc Ngày 2 Sáng Tp Châu Đốc (An Giang)
Giới thiệu tuyến điểm du lịch cộng đồng văn hóa tộc người Chăm Islam tại An Giang
Nghiệp vụ đón đoàn, chào đoàn Chiều Tp.Châu Đốc – Tp Cần Thơ
Giới thiệu tuyến điểm du lịch cũng như việc nhận diện hoạt động khai thác du lịch theo tuyến điểm Tp Hồ Chí Minh – Tp Cần Thơ
Thực hành nghiệp vụ thuyết minh du lịch theo tuyến điểm cụ thể
Ngày 3 Sáng TP Cần Thơ
Nhận diện khai thác du lịch các điểm du lịch theo tuyến điểm Tp. Cần Thơ với đặc trưng văn hóa sông nước đặc thù là loại hình Chợ nổi…
Thực hành nghiệp vụ thuyết minh du lịch tại điểm du lịch
Xử lý tình huống Chiều Tp Cần Thơ - Tiền Giang
- Làng nghề truyền thống (kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ, bánh tráng, nuôi ong lấy mật )
Nhận diện khai thác du lịch theo tuyến điểm Tp Hồ Chí Minh – Tiền Giang
Thực hành nghiệp vụ thuyết minh du lịch tại điểm du lịch
Tối Tiền Giang – Tp.HCM
Khởi hành về lại Tp,HCM kết thúc chuyến học thực tế ĐBSCL tại Trường
Nghiệp vụ tiễn đoàn ngày về, chào kết đoàn….
Nghiệp vụ quản lý hành lý, tài sản, thanh quyết toán sau khi kết thúc chương trình du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/ve- dong-thap-tham-nha-co-huynh-thuy-le-nghe-chuyen-tinh-vuot- bien-gioi.html https://ik.imagekit.io/tvlk/blog/2017/01/mot-ngay-o-cho-noi-cai- rang-can-tho-5.jpg?tr=dpr-2,w-675 https://thodiadongthap.vn/lang-hoa-sa-dec-dong-thap-lang-hoa- lon-nhat-mien-tay/ http://phnhan.vncgarden.com/2021/03/ong-ao-dua-nguyen- thanh-nam.html https://conphungtourist.com/4-dieu-tom-tat-dao-dua-ben-tre/ https://tourmientay.org/khu-du-lich-sinh-thai-con-phung-ben- tre/ https://dulichsinhthaimientay.com/khu-du-lich-con-phung/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_n%E1%BB%95i_C
%C3%A1i_R%C4%83ng https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/destination/mot-ngay- o-cho-noi-cai-rang-can-tho/57924 https://canthotourism.vn/vi/chocairang https://ticotravel.com.vn/ben-ninh-kieu/?noamp=mobile https://tourcantho.vn/ben-ninh-kieu-can-tho/ https://www.foody.vn/can-tho/nha-co-binh-thuy https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/nha- co-binh-thuy-can-tho-nha-co-dep-nhat-xu-tay.html https://www.vietfuntravel.com.vn/blog/gioi-thieu-ve-nha-co- binh-thuy-o-can-tho.html https://mia.vn/cam-nang-du-lich/giai-ma-kien-truc-va-lich-su- dinh-binh-thuy-4950
76 https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/dinh- binh-thuy-can-tho-di-tich-kien-truc-nghe-thuat-doc-dao.html https://gody.vn/chau-a/viet-nam/an-giang/cho-tinh-bien https://chaudoc.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/ cdp-xem/sa-khamphachaudoc/sa-ditichlichsu/e1189051-e46d- 4add-adc1-ed3eb7e13609 https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/lang- thoai-ngoc-hau-diem-den-y-nghia-tai-chau-doc-giang.html https://datmuixanh.com/chua-tay-an-co-tu/ https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/mieu- ba-chua-xu-nui-sam-chau-doc-an-giang.html https://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%E1%BA%BFu_B%C3%A0_Ch
%C3%BAa_X%E1%BB%A9_N%C3%BAi_Sam https://www.vamvo.com/LangHoaTanQuyDongSaDec.aspx https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/lang- hoa-sa-dec-dong-thap.html https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/lang- cham-da-phuoc.html https://halotravel.vn/nha-co-huynh-thuy-le/ http://www.atabook.com/nguon-goc-tu-ngu/tai-sao-co-ten-goi- song-cuu-long
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐOÀN