1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng ngôn ngữ bpmn và phần mềm bizagi moderler biểu diễn quy trình nghiệp vụ xây dựng kịch bản mô phỏng quy trình đưa ra cảnh báo phương án để cải tiến quy trình

13 238 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng ngôn ngữ BPMN và phần mềm Bizagi Moderler, biểu diễn quy trình nghiệp vụ; xây dựng kịch bản, mô phỏng quy trình, đưa ra cảnh báo, phương án để cải tiến quy trình
Tác giả Quách Phương Mã
Người hướng dẫn TS. Phan Thanh Đức
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Công nghệ Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Báo cáo tiểu luận học phần
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 757,65 KB

Nội dung

Lịch sử hình thànhNgân hàng chính sách là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và cải thiện điều

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA SAU ĐẠI HỌC

- -BÁO CÁO TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI: Sử dụng ngôn ngữ BPMN và phần mềm Bizagi Moderler, biểu diễn quy trình nghiệp vụ; xây dựng kịch bản, mô phỏng quy trình, đưa ra cảnh báo, phương án để cải tiến quy trình

Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Thanh Đức

Họ và tên học viên: Quách Thị Thu Phương

Mã Học viên: 25K401145

Trang 2

Câu 1: Tìm hiểu và chọn 1 doanh nghiệp, ngân hàng hoặc tổ chức mà cá nhân có thể tiếp cận và lấy được thông tin Mô tả ngắn gọn lịch sử ra đời, các sản phẩm, dịch vụ, tình hình sản xuất của tổ chức/doanh nghiệp đó?

1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng chính sách là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, cung

cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và cải thiện điều

kiện sống cho người dân, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội

Website: https://vbsp.org.vn/

Điện thoại: 00-84-24-36417184, Fax: 00-84-24-36417194

Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 10/6/1993, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp

hành Trung ương Đảng khóa VII về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính

sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng

hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo…

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về xóa đói

giảm nghèo, tháng 3 năm 1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Quỹ cho

vay ưu đãi hộ nghèo thiếu vốn sản xuất với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương đóng góp và

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay Quỹ được sử dụng để cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi, mức cho vay tối đa 2.500.000 đồng/hộ, người vay

không phải thế chấp tài sản

Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về

việc cho phép thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo; ngày 01/9/1995, Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 290/QĐ-NH5 về việc thành

lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất

Với mô hình tổ chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên cơ

sở tận dụng bộ máy và màng lưới sẵn có của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng

Phục vụ người nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các

hộ nghèo ở Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản

xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng

hoá và có điều kiện thoát khỏi đói nghèo

Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận điều hành của Ngân hàng Phục vụ người

Trang 3

nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế công việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế quản lý điều hành Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đều giao cho ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang thuộc NHNo&PTNT Việt Nam Như vậy, không tách được chức năng hoạch định chính sách và điều hành theo chính sách

Hơn nữa, bên cạnh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước, hội đoàn thể và Ngân hàng thương mại Nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế còn có nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Công thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…

Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm soát của Nhà nước, không tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại

Để triển khai Luật Các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách ra khỏi NHNo&PTNT Việt Nam

Ngày 11 tháng 3 năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội chính thức khai trương đi vào hoạt động

2 Sứ mệnh, tầm nhìn

Trang 4

Sứ mệnh: Thực hiện tín dụng chính sách xã hội và tài chính toàn diện nhằm mục tiêu giảm

nghèo bền vững, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cũng như thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia

Tầm nhìn: NHCSXH trở thành tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội và tài

chính toàn diện chủ đạo của Việt Nam đối với người nghèo và các đối tượng

chính sách khác, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững

3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH):

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu

đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm

khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước

Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay,

thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa

phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi

Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát

triển kinh tế xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà

nước nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng

ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với

xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh, xã

hội công bằng- dân chủ - văn minh

3 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Chính sách xã hội được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp:

Bộ máy quản trị gồm: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở Trung ương; Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện

Bộ máy điều hành tác nghiệp gồm: Hội sở chính ở Trung ương; Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin; 63 Chi nhánh cấp tỉnh và 625 Phòng giao dịch cấp huyện

Trang 5

Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội:

Sơ đồ hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội:

Câu 2 Sử dụng ngôn ngữ BPMN và phần mềm Bizagi Modeler (Ver 4.0.0.014), biểu diễn (modeling) quy trình nghiệp vụ (business process) đã lựa chọn?

“Quy trình theo dõi và đôn đốc thu tiết kiệm, nộp lãi tại điểm Giao dịch xã”

Mô tả quy trình như sau

Trang 6

Câu 3 Xây dựng các kịch bản (scenario) phù hợp, thực hiện việc mô phỏng (simulation) quy trình vừa thiết kế và đưa ra các báo cáo cần thiết để chứng minh hiệu quả của quy trình Phân tích và nhận định các điểm còn tồn tại, chưa hiệu quả trong quy trình?

3.1 Mô phỏng quy trình theo dõi và đôn đốc thu tiết kiệm, nộp lãi tại điểm Giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội hiện tại AI-AS

Bước 1 Giao dịch viên: Tiếp nhận yêu cầu từ các Hội, Đoàn thể

Bước 2 Giao dịch viên: Nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ, tìm số liệu, tổng hợp số liệu, lập báo cáo gửi cho các Hội, Đoàn thể

Bước 3: Các Hội, Đoàn thể: Nhận và phân tích báo cáo, đánh giá tình hình thu tiết kiệm và thu lãi, chỉ đạo các bên liên quan, phối hợp với NHCSXH đôn đốc thực hiện thu tiết kiệm, thu lãi

3.2 Kết quả mô phỏng quy trình (Simulation results)

3.3 Giả thiết các thông số của mô hình AS-IS như sau:

Người

thực

hiện

Nội dung công việc

Xác nhận quá trình Phân tích thời gian Phân tích

nguồn lực

Bắt đầu Phân tích:

30 hồ sơ/ngày

Trang 7

Các Hội,

Đoàn thể

Gửi hồ sơ Cho

Giao dịch viên

Giao dịch

viên

Tiếp nhận hồ

sơ để tìm số

liệu

Số lượng: 01 Chuyên viên Chi phí: 4 USD

Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện:

20 phút

01 Giao dịch viên

Giao dịch

viên

Hồ sơ hợp lệ

hoặc không

hợp lệ

Hồ sơ hợp lệ: 90%

Không hợp lệ: 10%

Giao dịch

viên

Tìm số liệu thu

tiết kiệm

Số lượng: 01 Chuyên viên Chi phí: 4 USD

Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện:

30 phút

01 Giao dịch viên

Giao dịch

viên

Tìm số liệu thu

lãi

Số lượng: 01 Chuyên viên Chi phí: 4 USD

Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện:

30 phút

01 Giao dịch viên

Giao dịch

viên

Tổng hợp số

liệu làm báo

cáo

Số lượng: 01 Chuyên viên Chi phí: 4 USD

Thời gian chờ: 1 phú

Thời gian thực hiện:

1 ngày

01 Giao dịch viên

Giao dịch

viên

Lập báo cáo Số lượng: 01 Chuyên viên

Chi phí: 4 USD

Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện:

30 phút

01 Giao dịch viên

Các Hội,

Đoàn thể

phút Thời gian thực hiện:

2 phút Các Hội,

Đoàn thể

Phân tích báo

cáo, đánh giá

tình hình

Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện:

30 phút

Các Hội,

Đoàn thể Chỉ đạo các bên liên quan,

phối hợp với

NHCSXH vận

động gửi tiết

kiệm, nộp lãi

Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện:

3 ngày

Trang 8

Kết thúc Hoàn thành

nhiệm vụ ủy thác

3.4 Kết quả mô phỏng như sau

Phân tích thời gian quy trình

Mô phỏng quy trình: Phân tích nguồn nhân lực

Trang 9

Kết quả phân tích giả lập quy trình gửi số liệu tình hình thu tiết kiệm, thu lãi cho các Hội, Đoàn thể tốn chi phí là 580 USD trong khi hiệu suất của Giao dịch viên là, của các Hội, Đoàn thể là

Câu 4 Đưa ra phương án/ giải pháp để cải tiến/ sửa đổi quy trình bằng việc ứng dụng một công nghệ mới nổi (Emerging Technology nhuw AI, RPA, Blockchain, Chữ ký số, eKYC,…) Giải thích sơ lược về xông nghệ đó và tính hợp lý của việc ứng dugj công nghệ này trong việc cải tiến quy trình?

II, Hệ thống “Mẫu biểu tự động theo dõi và đôn đốc thu tiết kiệm, nộp lãi tại điểm Giao dịch xã.”

1 Giới thiệu về hệ thống

Mục tiêu: Tự động hóa các mẫu biểu, tiết giảm tối đa thời gian lấy số liệu báo cáo; phục vụ

tốt hơn trong công tác báo cáo thống kê; góp phần nâng cao chất lượng công tác tổng hợp cho lãnh đạo, cán bộ, họp giao ban, gửi số liệu định kỳ cho các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác giúp cho NHCSXH và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác kịp thời nắm bắt được tình hình thu tiết kiệm, thu lãi và chất lượng tín dụng nơi mình quản lý từ đó chỉ đạo các bộ phận liên quan cùng phối hợp với NHCSXH nâng cao chất lượng tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ ủy thác đối với NHCSXH

2 Mô tả yêu cầu chức năng

Mục đích: <Đáp ứng việc cung cấp số liệu cho việc họp giao ban và gửi số liệu định kỳ tới

các tổ chức Hội, đoàn thể các cấp kip thời và chính xác >.

Mô tả: <Hệ thống mẫu biểu được xây dựng tích hợp vào chương trình TTBC và được sử

dụng đồng nhất trong toàn chi nhánh >

Trước khi

thực hiện

sáng kiến:

< Người sử dụng mất nhiều thời gian trong việc tổng hợp số liệu để cung cấp cho họp giao ban, gửi số liệu định kỳ tới các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác >.

Nội dung

chính:

<Cung cấp hệ thống mẫu biểu đồng nhất trong toàn chi nhánh với số liệu tạo ra hoàn toàn tự động trên cơ sở nguồn số liệu được đồng bộ định kỳ từ TTCNTT, người dùng chỉ cần vào chương trình chọn biểu cần in >

Sau khi

thực hiện

sáng kiến:

<Tiết kiệm thời gian cho cán bộ nghiệp vụ trong việc cung cấp số liệu báo cáo thông qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp báo cáo, họp giao ban với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác giúp cho chất lượng tín dụng của đơn

vị ngày một nâng cao>.

3 Mô tả quy trình thực hiện hệ thống

Trang 10

-Nghiên cứu hệ thống mẫu biểu; số liệu chi tiết trên từng biểu để cung cấp tới lãnh đạo, cán

bộ, tổ chức hội , đoàn thể các cấp

-Thực hiện code trên nền Toad for Oracle

-Thiết kế mẫu biểu trên Ireport và nhúng code

-Test dữ liệu đầu ra cho các mẫu biểu

-Update mẫu biểu lên hệ thống TTBC

-Triển khai áp dụng

4 Quy trình gửi số liệu khi đã áp dụng hệ thống biểu mẫu

5 Giả thiết các thông số quy trình khi đã áp dụng hệ thống biểu mẫu như sau:

Người

thực

hiện

Nội dung công việc

Xác nhận quá trình Phân tích thời

gian

Phân tích nguồn lực

Bắt đầu Phân tích:

30 số liệu/ngày

Các Hội,

Đoàn thể

Gửi hồ sơ Cho Giao dịch viên Giao dịch

viên Tiếp nhận yêu cầu,

truy cập hệ thống

Số lượng: 01 Chuyên viên Chi phí: 4 USD Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện: 1 phút

01 Giao dịch viên

Trang 11

Giao dịch

viên Lựa chọn biểu mẫu

phù hợp

Số lượng: 01 Chuyên viên Chi phí: 4 USD Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện: 1 phút

01 Giao dịch viên

Giao dịch

viên Soát số liệuthu tiết

kiệm

Số lượng: 01 Chuyên viên Chi phí: 4 USD Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện: 10 phút

01 Giao dịch viên

Giao dịch

viên Soát số liệuthu lãi Số lượng: 01 Chuyên viênChi phí: 4 USD Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện: 10 phút

01 Giao dịch viên

Giao dịch

viên Tổng hợp số liệu làm

báo cáo

Số lượng: 01 Chuyên viên Chi phí: 4 USD Thời gian chờ: 1 phú

Thời gian thực hiện: 1 ngày

01 Giao dịch viên

Giao dịch

viên Lập báo cáo Số lượng: 01 Chuyên viênChi phí: 4 USD Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện: 30 phút

01 Giao dịch viên

Các Hội,

Đoàn thể Nhận báo cáo Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện: 2 phút Các Hội,

Đoàn thể

Phân tích

báo cáo,

đánh giá

tình hình

Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện: 30 phút

Các Hội,

Đoàn thể

Chỉ đạo các

bên liên

quan, phối

hợp với

NHCSXH

vận động

gửi tiết

kiệm, nộp

lãi

Thời gian chờ: 1 phút

Thời gian thực hiện: 3 ngày

Trang 12

Kết thúc Hoàn thành

nhiệm vụ

ủy thác

6 Kết quả mô phỏng như sau

Mô phỏng quy trình: Phân tích nguồn nhân lực

Trang 13

Phân tích thời gian quy trình

7 So sánh dữ liệu khi chưa áp dụng hệ thống mẫu biểu và khi đã áp dụng

- Thời gian: Tổng thời gian để gửi số liệu khi chưa áp dụng hệ thống biểu mẫu là 5469.85 phút, sau khi áp dụng tăng 5834 phút Tuy nhiên, số dữ liệu có thể tổng hợp lại nhiều hơn

vì đã loại được yếu tố hợp lệ/không hợp lệ khi nộp trực tiếp do hệ thống đã cập nhật dữ liệu chính xác và hợp lệ Có thể thấy, sau khi cải tiến thời gian thực hiện quy trình đã rút xuống còn một nửa, cho thấy số dữ liệu đã được tối ưu

- Chi phí: Tổng chi phí gửi số liệu khi chưa áp dụng hệ thống biểu mẫu là 580 USD; sau khi áp dụng là 356 USD Có thể thấy, sau khi cải tiến chi phí thực hiện quy trình đã giảm 38.6% so với quy trình cấp phép hiện tại

Ngày đăng: 15/05/2024, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w