1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề các bình diện của ngôn ngữ nghệ thuật tài liệu tương tác lưu hành nội bộ dành cho các học viên cao học ngôn ngữ học và văn học

177 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Bình Diện Của Ngôn Ngữ Nghệ Thuật
Trường học Trường Đại học Sài Gòn
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại Tài liệu tương tác lưu hành nội bộ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 379,28 KB

Nội dung

Từ đây, ý nghĩa của câu thơ cũng có thể đi xa hơn: sức sống của mùa xuân  sức trẻ  khao khát tình yêu, khao khát cuộc sống của tuổi trẻ; Em là con gái trong khung cửi - Dệt lụa quanh n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

CHUYÊN ĐỀCÁC BÌNH DIỆN CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

Tài liệu tương tác lưu hành nội bộ dành cho các học viên cao học Ngôn ngữ học và Văn học

NĂM 2023

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Giá trị của nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng nằm ở KHẢ NĂNG KHƠI

MỞ để thấu hiểu, để sáng tạo và khoan dung với đời sống con người hơn là để xác tín vốn là chủ đích của triết học

CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ

CHƯƠNG 1: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ TRUYỆN

2.1 Các bình diện cấu trúc của truyện

2.1.1 Bình diện cấu trúc sự kiện

2.1.2 Bình diện cấu trúc chủ đề

2.1.3 Bình diện cấu trúc ngôn ngữ

2.2 Một số xu hướng tiếp cận truyện

2.2.1 Tiếp cận truyện từ góc nhìn của Tự sự học

2.2.2 Tiếp cận truyện từ góc nhìn thi pháp ngôn ngữ

2.2.3 Tiếp cận truyện từ góc nhìn của diễn ngôn

2.2.4 Tiếp cận truyện từ góc nhìn của nghệ thuật quy chiếu ngôn ngữ

2.2.5 Tiếp cận truyện từ góc nhìn của Lí thuyết Thế giới ngôn bản

3.4 Một số thử nghiệm về tiếp cận truyện từ góc độ ngôn ngữ

3.4.1 Tiếp cận truyện Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn của nghệ

thuật quy chiếu ngôn ngữ

3.4.2 Tiếp cận truyện Lão Hạc của Nam Cao từ Lí thuyết Thế giới ngôn bản

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ THƠ

3.1 Các loại hình thơ từ góc nhìn tư duy nghệ thuật ngôn từ

3.1.1 Thơ hiện thực

3.1.2 Thơ lãng mạn

3.1.3 Thơ tượng trưng

3.1.4 Thơ siêu thực

Trang 3

3.2 Các bình diện của ngôn ngữ thơ

3.2.1 Ý thơ

3.2.2 Tứ thơ

3.3 Một số xu hướng tiếp cận thơ

3.3.1 Tiếp cận thơ từ phương diện cảm xúc

3.3.2 Tiếp cận thơ từ phương diện nhạc điệu

3.3.3 Tiếp cận thơ từ phương diện tu từ

3.3.4 Tiếp cận thơ từ phương diện kí hiệu

3.3.5 Từ phương diện ma trận nghĩa và Lí thuyết Thế giới ngôn bản

3.4 Một số thử nghiệm về tiếp cận thơ từ góc độ ngôn ngữ

3.4.1 Tiếp cận bài thơ Đợi của Vũ Quần Phương từ góc nhìn kí hiệu và mô hình

nghệ thuật

3.4.2 Tiếp cận hai bài thơ Đá của Huyền Không Sơn Thượng Triều Tâm Ảnh và

Sấu Mã từ góc nhìn của kí hiệu nghệ thuật

3.4.3 Tiếp cận bài thơ Tóc trắng của Vũ Quần Phương từ góc nhìn kí hiệu thẩm mĩ

và ma trận nghĩa

NỘI DUNG LÀM TIỂU LUẬN VÀ ÔN TẬP THI HẾT MÔN

Tiểu luận 1: Giới thuyết vắn tắt về một bài viết trên tạp chí hoặc một luận văn,

luận án về đề tài ngôn ngữ nghệ thuật (độ dài không quá 3 trang giấy A4) Trình chiếu vàthuyết minh kết quả trên lớp

Tiểu luận 2: Thực hiện một bài viết thử nghiệm về tiếp cận ngôn ngữ truyện trên

các lí thuyết đã học qua việc phân tích một đoạn trích truyện ngắn tự chọn Trình chiếu

và thuyết minh kết quả trên lớp

Tiểu luận 3: Thực hiện một bài viết thử nghiệm về tiếp cận ngôn ngữ thơ trên các

lí thuyết đã học qua việc phân tích một bài thơ tự chọn Trình chiếu và thuyết minh kếtquả trên lớp

Trang 4

CHƯƠNG 1: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

1.1 Các dạng thức ngôn ngữ

1.1.1 Khuynh hướng ngôn ngữ

Tùy theo mục đích nghiên cứu và ứng dụng mà người ta cũng có thể chia ngôn ngữtheo từng kiểu loại dựa trên những tiêu chí nhất định Căn cứ vào đặc điểm dạng vật

chất: ngôn ngữ âm thanh, ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ ý nghĩ Căn cứ vào phạm vi địa lí: ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương Căn cứ vào lĩnh vực giao tiếp: ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ báo, ngôn ngữ thuyết minh, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ nghệ thuật Căn cứ vào đặc điểm của phương thức tạo nghĩa: ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật (ngôn ngữ chung/ ngôn ngữ nghệ thuật) Căn cứ vào đặc điểm của quan hệ cái biểu đạt – cái được biểu đạt: khuynh hướng logic, khuynh hướng đàm thoại, khuynh hướng biểu cảm… Đặc điểm và cách thức

tạo nghĩa là căn cứ quan trọng nhất đối với nghiên cứu và sử dụng ngôn ngữ Từ đây cácnhà nghiên cứu đã chia ngôn ngữ thành ba khuynh hướng cơ bản sau:

Chức năng NN

KHNN (L.function)

(L.demension)

Thông báo(Informatic)

Miêu tả(Descritive)

Đàm thoại(Communicative

)Khuynh hướng NN Chính xác

(Logic)

Biểu cảm(Asthtic)

Tự do(Dialogue)

Ví dụ (Example) Tài liệu khoa học

(Scientific documents)

Văn bản nt, thànhngữ, thơ (Literarydocuments)

Cuộc hội thoại(Dialogues)

Chuyển đổi tươngđương dựa vào các đặc ngữ (Idiomatic)

Chuyển đổi theo các tình huống hội thoại (Communicative)

Khuynh hướng ngôn ngữ là chỉ dấu quan trọng đầu tiên giúp định hướng quá trìnhtiếp nhận thông tin trong các loại hình văn bản Khi tiếp cận kí hiệu ngôn ngữ, trước hếtcần xác định kí hiệu đó thuộc khuynh hướng nào vì mỗi một khuynh hướng thông tin cómột nguyên lí giải mã riêng Đối với khuynh hướng thông tin logic, các quan hệ ngữnghĩa đều mang tính phổ biến Việc chuyển dịch sang một hệ thống kí hiệu (ngôn ngữ)khác chỉ cần sử dụng phương thức chuyển đổi tương đương cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa(word by word) Đối với thông tin đàm thoại, giá trị biểu đạt phải được đặt trong mộttình huống hay ngữ cảnh giao tiếp cụ thể Trong tình huống giao tiếp đó có thể chứađựng rất nhiều yếu tố “vô ngôn” (vắng mặt tạm thời) Ngôn ngữ của các cuộc thoại luônluôn hoạt động trong một “không gian văn hóa” giao tiếp của mỗi cộng đồng nhất định.Muốn giải mã chúng, người tiếp nhận phải “hoàn nguyên” các yếu tố vắng mặt đó đểthấy được hệ thống mã ngôn ngữ thực tế Còn ngôn ngữ văn chương là loại ngôn ngữ đa

Trang 5

phong cách, mang thuộc tính biểu cảm, được cấu thành bởi hai tầng bậc ý nghĩa: ý nghĩa

sự vật logic (là loại nghĩa được xác định dựa vào nghĩa đen của các đơn vị bộ phận) và ý nghĩa trừu tượng khái quát (là loại ý nghĩa rút ra từ ý nghĩa sự vật logic) Người nghiên

cứu và ứng dụng ngôn ngữ cần phân biệt rõ ngữ liệu đang được sử dụng hoặc đang đượcphân tích thuộc khuynh hướng nào để từ đó xác định bộ công cụ phù hợp Ngôn ngữnghệ thuật là một hệ thống kí hiệu hết sức phức tạp và chặt chẽ Tính phức tạp thể hiệntrên hai bình diện: tính đa trị và tính đa phong cách Ta có thể khám phá ra rất nhiều lớpnghĩa trong một đơn vị ngôn ngữ Trong một tác phẩm văn chương, cũng có thể có nhiềuphong cách ngôn ngữ đan xen nhau Với đặc điểm đó, đòi hỏi người thưởng thức và lígiải nó phải có một năng lực tổng hợp về các loại tri thức

1.1.2 Chức năng ngôn ngữ

“Chức năng ngôn ngữ” là một thuật ngữ chỉ sự phân loại các lớp ngôn ngữ theochức năng (khác với vấn đề “chức năng của ngôn ngữ”) Khái quát hóa chức năng ngôn

ngữ ở mức cao nhất, người ta phân ngôn ngữ thành hai loại chính: ngôn ngữ nghệ thuật

và ngôn ngữ phi nghệ thuật Có thể khái quát về sự phân biệt của ngôn ngữ nghệ thuật và

ngôn ngữ phi nghệ thuật trong bảng sau:

Dấu hiệu về hình thức hư từ; tình thái từ; từ đa

nghĩa, từ chuyển nghĩa…

thực từ, từ trung hòa sắcthái biểu cảm

Đặc điểm về nội dung đa trị, gợi liên tưởng, gợi

thuật là chức năng thẩm mĩ Chức năng này được hiện thực hóa qua chức năng phản ánh hay chức năng thể hiện Lớp phương tiện này có khả năng phản ánh những thuộc tính

mang tính chủ quan (sản phẩm của sự tưởng tượng, liên tưởng) của các sự vật hiện tượngtrong đời sống Trong khi cố gắng phản ánh những thuộc tính của các sự vật hiện tượng

ở chiều sâu suy tưởng, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành thứ ngôn ngữ đạt đến độ phù hợpcao nhất trong các lựa chọn biểu đạt Vì vậy, trong bất kì thời đại nào, vai trò quan trọngcủa các nhà văn trong việc trau dồi ngôn ngữ dân tộc là không thể phủ nhận Ngôn ngữnghệ thuật vì thế xứng đáng giữ vai trò trung tâm của ngôn ngữ dân tộc; sự phát triển củangôn ngữ dân tộc luôn luôn gắn với các tên tuổi các nhà văn, nhà thơ lớn

Trang 6

1.2 Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật

1.2.1 Tính cấu trúc

Mỗi tác phẩm văn chương là một chỉnh thể thống nhất mà mọi chi tiết đều khôngthể tách rời Tính hệ thống hay còn gọi là tính chỉnh thể cho ta thấy rằng, mỗi một đơn vịcủa tác phẩm văn chương đều là những dấu hiệu của một kí hiệu tổng thể tức thông điệpcủa toàn văn bản Chúng ta có thể nhận ra một từ, một câu văn, câu thơ bị cắt ra thuộctác phẩm nào, của nhà văn nào Các yếu tố trong một tác phẩm gắn bó với nhau để cùngthực hiện một nhiệm vụ chung phù hợp với nhau, giải thích và bổ trợ cho nhau để đạt tớihiệu quả diễn đạt chung Tất cả các yếu tố trong văn bản kết hợp với nhau tạo thành mộtbản hòa tấu Chỉ cần thay đổi một chi tiết hay bỏ đi một chi tiết trong hệ thống thì nội

dung thông báo của nó sẽ bị thay đổi Cũng do vậy mà từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật không sống đơn độc (không có giá trị tự thân đích thực khi xem xét nó một cách tách rời) Sáng tác là quá trình đi tìm sự tương hợp không thể thay thế của từng yếu tố với hệ

thống tổng thể là tác phẩm Tính chỉnh thể của tác phẩm cho phép ta nhận thức, khámphá tác phẩm thông qua một số chi tiết tiêu biểu nhưng không vì thế mà tách biệt chúngkhỏi cái tổng thể Biểu hiện cụ thể về tính hệ thống của văn bản nghệ thuật thông thường

là dấu hiệu ngữ nghĩa về đầu đề, câu chủ đề, từ chủ đạo, hay lớp ngôn từ nào đó đóng vaitrò trung tâm còn các yếu tố khác chỉ làm nhiệm vụ bổ sung hoặc liên kết Điều này chophép chúng ta xác định cơ sở phương pháp luận trong phân tích tác phẩm văn học theo

nguyên lí đồng tâm: chọn một hay một số yếu tố chính trong mối quan hệ với các yếu tố

khác để làm cứ liệu phân tích Chúng ta cũng có thể tiếp nhận văn bản nghệ thuật theo

nguyên lí đồng hiện, là lựa chọn phổ biến hiện nay Khi Nguyễn Du dùng những từ tà tà,

thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ để tả cảnh chiều tà làm cho khung cảnh đó

đượm vẻ buồn man mác, một cảm giác buồn vô cớ báo hiệu cho một cái gì đó đượmbuồn cũng sắp xảy ra Nó khác với những từ miêu tả không khí sôi động, vui tươi của

ngày hội xuân: nô nức, dập dìu, bay, rắc Hay trong Giấc mơ anh lái đò có con số 9 kì

dị (Đồn rằng đám cưới cô to - Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu – Nhà gái ăn chín nghìn cau – Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn - Lang thang tôi dạm bán thuyền – Có người trả chín quan tiền, lại thôi!) Ở đây chúng ta bắt gặp một tình huống

đối lập: cũng là con số 9 nhưng con số 9 của cô gái là một số lớn nhất trong một tập hợplớn (cực đại của hàng nghìn) còn con số chín của anh lái đò là con số lớn nhất của mộttập hợp nhỏ (cực đại của hàng đơn vị) Cái lớn nhất đặt kề bên cái nhỏ nhất (của sự gắnggượng) càng làm cho khoảng cách giữa họ tăng lên Em càng thành đạt, cao sang baonhiêu thì anh càng nhỏ bé, thấp hèn bấy nhiêu Đó chính là một sự cách biệt vời vợi.Khoảng cách đó là bi kịch của chàng trai về tình yêu đơn phương, dù tình cảm đó chỉ

xuất hiện trong giấc mơ Trong Mùa xuân xanh (Mùa xuân là cả một mùa xanh - Giời ở trên cao lá ở cành - Lúa ở đồng tôi và lúa ở - Đồng nàng và lúa ở đồng anh - Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh - Tôi đợi người yêu đến tự tình - Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy

- Bắt đầu là cái thắt lưng xanh) Đây là một bài thơ có cấu tứ độc đáo Các từ ngữ trong

Trang 7

đó tập trung diễn tả chất xanh của mùa xuân: Xanh trời, xanh lá, xanh đồng lúa anh, xanh đồng lúa em Nhưng mùa xuân đâu chỉ có vậy, sức sống của nó trào dâng từ vạn nẻo, chất chồng, đầy ứ đến độ bộc phát: Cỏ trên mộ người chờ tiết thanh minh, cũng như người con trai đang ngóng trông từng phút giây người yêu xuất hiện Và rồi nàng đã tới.

Cũng như màu xanh kia, nàng đưa đến cho anh cả một mùa xuân biêng biếc sắc màu của

sức sống mới tràn trề, rạo rực và viên mãn ngay từ chi tiết nhạy cảm đầu tiên: cái thắt lưng xanh của người con gái kiêu sa chốn hương thôn hiện ra như một niền hoài niệm đẹp Trong bài Qua đèo ngang, Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng cùng lúc nguyên lí đồng hiện và nguyên lí đồng tâm một cách hiệu quả Trong không gian bóng xế mọi sự

vật đều nhuốm buồn hiu hắt (đá, cây cỏ, người tiều phu dường như cô liêu và hoang sơhơn, hoang sơ đến rợn ngợp), Đèo Ngang lại càng cô liêu hơn khi trong không gian đó

khắc khoải những tiếng kêu cuốc cuốc, gia gia ai oán đến thảm sầu về một dân tộc đã suy tàn trong quá khứ Đó chính là những dấu hiệu cho thấy mảnh tình riêng của tác giả

là một khối sầu không dễ nguôi ngoai

1.2.2 Tính hình tượng

Các phẩm chất của sự vật hiện tượng luôn mang tính khách quan nhưng sự phảnánh lại mang tính chủ quan Tất nhiên tính chủ quan ở đây có cơ sở là cuộc sống hiệnthực Hình tượng bao giờ cũng mang tính trừu tượng, nó chính là biểu tượng được hìnhthành nhờ trí tưởng tượng và vốn sống của từng cá nhân Hình tượng văn học được tạo ra

từ chất liệu ngôn ngữ Ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ có khả năng tái hiện hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc những biểu tượng thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, những biểu tượng vận động của con người, của hoàn cảnh, của muôn vật v.v Điều này có nghĩa là ngôn ngữ có khả năng thiết lập mối quan hệ liên tưởng để

gợi ra cho người đọc, người nghe những biểu tượng về thế giới khách quan mà conngười đang nhận thức và chiếm lĩnh Hình ảnh trong ngôn ngữ nghệ thuật là những nétchấm phá cho phép ta nhận diện một sự vật với tư cách là một phức thể, một tổng thể

Hình tượng cao hơn hình ảnh một bậc Hình ảnh có thể được tri giác bằng các giác quan riêng lẻ (cảm tính), còn hình tượng là biểu tượng sống động tồn tại trong thế giới nhận thức của từng người (lý tính) Nhiều hình ảnh trong ngôn ngữ nghệ thuật trở thành biểu tượng có sức sống bền lâu trong đời sống tinh thần Ví dụ, cái dậu mồng tơi trong thơ

Nguyễn Bính thực ra là cái rào cản mong manh nhưng lại hết sức chắc chắn Chắc chắnđến nỗi con người không thể vượt qua được Cho hay chút ái ngại (vốn là thuộc tính cốhữu của cảm xúc tự nhiên trong tình yêu nam nữ) cũng có thể làm thay đổi một mối

lương duyên, một số phận đời người Trong bài Hoa gạo son: Đứng ngã ba đường cây gạo son - Người tình nhân đỏ chói môi hôn - Xe ta qua mãi mà không dứt - Chiều tối màu son đỏ chói hồn (Chế Lan Viên) Từ hình ảnh về màu đỏ của hoa gạo nơi ngã ba

đường được ví như màu đỏ đầy sức cuốn hút trên làn môi người tình Đoàn xe cứ nốiđuôi nhau đi mãi vào trận tuyến, chiều muộn, nắng quái giao thoa với hoàng hôn tạo nênmột màu sắc rực rỡ Sắc trời đã thế chỗ cho hoa gạo Nó càng làm cho màu đỏ thêm

Trang 8

vương vấn, ám ảnh, cứ bám riết lấy kẻ đa tình không một phút buông tha Màu đỏ kialàm cho anh thổn thức, tha thiết về một mối tư tình Cuối cùng, nó không còn là màu đỏcủa hoa gạo nữa mà chính là sắc màu của tâm trạng Hình ảnh đọng lại cuối cùng như làbiểu hiện về khát vọng yêu đương, vừa thực lại vừa ảo Tính hình tượng thể hiện rõ nétnhất trong ngôn ngữ thơ Mỗi một câu thơ hay đều chứa đựng những hình ảnh lung linh.Nhiều khi chỉ cần một một từ trong một dòng thơ cũng có thể vẽ lên trong tâm trí ta cả

một không gian đầy màu sắc huyền ảo Ví dụ, Những đồi hoa sim/ tím chiều hoang biền biệt (Màu tím hoa sim – Hữu Loan) là biểu tượng của thị giác nhưng màu sắc ấy lại là một nỗi ám ảnh lớn; Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

là biểu tượng của thị giác và xúc giác Đó là con đường đời đầy gian nan mà người ngồi

trên đó đang bắt đầu dấn thân; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (Vội vàng - Xuân Diệu) là biểu tượng của xúc giác thể hiện cái khao khát, chờ đợi, mời mọc, quyến rũ của

mùa xuân đất trời Từ đây, ý nghĩa của câu thơ cũng có thể đi xa hơn: sức sống của mùa

xuân  sức trẻ  khao khát tình yêu, khao khát cuộc sống của tuổi trẻ; Em là con gái trong khung cửi - Dệt lụa quanh năm với mẹ già (Mưa xuân - Nguyễn Bính) là biểu

tượng của thị giác thể hiện sự ràng buộc về tình duyên trong đời sống của những người

con gái ngày xưa; Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Từ đêm mười tám - Khương Hữu Dụng) là biểu tượng của âm niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng; Ghế trên ngồi tót sỗ sàng (Truyện Kiều - Nguyễn Du) giúp ta hình dung ra một sự bất thường ở con người tự xưng là Mã Giám Sinh với vẻ bề ngoài mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao (người thư sinh là người nho nhã, tế nhị); Có cái miệng làm chức năng cái bẫy – Sau nụ cười là lởm chởm răng cưa – Có cái môi mỏng ráp hơn lá mía – Hôn má bên này bật máu má bên kia (Đánh thức tiềm lực - Nguyễn Duy) làm ta bàng hoàng nhận ra những cái thật - phũ phàng được ngụy trang quá khéo; Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh - Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì (Hoàng Cầm) là dáng hình của

một người con gái e ấp, kín đáo, vừa như muốn che đậy vừa như muốn phô bày đã inđậm trong kí ức và ám ảnh tác giả không nguôi trong suốt những năm đi kháng chiến;

Trăng nằm sóng soãi trên nhành liễu - Đợi gió đông về để lả lơi (Hàn Mặc Tử) Thử hỏi

vẻ kiều diễm nào cuốn hút ta hơn khi cái đẹp và cái đa tình quyện vào một khối!; Năm

mù sương tháng mù sương Bóng anh ở cuối con đường mùa xuân (Một thời một đời Nguyễn Thị Tâm Đăng) Thời gian chờ đợi tình yêu đến cứ đằng đẵng, mịt mờ từ năm

-này qua tháng khác Đến khi thấp thoáng một bóng hình (dù chỉ nhạt nhòa – cái bóng) thì

cô gái cũng nhận ra rằng xuân thì sắp hết, con đường mùa xuân mình đã đi gần trọn; Tre Việt Nam là những biểu hiện về phẩm chất cao quý của con người Việt Nam; mặt trời sáng tươi của lý tưởng và niềm tin trong Viếng lăng Bác (Viễn Phương); một Bếp lửa (Bằng Việt) nồng ấm tình thân, ngọt ngào và thiêng liêng; một Ông đồ với những nét đẹp lung linh đã đi vào quá khứ, chỉ còn lại dấu tích của một thời tàn lụi; Ánh trăng (Nguyễn Duy) là ánh sáng thanh tịnh, tinh khiết của một thời tuổi trẻ đi qua Trong Truyện Kiều,

tác phẩm của một ngàn lẻ một tâm trạng, mỗi một trạng thái tâm lý đều được Nguyễn Du

Trang 9

diễn tả một cách tài tình thông qua những bức tranh thiên nhiên được tạo lập trong từng

con chữ, dòng thơ: Cỏ non xanh rợn chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Dưới trăng quyên đã gọi hè – Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông; Long lanh đáy nước

in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng; Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa Trong Nhìn từ xa tổ quốc, tác giả Nguyễn Duy

-đã tạo ra một hệ thống hình tượng nghệ thuật độc đáo, hình tượng phức thể, con người

đầy đau đớn (thương tích), vật vã, bất lực: …Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá - Ai cứ sau mình lẫn quất như ma - Ai? - Im lặng - Ai? – Cái bóng! - A - Xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẳng - Bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà - Thôi thì ta quay lại - Chuyện trò cùng cái bóng máu me ta //; Ai? - Không ai - Vết bầm đen đấm ngực //; Ai? - Không ai - Vết bầm đen quềo quào giơ tay //; Ai? - Không ai - Vết bầm đen ngửa mặt lên trời //; Ai? - Không ai - Vết bầm đen tọa thiền //; Ai? - Không ai - Vết bầm đen cúi đầu lặng thinh //; Ai? - Không ai - Vết bầm đen vò tai //; Ai? - Không ai - Vết bầm đen rứt tóc //; Ai? - Không ai - Vết bầm đen gập vuông thước thợ // Ai? - Ai? - Ai? - Không ai - Tự vấn - mỏi - Vết bầm đen còng còng dấu hỏi… Bài thơ trữ tình chính trị (chữ dùng của Trần Đình Sử) nhưng không hề khô cứng, hệ thống hình ảnh của hiện

thực được kết nối bằng các cảm xúc của chủ thể Một con người vừa yêu tha thiết cuộcđời, vừa đau khổ, vừa bất lực, lại vừa hy vọng tràn trề đang tìm sự đồng cảm nhưng nàothấy ai Đối diện với ngọn đèn thắp sáng tâm linh – niềm hi vọng có phần lắt lay trướcgió, những nét vẽ đời sống nguệch ngoạc run sự trước trang giấy tinh khiết, đành bất lực

quay về trò chuyện với bản thể: cái bóng Nhưng cái bản thể đó là ai? Đó chính là cái bóng của người anh hùng bất lực Vết bầm đen đấm ngực Vết bầm đen quềo quào giơ tay Vết bầm đen ngửa mặt lên trời Vết bầm đen tọa thiền Vết bầm đen cúi đầu lặng thinh Vết bầm đen vò tai Vết bầm đen nhún vai Vết bầm đen rứt tóc

Vết bầm đen gập vuông thước thợ Vết bầm đen còng còng dấu hỏi… Khi chính hình

hài của mình là một dấu hỏi thì chính cuộc đời (của con người đó và tất cả mọi người)cũng sẽ là một câu hỏi – một câu hỏi lớn mà may chăng chỉ có tạo hóa (mẹ Tạo hóa sinh

hạ ra ta) may ra mới có thể trả lời được (mỗi khi bất lực đến tận cùng, ta thường ngửa

mặt cất tiếng kêu vô vọng: trời ơi!) Những hình ảnh thơ vì thế đã đánh thức lòng đồng cảm nơi độc giả, khiến người ta không thể vô tâm trước thời cuộc Gọi mình là vết bầm đen nhà thơ muốn chỉ ra sự đau đớn tột cùng của con người bị cuộc sống đảo điên làm

cho bầm tím Dựng hình tượng trữ tình qua cái bóng của chính mình là một điều rất lạ(thông thường trong thơ, nhân vật trữ tình hiện lên trong cái nhìn của tác giả về ngoại

giới) Cái bóng là hình ảnh trung thực nhất mà con người ta có thể nhìn thấu hình hài của mình qua sự chiếu rọi của nguồn sáng - tấm gương hiện thực

Trong ngôn ngữ truyện, tính hình tượng được thể hiện qua các đơn vị lớn hơn từ.Hình tượng tối thiểu (tiểu hình tượng) thường được bộc lộ qua một sự kiện nào đấy Ví

dụ, toàn cảnh Chí Phèo đi tù về cho đến lúc gây sự với Lý Cường rồi nằm ăn vạ mới đủ

để người đọc hình dung ra một con người bị lưu manh khi bị “trục xuất” khỏi làng quê

Trang 10

Vì vậy, phân tích hình tượng trong tác phẩm truyện thường căn cứ vào đơn vị quan trọng

nhất là sự kiện Trường hợp những câu văn chứa đầy từ ngữ giàu hình ảnh có khả năng

gợi hình tượng thường không nhiều và chúng thuộc lớp ngôn ngữ gián tiếp, có chức năng

kể, tả Những tác phẩm truyện thiên về kể, tả ít nhiều sẽ tổn hại đến kịch tính (vốn là thuộc tính ưu thế của nghệ thuật tự sự) Ví dụ, Tiếng gà le te lần lượt từ nhà nọ truyền đến nhà kia Dưới lớp mái lụp xụp của túp lều tranh, chị Dậu và vừng trăng tàn thơ thẩn nhìn nhau, dường như đôi bên đều có riêng một tâm sự (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) là biểu

tượng của thính giác (âm thanh), thị giác (đường nét-hình khối, sắc màu) Tất cả để

hướng tới việc làm nổi bật cuộc đời u ám của chị Dậu; Giăng là cái liềm vàng giữa đồng sao Giăng là đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời Giăng tỏa mộng xuống trần gian Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn Trăng ơi trăng! Cái vú mộng tròn đầy mà thi sĩ của muôn đời mơn man (Giăng sáng - Nam Cao) là biểu tượng của thị

giác, xúc giác Vầng trăng vằng vặc không chỉ là vầng trăng vô cảm mà nó là một ngườibạn rất gần, rất dễ thương của mọi thi sĩ Trăng đã trở thành nàng thơ, âu yếm, vuốt vecho những linh hồn tràn đầy mơ mộng Tất cả để thể hiện một tâm hồn tràn đầy chấtlãng mạn, trước mắt ta như xuất hiện ra hình ảnh một con người đang thả hồn cùngtrăng

mỹ, loại cảm xúc đưa đến cho người đọc những rung động tinh tế hơn là cái cảm xúc

thông thường Cảm xúc thẩm mỹ là những cảm xúc có được khi sự biểu đạt cảm xúcthông thường bằng ngôn ngữ đạt đến một trình độ cao Ở đó có sự hòa hợp cao nhất củanhững đơn vị ngôn từ được lựa chọn phù hợp với mục tiêu biểu đạt Tức là, những đơn

vị ngôn từ nào có đủ năng lực “khai mở” những “thuộc tính cá biệt” của đối tượng sẽ tạo

ra được cảm xúc thẩm mĩ Một từ anh trong Tiên sư anh Tào Tháo đã làm thay đổi cả giá trị của tác phẩm, làm nên cái nhìn của Hoàng đối với chính bản thân anh ta Cậy em em

có chịu lời ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, có vẻ đẹp của cách dùng từ cậy trong sự phân biệt với từ nhờ và trong mối quan hệ với chịu (sự thiệt thòi), ngồi lên, lạy, thưa và với trật tự ngồi lên lạy thưa Người nói đang ở bậc dưới đối với người nghe Sự mâu

thuẫn này giữa chị và em đã làm lộ diện sự nghiêng túc, hệ trọng của vấn đề sắp được

nói ra Được lời như cởi tấc son có được vẻ đẹp của ngôn từ ở sự phân biệt giữa tấc son với tấm lòng và vó câu thẳng ruổi, thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng Thành quách, lâu đài lung linh soi bóng cùng với mây trời bàng bạc khói sương… diễn tả rất sát với hoàn cảnh của một tâm trạng, khi mà tấc son - nỗi lòng ngóng đợi từ lâu được cởi bỏ Tương tự như thế, rất nhiều câu thơ Truyện Kiều đã truyền cho người đọc vẻ đẹp của

Trang 11

ngôn từ để từ đó tạo ra xúc cảm thẩm mỹ - thứ cảm xúc chỉ có ở phẩm chất nghệ thuật

của tác phẩm nghệ thuật đạt đến trình độ cao (Đào tiên đã bén tay phàm ; Gương nga vằng vặc đầy song - Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân - Hải đường lả ngọn đông lân - Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà; Vân xem trang trọng Kiều làn thu thủy nét xuân sơn - Hoa gen liễu hờn; Người lên ngựa, kẻ chia bào… (dùng đối để chỉ sự chia li hai đường cách biệt đối lập nhau); Người về chiếc bóng Kẻ đi muôn dặm (ảo hoá từ xưng gọi) vầng trăng xẻ làm đôi ; Khi tựa gối, khi cúi đầu - Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa; Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh ) Điều này khiến cho bản

thân nó luôn luôn là những kí hiệu mang thông điệp về những trạng thái tinh thần củanhà nghệ sĩ Từ phương thức phát sinh và tồn tại, ngôn ngữ văn chương luôn mang trongmình nó thuộc tính cố hữu: khả năng gợi ra những cảm giác, cảm xúc giống như nhữngcảm giác, cảm xúc mà chủ thể phát ngôn đã có trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm bằngchất liệu ngôn từ Tính truyền cảm của văn chương không phải là sự hùng hồn trongcách thuyết phục của văn chính luận, cũng không phải từ một sự thực cảm động được nóiđến trong những cuốn sách dạy đạo đức mà là hiệu quả của những những sắc thái xúccảm thẩm mĩ hết sức tinh tế được tác phẩm tạo ra Những xúc cảm đó có được nhờ vàokhả năng gợi hình, gợi cảm; gợi liên tưởng rộng, sâu, bền của những vấn đề được biểu

đạt Chữ buồn ai cũng hiểu nghĩa Nhưng nói tôi buồn thì chưa làm cho ai buồn cả Đó mới là một ý niệm Cũng như nói trời lạnh, hoa trắng, cát trắng ai cũng biết nhưng chưa

đủ làm cho ai thấy lạnh, thấy trắng Người ta chỉ thực sự cảm nhận được nó khi nhữngchữ ấy được nói ra với một giọng điệu, một thái độ trong một cảnh huống nào đó có sứcgợi to lớn Tiếp nhận văn chương là sự “sáng tạo lại, nhận thức lại” của chủ thể cảmthức Để tăng tính truyền cảm, tác phẩm văn chương hay nói về quá khứ, những vẻ đẹphuyền ảo, những buồn tủi đau thương đã đi qua Nó là những thứ mà con người luôn ámảnh hoặc luyến tiếc Điều đó “kích hoạt” sự hồi tưởng, liên tưởng những gì sâu lắngnhất Nhiều bài thơ ít ẩn dụ nhưng vẫn được rất nhiều độc giả yêu mến và đánh giá cao

(Quê mẹ, Đò Lèn, Việt Bắc, Lỡ mùa ve ) chỉ vì những bài thơ đó đã truyền cho người

đọc những cảm xúc mãnh liệt Thơ là tiếng nói thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của tâm hồnkhi chạm vào cuộc sống Đó cũng là nơi giao nhau, nơi gặp gỡ giữa tâm hồn với ngoạivật Thơ phải có tư tưởng, triết luận vì bất cứ cảm xúc nào cũng gắn liền với cuộc sống

Tư tưởng, triết luận của thơ hòa quyện với cảm xúc Lấy tiêu chí biểu cảm để xem xét, ta

có thể phân thơ thành hai loại: thơ triết lí và thơ biểu cảm Đành rằng muốn có sức nặng,

thơ phải có chất triết luận song triết luận đó phải được tạo ra từ logic hình tượng chứkhông phải từ những phán đoán của logic hình thức Làm thơ không phải là một sự phiêndịch những tình ý bằng các hình ảnh cầu kì mà hình ảnh đó phải là tiếng gọi của con timđược mã hóa dưới dạng các biểu tượng nghệ thuật sống động

1.2.4 Tính cá thể

Dấu ấn tác giả, suy cho cùng mới là giá trị đích thực của một tác phẩm nghệ thuật

Ngược lại, nó sẽ là sản phẩm được sản xuất đồng loạt của công nghệ hiện đại Mỗi một

Trang 12

thời đại đều có những trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật nhất định Những trào lưu,khuynh hướng đó được tạo nên từ những tác phẩm có giá trị đánh dấu một bước tiến mới

của một ngành nghệ thuật hoặc cả nền nghệ thuật Phong cách tác giả là kết tinh những

tinh hoa nghệ thuật trong trong những khuynh hướng, trào lưu cụ thể Nó gắn liền với têntuổi của từng cá nhân Và chính họ làm nên phong cách thời đại (thời đại chỉ là nền tảngcho sự hình thành phong cách tác giả) Phong cách tác giả bao giờ cũng được hình thành

từ sự sáng tạo, tức là tác giả bao giờ cũng phải đứng trên những tinh hoa nghệ thuật củathời đại để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn

Nói đến nghệ thuật là nói đến tính điển hình, nhưng để đạt tới tính điển hình đòi hỏingười nghệ sĩ phải có phong cách riêng, nó làm cho tác phẩm trở thành một cơ thể sống

Nam Cao đã từng nói rằng nghệ thuật phải là cái mới, nhà nghệ sĩ phải khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có Cái lặp lại trong nghệ thuật làm cho

hình tượng trở nên sáo mòn, giả dối Vì vậy, dấu ấn phong cách tác giả - cái làm nên tính

cá thể hóa là một tiêu chuẩn hiển nhiên của tác phẩm văn chương Một nhà văn nổi tiếngkhi lời văn của nhà văn đó không lẫn vào bất cứ ai trong bất cứ hoàn cảnh nào Phongcách tác giả được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm Nguyễn Du,Nam Cao, Nguyễn Công Hoan là những nhà văn, nhà thơ có phong cách Cùng là thơ lụcbát nhưng lời thơ mỗi người một khác Khác cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện

Nguyễn Du hay dùng các từ cõi, tấc, tài, mệnh; thành ngữ, ca dao; đối âm, đối ý làm

cho lời thơ mang đậm tính cổ điển và sự suy diễn không cùng Bên cạnh đó hình thứcthơ cũng có những nét khác biệt Nguyễn Du tiếp thu truyền thống truyện Nôm, đỉnh caocủa thể thơ lục bát dân gian, ngôn ngữ dân gian (từ láy, khẩu ngữ, quán ngữ, thành ngữ,

tục ngữ, điển tích, điển cố thuần Việt và Hán-Việt)… để sáng tạo ra Truyện Kiều theo

cách riêng của mình Hồ Xuân Hương đã tiếp thu thơ Đường và tinh hoa thơ ca dân giantiếng Việt để tạo ra một thứ thơ Nôm vừa cổ điển lại vừa dân gian, đậm đà tính dân tộc

và tính nhân loại Tố Hữu cũng sáng tác chủ yếu bằng thể thơ lục bát nhưng lục bát củaông mang đậm hình thức dân gian được thổi lên bởi cảm hứng trữ tình chính trị, lấy

những từ ngữ dân gian và thổi vào đó nội dung ngữ nghĩa mới Cũng là Mình- Ta nhưng không phải Mình - Ta trong mảnh tình riêng, sầu vạn cổ, mà là cái Ta trong Mình, cái Ta chung của cuộc đời mới vui chung một nhà Cũng là tiếng ru con ong làm mật yêu hoa nhưng là tiếng ru mang tình đồng chí Nó thoát ra ngoài tính cộng đồng chung chung của

lí thuyết dĩ hòa vi quí, hòa cả làng Trong mảng truyện ngắn, giới nghiên cứu thường

nhắc đến phong cách Nam Cao, phong cách Nguyễn Công Hoan, phong cách NguyễnHuy Thiệp v.v Hay trong văn truyện Nam Cao, với mảng đề tài truyền thống là ngườinông dân nhưng văn của ông khác với văn của những nhà văn đương thời vì nó lắng sâutận đáy lòng người, làm quặn lên những nỗi khổ đau tột bậc: cái đau về nỗi ám ảnhnghèo đói làm cho biết bao kiếp người không được sống kiếp con người Họ bị tha hóa,

bị bần cùng và kết thúc cuộc đời một cách bi thảm Những dấu hiệu về tính cá thể đượcthể hiện trên tất cả các cấp độ, bình diện cấu thành tác phẩm Một trong những dấu hiệu

Trang 13

hiện nay được kí hiệu học quan tâm là quá trình “cấp nghĩa” cho các đơn vị ngôn từtrong tác phẩm như là hệ quả của “tri nhận” mang tính chất cá nhân.

CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ TRUYỆN 2.1 Các bình diện của truyện

2.1.1 Bình diện cấu trúc sự kiện

Văn bản truyện có ba mặt cấu thành cơ bản: thứ nhất, có người kể; thứ hai, có hành động tự sự; thứ ba, có sự kiện được kể ra Sự kiện là một nền tảng của tự sự, nó tạo nên

cốt truyện, không có sự kiện thì không có tự sự Cấu trúc ngữ nghĩa của sự kiện chỉ mớiđược nhận thức cùng với tự sự học hiện đại ở phương Tây và Nga những năm 70 và gầnđây mới trở thành một vấn đề được chú ý rộng rãi Trong các văn bản tự sự, theo quanniệm của chủ nghĩa cấu trúc còn thể hiện một câu chuyện, tức là một sự kiện Sự kiện,theo nhận thức của các nhà cấu trúc chủ nghĩa là một sự thay đổi của tình huống xuấtphát: hoặc là tình huống bên ngoài của thế giới truyện kể (các sự kiện tự nhiên, sự kiệnhành động, sự kiện tương tác) hay tình huống bên trong của một nhân vật nào đó (sựkiện tâm trí) Như vậy, theo quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc, tức tự sự học kinh điển,thì văn bản tự sự là văn bản kể những sự kiện Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài tính logicnhân quả, liên tục, đối lập, khác biệt, bổ sung… đã được phân tích trong nhiều chuyênluận thì bản chất của sự kiện vẫn chưa được làm rõ Tác phẩm như một mô hình về thếgiới, chịu sự chi phối của bức tranh thế giới, tự chia không gian của nó thành các trườngđối lập về ý nghĩa Nếu một nhân vật tuy có nhiều hành động, nhưng không có hànhđộng động chạm tới các ranh giới trên thì không có sự kiện nào xảy ra, tức không cótruyện Một nhân vật làm sai lệch, vượt qua ranh giới, thì có sự kiện, và sự kiện được coi

là tin mới, chuyện lạ, là nhân tố có tính cách mạng, nghĩa là làm thay đổi trật tự theonghĩa tích cực hay tiêu cực Ví dụ, bé Thu không nhận anh Sáu là cha của mình và kiênquyết không gọi anh là ba Ở đây có sự vi phạm nguyên tắc thực tiễn Hành vi đó khiếnmọi người nghi ngờ và phải đi tìm câu giải đáp từ một nguyên nhân nào đó rất đặc biệt…

Ví dụ, Chí tỉnh dậy sau một chuỗi các cơn say nối tiếp nhau và cảm nhận một thế giớikhác lạ xung quanh mình qua các hành động của Thị, các âm thanh, hình ảnh bênngoài…; Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và dõi mắt ra xa phía cái lò gạch bỏ không… là

những sự kiện khá tiêu biểu trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao Sự kiện thực tế thường có hai loại, loại biến đổi trong không gian, thời gian và loại thay đổi trong tâm trí Đó là sự thay đổi trong nhận thức, tâm hồn nhân vật như là sự thức tỉnh Một điều

kiện quan trọng của sự kiện trong truyện kể là tính chất không thể đoán trước Tính sựkiện càng cao khi sự kiện diễn ra theo chiều hướng không thể đoán trước và gây bất ngờđối với người đọc Tính bất ngờ, nghịch lí là do sự đổi thay mâu thuẫn với dư luận, ýkiến chung của nhân vật và chủ thể tiếp nhận, mâu thuẫn với tiến trình diễn biến Mộtbiến đổi đã biết trước thì không thể trở thành sự kiện Tất cả sự kiện trong các tác phẩm

hay đều không thể đoán trước Ví dụ, các sự kiện trong truyện Chí Phèo, Vợ chồng A

Trang 14

Phủ đều không thể đoán trước được Sự kiện trong các tác phẩm văn học Trung đại như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên do chưa thoát khỏi mô hình tư duy huyền thoại, tính

công thức, tính lặp lại, sử dụng lại, mức độ không đoán trước có giảm sút, trong trườnghợp đó, tâm lí chủ thể phải được miêu tả, tô đậm, bổ sung chi tiết để tăng cường tínhkhông đoán trước Sự biến đổi tình huống diễn ra trong một quá trình, một chuỗi các tìnhtiết, cái này tiếp theo cái trước, do đó có tính liên tục Tính liên tục gây tâm lí chờ đợi.Tính sự kiện càng cao khi khả năng biến đổi theo chiều hướng đảo ngược càng ít Mỗi sựkiện chỉ diễn ra một lần, không lặp lại sự kiện đã xảy ra trước đó Tấm lần đầu biếnthành chim vàng anh, lần hai biến thành cây xoan đào, thì lần ba phải biến thành cây thị

chứ không thể lặp lại Tính không lặp lại làm nên sự diễn tiến trong tự sự Xét ở bình diện giao tiếp, sự kiện có ba tính chất: 1) Tính chất duy nhất, một lần Tức là sự xuất hiện các sự thật (hư cấu hoặc không) không có tiền lệ; 2) Tính gián đoạn Sự kiện phải tách khỏi tính liên tục của tồn tại như là một lát cắt của đời sống; 3) Tính ý hướng Tính

ý hướng của sự kiện làm cho các sự kiện của tự sự phụ thuộc vào các “hình thái diễnngôn” trong xã hội Nghĩa là, trong mỗi hình thái diễn ngôn, người ta chỉ có thể cho phépnói đến những kiểu loại sự kiện nhất định Các sự kiện liên kết với nhau theo những cách

thức rất riêng để tạo thành cốt truyện Vì vậy, cấu trúc sự kiện và liên kết sự kiện quyết

định phần lớn giá trị nghệ thuật của tác phẩm

2.1.2 Bình diện cấu trúc chủ đề

Chủ đề là vấn đề chủ yếu của tác phẩm Đó là thông điệp mà người sáng tác muốnchuyển đến người thưởng thức Chủ đề của một tác phẩm thường gắn với một tư tưởngphản ánh, nên ta hay gọi là chủ đề tư tưởng Chủ đề tư tưởng là chủ đề đạt đến một cấp

độ nhất định của quá trình truyền đạt thông điệp cuộc sống Nó vừa mang màu sắc tưtưởng của nhà văn vừa tự thân nó mang tính tư tưởng khi nó là một thực thể được đặttrong các hệ quy chiếu của đời sống hiện thực Trong một tác phẩm, thường không phảichỉ có một chủ đề duy nhất mà có nhiều chủ đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạothành một hệ thống chủ đề Trong hệ thống chủ đề có thể nổi lên một số chủ đề có ýnghĩa trung tâm quán xuyến toàn bộ tác phẩm Đó là chủ đề chính Các chủ đề phụ có vaitrò bổ sung làm nổi bật chủ đề chính Chúng quan hệ với nhau theo nhiều cách thức khác

nhau, nhưng thông thường là theo nguyên lí đồng hiện hoặc đồng tâm Khi các chủ đề

không có giá trị ngang nhau, việc xác định chủ đề chính, chủ đề phụ đóng vai trò kháquan trọng trong việc lí giải ý nghĩa của tác phẩm Chủ đề tác phẩm còn có tính cấp độ.Mỗi chủ đề có thể chứa đựng trong mình các tiểu chủ đề Chúng liên kết với nhau đểhướng về một mục đích biểu đạt chung

2.1.3 Bình diện cấu trúc ngôn ngữ

Ngôn ngữ truyện được thể hiện thông qua các hệ quy chiếu mang tính khách quancủa tác phẩm Các hệ quy chiếu đó là hệ quy chiếu giữa nhà văn và nhân vật; giữa nhânvật với nhân vật; giữa nhân vật với hoàn cảnh Xét về cấu trúc thông tin, ngôn ngữtruyện ra đời từ lời nói hàng ngày với đặc trưng là tự sự, các yếu tố liên kết trên trục

Trang 15

tuyến tính là liên kết logic, thông tin bộ phận thường dễ nắm bắt, cái phức tạp nằm ở

thông điệp cuối cùng Chuyện trở thành truyện khi văn bản và thuật kể đóng vai trò là nghệ thuật ngôn từ Có thể chia ngôn ngữ trong truyện thành 2 lớp: ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ gián tiếp) và ngôn ngữ nhân vật (ngôn ngữ trực tiếp) Ngôn ngữ trần thuật là

thành phần lời nói của tác giả, của người kể chuyện và lời nói bán trực tiếp của nhân vật.Bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chândung, hoàn cảnh, ngoại cảnh; bàn luận… Ngôn ngữ của người kể chuyện chủ yếu tồn tại

dưới dạng lời kể, lời tả, lời bình luận hay lời gián tiếp tự do Ngôn ngữ nhân vật thường

là lời đối thoại hoặc độc thoại Từ điểm nhìn tổng thể, người ta phân loại ngôn ngữ của

tác phẩm theo ngôi kể Mỗi ngôi kể ngôn ngữ mang những đặc tính, chức năng và mộtdụng ý nghệ thuật riêng của người sáng tạo Trong tác phẩm truyện hiện đại, ngôi kểđược nhà văn xem như là một chiến thuật quan trọng để xây dựng tác phẩm Vì vậy, giải

mã ngôn ngữ truyện không thể xem nhẹ đặc trưng ngôi kể của các lớp ngôn từ

2.1.3.1 Ngôn ngữ gián tiếp - lời kể

Ngôn ngữ gián tiếp có thể phân thành hai lớp: lời kể và lời tả Trước hết nói về lời

kể Trong tiểu thuyết, lời kể chiếm một tỉ lệ lớn và có vai trò quan trọng, giúp người kể

chuyện tổ chức nên một cấu trúc tự sự Về cơ bản, nội dung chuyện được hoàn chỉnh dầntheo mạch trần thuật của những người tham gia kể Thông thường, kiểu phát ngôn này

tồn tại dưới hai hình thức: lời trung tính (Hắn vừa đi vừa chửi…- Chí Phèo) của người

kể chuyện giấu mặt và lời chủ quan của người kể chuyện ngôi thứ nhất (Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được… - Không Gia Đình) Tiểu thuyết Việt Nam đương đại trọng về

kể hơn tả Xét về tính chất đa thanh, cũng có thể chia lời kể thành 2 loại: lời đơn và lời phức 1, lời đơn (hay lời kể một giọng) là ngôn ngữ của tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả, trần thuật những con người, sự vật, hiện tượng ở trong câu chuyện Ví dụ: Hắn vừa đi vừa chửi ; Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm Tiêu biểu nhất là lời kể xưng tôi; 2, lời phức (lời kể nhiều giọng) có thể là lớp ngôn từ hóa

thân từ lời kể của người dẫn chuyện vào các nhân vật khác nhau Ví dụ, lời nhại trong

Đôi mắt: vợ chồng anh kể tội người nhà quê đủ thứ Toàn là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện cả Lớp ngôn từ hóa thân này rất giống với lớp ngôn

ngữ trực tiếp Tiểu thuyết truyền thống thường có một điểm nhìn và một ngôi kể Bướcsang thời kì hiện đại, với xu hướng tìm tòi cách tân về nghệ thuật trần thuật, thể loại tiểuthuyết đã có sự gia tăng và xê dịch các điểm nhìn Sự hòa quyện nhiều dạng phát ngôntrong lời người kể chuyện được nhìn từ góc nhìn đa chiều Từ đó, ngôn ngữ trần thuật

trong tiểu thuyết đương đại đã hướng đến tính đa thanh của truyện kể hiện đại

Thứ hai nói về lời tả Trong tác phẩm tự sự, ngoài lời kể còn có lời tả của người kể chuyện, hỗ trợ việc kể, khiến chuyện được kể (qua cái nhìn miêu tả) sống động hơn.

Khác với lời kể - dạng phát ngôn không thể thiếu của người kể chuyện - trong tiểuthuyết, lời tả xuất hiện ít hay nhiều phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn Lời tả

góp phần nâng cao hiệu quả trần thuật, như là một chiến lược trần thuật của người kể

Trang 16

chuyện Việc miêu tả góp phần làm cho câu chuyện thêm phần sinh động, nhân vật trở

thành có máu thịt, có môi trường sống hơn Trong Chiếc lược ngà, lời tả được đưa vào trong lời kể làm cho lớp ngôn từ trần thuật trở nên giàu tính tạo hình, biểu cảm: Vào một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà nhỏ, giữa Tháp Mười… Ông già kể nhưng vẫn ngồi im, đầu hơi cúi xuống, trầm lặng, mặt ngước nhìn ra mênh mông… Ông nói với chúng tôi mà như nói với cả trời nước vậy, ông không nhìn vào chúng tôi mà nhìn ra biển nước, chân trời và các vì sao… Tôi không nghe cháu đáp lại, chỉ thấy đôi môi tái nhợt của cháu mấp máy… Sau lưng cháu là đám dừa bị chất độc hóa học mà tàu

lá chỉ còn những cọng khô như những chiếc xương cá khổng lồ treo lủng lẳng, đọt non vừa mới đâm lên, xa trông như một rừng gươm… Như vậy, lời người kể chuyện thường

có sự đan xen của 2 dạng phát ngôn cơ bản là lời kể và lời tả nhằm đạt đến cái đích cuốicùng là kể lại câu chuyện sao cho hấp dẫn và hiệu quả nhất

2.1.3.2 Ngôn ngữ trực tiếp

Ngôn ngữ trực tiếp cho thể phân thành 2 lớp: lớp ngôn ngữ đối thoại và lớp ngôn ngữ độc thoại Trước hết nói về lớp ngôn ngữ đối thoại Ngôn ngữ đối thoại chính là phát

ngôn gắn với tính cách, lai lịch, trình độ, quan niệm sống riêng… của từng nhân vật Nó

là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cá tínhnhân vật Lớp ngôn từ đối thoại thể hiện những phản ứng của nhân vật một cách tức thời.Lời trực tiếp là lớp ngôn từ có khả năng mang nhiều nội dung thông tin nhờ vào mốiquan hệ với hoàn cảnh nói năng (có khi nội dung thông tin lại được suy ra từ hoàn cảnh

mà không phải từ chính ý nghĩa của lời nói) Ngôn ngữ trực tiếp gồm lời đối thoại và lời độc thoại Lời đối thoại được sản sinh trong giao tiếp giữa nhân vật này với nhân vật

khác Ví dụ, trong truyện ngắn Chí Phèo, ngoài tiếng nói của tác giả còn có tiếng nói của

Chí Phèo sặc mùi anh chị lúc say rượu, chửi bới, nhưng rất đỗi hiền lành khi tỏ tình với

Thị Nở; Tiếng nói của Bá Kiến đầy khôn khéo và quyền uy; tiếng nói của Binh chức,

tiếng nói của đám dân đen suốt đời thích yên ổn, hòa bình; Trong Đôi mắt có lời chào hoa lá, màu mè nhằm che đậy tình cảm, cảm xúc thực của Hoàng khi gặp Độ: Ối giời ơi, anh! Quý hóa quá!; trong Những bài học nông thôn có lời nói khó đoán ý của người bố: Con thân yêu! Bố rất bực mình vì bố đi vắng thì mẹ tự tiện thả con về nông thôn Tao xin báo cho mày biết, đồ chó, rằng nhà mày ở thành phố, tương lai của mày ở đấy Con ơi, con hãy nghe bố, con phải về ngay Bố mẹ sẽ mở rộng cửa đón mày như đón đứa con nhẹ dạ, nhẹ dạ quá mức Bố của con ; Trong Không có vua có nhiều lời thoại giữa cảnh biểu quyết của những người con về cơ hội được sống thêm của bố: Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn” Tốn khóc hu hu Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế nào?” Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế” Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao

im thế?” Khiêm bảo: “Anh định thế nào?” Cấn bảo: “Tôi đang nghĩ” Đoài bảo: “Mất thì giờ bỏ mẹ Ai đồng ý để bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”.

Thứ hai, nói về ngôn ngữ độc thoại Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được nhà văn cổ

điển sử dụng khá ít trong miêu tả tâm lí, tình cảm của nhân vật Tiểu thuyết hiện đại, với

Trang 17

tính chất hướng nội, sự phát triển tâm lí phức tạp mang tính lưỡng lự nước đôi đã có sự

gia tăng đáng kể của lớp ngôn từ này Trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, độc

thoại nội tâm xuất hiện khá dày đặc, dai dẳng, kéo dài gây cảm giác bức bối Nó giữ vaitrò quan trọng trong việc tái hiện những giằng xé của hai tiếng nói trong chính con người

Thứ Tiểu thuyết hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi sâu vào thế giới tâm linh một cách hiệu quả Kĩ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng

hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, giấc chiêm bao… nhằm để nhân vật bộc lộ

những niềm sâu kín và phức tạp của tâm hồn Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh,

hình ảnh kí ức về người phụ nữ trở đi trở lại qua cơn mơ của một người trong cuộc Cólúc là những nỗi day dứt trước số phận con người, có lúc lại là sự giày vò của tình yêu

nhục cảm: Trong màn sương mù đặc của giấc mơ, tôi chỉ thấy Hòa thấp thoáng, xa vời nhưng với một tình yêu, một niềm đắm say và cảm giác gần gũi, da diết mà ngay hồi đó tôi không hề cảm thấy Lời độc thoại còn gọi là độc thoại nội tâm cũng là một lớp ngôn ngữ trực tiếp được người sáng tác văn chương đặc biệt dụng công Lời độc thoại thường

không chiếm tỷ lệ lớn vì sự xuất hiện của nó sẽ làm tổn hại đến kịch tính vốn là mộtphẩm chất rất quan trọng của truyện kể

2.1.3.3 Ngôn ngữ nửa trực tiếp

Trong tác phẩm truyện, hình tượng tác giả nhiều khi đóng vai trò quan trọng Họdẫn dắt độc giả đến với từng chi tiết của sự kiện, làm cho vấn đề trở nên dễ tiếp nhậnhơn Khi nhà văn muốn đưa ra một nhận xét thì ngôn ngữ thường là lời nói nửa trực tiếp(lúc này nhà văn “hòa” với nhân vật làm một) Tác dụng của lớp ngôn từ này là vừa làmcho vấn đề nêu ra thêm sáng tỏ lại vừa đảm bảo được tính chân thực của hình tượng nhân

vật Ví dụ: Hỡi ôi! Trời thật bất công khi dựng ra cái đẹp và cái xấu Loài người thích đẹp, ghét xấu đã phụ họa vào sự bất công của trời (Điếu văn - Nam Cao); Chao ôi nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao! (Một bữa no – Nam Cao); Tức thật! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! (Chí Phèo – Nam Cao); “Chị Hiên mời: Các

cụ xơi tự nhiên Thằng Tiến đòi: Cho em làm các cụ với! Mẹ Lâm gạt đi: Hỗn nào! Chim bằng quả ớt thế thì làm các cụ ra sao (Những bài học nông thôn – Nguyễn Huy Thiệp); bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng Này hoa ban, một nghìn năm trước thì mày có trắng thế không; …Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc Bạt ngàn là hoa ban trắng bên đường, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng Này hoa ban, một nghìn năm sau thì mày có trắng thế không (Những người thợ xẻ –

Nguyễn Huy Thiệp)… Năng lực biểu đạt của lời nói trực tiếp và nửa trực tiếp có khi cònđược thể hiện qua sức mạnh của hàm ngôn trong tương tác hội thoại

2.2 Một số xu hướng tiếp cận truyện

2.2.1 Tiếp cận truyện từ góc nhìn của Tự sự học

Nghiên cứu truyện từ phương diện tự sự học đã đạt được rất nhiều thành tựu quantrọng Trước hết phải kể đến một số công trình lí thuyết Tự sự học ở nước ngoài đã được

dịch thuật và giới thiệu ở Việt Nam như: Cấu trúc truyện kể của A.L.Greimas (Nguyễn

Trang 18

Đức Dân giới thiệu và lược dịch); Tự sự học của S.Onega, J.A.G.Landa (Lê Lưu Oanh

và Nguyễn Đức Nga giới thiệu và lược dịch); Lí thuyết tự sự của H.White (Trần Ngọc Hiếu giới thiệu và lược dịch)… Bên cạnh đó, một số chuyên luận quan trọng như Thi pháp học của Z.Todorov, Cơ sở của kí hiệu học (1985) của R.Barthes, Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (2004) của I.U.Lotman cũng được giới thiệu và dịch thuật bởi hai nhà

nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh và Lã Nguyên Ngoài ra, phải kể đến những công trình dịchthuật và nghiên cứu diễn ngôn tự sự của Trần Đình Sử, Lê Thời Tân, Trần Thiện

Khanh… Một số chuyên luận được dịch thuật và giới thiệu trong Những vấn đề văn học phương Tây hiện đại - Tự sự học kinh điển của Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nhà

xuất bản Văn học Đây là công trình dịch thuật những tiểu luận của một số nhà Tự sự học,

trong đó đáng chú ý là chuyên luận Đề dẫn về phân tích kết cấu ngôn ngữ truyện kể của R.Barthes, Luận về những thành tố tạo nên sự diễn đạt truyện thần thoại của A.J.Greimas, Những phạm trù của truyện kể văn học của Tz.Todorov, Biên giới của truyện kể của G.Genette, Khoảng cách và điểm nhìn của Wayne C.Booth… Nghiên cứu chuyên sâu về

các phương diện trần thuật học, Lê Phong Tuyết đã giới thiệu G.Genette cùng lí thuyết

của ông một cách hệ thống với hai bài viết như Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật, Người kể chuyện trong văn xuôi Trong đó tác giả đã tập trung làm rõ một số

vấn đề liên quan đến lí thuyết Tự sự học vốn còn khá mới mẻ với giới nghiên cứu ViệtNam như: những tình huống trần thuật, người nghe, ngôi kể, điểm nhìn tự sự Cũng

quan tâm đến phương diện người kể chuyện, Cao Kim Lan với chuyên luận Tu từ học tiểu thuyết - một phương pháp tiếp cận giàu tiềm năng (2015), đã giới thiệu một khuynh

hướng tiếp cận mới, khả dụng của Tự sự học vào thực tiễn nghiên cứu tiểu thuyết ở ViệtNam trên các phương diện trong đó có phương diện ngôn ngữ

2.2.2 Tiếp cận truyện từ góc nhìn thi pháp ngôn ngữ

Từ Tự sự học chuyển dần sang xu hướng thi pháp ngôn ngữ phải kể đến chuyên

luận Ba nhà tự sự học kinh điển của Pháp Trong đó tác giả Trần Huyền Sâm đã giới

thiệu khá đầy đủ chân dung của những nhà nghiên cứu truyện như R.Barthes,Tz.Todorov và G.Genette cùng những công trình quan trọng làm nên diện mạo Tự sự

học Pháp Trong chuyên luận Những vấn đề thi pháp của truyện (2005), Nguyễn Thái

Hòa bước đầu nghiên cứu tương đối toàn diện những phương diện cơ bản nhất củatruyện kể và nghệ thuật tổ chức truyện Ông xác lập rõ khái niệm “truyện kể” và “người

kể chuyện” từ sự phân biệt giữa “truyện” và “chuyện”, giữa “người kể” và “cái đượckể” Tác giả cũng đề cập đến lời kể, các cấp độ diễn ngôn, giọng kể… Kế thừa quanđiểm và thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước, năm 2002, trong cuốn

Naratolory: Introduction to the Theory of Narrative (Tự sự học: nhập môn lí thuyết về truyện kể/ tự sự) M.Bal đã xác định một văn bản trần thuật là một câu chuyện được kể

bằng phương tiện nào đó, tức là nó được chuyển thể thành các kí hiệu, là một văn bảntrong đó chủ thể trần thuật kể một câu chuyện

Trang 19

2.2.3 Tiếp cận truyện từ góc nhìn diễn ngôn

Xu hướng nghiên cứu truyện từ lí thuyết phân tích diễn ngôn phải kể đến là: Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, G Yule (Trần Thuần dịch, 2002); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền và Trúc Thanh dịch, 1998); Hai giai đoạn của ngôn ngữ học văn bản và tên gọi “phân tích diễn ngôn” của Diệp Quang Ban (Tạp chí Ngôn ngữ số 2.1999); Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của G Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… Các công trình này tập trung trình bày các vấn đề cơ bản như: diễn ngôn là gì; đặc điểm và chức năng của diễn ngôn; các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn; cấu trúc thông tin của diễn ngôn; bản chất quy chiếu trong diễn ngôn; các đường hướng phân tích diễn ngôn

Nối tiếp xu hướng này, năm 2006 Lã Nguyên cũng đã biên dịch, giới thiệu 22 đoạn

trích luận bàn về thuật ngữ “diễn ngôn” được rút ra từ công trình nghiên cứu: Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại: phân tích đa ngành Chuyên luận này đã tập hợp công trình

nghiên cứu của các học giả nổi tiếng từ Bỉ, Hà Lan, Úc và Nga; nội dung tập trung vàohai bình diện chính: 1) Lí thuyết diễn ngôn của các khuynh hướng, trường phái Âu, Mĩ

và Nga; 2) Phân tích các loại diễn ngôn Có thể coi đây là tài liệu rất quan trọng chonhững ai quan tâm đến phương diện nghiên cứu tác phẩm tự sự trên phương diện ngônngữ…

Các công trình này cũng nhìn nhận văn bản như một “tiến trình ngữ nghĩa” của rấtnhiều các đơn vị mang nghĩa cùng và khác cấp độ liên hệ với nhau hết sức phức tạp Đây

là những tiền đề quan trọng để có thể xây dựng một hướng tiếp cận mới nhằm giải quyếtcác vấn đề mà đề tài đặt ra

Cũng có thể kể đến các bài viết khác trên các tạp chí như: “Phân tích diễn ngôn phê phán là gì?” (tạp chí Ngôn ngữ, 2 -2005) và “Khía cạnh văn hoá của phân tích diễn ngôn” (tạp chí Ngôn ngữ, 12 -2005) của Nguyễn Hòa, “Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng” (tạp chí Ngôn ngữ, 2 - 2009) của Diệp Quang Ban, “Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ” (tạp chí Ngôn ngữ số 4 - 2009) của Nguyễn Văn Thành …

2.2.4 Tiếp cận truyện từ góc nhìn của Lí thuyết Thế giới ngôn bản

Ra đời từ những nguyên lý cơ bản của Khoa học tri nhận nói chung, Ngôn ngữ học tri nhận nói riêng, Lý thuyết Thế giới ngôn bản của Paul Werth với sự bổ cứu của Gavins

đã mở ra một hướng đi mới cho Phong cách học tri nhận Đầu tiên, lí thuyết này được Paul Werth đề cập trong hai bài báo mang tên How to Build a World (Werth P, 1995a)

và World Enough and Time (Werth P, 1995b) nhưng sự đột phá của lý thuyết này phải

kể đến tác phẩm Text Worlds: Representing Conceptual Space in Discourse (Werth P,

1999) Chuyên luận này của Werth là sự diễn giải chi tiết nhất và làm tiền đề cho sự phát

triển tiếp theo của Lí thuyết Thế giới ngôn bản Paul Werth đã thử nghiệm lí thuyết của

Trang 20

mình qua phân tích đoạn trích từ tác phẩm A Passage to India (Werth P, 1924) của tác giả E M Forster’s Ông cho rằng tác giả và độc giả trong một tác phẩm văn học cụ thể

chính là các tham tố có vai trò chủ đạo tạo nên những diễn ngôn cho tác phẩm Các diễn

ngôn này ràng buộc các tham tố với các nhân vật và các vật thể xung quanh nhân vật tại

một mốc thời gian và trong một không gian xác định

Sự ràng buộc này có tác dụng lôi kéo độc giả cùng với tác giả tạo nên một Thế giới ngôn bản, hay nói cách khác, tạo nên một không gian tinh thần (mental spaces) chứa

đựng các sự tình sẽ xảy ra Cái thế giới ẩn sâu đằng sau những con chữ không phải chỉ

có trong tác phẩm trữ tình mà còn hiện diện ngay trong tác phẩm tự sự, thế giới mà lâu

nay chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống Thế giới ngôn bản được

xem là hình thức biểu hiện của quá trình nhận thức xảy ra bên trong bộ não con người

Mỗi Thế giới ngôn bản được mở ra trên ba cấp độ: 1) dựa trên cấu trúc tình thái: 2)

dựa trên hoạt động tinh thần; 3) dựa trên sự hỗn loạn của các mốc thời gian trong tácphẩm Khi tương tác với thế giới thật và diễn đạt thế giới đó bằng ngôn ngữ, con người

có xu hướng “định vị” mình với những thực thể xung quanh như là một quá trình thamchiếu Việc lấy tri thức của người tham gia giao tiếp làm mốc để định vị và thực hiện cáctham chiếu vào thế giới xung quanh gọi là “trực chỉ” Trực chỉ có vai trò chỉ ra khônggian, thời gian cho một hành vi phát ngôn cụ thể

Từ đây, con người sẽ đánh giá mối liên hệ giữa họ với những yếu tố khác có trongmôi trường xung quanh Thế giới “trực chỉ” có thể là hiện thực trước mắt, của kí ức, của

sự tưởng tượng, cũng có thể là của mơ ước Thế giới “trực chỉ” có thể được thể hiện

bằng các yếu tố thuộc phạm trù không gian (gần, xa, bao quát, cụ thể…) hoặc thời gian

(hiện tại, quá khứ, tương lai) Chúng được thể hiện bằng sự vật, hiện tượng, con người…

và đi vào văn bản với tư cách là các đối tượng, bối cảnh, sự kiện… Trong đó, các thuộctính của “trực chỉ” được gắn với từng thực thể Quá trình tham chiếu của các “trực chỉ”

đã tạo ra Thế giới ngôn bản

Bên cạnh đó, Lí thuyết Thế giới ngôn bản xem diễn ngôn là phương thức cấu thành

văn bản Thế giới diễn ngôn là một cảnh huống xoay xung quanh một sự kiện phát ngôn

Nó bao gồm tất cả những người tham gia và những thứ mà những người này có thể ngheđược, thấy được từ môi trường xung quanh cùng các nguồn tri nhận mà con người có thể

có như thái độ, cảm xúc, kiến thức, kinh nghiệm, hi vọng, niềm tin, kỳ vọng… Các nhân

tố cấu thành thế giới diễn ngôn có thể quy về bốn loại cơ bản: 1) thời gian; 2) không gian; 3) thực thể; 4) các mối quan hệ Các nhân tố này thiết lập những “ranh giới” về không gian cho Thế giới ngôn bản (Gavins J, 2007, tr.36) Quá trình giao tiếp là một

dòng chảy thông tin liên tục thay đổi Những người tham gia có thể thêm vào các thông

tin mới, chuyển đổi đề tài hoặc bối cảnh một cách chủ động Từ đó Thế giới ngôn bản

mới liên tục được sinh ra nhờ vào sự dịch chuyển các yếu tố “trực chỉ” Dưới góc nhìn

của Lí thuyết Thế giới ngôn bản, các nhân tố thúc đẩy chức năng được hiểu là “những yếu tố thúc đẩy diễn ngôn tiến về phía trước” (Gavins J, 2007, tr.56) Theo đó, sự dịch

Trang 21

chuyển của Thế giới ngôn bản diễn ra trên ba bình diện: 1) cấu trúc tình thái; 2) hoạt động tinh thần; 3) sự dịch chuyển của các mốc thời gian trong diễn ngôn Ta có thể nhận

ra một thế giới mới được tạo lập dựa trên các dấu hiệu sau: 1) sự dịch chuyển về thờigian nhưng vẫn giữ nguyên không gian; 2) chỉ dịch chuyển không gian nhưng mọi sựkiện vẫn diễn ra trên nền thời gian chung; 3) dịch chuyển cả không gian lẫn thời gian.Những sự dịch chuyển của các yếu tố trên làm phát sinh một thế giới mới được gọi là sự

dịch chuyển Thế giới ngôn bản

Trong truyện, mỗi sự kiện có thể tương ứng với một sự dịch chuyển lớn của Thế giới ngôn bản Những dịch chuyển làm cho cốt truyện phát triển được một lớp phần tử đảm nhiệm, còn gọi là nhân tố thúc đẩy chức năng Thế giới ngôn bản, theo quan điểm của Werth, được chia thành 3 loại cơ bản: 1) thế giới trực chỉ (deictic world); 2) thế giới nhận thức (epistemic world); 3) thế giới thái độ (attitudal world) (Werth P, 1999, tr.216) với sự can thiệp của các yếu tố tình thái Theo Gavins, các thế giới mới được hình thành dưới tác động của yếu tố cảm xúc và hiện ra như những thế giới tình thái Thế giới này

được “kích hoạt” nhằm thể hiện thái độ của người nói hoặc người viết đối với một đối

tượng nào đó Dưới góc nhìn của Lí thuyết Thế giới ngôn bản, Gavins cho rằng một văn bản bất kỳ có thể chứa đựng bên trong nó ba kiểu tình thái: tình thái ước vọng (Gavins J,

2007, tr.94); tình thái đạo nghĩa (Gavins J, 2007, tr.98,99); tình thái nhận thức (Gavins.

J, 2007, tr.110) Tiếp cận tác phẩm truyện kể từ góc nhìn của Lí thuyết Thế giới ngôn bản giúp người đọc trải nghiệm các thế giới ẩn đằng sau ngôn từ mà độc giả đã sử dụng

2.2.5 Tiếp cận truyện từ góc nhìn của nghệ thuật quy chiếu ngôn ngữ

Vấn đề quy chiếu đã được quan tâm và khởi xướng bởi các nhà nghiên cứu dụnghọc trên thế giới và trong nước Trên thế giới đã có khá nhiều thành tựu nghiên cứu về

quy chiếu ngôn ngữ, tiêu biểu như: Pragmatics (Stephen C Levinson, Cambridge University Press, 1983); Pragmatics (George Yule, Oxford University Press, 1996); Pragmatics and Natural Language Understanding (Second Edition) (Georgia M Green, LAddison Wesleyrence Erlbaum, 1996); Deitic Conceptualisation of Space, Time and Person (Friedrich Lenz, John Benjamins Publishing Company, Netherlands, 2003)… Ở

Việt Nam, nghiên cứu về quy chiếu và các hiện tượng quy chiếu cũng đã được đề cập

trong một số công trình như: Ngữ dụng học (Nguyễn Đức Dân, Nxb Giáo dục, 1998), Giáo trình ngôn ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập hai: Ngữ dụng học (Đỗ Hữu Châu, Nxb Giáo dục, 2001), Dẫn luận Ngữ nghĩa học (John Lyons), Dụng học (George Yule, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2003)… Ngoài ra còn có nhiều công trình luận văn, bài viết trên các tạp chíchuyên ngành cũng có đề cập đến vấn đề quy chiếu trong ngữ dụng học Về mối quan

hệ giữa diễn ngôn với quy chiếu, Gillian Brown cho rằng: “Diễn ngôn văn chương có tính quy chiếu Chính chủ thể phát ngôn đã làm cho các kí hiệu ngôn ngữ có tính quy chiếu chứ không phải tự thân diễn ngôn văn chương quy chiếu Người nói thực hiện thao tác quy chiếu một biểu thức ngôn ngữ nào đó đến một thực thể xác định, đến các kí hiệu,

Trang 22

các mã có trước Sự quy chiếu của chủ thể phát ngôn thường được tiến hành trên cở sở

đã có sự giả định trước với người nói về ngữ cảnh, về kinh nghiệm thế giới, về các quy ước xã hội hoặc các quy ước giao tiếp” (Brown G., Yule G Trần Thuần dịch, 2002) Hay quan niệm của Antoine Compagnon: “Sự quy chiếu giả định trước sự tồn tại, cái gì

đó phải tồn tại để ngôn ngữ có thể quy chiếu về nó” (Compagnon A Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch, 2006, tr.192) Như vậy, từ lí thuyết tự sự đến lí thuyết phân tích

diễn ngôn, vấn đề quy chiếu đã chính thức được đặt ra

2.2.5.1 Về khái niệm quy chiếu (reference)

Mỗi một ngành khoa học sử dụng khái niệm quy chiếu với một nội hàm riêng Trong toán học và vật lí học, quy chiếu được hiểu là nhóm các quy ước mà một người

quan sát sử dụng để đo lường cường độ vật lý của một hệ thống cấu tạo Quy chiếu là

một tọa độ, con người quy chiếu vào một điểm chuẩn để xác định vị trí của sự vật Một

quy chiếu bao gồm vật làm mốc với các tham chiếu trong hệ tọa độ và vật được quy chiếu, gọi là hệ quy chiếu Mỗi hệ quy chiếu mang trong mình nó “bản đồ gen” về tiêu điểm (điểm nhìn của chủ thể phản ánh – nhận thức) Trong mỗi tham chiếu có thể bao hàm nhiều tham tố Mỗi tham tố lại có một vai trò nhất định tạo nên giá trị chung cho tham chiếu, gọi là thang đo Thang đo càng lớn, tham tố càng quan trọng Hệ quy chiếu

có thể được xác định trong không gian một chiều hoặc nhiều chiều Toán học và vật líhọc xem quy chiếu là một quá trình định vị một đối tượng nào đó nhờ vào sự so sánh nóvới các tham chiếu Các tham chiếu là hệ thống các giá trị đã được ước định bằng tọa độ

Ví dụ, các miền xác định của hai trục tọa độ sẽ quy chiếu lên vật được quy chiếu qua vật làm mốc để biết vật này nằm ở vị trí nào trong miền xác định Trong không gian 1 chiều, vật làm mốc là điểm được xác định và vật được quy chiếu là vị trí của đối tượng nằm trên cùng một trục Lúc này, giá trị của vật được quy chiếu là khoảng cách của nó đến vật làm mốc (H1) theo hướng mũi tên Trong không gian 2 chiều, quá trình quy chiếu giúp xác định tọa độ của vật được quy chiếu với các tham chiếu từ trục tung và trục

hoành (H2)

H1 H2 o

Trong thực tế, hệ quy chiếu của rất nhiều đối tượng có vật làm mốc mang thuộc

tính của không gian đa chiều Có nghĩa là, một đối tượng nào đó được “định vị” với rất

nhiều tham chiếu Khái niệm tham chiếu được liên kết với một ám chỉ hoặc mối quan hệ

mà một vật có với một thứ khác Hệ quy chiếu được xem như một hệ thống tập hợp các

yếu tố và duy trì mối quan hệ tương tác với nhau Quy chiếu của 1 ngày có vật làm mốc

là sự xuất hiện và biến mất của ánh sáng mặt trời; quy chiếu của một giây có vật làm mốc là một nhịp thở; một năm là sự lặp lại của giá lạnh (đông) và ấm áp (xuân); quy chiếu của đúng/ sai có vật làm mốc là thuộc tính tự nhiên vốn có của mọi sự vật hiện

tượng tương ứng… Trong ngữ dụng học (pragmatics), khái niệm quy chiếu (reference) là

Trang 23

một trong những vấn đề quan trọng Các nhà nghiên cứu đã tạm thời phân xuất quy chiếu

thành 3 kiểu loại chính: quy chiếu nghĩa học (semantic Reference); quy chiếu dụng học (pragmatic reference) và quy chiếu dụng pháp (reference as pragmatic) Thuật ngữ quy

chiếu “reference” cho đến nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu để có thể

tìm thấy ranh giới rõ ràng hơn giữa hai lĩnh vực dụng học và nghĩa học Khái niệm quy chiếu của G Yule và G Green đều nghiêng về chỉ xuất, tức hệ quy chiếu đó lấy điểm

chuẩn là sự vật (chiếu vật) Phạm vi đối tượng của thế giới được người nói chỉ ra khidùng một từ ngữ nào đó gọi tên cho nó trong phát ngôn là quy chiếu của từ ngữ đó Ởđây, các đối tượng được chỉ ra không thuộc về ngôn ngữ, từ ngữ chỉ đóng vai trò làphương tiện, công cụ để quy chiếu Nội dung các phát ngôn trong giao tiếp bao giờ cũnghướng đến biểu thị các sự vật, hiện tượng của thế giới Trong các phát ngôn hiện thực,phạm vi đối tượng sẽ chỉ được xác định khi người nói dùng từ ngữ nào đó để gọi tên nó.Lúc này từ ngữ làm chức năng quy chiếu được gọi là từ ngữ quy chiếu trong phát ngôn

Một từ ngữ được tàng trữ trong bộ não người thì không có quy chiếu, chỉ những từ ngữ

được sử dụng trong phát ngôn mới có quy chiếu Trong các phát ngôn khác nhau, ngữcảnh khác nhau thì có quy chiếu khác nhau Quy chiếu là sự tương ứng giữa từ (hoặcgiữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, con người, hoạt động, tính chất trong hiện thựcđược nói tới Như vậy, khởi nguồn về cách hiểu quy chiếu là tính chất “chiếu vật” trongphản ánh của đối tượng được gọi tên vào từ ngữ G Green cũng đưa ra một nhận định

đồng hướng: “thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát

ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp người nghe suy ra một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” (Green G, 1996, tr.37) Trong chuyên luận Dụng học, G Yule viết:

“Chúng ta biết rằng tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả Chỉ có con người mới

là chủ thể làm việc đó Vì vậy, có thể coi sự quy chiếu như là một hành động trong đó người nói (người viết) sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho người nghe (người đọc)

có thể nhận diện được cái mà mình có chủ đích đề cập đến” (Yule G, 2003, tr 43) G.

Yule đã đưa ra các đơn vị ngôn ngữ có biểu hiện quy chiếu rất rõ ràng như các danh từ

riêng; các cụm danh từ xác định; các đại từ… Nhà triết học và toán học người Đức Gottlob Frege, trong công trình Sence and reference (1892) cũng đưa ra sự phân biệt giữa nghĩa và ý nghĩa qua hai mức độ quy chiếu với ví dụ về sao Mai và sao Hôm Ở

đây, sao Mai và sao Hôm đều chỉ cùng một vật quy chiếu là sao kim (Venus) Sao Hôm

và sao Mai đồng quy chiếu Gottlob Frege cho rằng nghĩa (Sense) và ý nghĩa (meaning)

là khác nhau Sense là nghĩa của từ, có được từ mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái đượcbiểu đạt Meaning là ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh, nghĩa của từ ngoài bản thân nó,trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong ngữ cảnh Như vậy, sở dĩ có sự phân biệt

giữa nghĩa và ý nghĩa là do cách thức quy chiếu của con người đối với thế giới khách quan vào ngôn ngữ Từ đây, Gottlob Frege chia quy chiếu thành 3 loại cơ bản: quy chiếu

cố định (constant referencet); đồng quy chiếu (co-reference) và quy chiếu đa biến

Trang 24

(variable reference) Quan niệm của G.Yule và Gottlob Frege về quy chiếu đang bị giớihạn trong phạm vi tính phổ quát của kí hiệu và bước đầu đặt kí hiệu vào trong các điềukiện sản sinh và hoạt động của nó Theo Barbara Abbott (2010), hai thuật ngữ “quy

chiếu” (reference) và “sở chỉ” (refer) được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ; áp dụng

cho các mối quan hệ bao gồm con người, biểu thức ngôn ngữ và sự vật trong thế giới:

“people – linguistics expressions – things”; (Barbara Abbott, Reference, Oxford

University Press, New York, 2010, tr.2) Tác giả này cũng phân tích rất cụ thể hai quan

điểm khác nhau về quy chiếu trong ngữ học hiện đại/ ngữ học tri nhận trong công trình của mình “Quy chiếu” (reference) trong ngôn ngữ là mối quan hệ ba chiều giữa người phát ngôn (speaker); biểu thức (expression); đối tượng (entity) Trong công trình “The

Handbook of Pragmatics”, Gregory Carlson nhấn mạnh cần phân biệt sự khác nhau giữa

“quy chiếu nghĩa học” (Semantic Reference) với các học thuyết ngữ nghĩa về quy chiếu(“semantic” theory of reference) tiêu biểu của Frege, Russell và “quy chiếu dụng học”(Pragmatic Reference) – “quy chiếu là dụng pháp” (Reference as Pragmatic) với họcthuyết tiêu biểu của Strawson và Kripke Có lẽ, cuối cùng, khái niệm quy chiếu với tưcách là “cái kết nối trực tiếp hai đối tượng cụ thể” trong thế giới có thể hài hòa các quanđiểm ngữ nghĩa và ngữ dụng học, như Kripke (1977) gợi ý, và thuật ngữ này có thể phảiđược sửa đổi để phân biệt được rạch ròi hơn trong hai lĩnh vực trên (Laurence R Horn &Gregory Ward, 2006, tr.74-95) Đến đây, ta có thể thấy, vấn đề quy chiếu càng ngàycàng được nhìn nhận trên các góc độ khác nhau Trong đó quy chiếu dụng học và quychiếu nghĩa học là hai vấn đề lớn cần tiếp tục được nghiên cứu để làm rõ thêm và cónhững ứng dụng thiết thực trong phân tích ngôn ngữ

Một số nhà Việt ngữ học cũng sử dụng thuật ngữ quy chiếu như quan điểm của các tác giả trên thế giới Theo Đỗ Hữu Châu “Sự chiếu vật là sự tương ứng của các yếu

tố ngôn ngữ (của các kí hiệu ngôn ngữ) trong diễn ngôn với sự vật, hiện tượng được nói tới trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định” (Đỗ Hữu Châu, 2003, tr.231) Tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì viết: “Quy chiếu là một hành động trong đó người nói hoặc người viết dùng các hình thức ngôn ngữ cho phép người nghe, người đọc nhận diện cái

gì đó Những hình thức ngôn ngữ ấy là những biểu thức quy chiếu” (Nguyễn Thiện Giáp, 2004, tr.28) Trong một công trình khác, Nguyễn Thiện Giáp (2016) cũng nói rõ hơn về vấn đề quy chiếu: “quy chiếu (reference) là mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ với các sự vật, biến cố, hành động và tính chất mà chúng thay thế Quy chiếu là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp với diễn ngôn Sự quy chiếu nhất thiết mang theo nó các tiền đề về sự tồn tại phát sinh từ những kinh nghiệm trực tiếp của ta về các đối tượng trong thế giới vật chất Nói rằng một từ hay một đơn vị ngôn ngữ nào đó quy chiếu một đối tượng tức là nói vật quy chiếu của nó là một đối tượng có thực, như khi ta nói rằng những con người, động vật và đồ vật cụ thể tồn tại và trên nguyên tắc có thể miêu tả các đặc tính vật chất của đối tượng đang xét Có thể coi khái niệm “tồn tại vật chất” là cơ sở để định nghĩa mối quan hệ ngữ nghĩa của quy chiếu Sự

Trang 25

tồn tại là tiền đề của quy chiếu… Thường thường các ranh giới quy chiếu của các đơn vị

từ vựng là không xác định và có tính võ đoán” (Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.438) Mối quan hệ giữa quy chiếu và các khái niệm liên quan như trực chỉ, sở chỉ, hồi chỉ, khứ chỉ, nội chỉ, ngoại chỉ cũng từng bước được xác định nội hàm làm phương tiện

để nghiên cứu quy chiếu Theo Nguyễn Thiện Giáp, trực chỉ (deitic) là “sự quy chiếu không thông qua chức năng miêu tả, mà thông qua chức năng định vị, tức là xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt vật được nói tới với các vật khác về không gian, thời gian và về các quan hệ khác” (Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.540) Nguyễn Thiện Giáp chỉ ra rằng tất cả các “hình thức ngôn ngữ được dùng để chỉ xuất đều được gọi là biểu thức trực chỉ hay các yếu tố trực chỉ” (Nguyễn Thiện Giáp, 2008, tr 373) Sự định vị

của các biểu thức ngôn ngữ đều gắn liền với vị trí của người nói, nghĩa là người nói luônnằm ở vị trí trung tâm Các yếu tố trực chỉ được phân chia thành ba nhóm chính: nhóm

các đại từ nhân xưng hay từ xưng hô (ví dụ: tôi, tui, tao, mày, nó, hắn, chúng tôi, chúng ta…); nhóm các từ trực chỉ vị trí (ví dụ: đây, đấy, kia, kìa, đó, nọ, này, ấy…); nhóm các

từ trực chỉ thời gian (ví dụ: hôm nay, hôm qua, hiện nay, bây giờ, mai, mốt, lần sau, lần tới, lần trước, năm ngoái, năm nay, năm sau, tuần này, tuần trước, tuần sau…) (Nguyễn Thiện Giáp, 2008, tr.375 - tr.377); “nội chỉ (endophora) hướng người nghe nhìn vào trong văn bản để tìm cái được quy chiếu đến Nội chỉ bao gồm hồi chỉ và khứ chỉ Gọi là hồi chỉ khi tiền từ ở trước, yếu tố hồi chỉ ở sau; khứ chỉ là trường hợp biểu thức đồng sở chỉ ở sau” (Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.378) Hồi chỉ (anaphora) là “quan hệ giữa yếu

tố hồi chỉ và tiền từ (ngữ) của nó” (Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.207) Khứ chỉ (cataphora) là “mối quan hệ giữa yếu tố khứ chỉ và các đơn vị ngôn ngữ (danh ngữ, vị ngữ, câu đi sau) thuyết giải nó” (Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.603); “Ngoại chỉ (exophora) là việc quy chiếu với những cái ở bên ngoài, với một người hay một vật thể nào đó trong môi trường Ví dụ: phạm trù quy chiếu cơ bản “ngôi” có chức năng chỉ xuất, được giải thích trong mối liên hệ với tình huống theo thời gian và không gian Do

đó, “I” (tôi) là “người nói”; “you” (bạn) là “người được nói với” – người nghe; “he” (anh ấy), “she” (cô ấy, chị ấy), “it” (nó), “they” (họ) là những bên thứ ba, “những người khác trong tình huống” (Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr.304) Như vậy, có thể nhận thấy quy chiếu là đối tượng được quan tâm trong các nghiên cứu dụng học Còn sở chỉ là

đối tượng của rất nhiều lĩnh vực, trong đó có ngữ nghĩa học Quy chiếu và sở chỉ có mốiquan hệ mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất với nhau Bởi vì, quy chiếu là thaotác của tư duy để suy luận (to infer) để xác định sở chỉ của phát ngôn và quy chiếu cũng

là các dạng thức tư duy của các biểu thức trực chỉ, hồi chỉ, khứ chỉ Quy chiếu trong sángtác văn chương thường là quy chiếu đa biến Trong nghiên cứu quy chiếu ngôn ngữ, cần

phân biệt các phạm trù như quy chiếu (reference); vật được quy chiếu (referent); sở chỉ (detonation); sở biểu (signifier) Trong đó, vật được quy chiếu thường gắn với sở chỉ, trong khi sở biểu và năng biểu được các nhà Việt ngữ học gọi chung là sở biểu, tức ý

nghĩa của ngôn bản trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định Vấn đề này cũng được

Trang 26

Nguyễn Thiện Giáp nhấn mạnh: “quy chiếu là một hành động trong đó người nói hoặc người viết dùng các hình thức ngôn ngữ cho phép người nghe, người đọc nhận diện cái

gì đó Những hình thức ngôn ngữ ấy là những biểu thức quy chiếu (referring expression)” (Nguyễn Thiện Giáp, 2008, tr.373) Khi đi vào một diễn ngôn văn chương,

ta có thể bắt gặp sự quy chiếu hiện thực đa biến, hệ quy chiếu nhiều tầng, nhiều bậc màngười đọc cần có một nền tảng tri thức nhấn định mới tiếp nhận được Ví dụ, trong bài

thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương, ở đây không đơn giản nói chuyện quả cau miếng trầu

mà ẩn chứa đằng sau đó còn có nhiều lớp nghĩa mà chúng ta không dễ gì khám phá Đó

có thể là ý thức về một số phận, một kiếp người; giãi bày về thân phận người phụ nữViệt Nam nói chung trong xã hội cũ; sự ám ảnh về những giá trị bị mặc định, bị gánghép cho phụ nữ; khao khát hạnh phúc lứa đôi… Như vậy, nếu không có quy chiếu vớinhững giá trị thời đại (với tư cách là vật làm mốc) sẽ không thể hiểu được ý nghĩa củaphát ngôn và do đó không thể triển khai giao tiếp theo mục đích đặt ra nếu chúng takhông làm cho người tiếp nhận biết chúng ta đang nói đến cái gì và không xác định đượcphát ngôn mà mình tiếp nhận nói đến sự vật hiện tượng nào Để nhận ra tính chiếu vậtcần quan tâm đến những yếu tố sau: a) người nói và người nghe; b) mục đích của quychiếu; c) ngữ cảnh; d) đối tượng tiếp nhận Tóm lại các công trình ngữ dụng – ngữnghĩa học tính đến thời điểm hiện nay hầu hết dừng lại ở việc đưa ra khái niệm về quychiếu, sở chỉ, đồng sở chỉ, đồng quy chiếu, hồi chỉ, khứ chỉ; biểu thức quy chiếu, biểuthức sở chỉ-đồng sở chỉ… và một số minh họa cho lí thuyết quy chiếu bằng các ngữ liệutrích dẫn từ tác phẩm văn học, sách, báo, tạp chí… Các vấn đề về quy chiếu (reference)trong tiếng Việt nói chung và trong ngôn ngữ văn chương nói riêng cần được nghiên cứu

cụ thể và kỹ lưỡng bằng các lý thuyết chuyên ngành và liên ngành Cụ thể, kết hợpnhững thành tựu nghiên cứu của ngữ nghĩa học, ngữ dụng học truyền thống với cácngành khoa học tri nhận để chỉ ra những giải pháp “ngôn ngữ học” khả thi giúp chúng tanhận thức được cơ chế của quy chiếu trong tâm trí con người qua các kiểu tư duy trêncác dạng thức và lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ

2.2.5.2 Các phương diện quy chiếu trong ngôn ngữ truyện

a Quy chiếu ngôn ngữ vào cốt truyện

Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản của truyện, mặc dù nó không phải là yếu tốtất yếu của mọi loại tác phẩm văn học Cấu thành của cốt truyện là các sự kiện được sắpxếp theo một trật tự nhất định hướng vào một tư tưởng nghệ thuật, phương tiện quantrọng để nhà văn miêu tả các thế giới và sự dịch chuyển của chúng để qua đó làm nổi bậtmột tư tưởng, một triết lí Nhìn chung, cốt truyện có thể chia làm hai loại, đơn tuyến và

đa tuyến Cốt truyện đầy đủ thường có 5 yếu tố cấu thành: khai mở, thắt nút, phát triển,cao trào, mở nút Tuy nhiên, cốt truyện không nhất thiết phải đầy đủ các thành phần vàcũng không nhất thiết phải trình bày theo một thứ tự tuyến tính như trên Có truyệnkhông có mở đầu, có truyện dường như không có đỉnh điểm và mở nút Cấu trúc của cốt

Trang 27

truyện được trình bày như thế nào còn tuỳ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả Cấutrúc của cốt truyện làm nên sự thành công cơ bản của tác phẩm

a1 Quy chiếu vào nội dung của từng sự kiện

Nội dung phản ánh của mỗi sự kiện (tiểu chủ đề) là chất liệu làm nên giá trị của cốttruyện Nhà văn luôn phải chọn lựa những sự kiện tiêu biểu có ý nghĩa sâu sắc và tácđộng lớn đến đời sống con người để phản ánh Sa vào những sự kiện ít có tính tác độngđến đời sống vật chất và tinh thần của con người, ấn tượng sẽ mờ nhạt, khó tạo ra dư âmbền lâu Vì vậy, để có được thành công trong mảng đề tài viết về đời sống thường nhật,nhà văn cần phải đạt đến độ chín của nhiều phẩm chất trong sáng tạo nghệ thuật Khi

Nam Cao viết về Nghèo, Một bữa no, Trương Rự, Đôi móng giò, Trẻ em không được ăn thịt chó, Cái mặt không chơi được… hay Nguyễn Tuân viết về Ngọn đèn dầu lạc, Chiếc

lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài… họ phải đối mặt với một khó khăn lớn: tác phẩm rất dễ

rơi vào tầm thường, vụn vặt khi các sự kiện cấu thành cốt truyện không có được điểmtựa là những sự kiện “hoành tráng” diễn ra trong đời sống xã hội Để làm cho những sựkiện và cốt truyện trở nên ấn tượng, các tác giả này đã phải dùng đến những thủ thuậtsáng tác tài hoa Cũng có nhiều nhà văn chọn sự kiện là những việc trọng đại diễn ra tácđộng lên hàng triệu số phận con người, làm thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc, thậm

chí cả thế giới Đó là những sự kiện trong các tiểu thuyết lịch sử như Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Búp sen xanh của Sơn Tùng, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Đất trời của Nam Giao… Tuy nhiên, không phải độ “hoành

tráng” của sự kiện là yếu tố quan trọng nhất làm nên tính hấp dẫn của truyện Một sựkiện, tác phẩm dù có chủ đề tư tưởng cao siêu đến đâu nhưng không “mê hoặc” đượckhán giả thì giá trị thực của nó cũng chỉ mang tính tiềm tàng, không có đời sống sốngđộng của nó, giống như kinh Phật không được “hoằng pháp” hay một quyển kinh bị bỏquên đâu đó chốn trần gian Vấn đề đặt ra là tại sao nhiều truyện ngắn viết về cuộc sốngsinh hoạt đời thường lại có tiếng vang lớn và được đông đảo độc giả của nhiều thế hệyêu thích và chào đón Đó chính là nghệ thuật quy chiếu ngôn ngữ

Quy chiếu ngôn ngữ vào nội dung sự kiện là làm cho sự kiện đó đạt đến một tầmvóc nhất định như chủ đích mà nhà văn đã đặt ra Đầu tiên là cách lựa chọn sự kiện.Trong sáng tác, lựa chọn sự kiện là sự “cụ thể hóa” lựa chọn chủ đề tư tưởng Tuy nhiên,chủ đề của tác phẩm là một phạm trù khái quát, có thể các tác phẩm có chung chủ đềnhưng sự kiện lại khác nhau Cùng chủ đề về người nông dân bị lưu manh hóa nhưng sự

lựa chọn sự kiện trong Chí Phèo của Nam Cao khác với Bỉ vỏ của Nguyên Hồng; cùng chủ đề về sự bần cùng thì trong Nghèo, Một bữa no của Nam Cao khác với Tắt đèn của Ngô Tất Tố Sự quy chiếu vào nội dung sự kiện tiếp theo là việc lựa chọn ngoại cảnh; lựa chọn tình tiết; lựa chọn nhân vật; lựa chọn cách thức biến chuyển và phát triển của toàn sự kiện và của từng chi tiếp cấu thành sự kiện Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể

hơn trong phần sau

Trang 28

a2 Quy chiếu vào cách sắp xếp và liên kết giữa các sự kiện

Cách sắp xếp các sự kiện cũng góp phần làm nên giá trị của cốt truyện và tác phẩm.Quy chiếu ngôn ngữ vào việc sắp xếp các sự kiện trong chuỗi tuyến tính của thuật kể là

một phương thức biểu đạt tăng thêm giá trị cho cốt truyện Trong Chữ người tử tù, các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian và sự tương tác, là trình tự đơn giản và rất dễ nắm bắt, ghi nhớ: nhận trát tiếp quản tử tù cho chữ Trong Chí Phèo, tư duy tự sự của Nam Cao được tổ chức theo nguyên tắc gián đoạn về thời gian nhưng tuần tự về trần thuật: về làng, gây sự với nhà cụ Bá sinh ra gây sự với nhà cụ Bá gặp Thị

Nở đâm chết Bá Kiến và tự sát Kết cấu văn bản truyện Chí Phèo bộc lộ một kiểu tư

duy tự sự đặc thù của Nam Cao Mọi thành tố có mặt trong tác phẩm liên hệ qua lại vớinhau theo luật tương tác, luật nhân quả, hô ứng hơn là đi theo tuyến tính của thời gian sựkiện như kết cấu thường thấy của truyện cổ tích Quy chiếu ngôn ngữ vào kiểu liên kết

và cách sắp xếp trật tự các sự kiện trong truyện thường được nhìn từ góc độ phân tích

diễn ngôn hay Lí thuyết Thế giới ngôn bản Trong đó ngôn ngữ thực hiện các chức năng

chuyển đổi trường nghĩa, giọng điệu, bối cảnh và các yếu tố thúc đẩy sự dịch chuyển củacác thế giới Thế giới ngôn bản hay thế giới diễn ngôn là một cảnh huống xoay xungquanh một sự kiện phát ngôn Nó bao gồm tất cả những người tham gia và những thứ mànhững người này có thể nghe được, thấy được từ môi trường xung quanh cùng các nguồn

tri nhận mà con người có thể có như thái độ, cảm xúc, kiến thức, kinh nghiệm, hi vọng, niềm tin, kỳ vọng… Các nhân tố cấu thành thế giới diễn ngôn có thể quy về bốn loại cơ bản: 1) thời gian; 2) không gian; 3) thực thể; 4) các mối quan hệ Các nhân tố này thiết

lập những “ranh giới” về không gian cho từng sự kiện Quá trình giao tiếp là một dòng

chảy thông tin liên tục thay đổi Dưới góc nhìn của Lí thuyết Thế giới ngôn bản, các nhân tố thúc đẩy chức năng được hiểu là “những yếu tố thúc đẩy diễn ngôn tiến về phía trước” (Gavins, 2007, tr.56) Theo đó, sự dịch chuyển của Thế giới ngôn bản diễn ra trên

ba bình diện: 1) cấu trúc tình thái; 2) hoạt động tinh thần; 3) sự dịch chuyển của các mốc thời gian trong diễn ngôn Ta có thể nhận ra một thế giới mới được tạo lập dựa trên

các dấu hiệu sau: 1) sự dịch chuyển về thời gian nhưng vẫn giữ nguyên không gian; 2)chỉ dịch chuyển không gian nhưng mọi sự kiện vẫn diễn ra trên nền thời gian chung; 3)dịch chuyển cả không gian lẫn thời gian Những sự dịch chuyển của các yếu tố trên làm

phát sinh một thế giới mới được gọi là sự dịch chuyển Thế giới ngôn bản Trong truyện, mỗi sự kiện có thể tương ứng với một Thế giới ngôn bản Sự liên kết của các thế giới

ngôn bản với nhau tương ứng với sự kiên kết giữa các sự kiện làm nên cốt truyện Vìvậy, quy chiếu vào cách sắp xếp các sự kiện trong một tác phẩm cũng được xem là quychiếu qua thế giới ngôn bản

b Quy chiếu ngôn ngữ vào sự kiện

Sự kiện là nền tảng của tác phẩm tự sự, nó tạo nên cốt truyện Không có sự kiện thìkhông có tự sự, mặc dù trên thực tế cũng có những tác phẩm mà sự kiện chìm lấp sau sựmiêu tả ngoại giới như là vật thể mang tâm trạng Cấu trúc ngữ nghĩa của sự kiện chỉ

Trang 29

mới được làm rõ cùng với sự phát triển của tự sự học hiện đại ở phương Tây và Nganhững năm 70 và gần đây mới trở thành một vấn đề được chú ý rộng rãi Theo quanniệm của chủ nghĩa cấu trúc, một câu chuyện tương ứng với một sự kiện Nó là một sựthay đổi của tình huống xuất phát từ thế giới bên ngoài (các sự kiện tự nhiên, sự kiệnhành động, sự kiện tương tác) hay từ thế giới bên trong (sự kiện tâm trạng) Tự sự họckinh điển xem tự sự là văn bản kể lại những sự kiện Nếu xem tác phẩm là một sự kiệnbao trùm thì mỗi một dịch chuyển chức năng là một sự kiện bộ phận có tính độc lập khácao Trong mỗi sự kiện bộ phận cũng có sự dịch chuyển như sự dịch chuyển giữa các sựkiện cấu thành cốt truyện, cũng tuân theo nguyên tắc của logic nhân - quả, liên tục, đốilập, khác biệt, bổ sung…

Về vấn đề sự kiện của truyện kể, trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970), Ju Lotman đã nêu ra với vai trò của nó như là một phương tiện nhận thức thế

giới Ju Lotman đã xác định sự kiện là cơ sở của truyện kể, coi sự kiện là tiêu chí phânbiệt văn bản có cốt truyện với văn bản không có cốt truyện (tức là có sự kiện hay không

có sự kiện) Trong tác phẩm của mình, Ju Lotman xem sự kiện trong tác phẩm văn họcnhư là việc nhân vật di chuyển qua ranh giới của các trường nghĩa Tác phẩm như một

mô hình về thế giới, chịu sự chi phối của bức tranh thế giới, tự chia không gian của nóthành các trường phân lập hoặc đối lập về ý nghĩa với các đường ranh giới của các phạmtrù phổ quát như: giàu - nghèo, chính - tà, văn minh - dã man, tự nhiên - xã hội, bạn -thù, tốt - xấu… Nếu một nhân vật tuy có nhiều hành động, nhưng nếu không có hànhđộng nào phá vỡ được các ranh giới của sự “bình thường” để đạt đến các phạm trù nóitrên thì không có sự kiện nào xảy ra, tức không có truyện Một nhân vật làm sai lệch,vượt qua ranh giới của sự cân bằng ban đầu thì mới có sự kiện Lúc này sự kiện như làmột phương tiện mang tin mới, chuyện lạ có tính tích cực hay tiêu cực Ví dụ, trong tác

phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã miêu tả việc cả làng tránh xa Chí Phèo như tránh một con

con thú nguy hiểm, chuyên gây sự và rạch mặt ăn vạ (lẽ thường), riêng thị Nở khôngnhững không sợ mà còn đến tận nhà xin rượu về bóp chân, thích nhau, ở với nhau, tìmgạo, hành về nấu cháo cho Chí (bất thường) Tất cả những hành động đó đã gieo vàolòng “con quỷ dữ của làng Vũ đại” một cảm xúc, ý nghĩ mới, biến Chí thành một conngười hoàn toàn khác (bất thường) Rồi từ sự lóe sáng trong cuộc đời u tối bị thị Nở cựtuyệt đã đưa Chí quay trở lại với con đường cũ (bất thường)… Ở đây có sự “vi phạmnguyên tắc thực tiễn”: mọi người sợ Chí, tránh xa Chí nhưng thị Nở lại gần gũi với Chí;mọi người có thể sống chan hòa với nhau, lấy chồng lấy vợ còn Chí lại bị từ chối Tất

cả những sự “vi phạm” này đã làm nảy sinh xung đột… Hay việc Chí tỉnh dậy sau mộtchuỗi các cơn say nối tiếp nhau và cảm nhận một thế giới khác lạ xung quanh mình rồi

tự thay đổi ý nghĩ, hành vi; thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua đều là sự

dịch chuyển của một thế giới thu nhỏ với những tương tác làm cho những vận động đột

Trang 30

nhiên đi chệch khỏi quỹ đạo thông thường Đây được xem là những sự kiện khá tiêu biểu

trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Trong chuyên luận Tự sự học (2003), Whol Schmid cũng đã nêu quan điểm của

mình về sự kiện Ông cho rằng, sự kiện như là sự biến đổi của tình huống ban đầu củathế giới nghệ thuật Tình huống ban đầu là tình huống khi chưa xảy ra sự kiện Nhưngthế nào là sự biến đổi? Theo quan điểm của Ju Lotman, sự biến đổi ấy là sự vi phạm, sựvượt qua ranh giới của các quy luật, quy phạm, quy tắc của thế giới nghệ thuật Sự kiệnkhông chỉ là việc xảy ra, mà là việc xảy ra có nghĩa, gắn liền với một quan niệm, một tưtưởng Sự kiện luôn được xác định trong quy chiếu với đối tượng tiếp nhận và hoàn cảnhthực tế Trong đời sống thực tế, người vượt đèn đỏ là sự kiện đối với cảnh sát giao thông,nhưng không phải sự kiện quan tâm của cảnh sát hình sự Vì vậy, cần phân biệt sự kiệnđời sống và sự kiện trong tác phẩm văn học Sự kiện đời sống là những sự kiện có thực,

sự kiện trong tác phẩm là sự kiện có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống nhân sinh đã đượcbiến đổi hoặc nhìn nhận, phản ánh theo nhãn quan của người sáng tác Sự kiện có thể

chia làm hai loại, loại biến đổi trong không gian, thời gian và loại thay đổi trong tâm trí.

Sự kiện thay đổi trong tâm trí thể hiện những biến chuyển trong nhận thức, tâm hồn

nhân vật Một điều kiện quan trọng của sự kiện trong truyện kể là tính chất không thểđoán trước Tính sự kiện càng cao khi nó diễn ra theo chiều hướng không thể đoán trước

và gây bất ngờ đối với người đọc Tính bất ngờ, nghịch lí là do sự thay đổi mâu thuẫnvới dư luận, với ý kiến chung của nhân vật và chủ thể tiếp nhận, mâu thuẫn với tiến trìnhdiễn biến thông thường Một biến đổi đã biết trước thì không thể trở thành sự kiện tiêubiểu Tất cả sự kiện trong các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao đều không thể đoán

trước được diễn biến của nó Ví dụ, các sự kiện trong truyện Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ đều không thể đoán trước được Sự biến đổi tình huống diễn ra trong một quá trình,

một chuỗi các tình tiết, cái này tiếp theo cái trước Tính liên tục là sự diễn biến của sựkiện tạo ra tâm lí chờ đợi Tính sự kiện càng cao khi khả năng biến đổi đảo ngược càng

ít Mỗi sự kiện chỉ diễn ra một lần, không lặp lại sự kiện đã xảy ra trước đó Tính khônglặp lại làm nên sự diễn tiến trong tự sự Xét ở bình diện giao tiếp, sự kiện có ba tính chất:

1) Tính chất duy nhất, một lần Tức là sự xuất hiện các sự thật (hư cấu hoặc không) không có tiền lệ; 2) Tính gián đoạn Sự kiện phải tách khỏi tính liên tục của tồn tại như

là một lát cắt của đời sống Nếu chúng có tính liên tục, không tách rời nhau thì tính sự kiện cũng bị thủ tiêu Bởi vì mỗi sự kiện đều có mở đầu và kết thúc Do đó, nó có tính

gián đoạn Nhưng xét về tính liên kết giữa các sự kiện tạo nên câu chuyện lại có tính liên

tục Sự kiện và câu chuyện khác nhau, song thống nhất với nhau; 3) Tính ý hướng Tức

là tính không tách rời sự kiện với ý thức tự sự Các sự kiện như những biểu hiện kháchquan cho các ý thức chủ quan Tính ý hướng của sự kiện làm cho các sự kiện của tácphẩm tự sự phụ thuộc vào các hình thái diễn ngôn trong xã hội, nghĩa là trong mỗi hìnhthái diễn ngôn, người ta chỉ có thể nói đến những kiểu loại sự kiện nhất định Các sự

Trang 31

kiện liên kết với nhau theo những cách thức nhất định tạo thành cốt truyện Cấu trúc sựkiện và liên kết sự kiện quyết định phần lớn mức độ thành công của tác phẩm.

Trong Những vấn đề thi pháp truyện (2005), Nguyễn Thái Hoà cho rằng: “Sự kiện thường là tình huống bộc lộ tính cách, tâm trạng của nhân vật, đóng vai trò như một tham số cho lời giải tiếp tục đến khi nào nhà văn đưa ra được lời giải cuối cùng” Theo

cách định nghĩa này, tình huống truyện được xem như những vật thử thách, để từ đó làmbật lên đặc điểm nhân vật, đặc điểm ấy sẽ hiện dần lên thông qua các sự kiện tiếp nối

trong đời sống nhân vật Ví dụ, trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn

Quang Sáng đã đặt nhân vật Thu vào một loạt tình huống Để xây dựng nên tính cáchbướng bỉnh của cô bé, tác giả đã “thử thách” cô bằng sự xuất hiện của người cha, người

mà cô không hề tin đó là cha mình, ngay cả khi bị mẹ doạ, cô vẫn một mực không chịunhận ông Sáu, nhất quyết không gọi ông một tiếng “ba”; hay ngay cả khi ông Sáu vì quátức giận mà lỡ đánh cô một cái, cô vẫn ngoan cố thể hiện thái độ của mình, bỏ về nhà bàngoại chứ nhất định không chịu xin lỗi, không gọi ông là ba Chính những nét tính cách

ấy đã phần nào làm nên Thu – cô gái giao liên kiên cường, gan góc và chín chắn sau này

Sự kiện trong truyện ngắn đơn giản hơn so với truyện dài và tiểu thuyết Vì tínhchất cô đọng, hàm súc mà sự kiện của truyện ngắn được diễn tả theo hướng lược bỏ, nénchặt Mỗi sự kiện trong truyện ngắn thường phản ánh một khoảnh khắc hoặc một lát cắtcủa đời sống Dù sự kiện được miêu tả ít song vẫn khiến cho người tiếp nhận cảm thấy

ấn tượng Trong tiểu thuyết, sự kiện có mật độ rất cao Các sự kiện được diễn tả theomức độ tăng tiến liên tục Các sự kiện, theo hành động của nhân vật sẽ được thể hiện liêntiếp, gối đầu lên nhau, tạo thành một chuỗi Việc quan tâm đến sự kiện trong truyện sẽgiúp ta có được hình dung rõ nét hơn về cách xây dựng cốt truyện dưới góc nhìn của tưduy nghệ thuật quy chiếu Sự kiện trong một truyện ngắn hiện đại đạt đến trình độ nghệthuật cao khi chúng được sáng tạo trên nguyên lí của các hệ quy chiếu Một quy chiếu

vào sự kiện thành công phải đạt đến những phẩm chất nhất định Thứ nhất, sự kiện phải hòa nhập vào hệ thống tổng thể của cốt truyện Chính sự hòa nhập tạo nên giá trị cho bản thân của từng thành tố và cả hệ thống Phá vỡ tính tổng thể sẽ làm phân mảnh hoặc tổn hại đến giá trị biểu đạt chung Thứ hai, sự kiện phải tạo ra được cái mới trên nền tảng

cũ Nếu không có cái mới, sự kiện sẽ chìm lấp vào trong dòng chảy vô tận của cuộc sống đời thường Để đạt được mục tiêu này, cái sở chỉ phải được tổ chức theo những nguyên

tắc nhất định, đảm bảo tính chặt chẽ, nhất quán, không dư thừa Miêu tả thế giới hiện

thực phải dựa trên những quy chiếu xác định để làm cho cái sở chỉ trở nên sống động,

chân thực Cái neo đậu vào lòng người của sự kiện luôn là điểm nhấn của sự khác biệt.Điểm nhấn đó buộc người ta trăn trở suy tư, khắc khoải kiếm tìm lời giải đáp Cái mà

người ta khắc khoải, suy tư, kiếm tìm chính là cái sở biểu của quy chiếu, là đích đến của nghệ thuật tự sự Ví dụ, câu nói: “Thôi, ba đi nghe con!” là một sự khác biệt rất lớn vì

thông thường nó chỉ diễn ra trong giao tiếp cha – con nhưng đây là tiếng vọng từ tâmthức buột thốt thành lời của một người đã từng chứng kiến nghịch cảnh giữa cô bé với

Trang 32

cha mình đã diễn ra trong quá khứ Đó là tiếng nói của nỗi niềm đau đáu không nguôi vềmột kỉ niệm nhói lòng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, cuộc chiến tranh khốc liệt

làm thay đổi số phận của từng con người, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác… Thứ

ba, sự kiện phải có tính kết nối với các yếu tố đồng dạng (tính liên ngôn) để tăng tính

biểu đạt Người đọc có thể tìm thấy đâu đó vô vàn những hình thức tương tự như sự việcđược miêu tả Dòng hồi tưởng và sự liên tưởng với quá khứ, với hiện tại và với tương lai

giúp người đọc thấu hiểu giá trị (sở biểu) của sự kiện Không có sự bồi đắp của các yếu

tố đồng dạng, sự kiện sẽ không có bệ đỡ và sức sống lâu bền trong lòng độc giả Thứ tư,

sự kiện phải tập trung phản ánh đối tượng ở một góc độ nhất định Người viết truyệnphải định hướng khai thác sự kiện với những mục tiêu riêng biệt nhưng có thể “lí giải”được khi đặt trong mục tiêu chung của toàn tác phẩm Nếu không có định hướng, truyện

sẽ nhạt màu sắc tư tưởng và suy tưởng Thứ năm, sự kiện phải được trình bày dưới một giọng điệu (như là một dấu hiệu của thuật kể) Giọng điệu bồi đắp cho tư tưởng của sự

kiện để định hướng cảm xúc và chủ đề

c Quy chiếu ngôn ngữ vào nhân vật

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con người luôn giữ vị trí trungtâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên… thường làm

“nền” cho sự xuất hiện của nhân vật Chất lượng tác phẩm văn học chủ yếu nằm ở việcxây dựng nhân vật Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọcthường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thểhiện Văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống của con người Nói đến nhân vật văn học

là nói đến con người được nhà văn miêu tả thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiệnvăn học Các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả sốphận con người Dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật… nhưng chúng cũng chỉ làmột kiểu hiện thân cho những phẩm chất, trạng huống của con người Nhân vật trong tácphẩm văn học có khi là một loài vật, một đồ vật hoặc một hiện tượng nào đó của thế giới

tự nhiên, mang ý nghĩa biểu trưng cho số phận, tư tưởng, tình cảm của con người Vớiđặc điểm là yếu tố trung tâm kết nối tất cả các thực thể của đời sống, nhân vật được nhàvăn xây dựng nên nhằm phản ánh đời sống và khái quát hiện thực Miêu tả con người,chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệthuật, nó không là sự sao chép đầy mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thểhiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách Nhàvăn gửi vào quá trình sáng tạo nhân vật những nhận thức của mình về một cá nhân, mộtloại người nào đó Những con người này có thể được quy chiếu vào những mặt, nhữngphẩm chất nhất định, miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay mờ nhạt… đều hướng đếnnhững mục đích biểu đạt nhất định của ý đồ sáng tác Những tham tố được Kim Lân lựa

chọn để quy chiếu vào nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt là chỉ báo về số phận của một con người: “hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh

ra, rung rung làm cho bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì

Trang 33

vừa lí thú, vừa dữ tợn Hắn có tật vừa đi vừa nói Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ” Các tham chiếu về một con người bình thường hay cao sang được nhà văn xem là mốc quy chiếu Từ ngoại hình (hai con mắt nhỏ tí, gà gà; hai bên quai hàm bạnh ra; bộ mặt thô kệch) đến hành động kì dị, không rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ (vừa đi vừa nói; lảm nhảm than thở) và ngoại cảnh là không gian tàn tạ, u buồn (đắm vào bóng chiều) đã làm nổi bật thân phận của Tràng Trong truyện ngắn Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp đã lựa chọn phương thức đồng hướng khi chọn các tham tố

tương đồng và tương cận (về cái “đạo” làm quan) để gắn vào các nhân vật như ông phủVĩnh Tường, tri huyện Thặng, Tổng Cóc Họ là “đối trọng” của một nàng Xuân Hươngvới rất nhiều phẩm chất được “gán” qua dòng hồi tưởng và sự ám ảnh mãnh liệt tâm trícủa một văn nhân trên chuyến đò dọc Nàng hiện ra với những phẩm chất dung dịtruyền thống của người đàn bà Việt: đằm thắm, hiểu biết và chịu đựng Ở đây, tác giáNguyễn Huy Thiệp đã quy chiếu một nhân vật từ trong sử sách, giai thoại vào mộtnhân vật trong đời sống hiện sinh Các tham tố về xuất thân, ngoại hình, hành động,

tính cách… đều bảng lảng hai sắc màu cổ - kim khiến cho truyện ngắn Chút thoáng Xuân Hương được đông đảo độc giả yêu thích Trong tác phẩm Đưa sáo sang sông,

Nguyễn Huy Thiệp cũng xây dựng những nhân vật với các tham tố về vẻ ngoài đạo mạo,trí thức, nhưng hành động, lời nói đầy “mâu thuẫn” Ông khách lịch thiệp và thành đạtvới sở thích làm thơ cao quý lại “thơ hóa” những lời đề nghị rất trần trụi và khiếm nhã:

Này! Lên giường đi! Cứ ngồi thế này khó chịu quá! Khi cô gái từ chối qua lời bày tỏ hoàn cảnh hiện tại “bất khả kháng” của mình: Em có chồng rồi, con sáo đã sang sông rồi thì ông khách không những không từ bỏ ý định theo đuổi hoặc cảm thông mà đáp lại bằng lời nói chứa những từ ngữ rất bụi bặm pha lẫn chất côn đồ: Mẹ kiếp, có chồng càng

dễ chơi ngang Đặc biệt trong câu nói du dương như lời thơ, Em bỏ chồng về với tôi không?; Vứt thơ đi Em bỏ chồng về ở với tôi không? đã chứa đựng một giá trị kép Ngôn

từ của lời nói du dương như thơ ấy chứa đựng những sở biểu chống lại chính nó Từ sở

chỉ là những tham tố đối lập, Nguyễn Huy Thiệp đã quy chiếu sở biểu vào bản chất trầntục được che đậy một cách kĩ càng dưới lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài của những con

người hiện đại… Trong tác phẩm Chảy đi sông ơi của Nguyễn Huy Thiệp, đoạn trích về

sự kiện nhân vật xưng “tôi” trở lại nơi mình từng trải nghiệm tuổi thơ vui buồn, quychiếu vào nhân vật lái đò để quy chiếu vào chính mình Tham chiếu này gồm 4 tham tố

Tham tố 1 tập trung vào hồi tưởng ngày ra đi: (Mùa hè năm ấy nhà tôi chuyển về thành phố Thế là tôi xa bến Cốc, xa chị Thắm) Khi tôi ra đi, chị Thắm gọi tôi xuống đò cho

ăn cháo cá Tôi cũng không ngờ đó là bát cháo cá mòi cuối cùng tôi ăn trong thời trai trẻ Một cuộc sống mới mở oà trước mặt tôi Tham tố 2 tập trung miêu tả cuộc sống thị thành sau khi rời vùng quê đi lập nghiệp cho đến thời điểm hiện tại: Thành phố cũng bán

cá mòi nhưng là thứ cá đã được ướp khô, rút ruột Tôi cũng chẳng biết tôi hoà cùng với nhịp sống thành phố từ khi nào nữa Tôi lớn dần lên, hăm hở đuổi theo bao điều phù du.

Kỷ niệm về mùa cá mòi và chuyện trâu đen trong thời thơ ấu của tôi phai nhạt dần đi …

Trang 34

Bây giờ tôi đã trưởng thành Tôi làm công chức ở Sở, lấy vợ, đẻ một đàn con đông đúc Cuộc sống trưởng giả no đủ bao bọc lấy tôi Có lẽ tôi cũng chẳng có gì phàn nàn cuộc sống Ước mơ tuổi trẻ nhường chỗ cho bao nhu cầu thiết thực Tham tố 3 tập trung vào khung cảnh quê nhà khi người đi xa vừa mới về thăm lại chốn xưa: Năm ngoái, bỗng nhiên tôi có dịp trở về bến Cốc… Bến Cốc vẫn hệt như xưa Cá mòi phơi trắng trên bờ Bến đò rất ít những người qua lại Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn Tôi bước xuống đò mà lòng bồi hồi khôn tả Trên đò, một bà cụ già đang ngồi tư lự Tôi bước lại gần khẽ hỏi:

- Cụ ơi, chị Thắm lái đò còn ở đây không?

- Thắm ư?- Bà cụ thoáng nỗi ngạc nhiên Tôi đứng lặng người khi nhận ra con đò

cũ Kỷ niệm ấu thơ bỗng vụt hiện về.

- Ông quen nhà Thắm ư ông? - Bà cụ hỏi tôi, giọng nói nghẹn ngào - Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm… Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi! Tôi oà lên khóc nức nở Xung quanh sông nước nhoà đi Bà cụ lái đò vẫn đang rầu rầu kể lể: - Khốn nạn! nhà Thắm cứu được không biết bao người ở khúc sông này… Thế

mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu…

Tham tố 4 tập trung vào nội tâm nhân vật khi về lại bến sống xưa, cảnh cũ còn đây

mà người xưa đã ra đi trong tức tưởi: Bên sông lại vẳng tiếng hát thuở nào tê tái: “Chảy

đi sông ơi/ Băn khoăn làm gì?/ Rồi sông đãi hết/ Anh hùng còn chi?…”

Người lái đò xưa hiện ra với những sở chỉ là hình ảnh kí ức với những bát cháo cámòi đặc sản quê hương do chính người vớt mình bị đuối nước từ sông lên đãi để chia tay

được phóng chiếu vào tình cảnh hiện tại Đó là Bến Cốc vẫn hệt như xưa; cá mòi phơi trắng trên bờ; bến đò rất ít những người qua lại; cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn; con đò cũ… và một nghịch lí đau nhói ruột gan: nhà Thắm cứu được không biết bao người ở khúc sông này… Thế mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu Nói về kỉ niệm, về người xưa với những tham tố được lựa chọn

rất kĩ có khả năng tạo liên tưởng, cảm xúc mãnh liệt nhưng là để quy chiếu lên nhân vậtxưng “tôi” theo phương thức đặt các tham tố của quá khứ bên cạnh các tham tố về khônggian hiện tại Ở đây, có hai hệ thống quy chiếu song song: quy chiếu vào nhân vật xưng

“tôi” và quy chiếu vào nhân vật cô lái đò Cuối cùng, hai hệ thống này lại được đặt vàotrong một hệ quy chiếu tổng thể: quy chiếu vào nhân vật về lại bến sông cũ để thể hiệnmột sở biểu là sự sám hối của một con người cụ thể với nỗi buồn đau về sự mất mát, nỗibuồn đau về sự vô cảm của con người do sinh kế và sự u mê Tham tố cuối cùng củađoạn trích và cũng là điểm kết thúc của tác phẩm là âm thanh của bài hát như từ cõi thâm

sơn, u uất vọng về: Chảy đi sông ơi/ Băn khoăn làm gì?/ Rồi sông đãi hết/ Anh hùng còn

chi?… tiếp tục quy chiếu lên tâm trạng nhân vật, hiển hiện một khao khát đến cháy lòng:

con sông đời hãy trôi hết phiền muộn, rửa sạch hết những u mê để kéo người đời ra khỏi

sự đói nghèo, sợ hãi và vô cảm… Đây là tham tố ngắn nhất nhưng tạo lại ra được một sự

khác biệt hoàn toàn cho truyện ngắn Chảy đi sông ơi, từng con chữ hiện thân linh hồn

Trang 35

của tất cả những nhân vật, tình tiết, sự kiện; chất tự sự tạm thời lui về phía sau nhường

chỗ cho chất trữ tình đậm đặc có sức gợi liên tưởng rất sâu rộng…

Không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác, nhân vật trongtruyện được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ Vì vậy, tri nhận một nhân vật văn học đòihỏi người đọc phải có một kiến thức nền về nhiều mặt của đời sống thực tiễn và văn hóadân tộc, và nhờ đó có thể nắm được các quy chiếu mà nhà văn sử dụng Nhân vật vănhọc có chức năng khái quát hiện thực và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời.Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đều tìm mọi cách để đưa thông điệp cuộc sống vào đó.Với Thúy Kiều là thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ; với Kim Trọng là khaokhát hạnh phúc cho mối tình kì ngộ trai tài gái sắc; với Từ Hải là khát vọng công lí, tựdo… Nhân vật còn là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn Nó thể hiệnquan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Vì thế, chủ đề củatác phẩm là kết quả của quá trình quy chiếu vào nhân vật Hình tượng con người đượcthể hiện qua nhân vật trong mỗi tác phẩm là một trong những yếu tố trung tâm để xemxét tài năng nghệ thuật của nhà văn Sức hấp dẫn của một nhân vật đến từ tính độc đáo,những phẩm chất khác biệt với “phẩm chất làm mốc” trên các phương diện phổ biến nhưđặc điểm ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động Con người trong tác phẩm khôngđồng nhất với con người ngoài đời Khi phân tích nhân vật, việc đối chiếu, so sánh với

những nguyên mẫu trong đời sống thực tế (với tư cách là một phần của vật làm mốc) có

thể giúp ta hiểu sâu hơn về ý đồ sáng tạo của nhà văn Chí Phèo ghim vào trí nhớ củangười đọc qua lời chửi, qua vẻ ngoài, qua đối thoại với bà hàng xén, với cụ Bá, Thị Nở;

cô gái được anh cu Tràng “nhặt” về làm vợ gây ấn tượng với người đọc bởi ba bát bánhđúc là từ bỏ giọng cong cớn bên ngoài để trở thành một người đàn bà nết na thùy mị…Chất lượng tác phẩm chủ yếu được quyết định bởi hình tượng con người Xây dựngnhân vật như thế nào để nhân vật đó mang được thông điệp của đời sống nhân sinh làthách thức lớn nhất đối với người sáng tác Điều này phụ thuộc vào năng lực tư duy vềđời sống và cách mà nhà văn xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ như thế nào Để làmđược điều này, nhà văn thường thiết lập một hệ quy chiếu vào nhân vật bao gồm những

yếu tố cấu thành như: 1) vật làm mốc là điển dạng của vật được quy chiếu Từ vật làm mốc, người ta có thể so sánh với vật được quy chiếu trên “tọa độ đa chiều” của hệ quy

chiếu để thấy được cách thức sáng tạo của nhà nghệ sĩ Trong phân tích hình tượng nghệ

thuật, quá trình phân xuất vật được quy chiếu cũng đã bao hàm vật làm mốc và vật được quy chiếu; 2) vật được quy chiếu là đối tượng vừa mang những phẩm chất cơ bản của vật làm mốc, vừa mang những thuộc tính cá biệt ưu thế để đạt đến tính điển hình Điển hình hóa là quá trình ở đó nhà nghệ sĩ đã “cá biệt hóa” điển dạng để vươn tới một hình mẫu

khác biệt chứa đựng những phẩm chất tiêu biểu hơn và cao hơn so với điển dạng Có thểbiểu diễn hệ quy chiếu ngôn ngữ vào hình tượng nghệ thuật qua sơ đồ sau:

Trang 36

a

b

c

o d

Vật làm mốc là o, vật được quy chiếu luôn nằm trong miền xác định của oa, ob, oc,

od Về lí thuyết, số lượng tham chiếu là vô hạn Tuy nhiên, trên thực tế, khi sáng tác, các nhà nghệ sĩ thường chỉ xây dựng một số tham chiếu nhất định để thực hiện quy chiếu lên đối tượng của mình Mỗi tham chiếu đều chứa đựng hai giá trị phổ quát: giá trị sự vật logic (sở chỉ) và giá trị trừu tượng khái quát (sở biểu) Đây là cơ sở của kiến tạo quy chiếu sở chỉ và quy chiếu sở biểu Mỗi một tham chiếu đều chứa đựng trong nó những

đặc tính nhất định làm nên tính chất cơ bản của phương thức phản ánh (quy chiếu) Bên

cạnh đó, mỗi tham chiếu cũng bao hàm hình thức và mức độ của phương tiện phản ánh được thể hiện bằng các tham tố Ví dụ, nếu tham chiếu là ngoại hình của một nhân vật thì việc chọn chi tiết nào, bao nhiêu chi tiết của ngoại hình… được xem là các tham tố của tham chiếu đó Mỗi một tham tố đều mang những giá trị nhất định để đóng góp vào sự biểu đạt chung của tham chiếu

Khi xác lập vật được quy chiếu (nhân vật) cần tính đến tính chất loại hình Xét về

vai trò trong tác phẩm, có thể chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trungtâm Xét về ý thức hệ, có thể chia thành nhân vật chính diện, nhân vật phản diện Xét về

đặc điểm cấu trúc – chức năng hình tượng, có thể chia thành nhân vật loại hình (mang phẩm chất thời đại), nhân vật tính cách (có các tính nổi bật), nhân vật tư tưởng (biểu đạt một quan niệm, một tư tưởng), nhân vật chức năng (không thay đổi tư tưởng, tính cách).

Một quy chiếu ngôn ngữ vào nhân vật thành công là phải làm cho nhân vật đó đạt được

những phẩm chất cơ bản trong khuôn khổ tính chất đặc trưng về loại hình của nó Thứ nhất, phải làm cho nhân vật đó tiến đến những thuộc tính điển hình Nhân vật vừa

“quen” lại vừa “lạ” “Quen” là phẩm chất của sự khái quát hiện thực đời sống, “lạ” là tính điển hình được tạo nên từ tính “cực cấp” của những phẩm chất phổ quát Phẩm chất

“lạ” có thể được xem là một dấu hiệu biểu hiện sở biểu của quá trình quy chiếu Thứ hai,

nhân vật có thể là sản phẩm của hoàn cảnh (tác phẩm theo xu hướng hiện thực); nhân vậtcũng có thể là một khát vọng, một lí tưởng có tính bất biến (tác phẩm theo xu hướng lãngmạn); nhân vật phải mang tính đại diện, chứa đựng nhiều thông điệp (tác phẩm theo xuhướng triết luận); nhân vật có tính sống động nhờ vào các dấu hiệu riêng biệt; nhân vậtphải điển hình cho nhiều trạng huống đời sống

c1 Quy chiếu vào nhân vật qua ngôi kể (chức năng của các lớp ngôn từ)

Một câu chuyện chuyển hóa thành truyện khi văn bản được định hình bằng thuật kể của người sáng tác Trong thuật kể, ngôn từ của truyện có thể được chia thành 2 lớp: ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật, ngoài ra còn có một lớp ngôn ngữ có tính lưỡng phân là lớp ngôn ngữ nửa trực tiếp Ngôn ngữ trần thuật là thành phần lời nói của

tác giả, của người kể chuyện và lời nói bán trực tiếp của nhân vật Bao gồm việc kể và

Trang 37

miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh, hànhđộng, ngoại cảnh; bàn luận… Ngôn ngữ của người kể chuyện chủ yếu tồn tại dưới dạng

lời kể, lời tả, lời bình luận hay lời gián tiếp tự do Ngôn ngữ trực tiếp thường là lời đối thoại hoặc độc thoại Từ điểm nhìn tổng thể, có thể phân loại ngôn ngữ của tác phẩm

theo ngôi kể Mỗi ngôi kể, ngôn ngữ mang những đặc tính, chức năng và một dụng ýnghệ thuật riêng của người sáng tạo Trong truyện hiện đại, ngôi kể được nhà văn xemnhư là một chiến thuật quan trọng để xây dựng tác phẩm Vì vậy, giải mã ngôn ngữtruyện không thể không tính đến các đặc trưng về ngôi kể của các lớp ngôn từ

c2 Quy chiếu nhân vật qua giọng điệu

Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng của nhà văn đối với đối tượng

được miêu tả Giọng điệu thể hiện trong các lớp ngôn từ như cách xưng hô, gọi tên, dùng

từ, các yếu tố biểu cảm thể hiện sự thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…Giọng điệu truyền cảm hứng và góp phần định hướng nhận thức đối tượng phản ánh,

hình thành quan điểm cho người đọc Giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng

xử của tác giả trước các hiện tượng đời sống cũng như các vấn đề mà tác phẩm đặt

ra Nguồn gốc của giọng điệu là cảm hứng Chủ đề và cảm hứng là động lực phản ánh,còn giọng điệu là sự hiện thực hóa cảm hứng ra bên ngoài Giọng điệu có thể được chialàm hai loại, giọng điệu tác giả và giọng điệu nhân vật Trong tác phẩm tự sự, giọng điệutác giả được thể hiện qua lời văn trần thuật có chức năng kể, tả Còn giọng điệu nhân vậtlại được thể hiện chủ yếu qua lớp ngôn từ đối thoại Giọng điệu tác giả và nhân vật cóthể hòa vào nhau hoặc tách biệt nhau Giọng điệu có các sắc thái cơ bản như: giọngthương cảm (xót xa, cảm thông, bi ai, bi tráng, bi phẫn, bi lụy); giọng trào phúng (tựtrào, giễu nhại, chê bai); giọng phê phán (tố cáo, lên án); giọng lạnh lùng (trầm tĩnh, sắclạnh); giọng ca ngợi (hồ hởi, phấn khởi, nồng cháy); giọng thúc giục (kêu gọi, hối thúc)

… Có khi một tác phẩm bao hàm nhiều giọng điệu đan xen với nhau tạo nên tính đathanh Quy chiếu nhân vật qua giọng điệu là làm cho nhân vật mang những đặc điểmnhất định qua thái độ đánh giá của tác giả hoặc chính thái độ của nhân vật đó thông quacác lớp ngôn từ Giọng điệu của lớp ngôn từ dẫn chuyện quy chiếu lên nhân vật và thểhiện bằng tình thái nói năng Thế giới tình thái quy chiếu vào nhân vật cơ bản được thểhiện bằng tiêu điểm Điểm nhìn của người kể chuyện quy chiếu vào giọng điệu ở nhữngkhía cạnh, bình diện nhất định của nhân vật Miêu tả khía cạnh tích cực thì quy chiếu vàogiọng điệu ca ngợi nhưng miêu tả khía cạnh tiêu cực chưa hẳn đã quy chiếu vào giọngđiệu phê phán Việc Nam Cao miêu tả cái xấu “ma chê quỷ hờn” của thị Nở không nhằmnhạo báng, cười cợt nhân vật này; miêu tả cái hình hài rất “anh chị”, sự hung hăng tronghành động và lời nói của Chí Phèo không nhằm lên án, phê phán hay căm phẫn Mộtphần của quy chiếu vào giọng điệu để quy chiếu vào nhân vật trong lớp ngôn từ gián tiếp

là cách sử dụng các tác tử tình thái Tuy nhiên, truyện ngắn hiện đại rất ít khi sử dụng lớpphương tiện này để thể hiện giọng điệu Chính việc sử dụng lối kể lạnh lùng ngắn gọn đãgóp phần không nhỏ vào thành công trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Trong

Trang 38

tác phẩm của ông, người đọc tự nhận ra giọng kể qua tình tiết, sự kiện được phơi bàythay vì đóng vai “người tiếp nhận thứ cấp” qua thái độ của tác giả Giọng điệu của lớpngôn từ đối thoại bộc lộ trực tiếp và có tính chất “hiển ngôn” Giọng điệu của lớp ngôn

từ này cũng bị chi phối bởi tiêu điểm và các tác tử tình thái trong lời nói nhân vật Trong

Tướng về hưu, lời nói của Thủy được nhà văn “bố trí” theo lối “lệch kênh”, vi phạm phương châm cách thức hội thoại để “bồi” thêm vào thái độ lạnh lùng đến vô cảm của

nhân vật này trước sự đau buồn của chồng khi mẹ mình vừa mới qua đời…

c3 Quy chiếu nhân vật qua sở chỉ và sở biểu

Nhân vật là sản phẩm của sự tưởng tượng mang những phẩm chất đặc thù của mộtbiểu tượng được xây dựng nên bởi một phương thức sáng tác nghệ thuật nào đấy Vì vậy,ngôn ngữ quy chiếu vào nhân vật phải trải qua hai lần quy chiếu: quy chiếu sở chỉ và quychiếu sở biểu Quy chiếu sở chỉ là quy chiếu vào những thuộc tính vốn có của đối tượng.Còn quy chiếu sở biểu là quy chiếu vào những giá trị biểu đạt được hình thành đằng saugiá trị của những yếu tố sở chỉ Quy chiếu sở biểu là kết quả của quy chiếu sở chỉ khi sởchỉ đạt đến một năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa đủ để tạo ra những giá trị vượt lênnhững giá trị đơn lẻ hoặc giá trị thông thường Một quy chiếu sở chỉ và sở biểu vào nhân

vật thành công là phải làm cho nhân vật đó đạt được những phẩm chất cơ bản như: 1)

nhân vật đó tiến đến những thuộc tính điển hình; nhân vật vừa quen lại vừa lạ Quen là phẩm chất của sự khái quát hiện thực đời sống; lạ là tính điển hình được tạo nên từ tính cực cấp của những phẩm chất phổ quát, một dấu hiệu biểu hiện sở biểu của quá trình quy

chiếu; 2) Nhân vật có thể là sản phẩm của hoàn cảnh (tác phẩm theo xu hướng hiện thực);Nhân vật cũng có thể là một khát vọng, một lí tưởng có tính bất biến (tác phẩm theo xuhướng lãng mạn); Nhân vật phải mang tính đại diện, chứa đựng nhiều thông điệp (tácphẩm theo xu hướng triết luận); Nhân vật có tính sống động nhờ vào các dấu hiệu riêngbiệt; Nhân vật phải điển hình cho nhiều trạng huống đời sống Để làm được điều này,nhà văn thường thiết lập một hệ quy chiếu vào nhân vật bao gồm những yếu tố cấu thành

như: 1) vật làm mốc là điển dạng của vật được quy chiếu Từ vật làm mốc, người ta có thể

so sánh với vật được quy chiếu trên “tọa độ đa chiều” của hệ quy chiếu để thấy được cách

thức sáng tạo của nhà nghệ sĩ Trong phân tích hình tượng nghệ thuật, quá trình phân xuất

vật được quy chiếu cũng đã bao hàm vật làm mốc và vật được quy chiếu; 2) vật được quy chiếu là đối tượng vừa mang những phẩm chất cơ bản của vật làm mốc, vừa mang những thuộc tính cá biệt ưu thế để đạt đến tính điển hình Về lí thuyết, số lượng tham chiếu là vô

hạn Tuy nhiên, trên thực tế, khi sáng tác, các nhà nghệ sĩ thường chỉ xây dựng một số

tham chiếu nhất định để thực hiện quy chiếu lên đối tượng của mình Mỗi tham chiếu đều

chứa đựng hai giá trị phổ quát: giá trị sự vật logic (sở chỉ) và giá trị trừu tượng khái quát

(sở biểu) Đây là cơ sở của kiến tạo quy chiếu sở chỉ và quy chiếu sở biểu Mỗi một tham chiếu đều chứa đựng trong nó những đặc tính nhất định làm nên tính chất cơ bản của phương thức phản ánh (tức quy chiếu) Bên cạnh đó, mỗi tham chiếu cũng bao hàm hình thức và giá trị của phương tiện phản ánh được thể hiện bằng các tham tố Mỗi tham tố lại

Trang 39

có một vai trò nhất định tạo nên giá trị chung cho tham chiếu, gọi là thang đo Thang đo càng lớn, tham tố càng quan trọng Các tham chiếu của quy chiếu sở chỉ đối với nhân vật gồm những phương tiện – phương thức sau: 1) thông tin miêu tả (thông tin về ngoại hình; thông tin về nội tâm; thông tin về hành động; thông tin về lời nói…); 2) thông tin tình thái (các yếu tố tình thái thể hiện qua ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu…) Khác với quy chiếu

trong ngôn ngữ phi nghệ thuật, quy chiếu của ngôn ngữ nghệ thuật lấy mốc chuẩn là cácđiển mẫu, điển dạng, điển hình Vì vậy, muốn xác định được phương thức và hiệu quả

quy chiếu của ngôn ngữ truyện trước hết cần phải xác định được các thuộc tính của vật làm mốc mà nhà nghệ sĩ hướng đến Ngôn ngữ truyện thiên về khai thác khả năng miêu tả (tạo hình); ghi nhận cái thế giới ngoài nó; nghiêng hẳn về biểu đạt thuộc tính hơn là cảm xúc Vì vậy, khác với tác phẩm trữ tình, mỗi đơn vị ngôn từ trong truyện đều có một

nhiệm vụ tối thượng là “vẽ” ra sự vật hiện tượng với những “chỉ số” cụ thể, cá biệt để đưađến cho người đọc cảm giác như nhìn thấy, sờ thấy và không lẫn với vô số những đốitượng khác cùng chủng loại Ví dụ, Nam Cao đã quy chiếu sở chỉ vào thị Nở với những

“tham tố” có thể “đo” được giá trị, như khuôn mặt: “bề ngang lớn hơn bề dài” (nằm trong những “đối trọng” khác như: “vuông vức”; “trái xoan”; “lưỡi cày”…); mũi: “vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành” (nằm trong những “đối trọng” khác như:

“nhọn”; “dài”; “hếch”; “tẹt”…); đôi môi: “màu thịt trâu xám ngoách”; “nứt nẻ như bờ ruộng vào kỳ đại hạn” (nằm trong những “đối trọng” khác như: “tái nhợt”; “trắng bệch”;

“thâm sì”…)… để cuối cùng đi đến sở biểu với sự “định giá tổng thể”: “xấu ma chê quỷ hờn” Hay quy chiếu vào nhân vật Chí Phèo qua sở chỉ của lời chửi: “trời” (đối tượng “vô can”  “đời” (đối tượng quá rộng, khó xác định)  “làng Vũ Đại” (đối tượng rộng, dễ đùn đẩy nhau)  “cha đứa nào không chửi nhau với hắn” (đối tượng hẹp, nội dung chửi

vô hại)  “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn” (đối tượng đạo hiếu nhưng không thể xác

định) “Chuỗi giá trị” này tăng tiến không ngừng để cuối cùng quy chiếu vào một sở biểu:Chí Phèo đang vùng vẫy trong sự cô đơn và hoảng loạn Chính việc lựa chọn các giá trịrất riêng biệt để quy chiếu vào một phương diện nào đó của nhân vật đã làm nên tính cábiệt, tiêu biểu cho hình tượng nghệ thuật Như vậy, trong truyện, một đơn vị ngôn từ đượcxem là có chất lượng khi chúng thực hiện quy chiếu vào “sở chỉ” đạt đến mức thích hợpnhất để “sở chỉ” đó quy chiếu vào “sở biểu” một cách thành công

Trong nghiên cứu ngôn ngữ truyện, khi xác định được vật được quy chiếu, việc đầu

tiên là phải chỉ ra các phương thức quy chiếu có tính sáng tạo riêng của người sáng tác

(xác định được vật làm mốc và các tham chiếu) và đánh giá đúng hiệu quả của chúng Bản

chất của việc xây dựng hình tượng nghệ thuật thực chất là quá trình thiết lập những hệquy chiếu Trong đó, ngôn ngữ vừa là phương tiện biểu đạt, vừa là phương thức biểu đạt

Ngôn ngữ thực hiện quy chiếu sở chỉ và quy chiếu sở biểu vào đối tượng biểu đạt Quy chiếu sở biểu là việc xây dựng các thuộc tính cần thiết để làm cho vật được quy chiếu đạt đến mục tiêu cuối cùng mà người sáng tác hướng đến Quy chiếu sở chỉ chứa đựng trong

nó các tham chiếu Mỗi tham chiếu là một phương tiện – phương thức biểu đạt của ngôn

Trang 40

ngữ mang những thuộc tính chức năng nhất định khi xuất hiện trong diễn ngôn Đó là

những đơn vị có thể “đo” được giá trị Đây là điểm quan trọng nhất trong phân tích ngôn

ngữ truyện Các tham chiếu của quy chiếu sở chỉ đối với nhân vật gồm những phương tiện

– phương thức sau: 1) thông tin miêu tả (thông tin về ngoại hình; thông tin về nội tâm;thông tin về hành động; thông tin về lời nói…); 2) thông tin tình thái (các yếu tố tình tháithể hiện ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu…) Khác với quy chiếu thông thường (trong ngônngữ phi nghệ thuật), quy chiếu của ngôn ngữ nghệ thuật lấy mốc chuẩn là các điển mẫu,điển dạng, điển hình Vì vậy, muốn xác định được phương thức và hiệu quả quy chiếu của

ngôn ngữ truyện trước hết cần phải xác định được các thuộc tính của vật làm mốc mà nhà

nghệ sĩ hướng đến Trong phản ánh luận, khi nhà nghệ sĩ xem một hình mẫu nào đó làđiển dạng, điển hình thì ngôn ngữ phải thực hiện một quy chiếu để xác nhận nó Điển mẫumang những phẩm chất chung của các đối tượng cùng chủng loại nhưng có số lượngthuộc tính cá biệt lớn nhất Nó được hình dung như là các tổ hợp chập

2.4 Một số thử nghiệm về tiếp cận truyện từ góc độ ngôn ngữ

2.4.1 Tiếp cận truyện Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn của

nghệ thuật quy chiếu ngôn ngữ

2.4.1.1 Cách thức ngôn ngữ quy chiếu vào nhân vật Thuấn

Thứ nhất, vật làm mốc Vật làm mốc được nhà văn xác định vừa là nhân vật loại hình, nhân vật chức năng, nhân vật tính cách đồng thời vừa là một nhân vật tư tưởng Vì

vậy, nhân vật Thuấn được xây dựng dựa trên những phẩm chất: 1) tính cách khuôn mẫu

có phần giáo điều của thời bao cấp được duy trì trong thời gian khá lâu; 2) những phẩmchất tiêu biểu của một ông tướng; 3) có tính cách ổn định, không thay đổi trong bất kìhoàn cảnh nào; 4) mang những triết luận về đời sống Tất cả những thuộc tính này đượctác giả trình bày một cách hiển ngôn ngay trong tham chiếu 1 như sự “khái quát hóa”

tiểu sử của một nhân vật có thật trong đời sống quanh ta hoặc trong sử sách Thứ hai, vật

được quy chiếu Vật được quy chiếu ở đây gồm những “cú va chạm” và sự thấu thị hiệnthực đời sống khắc nghiệt của một ông tướng quân đội qua 5 tham chiếu tiêu biểu

Tham chiếu 1 mang chức năng khái quát hóa nhân vật Đây được xem là “bản lílịch tóm tắt” về vật được quy chiếu Trong tham chiếu 1, sở chỉ và sở biểu được nhà văntính toán hết sức cẩn thận, lược bỏ cả những gì thuộc về thế mạnh của ngôi kể thứ nhất(cảm xúc cá nhân) để làm cho các thông tin về nhân vật trở nên “trần trụi”, lạnh lùng, sắcnét, khách quan nhằm hướng đến tính chân thực của hình tượng để “kích hoạt” niềm tin

và cảm xúc của người tiếp nhận

1) Về quy chiếu sở chỉ của tham chiếu 1 Quy chiếu sở chỉ của tham chiếu 1 gồm 3

tham tố cơ bản: tham tố 1 là thông tin sở chỉ về tên nhân vật (Thuấn)  tham tố 2 là những thông tin sở chỉ về vị thế gia đình, vị thế dòng họ (con trưởng họ Nguyễn, một dòng họ lớn trong làng; bố ông là nho học, vợ cả chết, lấy vợ hai)  tham tố 3 là những thông tin sở chỉ về điều kiện, hoàn cảnh lớn lên, thoát li (mẹ kế khắc nghiệt, tuổi thơ nhiều cay đắng; 12 tuổi trốn đi bộ đội; về làng mấy ngày để lấy vợ rồi đi; cả đời gắn với

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w