1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề 7 lãnh đạo bản thân

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Định nghĩa về lãnh đạo bản thân Lãnh đạo bản thân Self Leadership là khả năng tự lãnh đạo, là khả năng quản lý và kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, có nhận thức đúng đắn về việc bản

Trang 1

B ộ môn: Nghệ thuật lãnh đạo

Giảng viên: ThS Nguyễn Hoàng Phước Hiền

Trang 2

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO BẢN THÂN 1

1.1 Định nghĩa về lãnh đạo bản thân 1

1.2 Tầm quan trọng của lãnh đạo bản thân trong sự phát triển cá nhân và sự nghiệp 1

II CÁC MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO BẢN THÂN 3

2.1 Mô hình tự kiểm soát (Carver & Scheier, 1981) 3

2.2 Mô hình nhận thức xã hội (Bandura, 1986) 4

2.3 Mô hình tự quyết định (Deci & Ryan, 1985) 5

2.4 Mô hình lãnh đạo bản thân (Manz 1986) 6

III PHÁT TRIỂN Ý THỨC LÃNH ĐẠO BẢN THÂN 7

3.1 Hiểu biết về bản thân 7

3.1.1 Tìm hiểu về giá trị, sở thích, mục tiêu cá nhân 7

3.1.2 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân 8

3.2 Xây dựng ý thức lãnh đạo 8

3.2.1 Tự tin và quyết đoán trong ra quyết định 8

3.2.2 Tự kiểm soát và tự quản lý 9

3.2.3 Nâng cao hiệu suất 9

3.2.4 Học tập từ những điều thất bại 10

IV Những Yếu Tố Cốt Lõi Để Lãnh Đạo Bản Thân & Cách Thức Thực Hiện 11

4.1 Đặt mục tiêu & quản trị mục tiêu 11

4.1.1 Khái niệm đặt mục tiêu và quản trị mục tiêu 11

4.1.2 Phương pháp đặt mục tiêu và quản trị mục tiêu 12

Trang 3

4.12 Thay đổi tích cực 18

V THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 19

5.1 Quá trình lập kế hoạch hành động 19

5.2 Đánh giá tiến độ và điều chỉnh chiến lược 20

5.3 Phản hồi và học hỏi từ kinh nghiệm 20

VI CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ 21

Trang 4

1

I TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO BẢN THÂN 1.1 Định nghĩa về lãnh đạo bản thân

Lãnh đạo bản thân (Self Leadership) là khả năng tự lãnh đạo, là khả năng quản lý và kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, có nhận thức đúng đắn về việc bản thân một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu và phát triển cá nhân Điều này liên quan đến khả năng tự điều chỉnh, tự tạo động lực và tự quản lý để đạt được sự thành công và sự phát triển trong cuộc sống và công việc.1

Lãnh đạo bản thân bao gồm các khía cạnh:

- Tự định hình: Hiểu rõ về bản thân, nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu, giá trị,

đam mê và mục tiêu cá nhân Giúp nhận ra những gì chúng ta muốn đạt được và làm việc theo hướng đó

- Tự điều chỉnh: Khả năng tự điều chỉnh để kiểm soát cảm xúc, hành vi và hành

động của bản thân Bao gồm khả năng quản lý áp lực, sự linh hoạt và khả năng kiểm soát hành vi và phản ứng của mình trong các tình huống khác nhau

- Tự động lực: Khả năng tự động lực, tức là khả năng tự đặt mục tiêu, duy trì

động lực và sự cam kết để đạt được mục tiêu đó Bao gồm việc phát triển sự kiên nhẫn, sự kiên trì và sự sẵn lòng thực hiện những nỗ lực cần thiết để đạt được mục tiêu

- Tự đánh giá: tìm cách tự đánh giá mình để nhận biết các điểm mạnh và điểm

yếu của mình Giúp phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết để nâng cao hiệu suất và phát triển cá nhân

- Tự định vị: Khả năng tự định vị bản thân và xác định vị trí của mình trong môi

trường làm việc và xã hội Bao gồm việc phát triển mạng lưới quan hệ, xây dựng hình ảnh và danh tiếng

Lãnh đạo bản thân sẽ giúp bản thân hiểu rõ mình là ai, có thể làm được những gì, lộ trình phía trước sẽ như thế nào và đòi hỏi tư duy tự nhận trách nhiệm cùng những kỹ năng cần thiết

1.2 Tầm quan trọng của lãnh đạo bản thân trong sự phát triển cá nhân và sự nghiệp

Trước khi muốn chinh phục, lãnh đạo người khác, chúng ta cần làm chủ được chính bản thân mình Kỹ năng lãnh đạo bản thân có tầm quan trọng đáng kể và có ảnh hưởng tích cực đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống và công việc của mỗi người, giúp chúng ta tổ chức thời gian, ưu tiên công việc và quản lý tài nguyên một cách thông minh Bằng cách biết rõ mục tiêu và kỹ năng tự điều chỉnh,chúng ta có thể tập trung vào những công việc quan trọng và hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.2

Những lợi ích của việc lãnh đạo bản thân bao gồm:

1https://www.vietnamworks.com/hrinsider/lanh-dao-ban-than.html, tham khảo ngày 03/3/2024 2https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/lanh-dao-ban-than.html, tham khảo ngày 04/3/2024.

Trang 5

2

Giúp làm việc hiệu quả và năng suất hơn

Có kỹ năng lãnh đạo bản thân hiệu quả ở đây chính là việc đưa mình vô khuôn khổ, có kỷ luật, mục đích rõ ràng và tăng sự tập trung, vì họ biết kỹ năng này giúp chính cả bản thân và doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu và làm việc năng suất hơn

Giữ động lực và trách nhiệm: Một trong những lợi ích lớn nhất của kỹ năng

lãnh đạo bản thân là nó đòi hỏi bản thân mỗi người phải duy trì động lực và chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình

Xây dựng mối quan hệ bền tốt đẹp với những người xung quanh: Kỹ năng tự

lãnh đạo xuất sắc sẽ giúp xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với mọi người, trong công việc những nhà lãnh đạo cấp cao sẽ nhìn nhận và tôn trọng sự cống hiến cho vai trò và đạo đức làm việc của mỗi người

Truyền cảm hứng cho những người khác: Khả năng lãnh đạo tuyệt vời bắt đầu

bằng kỹ năng tự lãnh đạo bản thân Nếu ở vị trí lãnh đạo, điều quan trọng là người đó phải có khả năng lập kế hoạch, biết ưu tiên các nhiệm vụ và luôn tận tâm hoàn thành công việc của mình Điều này được minh chứng rõ ràng qua các nhà lãnh đạo thành công như Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, CEO Tim Cook, v.v Mỗi cá nhân sẽ có một cách quản lý riêng nhưng ở họ có một điểm chung là khả năng lãnh đạo bản thân tốt

Ví dụ: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, một người doanh nhân, người lãnh đạo, giám

đốc mang chữ tâm và chữ tín đặt lên đầu từ hai bàn tay trắng xây dựng nên đế chế Trung Nguyên.3

Tự định hình: Ông hiểu và nhận ra đam mê đối với thứ “vàng đen”, một tầm

nhìn, tư duy quốc tế và sự kiên trì nhất quán Ông đã chứng minh rằng với niềm tin và nỗ lực không ngừng, ngay cả với khởi đầu khiêm tốn nhất cũng có thể biến thành những thành công đáng kinh ngạc

Tự điều chỉnh: Ông có phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán nên ông là nhà

quản trị đầy bản lĩnh, ông dám nghĩ dám làm, và đầy tham vọng cũng bởi vì lý tưởng và tính cách có phần hơi lập dị này nên ông là một người đôi khi khá lạnh lùng trong công việc

Tự động lực: “Một, đi không trở lại; hai, việc gì cũng làm và ba, nhất định phải

đổi đời.” Lời thủ thỉ đầu tiên của chàng trai 22 tuổi Sứ mệnh của Trung Nguyên phản

ánh tầm nhìn của lãnh đạo công ty về những gì mà công ty cố gắng đạt được “Kết nối và phát triển những người đam mê cà phê trên toàn thế giới”

Tự đánh giá: Tìm cách tự đánh giá mình và xây dựng lại, đánh giá và xây dựng

liên tục Không ngừng nâng cấp bản thân

Tự định vị (self positioning): “Một Việt Nam hùng cường, vĩ đại và ảnh

hưởng”… Ông có thể nói liên tục hang giờ đồng hồ, nói say sưa về cà phê, về thứ “vàng,

3https://bancaphetrungnguyen.com/tieu-su-vua ca phe-viet-dang- -nguyen- -57777u.htmllevu, tham khảo ngày 06/3/2024

Trang 6

3

đen” mà cả đời ông nguyện sống chết, về sự nghiệp cứu quốc, về tầng lớp thanh niên hiện đại, là vua cà phê

Cristiano Ronaldo (CR7) lãnh đạo b n thân b ng k ả ằ ỷ luật, mục tiêu, định hướng, đam mê Người có sức ảnh hưởng, người truyền động lực

Tự định hình: Hiểu rõ về bản thân, nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu, giá trị,

đam mê và mục tiêu cá nhân Giúp nhận ra những gì bạn muốn đạt được và làm việc theo hướng đó Hiểu rõ đam mê bóng đá của bản thân, hiện thực cuộc sống nghèo khổ từ đó nhận ra được mình cần làm gì

Tự điều chỉnh: Tự điều chỉnh cảm xúc, thói quen hàng ngày, giữ vững kỷ luật

trong luyện tập, ăn uống, thái độ chuyên nghiệp đã thể hiện anh là người có khả năng tự điều chỉnh rất tốt

Tự động lực: 4"Tôi không có bí mật cho sự thành công Đối với tôi điều quan trọng là phải có sự quyết tâm và làm việc chăm chỉ, luôn cống hiến 100% khả năng Nếu ai đó hỏi tôi có bí mật gì không thì tôi sẽ trả lời: "Đơn giản là tôi luôn làm việc một cách chăm chỉ"

"Nếu bạn có tài năng nhưng không làm việc chăm chỉ, bạn sẽ không giành được bất cứ thứ gì Trong sự nghiệp của mình, tôi luôn nỗ lực tập luyện và thi đấu Chỉ có nỗ lực hết mình mới gặt hái được thành công"

Tự đánh giá: 5Biết mình là ai, điểm mạnh, yếu của bản thân không ngừng thay đổi trau dồi, tập luyện để tìm kiếm sự hoàn hảo

Tự định vị: Là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất, mang sức ảnh hưởng và

truyền cảm hứng trên toàn thế giới, xây dựng thương hiệu riêng cho mình, thành công nối tiếp thành công

II CÁC MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO BẢN THÂN 2.1 Mô hình tự kiểm soát (Carver & Scheier, 1981)

Mô hình lãnh đạo bản thân Tự kiểm soát của Carver và Scheier (1981) tập trung vào quá trình tự kiểm soát và tự điều chỉnh hành vi của cá nhân để đạt được mục tiêu cá nhân Theo mô hình này, chúng bắt đầu bằng việc thiết lập mục tiêu cụ thể và rõ ràng, là bước quan trọng để hướng dẫn hành động và định hình hướng đi Sau đó, qua việc theo dõi và đánh giá tiến trình, chúng ta có khả năng nhận biết những điểm mạnh và yếu, cũng như xác định những thay đổi cần thiết trong hành vi và chiến lược để tối ưu hóa khả năng đạt được mục tiêu Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh phương pháp làm việc, sắp xếp lại ưu tiên, hoặc thay đổi chiến lược đối với mục tiêu Cuối cùng, sau khi đạt được mục tiêu hoặc đến gần với mục tiêu, cá nhân tự đánh giá lại bản thân và kết quả của mình, từ đó học hỏi và cải thiện để chuẩn bị cho các mục tiêu tiếp theo Mô

4https://2sao.vn/cristiano-ronaldo- -yeu-minh-den-cuong-dai-n-50909.htmltu5https://2sao.vn/cristiano-ronaldo- -yeu-minh-den-cuong-dai-n-50909.htmltu

Trang 7

4

hình này nhấn mạnh vai trò của sự tự kiểm soát và điều chỉnh trong việc đạt được mục tiêu cá nhân, và là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân và lãnh đạo6

Ví dụ: Việc đặt mục tiêu để tăng cường sự tập trung trong công việc Một cá nhân

đặt ra mục tiêu cụ thể là tập trung hoàn thành một dự án quan trọng trong thời gian nhất định và sử dụng kỹ thuật Pomodoro (phương pháp làm việc tập trung trong khoảng thời gian ngắn, thường là 25 phút, sau đó nghỉ ngơi 5 phút) để theo dõi và giữ cho tâm trí luôn tập trung vào công việc Khi gặp phải xao nhãng hoặc cảm thấy mất tập trung, chúng ta điều chỉnh bằng cách tăng cường kỹ thuật tập trung hoặc thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như hít thở sâu hoặc tập thể dục ngắn

Sau mỗi chu kỳ làm việc, chúng ta tự đánh giá kết quả bằng cách xem xét số lượng công việc đã hoàn thành và cảm nhận về mức độ tập trung Kết quả là, qua việc tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi, chúng ta có thể cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc của mình, giúp họ đạt được mục tiêu cá nhân một cách hiệu quả hơn

2.2 Mô hình nhận thức xã hội (Bandura, 1986)

Mô hình lãnh đạo bản thân Nhận thức xã hội của Bandura (1986) là một phần quan trọng trong việc hiểu cách mà cá nhân phát triển và cải thiện kỹ năng lãnh đạo của bản thân Theo mô hình này, quá trình học hỏi lãnh đạo không chỉ xảy ra thông qua việc nhận thông tin từ các nguồn học thuật, mà còn chủ yếu dựa trên việc quan sát và mô phỏng hành vi của những người xung quanh, đặc biệt là những người mà cá nhân tôn trọng và ngưỡng mộ

Khi quan sát các mô hình lãnh đạo, cá nhân thu thập thông tin về các kỹ năng, chiến lược và phong cách lãnh đạo của họ Sau đó, cố gắng mô phỏng lại những hành vi và kỹ năng này trong bản thân mình Việc thực hành và áp dụng những gì đã học được thông qua mô phỏng là bước quan trọng để phát triển kỹ năng lãnh đạo

Một yếu tố quan trọng khác của mô hình là phản hồi Sau khi thực hiện các hành động và áp dụng kỹ năng, mỗi cá nhân nhận được phản hồi từ môi trường hoặc từ bản thân mình thông qua quá trình tự đánh giá Phản hồi này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì đã làm tốt và những điểm cần cải thiện, từ đó điều chỉnh hành vi và phát triển một cách liên tục

6https://blog.okrs.vn/kien-thuc-quan-tri/ky-nang-lanh-dao-ban-than.html, tham khảo ngày 03/3/2024

Trang 8

5

Hình 1: Mô hình nhận thức xã hội (Nguồn: VNOKRs)

Ví dụ: Một nhân viên mới quan sát và học hỏi từ một đồng nghiệp giỏi về cách

tương tác, giải quyết vấn đề và lãnh đạo trong công việc hàng ngày Sau đó, họ mô phỏng lại các hành vi này và thực hành trong công việc của mình Cuối cùng, nhân viên này nhận phản hồi từ đồng nghiệp và quản lý để cải thiện và phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình

2.3 Mô hình tự quyết định (Deci & Ryan, 1985)

Mô hình lãnh đạo Tự quyết định (Self-Determination Theory - SDT) được phát triển bởi Edward L Deci và Richard M Ryan vào năm 1985, là một lý thuyết về sự tự quyết định của con người, tập trung vào việc hiểu cách mà các yếu tố nội tại và bên ngoài ảnh hưởng đến sự tự chủ và tự điều chỉnh của cá nhân

Theo mô hình này, có ba nhu cầu cơ bản của con người:

Nhu cầu tự chủ (Autonomy): Là nhu cầu cảm thấy có sự lựa chọn và kiểm soát

đối với hành động và quyết định của mình Khi một người cảm thấy có tự chủ, họ sẽ cảm thấy hài lòng và động viên bản thân để hoàn thành các nhiệm vụ

Nhu cầu liên quan (Relatedness): Là nhu cầu cảm thấy kết nối với người khác,

cảm thấy được hỗ trợ và chấp nhận từ các mối quan hệ xã hội Mối quan hệ tốt có thể động viên và cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển cá nhân

Nhu cầu thực hiện (Competence): Là nhu cầu cảm thấy thành thạo và hiệu quả

trong các hoạt động và nhiệm vụ mình thực hiện Khi người ta cảm thấy có khả năng và kỹ năng cần thiết để thành công, họ sẽ cảm thấy tự tin và hài lòng với bản thân

Mô hình này cho rằng khi các nhu cầu này được đáp ứng, người ta sẽ trải qua sự phát triển cá nhân và trải nghiệm một cuộc sống có ý nghĩa Trong ngữ cảnh lãnh đạo, việc hỗ trợ nhân viên để đáp ứng các nhu cầu tự chủ, liên quan và thực hiện sẽ tạo điều kiện cho họ để phát triển và đạt được hiệu suất làm việc cao nhất.

Trang 9

6

Hình 2: Mô hình tự quyết định

Ví dụ: Trong quá trình học tập, việc áp dụng mô hình tự quyết định của Deci và

Ryan là rất quan trọng Khi bản thân đối mặt với một bài kiểm tra khó, không chỉ học để đạt điểm cao mà còn để hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng của bản thân, tự đặt mục tiêu học tập cụ thể và tạo ra kế hoạch học tập phù hợp với lịch trình Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và giáo viên để cùng nhau học tập và chia sẻ kinh nghiệm Nhờ mô hình này, mỗi người sẽ trở nên tự chủ, năng động và tự tin hơn trong quá trình học tập

2.4 Mô hình lãnh đạo bản thân (Manz 1986)

Mô hình lãnh đạo bản thân của Manz (1986) được đặt ra bởi Christopher P Manz, một nhà nghiên cứu về quản lý và lãnh đạo Mô hình này tập trung vào việc phát triển khả năng tự quản lý và tự lãnh đạo của cá nhân Đây là một trong những mô hình sớm về việc khuyến khích tự quản lý và tự lãnh đạo trong môi trường làm việc Mô hình lãnh đạo bản thân của Manz (1986) có một số điểm chính:

Tự quản lý: Cá nhân được khuyến khích phát triển khả năng tự quản lý bản thân,

bao gồm việc đặt mục tiêu, quản lý thời gian, và tự đánh giá hiệu suất của mình

Tự lãnh đạo: Cá nhân được khuyến khích đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo cho

bản thân, không chờ đợi sự chỉ đạo từ người khác Điều này bao gồm việc phát triển kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, và tự chủ trong việc xây dựng sự nghiệp và phát triển bản thân

Chủ động hành động: Mô hình này khuyến khích việc tự động cải thiện bản

thân thông qua việc tìm kiếm cơ hội học hỏi, phát triển kỹ năng, và tham gia vào các Mô hình lãnh đạo bản thân của Manz (1986) thúc đẩy cá nhân định hình và kiểm soát sự phát triển của bản thân mình, thay vì phụ thuộc quá mức vào sự lãnh đạo từ người khác Đây là một cách tiếp cận tự chủ và tự quản lý mạnh mẽ, phù hợp với một số ngữ cảnh và mục tiêu cụ thể trong môi trường làm việc

Ví dụ: Một nhà quản lý ở một doanh nghiệp mới thành lập quyết định áp dụng

nguyên tắc quản lý "tự quản lý" (self management) trong công việc hàng ngày của mình.

Trang 10

-7

Trong ví dụ này, nhà quản lý đảm bảo rằng mỗi nhân viên được trao quyền tự quản lý và tự điều chỉnh công việc của mình một cách linh hoạt, thay vì phải chờ đợi các hướng dẫn từ trên xuống Họ khuyến khích sự sáng tạo và tự chủ trong việc giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu cá nhân

Nhân viên được khuyến khích phát triển kỹ năng tự quản lý, bao gồm lập kế hoạch công việc, tự đặt mục tiêu và tự đánh giá kết quả Họ cũng có thể tự quyết định về cách thức hoàn thành công việc và sắp xếp thời gian làm việc của mình

Cuối cùng, thông qua việc áp dụng nguyên tắc tự quản lý này, nhà quản lý mong đợi một môi trường làm việc linh hoạt và sáng tạo, giúp mỗi nhân viên phát triển và thúc đẩy sự tiến bộ cá nhân cũng như thành công của tổ chức

Kết luận

Trong bối cảnh ngày nay, mô hình Tự quyết định (Deci & Ryan, 1985) nổi bật như một lựa chọn lãnh đạo bản thân phù hợp và dễ áp dụng Mô hình này tập trung vào việc khuyến khích sự tự chủ, liên quan và thực hiện, những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cá nhân và thành công trong vai trò lãnh đạo

Tự quyết định tạo điều kiện cho chúng ta định hình và kiểm soát sự phát triển của bản thân, không chỉ trong môi trường làm việc mà còn ở các khía cạnh cá nhân Bằng cách phát triển khả năng tự chủ, tăng cường mối quan hệ xã hội và đạt được sự thành thạo, mô hình này giúp cá nhân tự tin và hiệu quả hơn trong công việc và cuộc sống

Đặc biệt, mô hình này linh hoạt và có thể được áp dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ môi trường làm việc đến các hoạt động cá nhân và cộng đồng Tích hợp các yếu tố quan trọng của phát triển cá nhân, mô hình Tự quyết định thúc đẩy sự tự chủ và sự thành công trong một cách cụ thể và linh hoạt

III PHÁT TRIỂN Ý THỨC LÃNH ĐẠO BẢN THÂN 3.1 Hiểu biết về bản thân

3.1.1 Tìm hiểu về giá trị, sở thích, mục tiêu cá nhân

Nhận thức và hiểu rõ bản thân là yếu tố cốt lõi để lãnh đạo bản thân, bằng cách hiểu về động cơ và nhu cầu làm việc của bản thân.7

Giá trị của cá nhân: Là những điều ý nghĩa, quan trọng nhất Một người có thể

đưa ra những quyết định hành động dựa trên những giá trị này Ví dụ như một cá nhân chăm chỉ tập luyện thể thao hằng ngày vì một sức khỏe tốt

Sở thích: Đây là những điều cụ thể hóa điểm mạnh của mỗi cá nhân Mỗi cá nhân

sẽ có một sở thích riêng, tùy vào điều kiện cá nhân

Mục tiêu: Là đích đến trong tương lai gần hoặc tương lai xa của cá nhân Mỗi

người có một mục tiêu riêng của mình và họ sử dụng tài năng, điểm mạnh để thực hiện được mục tiêu của chính mình

7https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/lanh-dao-ban-than, tham khảo ngày 03/3/2024

Trang 11

8

3.1.2 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Điểm mạnh sẽ ảnh hưởng tới những điều khiến chúng ta bị thu hút, cách chúng ta giải quyết các vấn đề hay những điều mà bản thân thực sự làm tốt Để xác định được điểm mạnh của mỗi cá nhân cần trả lời cho các câu hỏi sau:

- Những điểm mạnh của cá nhân mà người khác không có? Bao gồm những kỹ năng, giáo dục và mối quan hệ

- Những nguồn lực cá nhân nào mà bản thân có sẵn? - Những thành tích nào khiến bản thân cảm thấy tự hào nhất? - Những giá trị nào mà bản thân tin rằng chỉ có mình có được?

Điểm yếu là những điều khiến bản thân chán nản, mệt mỏi và có xu hướng trì hoãn Có thể thông qua các câu hỏi sau để có thể xác định được điểm yếu của cá nhân:

- Chúng ta thường lẩn tránh những việc gì khi thiếu tự tin? - Những người khác đánh giá điểm yếu của mình như thế nào? - Bạn có cảm thấy mình có thói quen nào xấu không? - Thói quen nào dẫn đến sự trì trệ?

Có thể thấy, điểm mạnh là lợi thế của cá nhân, còn điểm yếu là hạn chế cần cải thiện Bất kỳ cá nhân nào, dù có hoàn hảo đến đâu thì vẫn có thể tồn tại điểm yếu Nhưng điều quan trọng là cá nhân cần nhận thức đúng đắn được điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục

3.2 Xây dựng ý thức lãnh đạo

3.2.1 Tự tin và quyết đoán trong ra quyết định

Sự tự tin là một thái độ về kỹ năng và khả năng Nó có nghĩa là chấp nhận và tin tưởng bản thân và có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình Sự tự tin giúp ta biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình và có cái nhìn tích cực về bản thân Ta đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu thực tế, giao tiếp quyết đoán và có thể xử lý những tình huống một cách khéo léo Tự tin ra quyết định đóng vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo bản thân vì điều này ảnh hưởng đến cách chúng ta thể hiện và thực hiện sự lãnh đạo của mình Tự tin ra quyết định giúp tạo lòng tin từ người khác và nhận được sự tôn trọng như một người lãnh đạo có khả năng

Tự tin giúp bản thân trở nên chủ động và quyết liệt trong hành động Bằng cách tin vào khả năng của mình và quyết định đúng đắn, có thể dẫn dắt bản thân và những người khác đi đến mục tiêu đã đề ra Trong quá trình lãnh đạo, sẽ luôn có những thách thức và khó khăn Tự tin giúp bản thân đối mặt với những tình huống khó khăn một cách mạnh mẽ và tìm ra giải pháp hiệu quả để vượt qua chúng Thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn bằng cách đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả, chúng ta có thể học hỏi từ mỗi trải nghiệm và ngày càng hoàn thiện bản thân

Trang 12

9

Tóm lại, tự tin ra quyết định là một yếu tố quan trọng trong việc lãnh đạo bản thân, không chỉ giúp ta dẫn dắt một cách hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên đồng nghiệp

3.2.2 Tự kiểm soát và tự quản lý

Sự kiểm soát và tự làm chủ bản thân – hay còn được gọi là khả năng quản lý những cơn ham muốn bốc đồng, cảm xúc và hành vi của mình nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn8 Tự kiểm soát và tự quản lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lãnh đạo bản thân vì chúng giúp duy trì sự cân bằng, linh hoạt và hiệu quả trong công việc và cuộc sống Tự kiểm soát giúp duy trì tinh thần tỉnh táo và cân bằng trong mọi tình huống Bằng cách quản lý cảm xúc và phản ứng của mình, chúng ta có thể đưa ra các quyết định được đánh giá một cách rõ ràng và logic Từ đó tạo ra kế hoạch và mục tiêu cụ thể Việc này giúp tập trung vào những việc quan trọng nhất và tránh xa những phân tán không cần thiết, phát triển kỹ năng quản lý thời gian và công việc một cách hiệu quả Bằng cách ưu tiên và phân bổ thời gian một cách thông minh, chúng ta có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn

Việc tự quản lý có thể xây dựng lòng kiên nhẫn và sự kiên trì khi đối mặt với những thách thức và khó khăn Bằng cách kiểm soát cảm xúc và tập trung vào mục tiêu lớn, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại trên đường đi Đồng thời thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn bằng cách đặt ra các mục tiêu cá nhân và tìm kiếm cơ hội học hỏi, hoàn thiện bản thân và đạt được những thành tựu mới

Tóm lại, tự kiểm soát và tự quản lý đóng giúp việc lãnh đạo bản thân duy trì sự cân bằng, linh hoạt và hiệu quả trong mọi tình huống Bằng cách này, ta có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn, và đạt được mục tiêu lớn trong cuộc sống

3.2.3 Nâng cao hiệu suất

Ý thức lãnh đạo bản thân giúp bạn nhận ra những điểm mạnh của mình, từ đó chúng ta có thể tận dụng tối đa khả năng đó để hoạt động hiệu quả hơn

Lãnh đạo bản thân đòi hỏi khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc thông minh để tăng cường hiệu suất Bên cạnh đó, ý thức lãnh đạo bản thân giúp chúng ta phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả Lời nói là công cụ quan trọng, có tác động lớn trong cuộc giao tiếp và tạo ra sự ảnh hưởng trực tiếp đến người người nghe.9 Kỹ năng giao tiếp tốt giúp chúng ta truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, lắng nghe và hiểu người khác, giải quyết xung đột và tạo ra môi trường làm việc tích cực

Xây dựng ý thức lãnh đạo bản thân giúp chúng ta nhận biết và quản lý áp lực bản thân và áp lực công việc, học được cách thích nghi với những tình huống thách thức,

8Sự tự kiểm soát và làm chủ bản thân - Psychology & Me (psyme.org), tham khảo ngày 03/3/2024

9 https://pdca.vn/ky-nang-lanh-dao-ban-than-giup-phat-huy-toi-da-tiem-nang.html, tham khảo ngày 03/3/2024

Trang 13

10

duy trì tinh thần lạc quan và tạo ra một môi trường làm việc tích cực, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của bản thân

Lãnh đạo bản thân không chỉ liên quan đến việc quản lý bản thân mà còn quản lý nhóm Chúng ta sẽ học cách phát triển kỹ năng quản lý nhóm, tạo động lực và tạo điều kiện để mọi người trong nhóm đạt kết quả cao, không chỉ nâng cao hiệu suất cá nhân mà còn cho tập thể

Lãnh đạo bản thân đòi hỏi khả năng tạo động lực cho bản thân và người khác Chủ động hành động với mục đích tối đa hoá cho tương lai của tổ chức là chìa khóa then chốt của kỹ năng tự quản lý bản thân Tính chủ động đòi hỏi sự tự tin cũng như động lực để làm một điều gì đó hết mình mà không cần tác động từ ai khác, cùng nhau làm việc hướng đến mục tiêu chung và nâng cao hiệu suất làm việc của tất cả mọi người.10 Xây dựng ý thức lãnh đạo bản thân đóng góp vào việc nâng cao hiệu suất bằng cách phát triển điểm mạnh, quản lý thời gian, phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo động lực và quản lý áp lực

3.2.4 Học tập từ những điều thất bại

Mỗi cá nhân sẽ nhìn nhận thực tế và chấp nhận những thất bại thông qua các trải nghiệm Thay vì trở nên nản lòng hoặc tự trách mình, chúng ta nên học cách nhìn nhận thất bại như một cơ hội học tập và phát triển

Ý thức lãnh đạo bản thân khuyến khích chúng ta suy ngẫm về những nguyên nhân dẫn đến thất bại và rút ra bài học từ đó bằng cách tự đặt câu hỏi như: "Tôi đã làm gì sai?", "Tôi có thể cải thiện điều gì để tránh thất bại trong tương lai?"

Chúng ta có thể điều chỉnh phương pháp làm việc, cập nhật kiến thức và kỹ năng hoặc thay đổi quy trình làm việc để tránh các lỗi hoặc thất bại tương tự trong tương lai Ý thức lãnh đạo bản thân khuyến khích việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và đổi mới để vượt qua thất bại Thay vì luôn lo lắng trong sự thất bại, chúng ta có thể sử dụng năng lượng và sự sáng tạo để tìm ra cách tiếp cận mới và tạo ra kết quả tích cực

Thất bại là một phần của quá trình học tập và phát triển, và không bỏ cuộc khi gặp khó khăn Để vượt qua thất bại, bạn phải thay đổi một số thứ trong cách tiếp cận của mình Bạn phải nhìn lại thất bại, xem xét mình đã làm gì sai, từ đó quyết định những thay đổi nào bạn cần thực hiện để thành công trong lần tiếp theo.11 Ý thức lãnh đạo bản thân giúp sẽ giúp chúng ta xây dựng sự kiên nhẫn và động lực để vượt qua những thất bại Việc biến thất bại thành một giá trị là một cách tích cực để học hỏi và phát triển bản thân bằng cách tự đánh giá, rút ra bài học, đặt mục tiêu cải thiện và không ngừng đổi mới, sử dụng thất bại như một bước đệm để đạt được thành công trong cuộc sống và lãnh đạo bản thân

Một số ví dụ điển hình về việc học tập từ thất bại như:

10https://blog.primus.vn/vi/cung- -kha-nang-lanh-dao-hieu-coqua-suc-manh-cua-viec- -quan- -ban-than/tuly, tham khảo ngày 03/3/2024

117 Bài Học Quý Báu Từ Thất Bại, tham khảo ngày 05/3/2024

Trang 14

11

- J.K Rowling trước khi trở thành tác giả nổi tiếng toàn cầu với bộ truyện Harry Potter đã bị 12 nhà xuất bản từ chối bản thảo của mình

- Harland Sanders với thương hiệu gà rán KFC khi đi bán những gói gia vị và công thức chế biến gà rán đã bị từ chối đến 1009 lần

- Henry Ford đã bị phá sản tới 5 lần trước khi thành công với Ford Motor Company Đây là những minh chứng cho một quá trình nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ Do đó, để lãnh đạo bản thân, đừng sợ hãi sự thất bại mà nên biến thất bại đó thành mục tiêu thúc đẩy bản thân hoàn thiện hơn

IV Những Yếu Tố Cốt Lõi Để Lãnh Đạo Bản Thân & Cách Thức Thực Hiện 4.1 Đặt mục tiêu & quản trị mục tiêu

4.1.1 Khái niệm đặt mục tiêu và quản trị mục tiêu

Mục tiêu là một điểm cuối hoặc một kết quả mà một cá nhân hoặc tổ chức muốn

đạt được thông qua việc hành động và nỗ lực cụ thể Mục tiêu có thể được đặt ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sự nghiệp, tài chính, gia đình, sức khỏe, hạnh phúc,12…Mục tiêu có thể bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn Khi đã xác định được mục tiêu, cá nhân hoặc tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu này bởi các kết quả và phải được đặt ra một cách rõ ràng, cụ thể để đảm bảo có thể đo lường và đánh giá được tiến trình Đây cũng chính là đặt mục tiêu

Ví dụ: A đã đặt mục tiêu của A là thi và đạt 650 Toeic vào cuối tháng 4/2024 Một mục tiêu hiệu quả sẽ bao gồm các yếu tố:

- Rõ ràng và cụ thể: Mục tiêu nên được định rõ và cụ thể để có thể đo lường được việc đạt được chúng

- Khả thi và đo lường được: Mục tiêu nên là điều có thể đạt được trong phạm vi của khả năng của người đặt mục tiêu hoặc tổ chức đặt mục tiêu và tài nguyên có sẵn, có thể được đo lường để theo dõi tiến trình

- Thời gian cụ thể: Mục tiêu nên có một thời hạn cụ thể để tạo động lực và định hình việc quản lý thời gian

- Có ý nghĩa: Mục tiêu nên có ý nghĩa với người thiết lập, đem lại động lực và hướng dẫn hành động

Quản trị mục tiêu là một phương pháp quản lý mục tiêu, trong đó mục tiêu được

xác định cho từng cá nhân hoặc bộ phận Quản trị mục tiêu giúp theo dõi và đánh giá tiến trình đối với các mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định Từ đó tạo điều kiện cho việc điều chỉnh để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả.13

12https://jobsgo.vn/blog/muc-tieu- -gi/la, tham khảo ngày 04/3/2024

13https://amis.misa.vn/108438/quan-tri-muc-tieu- -gi/la, tham khảo ngày 04/3/2024

Ngày đăng: 04/04/2024, 06:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w