CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

42 0 0
CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Thị Hời Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Linh Phạm Ngọc Đoan Trang Hà Thị Thuận Phạm Thị Hoàng Mi Huỳnh Ngọc Đan Thư Nguyễn Văn Đạt Nguyễn Duy Hoàng Biên Hòa, tháng 09/2023 MỤC LỤC CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1 1.1 Hệ thống thông tin 1 1.1.1 Thông tin 1 a Thông tin chiến lược 1 b Thông tin chiến thuật 2 c Thông tin điều hành (tác nghiệp) 2 a Nguồn thông tin bên ngoài 3 b Nguồn thông tin bên trong 3 1.1.2 Hệ thống 3 1.1.3 Hệ thống thông tin 4 1.1.4 Hệ thống thông tin thương mại điện tử 5 1.1.4.1 Khái quát về hệ thống thương mại mại điện tử 5 1.1.4.2 Các đặc trưng của hệ thống thông tin thương mại điện tử 5 1.1.4.3 Lợi ích của hệ thống thông tin thương mại điện tử 6 1.1.4.4 Các cấp độ của thương mại điện tử 7 a Mô hình B2B (business to business) 8 b Mô hình B2C (business to customer) 8 c Mô hình C2C (customer to customer): 9 CHƯƠNG II TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI FPT 9 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9 2.2 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận liên quan 11 2.3 Tổ chức, cách truyền đạt xử lý thông tin trong hệ thống thông tin thương mại điện tử tại FPT 13 2.4 Đầu vào, xử lý, đầu ra của hệ thống thông tin thương mại điện tử 14 2.5 Các phân hệ con trong hệ thống thông tin thương mại điện tử 16 2.6 Phân tích các yếu tố trong hệ thống thông tin thương mại điện tử tại FPT 18 2.7 Mô hình thương mại điện tử tại FPT 19 2.7.1 Các kênh bán hàng Online của công ty FPT 22 2.7.1.1 Qua website FPT: 22 2.7.1.2 Qua trang thương mại điện tử: 24 2.7.1.3 Mạng xã hội: 25 2.7.1.4 Các thành công của FPT trên các kênh bán hàng online 27 2.7.1.5 Các yếu tố dẫn đến thành công của FPT trên các kênh bán hàng online 27 2.7.2 Tiếp thị trực tuyến của FPT: 27 2.7.2.1 Các kênh tiếp thị trực tuyến 28 2.7.2.2 Các chiến lược tiếp thị trực tuyến của FPT 28 2.7.2.3 Thành công của tiếp thị trực tuyến của FPT 29 2.7.3 Các phương thức thanh toán điện tử của FPT 29 2.8 Phần mềm, giao diện, cách thức hoạt động của FPT Shop 29 2.8.1 Phần mền và giao diện của FPT Shop 29 2.8.2 Cách thức hoạt động của FPT Shop 31 2.8.2.1 Quy trình giao dịch 31 2.8.2.2 Quy trình giao nhận vận chuyển 33 2.9 Ưu điểm nhược điểm của hệ thống thông tin thương mại điện tử tại FPT 33 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI TIẾN HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI FPT TỐT HƠN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 MỤC LỤC BẢNG BIỂU Hình 1: Mô hình hoạt động của FPT 11 Hình 2: Chiến lược DC5-135 của Công ty FPT 21 Hình 3: Mô hình công nghệ S.M.A.C TẠI Công ty FPT 30 Hình 4: Giao diện của FPT Shop Online 30 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Hệ thống thông tin 1.1.1Thông tin  Khái niệm Thông tin (information) là một bộ dữ liệu được tổ chức theo một cách sao cho chúng mang lại một giá trị gia tăng so với giá trị vốn có của bản thân các dữ kiện đó Hay nói cách khác, thông tin là: - Những gì mang lại hiểu biết về một sự vật, hiện tượng - Ý nghĩa của dữ liệu được rút ra sau khi đã có những đánh giá hoặc so sánh  Vai trò Thông tin có vai trò vô cùng to lớn trong các hoạt động của con người Không có thông tin, con người không có sự dẫn dắt cho các hoạt động của mình Thông tin là một loại nguồn lực đặc biệt quan trọng trong tổ chức Người quản lý cần thông tin để hoạch định và điều khiển tất cả các tiến trình trong tổ chức, giúp cho tổ chức tồn tại và phát triển trong môi trường hoạt động của nó  Các dạng thông tin Nếu như phân loại theo mục đích sử dụng thì có ba dạng thông tin chủ yếu: a Thông tin chiến lược Thông tin chiến lược liên quan tới những chính sách lâu dài của một doanh nghiệp Nó là mối quan tâm chủ yếu của các nhà quản lý cấp cao Đối với chính phủ, thông tin chiến lược bao gồm những nghiên cứu về dân cư, các nguồn lực có giá trị đối với các quốc gia, số liệu thống kê về cán cân thu chi và đầu tư nước ngoài… 2 Đối với một doanh nghiệp, nó bao gồm các thông tin về tiềm năng thị trường và cách thức thâm nhập thị trường, chi phí cho nguyên vật liệu, việc phát triển sản phẩm, những thay đổi về năng suất lao động và các công nghệ mới phát sinh Về bản chất, thông tin chiến lược là những thông tin liên quan tới việc lập kế hoạch lâu dài, thiết lập các dự án, và đưa ra những cơ sở dự báo cho sự phát triển tương lai Phần lớn các thông tin chiến lược đều xuất phát từ những sự kiện hoặc những nguồn dữ liệu không có từ những quá trình xử lý thông tin trên máy tính b Thông tin chiến thuật Là những thông tin sử dụng cho mục tiêu ngắn hạn (một tháng hoặc một năm) và thường là mối quan tâm của các phòng ban Đó là những thông tin từ kết quả phân tích số liệu bán hàng và dữ liệu bán hàng, đánh giá dòng tiền dự án, yêu cầu nguồn lực cho sản xuất và các báo cáo tài chính hàng năm Dạng thông tin này thường xuất phát từ những dữ liệu của các hoạt động hằng ngày Do đó, nó đòi hỏi một quá trình xử lý và chính xác Trong việc lập kế hoạch hành động chiến thuật, cần phải kết hợp nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa ra quyết định c Thông tin điều hành (tác nghiệp) Những thông tin này thường được sử dụng cho công việc ngắn hạn thường sử dụng cho những công việc ngắn hạn hàng ngày, trong vài ngày hoặc thậm chí vài giờ ở một phòng ban nào đó… Nó bao gồm các thông tin như: lượng đơn đặt hàng, tiến độ công việc… Về bản chất, thông tin điều hành được rút ra một cách nhanh chóng từ dữ liệu về các hoạt động Thông tin đòi hỏi những hoạt động thu thập dữ liệu gấp rút Nó có ít người sử dụng hơn là các thông tin chiến thuật nhưng lại có những yêu cầu đặc biệt hơn so với các thông tin chiến thuật 3 ❇Các nguồn thông tin của tổ chức Thông tin được sử dụng trong các tổ chức được thu thập từ hai nguồn: nguồn thông tin bên ngoài và nguồn thông tin bên trong tổ chức a Nguồn thông tin bên ngoài - Các tổ chức Chính phủ: cung cấp các thông tin chính thức về mặt pháp chế Mọi thông tin như luật thuế, luật môi trường, các quy định về tiền lương, quy chế về giáo dục và đào tạo…là những thông tin mà các tổ chức phải lưu giữ thường xuyên - Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp…là nguồn cung cấp các thông tin về thị trường Nguồn thông tin bên ngoài thường được thu thập qua báo chí, hệ thống văn bản cấp trên gửi đến tổ chức hoặc từ tài liệu nghiên cứu của các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp b Nguồn thông tin bên trong Đây chính là thông tin thu được từ chính hệ thống tài liệu, sổ sách, báo cáo tổng hợp…của chính các tổ chức 1.1.2 Hệ thống Khái niệm về hệ thống cung cấp một thuật ngữ cơ bản để hiểu rõ làm thế nào doanh nghiệp có thể cung cấp giá trị cho khách hàng và làm thế nào để các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả Hệ thống là một tập hợp các thành phần có mối quan hệ tương tác với nhau, cùng phối hợp hoạt động hướng tới một mục tiêu chung thông qua việc thu nhận các yếu tố đầu vào và tạo ra các kết quả đầu ra trong một quá trình chuyển đổi có tổ chức Ví dụ: Hệ thống điều khiển giao thông, hệ thống mạng máy tính… Những yếu tố cơ bản của một hệ thống bao gồm: - Mục đích: lý do mà hệ thống tồn tại và là một tiêu chí được sử dụng khi đánh giá mức độ thành công của hệ thống 4 - Phạm vi: Phạm vi của hệ thống nhằm xác định những gì nằm trong hệ thống và những gì nằm ngoài hệ thống - Môi trường: bao gồm tất cả những yếu tố nằm ngoài hệ thống - Đầu ra: là những đối tượng hoặc những thông tin được đưa từ hệ thống ra môi trường bên ngoài Có nhiều cách để phân loại hệ thống Hệ thống có thể rất đơn giản nhưng cũng có hệ thống phức tạp, có thể là một hệ thống đóng hoặc mở, có thể là một hệ thống cố định hoặc biến động, có thể là một hệ thống có khả năng thích nghi hoặc không thích nghi 1.1.3 Hệ thống thông tin Là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu, thông tin và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước Bao gồm: ❇ Đầu vào Trong hệ thống thông tin, đầu vào (input) thực hiện thu thập và nhập dữ liệu thô chưa qua xử lý vào hệ thống Đầu vào có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng trong hệ thống nào, dạng của dữ liệu đầu vào đều phụ thuộc vào kết quả đầu ra mong muốn Trong khi ở hệ thống tính lương, đầu vào là thẻ hoặc máy chấm công thì ở hệ thống điện thoại khẩn cấp, một cú điện thoại gọi đến được coi là đầu vào Cũng như vậy, hệ thống thông tin Marketing có thể là các kết quả điều tra thị trường hoặc phỏng vấn khách hàng ❇ Xử lý Trong một hệ thống thông tin, xử lý (processing) là quá trình chuyển đổi dữ liệu đầu vào thành các thông tin đầu ra hữu ích Quá trình này có thể bao gồm các thao tác tính toán, so sánh và lưu trữ dữ liệu cho mục đích sử dụng sau này Quá trình xử lý có thể được thực hiện thủ công hay với sự trợ giúp của các máy tính ❇ Đầu ra 5 Trong một hệ thống thông tin, đầu ra (output) thực hiện việc tạo ra thông tin hữu ích thông thường ở dạng các tài liệu và báo cáo Đầu ra của hệ thống có thể là các phiếu trả lương cho nhân viên, các báo cáo cho các nhà quản lý hay thông tin cung cấp cho các cổ đông, ngân hàng và các cơ quan nhà nước Trong một số trường hợp, đầu ra của hệ thống này lại là đầu vào của hệ thống kia ❇Thông tin phản hồi Trong một hệ thống thông tin, thông tin phản hồi (feedback) là kết quả đầu ra được sử dụng để thực hiện những thay đổi đối với các hoạt động nhập liệu và hoạt động xử lý của hệ thống Nếu có lỗi hay có vấn đề đối với đầu ra thì cần thực hiện việc hiệu chỉnh dữ liệu đầu vào hoặc thay đổi một tiến trình công việc 1.1.4 Hệ thống thông tin thương mại điện tử 1.1.4.1 Khái quát về hệ thống thương mại mại điện tử Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông (hệ thống máy tính và mạng Internet) Theo tổ chức Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD - United Nations Conference on Trade and Development) Thương mại điện tử là tiến hành một phần hoặc toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm: marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (SDP) thông qua các phương tiện điện tử Hình thức hoạt động: Thanh toán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, bán hàng qua mạng, truyền dẫn dữ liệu 1.1.4.2 Các đặc trưng của hệ thống thông tin thương mại điện tử Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước Thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu 6 Trong hoạt động giao dịch có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì hệ thống thông tin thông tin chính là thị trường 1.1.4.3 Lợi ích của hệ thống thông tin thương mại điện tử Hệ thống thông tin thương mại điện tử cung cấp các chuẩn công nghệ và tập hợp các công nghệ dễ dùng và phổ biến mà các tổ chức có thể chọn lựa bất kể hệ thống máy tính hay nền tảng công nghệ thông tin tổ chức đang dùng, được dùng để kết nối các hệ thống riêng lẻ lại với nhau, phối hợp công việc của nhiều nhóm làm việc khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới Hệ thống này cũng cung cấp cách dễ nhất để kết nối với các cá nhân & các doanh nghiệp khác với chi phí thấp nhất giảm chi phí cho các hoạt động hợp tác giữa cty với các nhà cung ứng và các đối tác kinh doanh bên ngoài Truyền thông trực tiếp giữa các đối tác mua bán: bỏ qua các lớp trung gian & các quy trình / thủ tục nhiều lớp không hiệu quả Dịch vụ toàn thời gian (Round-the-clock service): Websites luôn sẵn sàng đối với khách hàng 24 giờ Các sản phẩm thông tin như phần mềm, nhạc, video có thể phân phối vật lý qua Internet Mở rộng kênh phân phối: Tạo các cửa hàng để thu hút & phục vụ các khách hàng ko lui tới công ty Giảm chi phí: chi phí giao dịch như chi phí tìm kiếm của người mua, người bán, thu thập thông tin sản phẩm, thương lượng, lập hợp đồng, chuyển giao hàng Nó cũng giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng tiếp thị Thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá

Ngày đăng: 28/03/2024, 05:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan