Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội Kinh tế phát triển, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm, đầu tư nhiều hơn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của con em Trong đó, đồ chơi là thứ không thể thiếu đối với trẻ em Nếu được lựa chọn đúng, đồ chơi giúp ích cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ nhỏ. Chúng không chỉ đóng vai trò giải trí mà còn có vai trò giáo dục quan trọng Trong mọi thời đại, đồ chơi phản ánh nền văn hóa và mang lại cho trẻ em công cụ giúp chúng liên hệ đến thế giới mà chúng đang sống Các hãng đồ chơi trẻ em hiện nay luôn cố gắng theo kịp sự thay đổi liên tục của thế giới và cung cấp cho các thế hệ trẻ những đồ chơi thích hợp, mang lại cho chúng niềm vui thích, khơi dậy trí tưởng tượng và óc sáng tạo của chúng.
Với tỷ lệ trẻ em chiếm hơn 1/3 trong tổng số 90 triệu dân, Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em Là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước, thủ đô
Hà Nội là nơi tập trung lượng dân cư đông, chất lượng đời sống được đánh giá cao so với mặt bằng chung của cả nước Do đó Hà Nội được coi là thị trường hấp dẫn nhất trong việc kinh doanh đồ chơi trẻ em Với điều kiện kinh tế cao, với sự quan tâm, ưu tiên cho đối tượng trẻ em, các gia đình luôn chú trọng đầu tư phát triển cho con em mình và việc sử dụng đồ chơi vừa như một phương tiện giáo dục nhằm phát triển trí tuệ, tư duy và nhân cách cho các em đang là một xu thế đúng đắn Do vậy, số lượng người mua và sử dụng đồ chơi trẻ em rất lớn Đồ chơi trẻ em với rất nhiều chúng loại,màu sắc, chất liệu, kích cỡ, giá cả, nơi sản xuất… đã thực sự phát triển ở thị trường Hà
Nội Chơi đồ chơi luôn là sở thích của tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ Chính nhu cầu đó mà nhiều cửa hàng bán đồ chơi trẻ em ra đời và thu hút nhiều khách hàng Trẻ em được coi là nhóm khách hàng đặc biệt, tuy không có khả năng thanh toán nhưng lại có nhu cầu rất cao
Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các sản phẩm đồ chơi Công ty hiện là đại diện phân phối cho các sản phẩm đồ chơi cao cấp được sản xuất và thiết kế tại Việt Nam cũng như các thương hiệu cao cấp từ thị trường thế giới như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đan Mạch Tuy nhiên, mối quan tâm về trẻ em càng lớn thì các công ty đồ chơi ngày càng phát triển. Tại Hà Nội, HANOITKD vẫn chưa thể hiện được vị thế của mình hay nói cách khác họ vẫn chưa tận dụng hết một thị trường tiềm năng lớn.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội trên thị trường Hà Nội.” với mong muốn qua thực tế nghiên cứu có thể thúc đẩy phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em tại thị trường Hà Nội của HANOITKD mạnh mẽ, bền vững trong tương lai.
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
1, Lê Thị Huyền Trang (2015) , Quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ của tác giả đã khái quát các lý luận về hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh Chỉ rõ thực trạng kinh doanh đồ chơi trẻ em trên địa bàn Hà Nội và thực trạng quản lý các hoạt động kinh doanh sản phẩm đồ chơi trong những năm gần đây Tuy nhiên, đề tài còn chưa nêu rõ các tiêu chuẩn, chính sách của nhà nước về mặt hàng đồ chơi.
2, Võ Lý Bội Uyên ( 2013), Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm đồ chơi gỗ dành cho trẻ em tại công ty Gỗ Đức Thành đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế
Đề tài này tác giả đưa ra được hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để vận dụng vào chiến lược kinh doanh sản phẩm đồ chơi gỗ dành cho trẻ em Winwintoys Giúp ngành hàng đồ chơi gỗ cuả công ty nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phát triển mạnh mẽ, bền vững.
3, Nguyễn Thị Nhài (2013), Hoạt động kinh doanh đồ chơi trẻ em ở Hà Nội trong những năm gần đây, Luận văn tốt nghiệp - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Tác giả đã khái quát thực trạng kinh doanh đồ chơi trẻ em trên địa bàn Hà Nội hiện nay và những tác động tích cực và tiêu cực của đồ chơi đến sự phát triển của trẻ em, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đồ chơi trẻ em cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, tác giả chưa phân tich sâu về lý luận hoạt động kinh doanh trẻ em nói chung, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đồ chơi trẻ em tại Hà Nội.
4,Hoàng Thị Hồng Hạnh ( 2004), Hoàn thiện chiến lược phân phối sản phẩm đồ chơi thiết bị trường học tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tuyết Nga, Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại học Thương mại Đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về chiến lược phân phối sản phẩm từ đó áp dụng vào thực tế Công ty trách nhiệm hữu hạn Tuyết Nga phân tích thực trạng phân phối sản phẩm của công ty, những tồn tại và yếu kém trong khâu xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm của công ty trong những năm gần đây Đồng thời tìm hiểu và nghiên cứu nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém đó Qua đề tài khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm tới sự phát triển của công ty Tuy nhiên, đề tài chưa chỉ rõ các chính sách phát triến sản phẩm trong chiến lược phân phối sản phẩm.
5, Nguyễn Thị Liên (2009) , Phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa, Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại học
Luận văn với chủ đề phát triển thương mại sản phẩm đã đi vào trình bày các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm, sau đó áp dụng vào phân tích phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa Nội dung của luận văn tác giả đi sâu vào nghiên cứu hai khía cạnh là gia tăng về quy mô thương mại và nâng cao chất lượng hoạt động thương mại của sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI, tiếp đó là đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo.
Các đề tài trên đều có ưu điểm, hạn chế nhất định tùy thuộc vào thời gian, không gian và phạm vi nghiên cứu Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu và cụ thể đến vấn đề: “ Phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội” Khắc phục được những hạn chế và kế thừa những điểm mạnh trong các đề tài nghiên cứu trên Đề tài đưa ra cách tiếp cận mới, đó là trên những cơ sở lý luận cơ bản để tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ các số liệu sẵn có cùng với sự hỗ trợ của các công cụ phân tích để từ đó đưa ra cá giải pháp phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi.
Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Về lý luận: căn cứ vào tên đề tài đã lựa chọn, khóa luận sẽ hệ thống lại những lý luận liên quan đến:
- Phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi liên quan đến những khái niệm gì?
- Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quá trình phát triển thương mại, sản phẩm đồ chơi
Từ đó, lấy chúng làm cơ sở để đi sâu nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi trên thị trường Hà Nội
Về thực tiễn: Đề tài phải giải quyết những vấn đề đặt ra bao gồm:
- Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi trên thị trường Hà Nội của công ty những năm gần đây như thế nào?
- Cụ thể trong đó thực trạng quy mô sản phẩm như thế nào? Chất lượng ra sao? Hiệu quả đã đạt được đến đâu?
- Những thành công, tồn tại trong phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi trên thị trường Hà Nội? Những nguyên nhân nào đưa đến thành tựu và hạn chế ấy?
- Từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
Từ việc xác lập đề tài về mặt lý thuyết và thực tiễn tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội trên thị trường Hà Nội.”
Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
+ Các yếu tố môi trường và các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi tại HANOITKD trên thị trường Hà Nội
+ Tình hình phát triển thương mại của công ty b Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa về mặt lý luận phát triển sản phẩm đồ chơi
+ Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại của sản phẩm đồ chơi trên thị trường Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi cho công ty HANOITKD c Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu việc phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi trên thị trường Hà Nội Vấn đề mà khóa luận nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi, thực trạng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội trên khía cạnh tập trung vào các tiêu chí quy mô, chất lượng và hiệu quả
+ Giới hạn về không gian: tập trung vào các quận nội thành Hà Nội Đơn vị nghiên cứu: Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội.
+ Giới hạn về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu về thực trạng hoạt động thương mại của công ty trong vòng 3 năm 2014 – 2017 Các giải pháp đưa ra nhằm phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi được áp dụng từ năm 2018 - 2020.
Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sử dụng được thu thập chủ yếu từ nguồn dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu nội bộ của HANOITKD bao gồm bộ báo cáo tài chính giai đoạn 2014 – 2016, bản báo giá các sản phẩm, báo chí, các bài viết liên quan đến ngành sản xuất đồ chơi trẻ em, các văn bản pháp luật liên quan đến ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em của Việt Nam. b Phương pháp xử lí dữ liệu
Sau khi hoàn thành bước thu thập được dữ liệu, tiến hành chọn lọc và sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích dữ liệu đã thu thập được từ đó tìm ra hướng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi.
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần như tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, mục lục, lời mở đầu… nội dung chính của đề tài được kết cấu trong 3 chương, cụ thể là:
Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội trên thị trường Hà Nội
Chương 3: Các đề xuất và giải pháp kiến nghị phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội trên thị trường Hà Nội
CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm sản phẩm đồ chơi
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Đồ chơi là những đồ vật được chơi bởi trẻ em và thú cưng trong các hoạt động giải trí Chúng thường là những đồ vật, thú vật thu nhỏ, được tạo dáng đơn giản và có màu sắc hấp dẫn Đồ chơi có những nét tiêu biểu dưới dạng khái quát, bảo đảm tái tạo các hoạt động tương ứng của đồ vật, thú vật.”
Ví dụ đồ chơi xe ô tô có thể chạy, đồ chơi búp bê có hình dạng giống con người. Những dân tộc, những nền văn hóa hay các thời kỳ khác nhau hình thành các đồ chơi khác nhau Trong việc khảo cổ, người ta tìm thấy từ thời tiền sử con người đã làm ra các đồ chơi, đơn giản như mô hình nhà, thú vật bằng đất nung, búp bê trẻ sơ sinh, chiến binh cũng như các công cụ được sử dụng bởi người lớn Những đồ chơi này được tìm thấy ở các khu vực nghiên cứu khảo cổ học Nguồn gốc của từ "đồ chơi" chưa được khám phá, nhưng người ta cho rằng từ này có từ thế kỷ thứ 14.
Theo Giáo dục học mầm non: “Đồ chơi là phương tiện vật chất dùng trong khi chơi, nó không mang ý nghĩa đời sống hàng ngày Trong đồ chơi thể hiện tính chất điển hình của đồ vật Chính hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạo và thể hiện những hành động tương xứng đối với đồ vật ấy”. Đồ chơi không chỉ là thứ để trẻ em giải trí Nó còn mang tính giáo dục và do đó ảnh hưởng tới sự hình thành tính cách của trẻ nhỏ Những đồ chơi ngày nay rất đa dạng Nhiều công ty đồ chơi lớn còn có những phòng thí nghiệm riêng, nghiên cứu sở thích của trẻ em, sự ảnh hưởng của đồ chơi với trẻ em Khoa học giáo dục coi đồ chơi là một phương tiện quan trọng trong việc giáo dục trẻ em.
Thương mại là một phạm trù kinh tế ra đời và tồn tại gắn liền với kinh tế hàng hóa Với tầm quan trọng của mình, phạm trù thương mại được nghiên cứu rất rộng rãi, vì vậy có rất nhiều các hiểu khác nhau về thương mại.
Theo Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương – Trường Đại học Thương mại;
“Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận”. Theo Luật thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005: “ Hoạt động thương mại của các thương nhân bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lời hoặc thực hiện chính sách xã hội”
Thương mại còn được hiểu là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ … giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter) Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
1.1.3 Khái niệm phát triển thương mại
Theo Giáo trình Kinh tế phát triển – Trường Đại học Thương mại: “Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên ( hay biến đổi) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự thay đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội” Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề cơ bản sau:
+ Mức độ gia tăng của sản lượng quốc gia và sự tăng trưởng của sản xuất trong một thời kỳ.
+ Mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia thể hiện ở tỷ trọng của công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân.
+ Sự tiến bộ xã hội thể hiện ở đời sống dân cư, xóa bỏ nghèo đói,tăng công ăn việc làm và công bằng xã hội.
Hiện nay chưa có quan điểm chính thống về phát triển thương mại, do đó dựa trên quan điểm trên về phát triển kinh tế có thể hiểu phát triển thương mại là nỗ lực gia tăng hay mở rộng về quy mô và tốc độ thương mại, thay đổi chất lượng thương mại theo hướng tối ưu và hiệu quả Thực chất, phát triển thương mại là giải quyết vấn đề mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thương mại.
Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
1.2.1 Đặc điểm, phân loại sản phẩm đồ chơi a Đặc điểm của sản phẩm đồ chơi: Đồ chơi được xem là người bạn thân thiết của rất nhiều thế hệ trẻ em từ xưa đến nay Ngày nay đồ chơi được ra đời với đa dạng mẫu mã và kiểu dáng khác nhau khiến cho trẻ em không ngừng thích thú Để làm được những điều đó, đồ chơi mang những đặc điểm:
- Đồ chơi có màu sắc sặc sỡ: Đồ chơi nhiều màu sắc là đặc điểm đầu tiên cần nói đến vì yếu tố thu hút thị giác bé Nói đến sự “ hấp dẫn” của đồ chơi thì không thể không kể đến màu sắc đồ chơi, bởi đây còn là yếu tố thu hút mọi ánh nhìn không chỉ các trẻ em mà còn là hầu hết các bậc phụ huynh Do vậy, những món đồ chơi xếp hình có nhiều màu sắc sẽ không chỉ khiến bé hào hứng và thích thú khi chơi mà còn giúp bé biết cách phân biệt màu sắc cũng như học hỏi được nhiều kỹ năng bổ ích từ màu sắc.
- Đồ chơi phát nhạc, âm thanh: Đây là yếu tố chính gây nhiều sự chú ý cho các bé ngay từ khi còn nhỏ có thể là những bản nhạc không lời hấp dẫn hay những bài hát thiếu nhi vui nhộn và điều này sẽ khiến cho các bé không chỉ thêm phần thích thú khi chơi mà còn là nền tảng để bé phát âm tốt hơn, sớm biết nói hơn… Đó cũng là lý do vì sao những món đồ chơi phát ra âm thanh luôn được lọt tốp đồ chơi bán chạy cho trẻ em.
- Đồ chơi bé có thể nâng niu, ôm ấp: Đồ chơi mà bé có thể nâng niu, ôm ấp như gấu bông, búp bê… là những món đồ từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết và không thể thiếu của biết bao thế hệ trẻ em Hầu hết các bé khi còn nhỏ đều thích được ôm ấp, chăm sóc những con búp bê hay thú bông, đặc biệt là các bé gái Qua đồ chơi, ba mẹ cũng sẽ hiểu hơn về tính cách của bé để từ đó có thêm phương pháp rèn luyện tính cách cho bé tốt hơn khi cho bé chơi với những món đồ chơi này.
- Đồ chơi mô phỏng công việc người lớn: Hầu hết các bé đều có mong muốn được làm công việc giống như ba mẹ, chính vì vậy những món đồ chơi mô phỏng công việc của người lớn như đồ chơi làm bếp, đồ chơi xây dựng, đồ chơi lái xe… sẽ là những món đồ chơi vô cùng tuyệt vời để đem đến cho bé một không gian khám phá, sáng tạo theo những gì bé quan sát từ những việc làm của người lớn Từ đó đồ chơi sẽ hình thành nên tính cách tự lập cũng như cảm xúc biết chia sẻ, yêu thương của bé ngay từ khi còn nhỏ.
- Đồ chơi khơi gợi tư duy, sáng tạo cho trẻ: Khác với những món đồ chơi trên là đa phần thu hút trẻ em ở vẻ bề ngoài, còn đối với những món đồ chơi thông minh, sáng tạo như đồ chơi lego, đồ chơi xếp hình, đồ chơi đất nặn… lại thu hút trẻ ở điểm là nó có thể giúp trẻ khai thác triệt để tư duy để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh Đây cũng là đặc điểm “đánh sâu” vào tâm lý thích khám phá của trẻ và là điểm quan trọng nhất mà bất cứ bé nào cũng nên có Qua đồ chơi, các bé sẽ được thỏa sức sáng tạo và không ngừng phát triển khả năng tư duy để từ đó giúp bé được thông minh và nhanh nhạy hơn.
- Đồ chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động: Đồ chơi vận động giúp bé được vui chơi thỏa thích và rèn luyện thể chất khỏe mạnh Đây cũng là những món đồ chơi được nhiều bé yêu thích, mẹ có thể nhận thấy điều này qua những tiếng cười thả ga, thích thú của bé khi được ngồi trên chiếc xe đạp yêu thích hay được đi vào thế giới cổ tích trên những chiếc xe lắc và có thể vui chơi, chạy nhảy thỏa thích theo những trái bóng lăn… Đó cũng là những món đồ vô cùng có lợi trong việc giúp bé rèn luyện nhiều kỹ năng bổ ích để phát triển thể chất b Phân loại sản phẩm đồ chơi
Có nhiều cách phân loại sản phẩm đồ chơi, tuy nhiên, dựa vào chức năng của các sản phẩm đồ chơi, các sản phẩm đồ chơi có thể được chia làm ba loại:
- Nhóm đồ chơi phát triển kỹ năng cơ bản: gồm các trò chơi có bánh xe, bóng lăn như: xe tập đi, xe chòi chân, , xe lắc… là cách để bé có thêm cơ hội được vận động, học cách giữ thăng bằng, giúp hệ cơ xương vững chắc hơn
- Đồ chơi phát triển thể lực và kỹ năng vận động: gồm các trò chơi vận động như nhà bóng cho bé, cầu trượt, xích đu, bập bênh, bể bơi bơm hơi cho bé để làm quen với môi trường nước hay những trò chơi dân gian, đồ chơi thao tác bằng tay Những loại đồ chơi này ngoài chức năng giải trí thì còn hỗ trợ bé phát triển kỹ năng, vận động giúp trẻ lớn khôn và khỏe mạnh
- Nhóm đồ chơi phát triển trí tuệ: gồm những loại đồ chơi trí tuệ lắp ráp cho bé trài còn đối với bé gái thì có thể là các loại đồ chơi nhà bếp, lắp ráp nhà xinh, cửa hàng thời trang… Ngoài ra còn có các bộ xếp hình, khối hình học cơ bản từ đồ chơi bằng gỗ như: thanh gỗ chữ nhật, tam giác, vuông tròn nhưng bé có thể biến chúng thành không gian nhà được sắp xếp theo ý tưởng rất độc đáo của trẻ Tất cả những loại đồ chơi này đều giúp phát triển khả năng tưởng tượng, sự khéo léo và đặc biệt là lòng tự tin, ham học hỏi của trẻ tốt cho sự phát triển sau này của trẻ nhỏ
1.2.2 Bản chất phát triển thương mại sản phẩm
Từ khái niệm phát triển thương mại, ta có thể hiểu bản chất của phát triển thương mại là:
+ Sự gia tăng về quy mô: sự gia tăng về quy mô nếu xét theo góc độ vi mô được hiểu là sự gia tăng về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, số lượng nhà cung ứng Nếu xét theo góc độ vĩ mô thì nó lại được hiểu là gia tăng về giá trị thương mại, gia tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường… Qua đó để biết được với những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp thì sự gia tăng như vậy đã hợp lý chưa và có những điều chỉnh thích hợp Tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của ngành mà quy mô thương mại cũng có thể tăng hay giảm
+ Sự gia tăng về tốc độ: Thể hiện thông qua việc sản lượng, doanh thu của năm sau so với năm trước như thế nào Nếu tốc độ tăng trưởng dương tức là doanh thu năm sau cao hơn năm trước và ngược lại, tốc độ tăng trưởng âm nghĩa là doanh thu đang giảm đi Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ là một trong số nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình hoạt động của một công ty Để đánh giá chính xác tình hình của công ty thì nên dùng thêm nhiều chỉ tiêu khác như tình hình hoạt động chung của ngành, biến đổi của nên kinh tế, chính sách vĩ mô…
+ Phát triển thương mại về mặt chất lượng: thể hiện thông qua cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm… Phải đánh giá được chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng gì tới số lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như doanh thu của công ty như thế nào, xác định vị trí của sản phẩm của công ty trong lòng khách hàng và so với đối thủ cạnh tranh Phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất lượng còn được hiểu thông qua cách thức sử dụng các nguồn lực thương mại để phát triển thương mại sản phẩm Số lượng và chất lượng nguồn lực được sử dụng trong thương mại có ảnh hưởng
1.2.3 Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm a Đối với nền kinh tế quốc dân
+ Góp phần vào giải quyết tốt thông qua thị trường các mối quan hệ liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cung – cầu, tiền – hàng, tích lũy – tiêu dùng…
Nội dung và nguyên lý phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi a Phát triển thương mại về quy mô
+ Sản lượng (doanh số) sản phẩm trên thị trường (Q): “ Sản lượng là tổng lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán được trên thị trường” Sản lượng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường tăng lên nghĩa là sản phẩm ngày càng thâm sâu vào thị trường, sản phẩm đang đi nhanh vào quá trình lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường
+ Chỉ tiêu mức khối lượng sản phẩm bán ra tuyệt đối tăng,giảm liên hoàn: q = qi – qi-1 qi: Khối lượng sản phẩm bán ra trong thời kỳ nghiên cứu qi-1: Khối lượng sản phẩm bán ra của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu + Doanh thu: Doanh thu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân vơi sản lượng.
P: Giá một đơn vị sản phẩm
+ Chỉ tiêu mức doanh thu tuyệt đối tăng, giảm liên hoàn m = Mi – Mi-1
Mi : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm thời kỳ nghiên cứu
Mi-1 : Doanh thu tiêu thụ của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu.
Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ chêch lệch về khối lượng sản phẩm bán ra và doanh thu tiêu thụ tuyệt đối giữa các năm, để thấy được sự tăng lên hay giảm đi của quy mô thương mại sản phẩm đồ chơi Độ chêch lệch càng lớn thì quy mô càng tăng lên và ngược lại b Phát triển thương mại về chất lượng
+ Chỉ tiêu về chất lượng
Tỷ trọng khối lượng bán ra:
%qn = * 100 qn: Khối lượng bán ra của sản phẩm n
Tổng khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ nghiên cứu
+ Tỷ trọng doanh thu của từng sản phẩm:
%Mn Mn: Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm n
M: Tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ nghiên cứu
Các chỉ tiêu trên phản ánh sự tăng lên hay giảm đi về tỷ trọng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ, của doanh thu từng nhóm hàng trong tổng khối lượng sản phẩm và tổng doanh thu Tỷ trọng của nhóm sản phẩm nào càng lớn thì chứng tỏ quy mô của sản phẩm đó trong tổng sản phẩm càng lớn và ngược lại So sánh quy mô, tỷ trọng trong nhóm để thấy được sự chuyển dịch này là phù hợp hay chưa.
+Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng về mặt khối lượng sản phẩm bán ra: gq gq: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng sản phẩm bán ra
+ Chỉ tiêu tốc độ tăng, giảm định gốc: gm= *100 gm: tốc độ tăng trưởng của doanh thu tiêu thụ
Các chỉ tiêu trên phản ánh mức độ tăng trưởng của khối lượng sản phẩm và doanh thu giữa hai thời kỳ nghiên cứu Các chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ sự gia tăng về quy mô của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
Qua đây chúng ta có thể tính tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm để thấy được sự tăng trưởng đó có ổn định, liên tục không Đồng thời cũng thấy được sự dịch chuyển của cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường. c Hiệu quả phát triển thương mại
Về phía các doanh nghiệp, để xem xét hiệu quả thương mại ta nghiên cứu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lao động…
LN = M – CP LN: lợi nhuận
+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
HQen: Tỷ suất lợi nhuận
LN: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ ( lợi nhuận trước thuế)
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao Chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích hiệu quả thương mại của các công ty.
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả, là nguồn kích thích vật chất của bất cứ hoạt động thương mại nào Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tất cả, hiệu quả thương mại không chỉ có ý nghĩa là mức lợi nhuận nhiều hay ít, mặc dù trong thực tế các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên cơ sở của lợi nhuận, mà còn là hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại như lao động, vốn…
+ Hiệu quả sử dụng lao động:
W W: Năng suất lao động của một nhân viên kinh doanh thương mại
: Số nhân viên kinh doanh thương mại bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
1.3.2 Các nguyên tắc, chính sách phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi a Các nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi Đồ chơi trẻ em được xem như những người bạn gắn bó mật thiết với trẻ trong những năm tháng đầu đời Lợi ích của đồ chơi trẻ em là giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ Thế nhưng, để phát huy tối đa những lợi ích đấy, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé trong quá trình chơi, cần tuần thủ các nguyên tắc an toàn dưới đây:
- Không nên cho trẻ chơi những món đồ chơi có kích thước nhỏ, hoặc nếu muốn cho bé chơi cần theo sát bé trong suốt quá trình chơi Đồ chơi trẻ em có kích thước nhỏ đa phần thường gây nguy hiểm cho trẻ dưới 1 tuổi, do bé có thói quen đưa đồ chơi vào miệng, thậm chí nếu bố mẹ không để ý, bé có thể ngậm lâu, trôi vào miệng, vô cùng nguy hiểm nếu trẻ nuốt phải, hóc tắc thở.
- Không cho trẻ chơi những món đồ chơi dễ bị phai màu: đồ chơi cho bé thường có nhiều màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, tạo hứng khởi cho trẻ khi chơi Thế nhưng, nếu các món đồ chơi của bé có độ bền màu kém, dễ phai màu thì bé cầm, thậm chí bé cho vào miệng thì phẩm màu rất nguy hiểm
- Không sử cho bé tiếp xúc với các đồ chơi bạo lực: tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới văn hóa và lối sống của trẻ nhỏ Do vậy, bố mẹ cần chú ý tuyệt đối không nên cho con chơi các món đồ chơi bạo lực như súng bắn nước, cung tên nhựa, kiếm, côn…
- Không cho trẻ chơi những món đồ phát ra âm thanh lớn: âm thanh quá lớn, có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ, nhất là đối với trẻ giai đoạn sơ sinh, màng nhĩ của trẻ sẽ dễ bị tổn thương Những món đồ chơi có âm vực âm thanh vừa phải, đủ để bé chơi và kích thích bé phát triển các giác quan, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Hạn chế thời gian chơi các đồ chơi vận động mạnh: các trò chơi vận động mạnh như nhà bóng, cầu trượt, xe điều khiển….thường bé sẽ toát mồ hôi trong khi chơi Do đó, cần giới hạn thời gian chơi để đảm bảo bé không vận động quá mệt b Các chính sách phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
*Các quy định, tiêu chuẩn của nhà nước về đồ chơi trẻ em:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ CHƠI – THIẾT BỊ MẦM NON HÀ NỘI
Tổng quan tình hình phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội
2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển thương mại sản phầm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội
Việt Nam là một nước có dân số đông, đi liền với điều đó chính là thị trường đồ dùng dành cho trẻ nhỏ cũng ở mức cao Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, thị trường tiêu dùng Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng cho ngành đồ chơi trẻ em. Khi mà kinh tế phát triển cũng là lúc chúng ta muốn dành cho trẻ nhỏ những sự lựa chọn tốt nhất có thể và đồ chơi trẻ em chính là mặt hàng không thể thiếu Không chỉ có các nhà sản xuất đồ chơi trong nước mà các nhà sản xuất đồ chơi ở nước ngoài cũng đang ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn, họ bắt đầu bằng việc mở đại lý tiêu thụ sản phẩm và vạch ra những kế hoạch đầu tư sản xuất tại đây Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội chiếm ưu thế khá lớn khi tâm lý người Việt Nam có xu hướng “sính ngoại” mà các sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu từ các nước Đan Mạch, Hoa Kỳ Vì vậy, sản lượng và doanh thu tiêu thụ của công ty đã có những bước khởi sắc trong những năm gần đây
Tổng số dân nước ta đang ở khoảng 90 triệu người, trong đó thì tỷ lệ trẻ 0 - 14 tuổi đang chiếm tới 36%, chính vì thế mà Việt Nam đang được xem là thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp đồ chơi, đặc biệt là khi mức sống của người dân ngày càng được cải thiện tốt hơn Có thể thấy đồ chơi trẻ em được bán từ các chợ quê ngay ở những vùng nông thôn cho đến các siêu thị, trung tâm thương mại lớn hay vô số những cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ ở trong các ngõ ngách Không chỉ có thế, mặt hàng này còn chiếm nhiều không gian và gắn liền với tên tuổi của các khu phố hay khu chợ ở các thành phố lớn như Hà Nội với phố Lương Văn Can, Hàng Mã, hay chợ Đồng Xuân Tính đến nay, ở Việt Nam có khoảng 100 cơ sở trong nước chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em chuyên nghiệp, trong đó bao gồm nhiều loại thú nhồi bông, xe đạp trẻ em, đồ chơi làm bằng gỗ và nhựa đã được người tiêu dùng ưa chuộng lựa chọn cho con họ. Một số hãng đồ chơi nước ngoài cũng dần có chỗ đứng tại thị trường nước ta như hãng sản xuất đồ chơi hàng đầu Nhật Bản có tên Takara Tomy đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em đặt tại Hải Phòng Đây là một trong những thách thức mà HANOITKD phải đối mặt trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm Tốc độ phát triển thương mại sản phẩm còn chậm khi phải cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
Công ty còn gặp phải những khó khăn khi chịu áp lực lãi suất khi sử dụng lượng vốn vay cao, áp lực giá cả thị trường, thuế nhập khẩu… Trước những biến động của thị trường, Công ty đã có nhiều chính sách, biện pháp và đạt được tổng doanh thu năm
2015 là 6,67 tỷ đồng, năm 2016 là 9,67 tỷ đồng Doanh thu của Công ty đều có dấu hiệu tăng qua các năm và đã hoàn thành kế hoạch đề ra.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội
Mục đích của việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thương mại của doanh nghiệp là nhằm đưa ra những biện pháp thiết thực để mở rộng về quy mô, tốc độ và chất lượng Có rất nhiều những nhân tố tác động đến tiêu thụ sản phẩm đồ chơi, mức độ phạm vi tác động của mỗi nhân tố cũng khác nhau, cần có cách nhìn khoa học và tổng thể Có nhiều cách phân chia các nhân tố theo những tiêu thức khác nhau, ta có thể chia thành một số những nhân tố sau: a) Các nhân tố bên ngoài công ty
Các nhân tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty đó là:
*Môi trường kinh tế và các chính sách của Nhà nước
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: lãi suất ngân hàng, lạm phát, thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương, các chính sách tài chính tiền tệ Các chính sách kinh tế vĩ mô là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của công ty nói chung và thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng Chính sách thuế khóa, tài chính, ngân hàng cũng đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các công ty.
Năm 2016 nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực tăng lên ở mức khoảng 6,8-6,9%/năm với ngắn hạn và 9,3-11% đối với dài hạn dẫn đến công ty tiếp cận khoản vay từ ngân hàng khó khăn hơn Lãi suất tăng hơn làm giá bán sản phẩm cũng tăng hơn Công ty đã gặp khó khăn hơn trong cơ hội cạnh tranh về giá cả với các đối thủ cạnh tranh Lãi suất càng cao càng gây khó khăn cho doanh nghiệp Gánh nặng lãi suất gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh Năm 2017, lãi suất cho vay đã giảm nhưng chưa được như mong đợi do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu vẫn là vấn đề nợ xấu Đối với khu vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất cho vay ở mức 6,8-11%/năm tiếp tục lại gây khó khăn và áp lực cho công ty trong vấn đề vay vốn khiến việc mở rộng kinh doanh gặp khó khăn.
Trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh là điều không tránh khỏi - nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản hoặc bị thôn tính Việc gia tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, nó chỉ xuất hiện khi nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, hiểu rõ mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh, để có chiến lược tiêu thụ tối ưu.
Với trụ sở đặt tại Hà Nội và đặc điểm kinh tế nơi đây, một nơi thuận lợi cho giao thương cũng như tìm kiếm cơ hội cạnh tranh và các dự án tiềm năng Vì vậy, trên thị trường hiện nay có rất nhiều Công ty đối thủ cạnh tranh với HANOITKD như: Công ty TNHH sản xuất – thương mại dịch vụ Hoàng Mai, Công ty CP Thiết bị vui chơi giải trí Văn Minh, Công ty CP Công nghiệp và Thương mại Hoàng Hà, Công ty TNHH MTV Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Đồ chơi Đại Việt……
Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội chỉ mới thành lập năm
2011 và hoạt động trên địa bàn Hà Nội là chủ yếu với hình thức kinh doanh bán buôn thông qua các đại lý, không có gian hàng, showroom giới thiệu sản phẩm Vì vậy, lượng khách hàng biết đến còn ít, chưa tạo dựng được vị thế trên thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi Để khắc phục những hạn chế trên công ty đã chú trọng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, đưa ra chính sách chất lượng và không ngừng tìm kiếm, đa dạng hóa nguồn hàng để thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình thương mại có thể chia sẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp Tùy theo biến động của thị trường đồ chơi, nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp nhập hàng với giá cao, khi đó chi phí tăng lên, giá bán đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị trường, lợi nhuận giảm
Hiện nay, Công ty đang lựa chọn một số nhà cung cấp đồ chơi trẻ em có uy tín cao trên thị trường thế giới như:
+ Tập đoàn LEGO ( Đan Mạch): Đan Mạch là Quốc gia khai sinh nên thương hiệu đồ chơi Lego phát triển mạnh mẽ và đứng đầu trong ngành đồ chơi trí tuệ, độc đáo và tạo nên một không gian cho bé chơi sáng tạo không giới hạn Với những bộ đồ chơi lắp ráp, xếp hình từ những khối ghép nhựa an toàn về vật liệu và thiết kế, trẻ có thể chơi không ngừng và sáng tạo, tốt cho trí thông minh.
+ Công ty Melissa và Doug(Hoa Kì): Melissa & Doug là công ty cung cấp đồ chơi trẻ em hàng đầu tại Mỹ Được thành lập bởi Melissa và Doug Bernstein trong một nhà gửi xe nhỏ vào năm 1988 Gần 30 năm sau, công ty đã phát triển mạnh mẽ và hiện có trụ sở tại Wilton, Connecticut Tất cả các sản phẩm của công ty đều đươc thiết kế ở Westport, Connecticut và do chính tay Melissa thực hiện Mặc dù, dòng sản phẩm gốc được sản xuất tại Hoa Kỳ, nhưng tất cả các sản phẩm đồ chơi tiếp theo đều được công ty này làm tại Châu Á.Thương hiệu đồ chơi Melissa & Doug có rất nhiều sản phẩm đa dạng và ngày càng hấp dẫn với trẻ nhỏ bởi hình thức đẹp và cách chơi sáng tạo, tùy ý chơi thật vui và bổ ích tùy theo sức sáng tạo của mỗi bé Trong đó nổi bật nhất trong những sản phẩm này chính là dòng đồ chơi gỗ thông minh và an toàn. b, Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Công ty cố gắng tối thiểu mọi chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu đồ chơi xuống để từ đó giá bán sản phẩm là thấp nhất, tạo ra lợi thế về giá đối với đối thủ cạnh tranh, qua đó thỏa mãn nhu cầu của nhiều khách hàng tốt hơn Đồng thời, công ty thực hiện đa dạng các mức giá theo từng loại để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, phân biệt theo các tiêu thức khác nhau, đảm bảo phù hợp khả năng thanh toán của khách hàng Ngoài việc xác định giá bán căn bản cho từng loại sản phẩm, công ty còn xây dựng được các chiến lược giá để đảm bảo có thể thích ứng với sự thay đổi liên tục của thị trường, giá sản phẩm có thể dao động để phù hợp với nhu cầu và số lượng đặt hàng. Công ty mới xâm nhập vào thị trường đồ chơi năm 2011 Mức giá các sản phẩm mà công ty đưa ra chủ yếu dựa trên mục tiêu chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ Do vậy giá công ty đưa ra thường ở mức thấp hơn một chút so với các đối thủ cạnh tranh
Bảng 2 1 So sánh giá một số loại đồ chơi vận động năm 2017 Đơn vị tính: VNĐ
Công ty TNHH sản xuất – thương mại dịch vụ Hoàng Mai
Công ty CP Công nghiệp và Thương mại Hoàng Hà Đồ chơi cầu trượt 1500000 1495000 1600000
Cầu trượt có xích đu 3300000 3320000 3350000
Nguồn: Phòng kinh doanh HANOITKD
Mức giá của công ty đưa ra là một trong những lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Cùng một sản phẩm, mức giá của HANOITKD thấp hơn với các đối thủ cạnh tranh như Hoàng Mai, Hoàng Hà từ 5 000 đến 10 0000 đồng/sản phẩm. Đây là cách công ty thu hút thêm khách hàng nhưng cũng là khó khăn công ty phải đối mặt vì bài toán chi phí nhập khẩu, mực thặng dư quá nhỏ đôi khi không bù đắp được chi phí nhập khẩu hàng hóa.
Bảng 2.2 : So sánh giá một số đồ chơi giáo dục năm 2017 Đơn vị: VNĐ
Công ty TNHH sản xuất – thương mại dịch vụ Hoàng Mai
Công ty CP Công nghiệp và Thương mại
Bộ học chữ số đa năng 135000 133000 135000
Tranh phát âm trí tuệ 49000 50000 50000
Bảng từ thông minh tự xóa 49000 49000 50000
Nguồn: Phòng kinh doanh HANOITKD
Với những sản phẩm có mức giá 50 000 – 150 000 đồng sự chênh lệch giá cả giữa các công ty là rất thấp
Công ty cũng nhận thức đúng được vũ khí giá cả trong cạnh tranh và giá cả là một nhân tố thể hiện chất lượng Người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hóa thông qua giá của nó khi đứng trước những hàng hóa cùng loại hoặc thay thế Từ đó đưa ra được chính sách giá cả phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của Công ty.
Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội
2.2.1 Phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi về quy mô
Chỉ tiêu quy mô là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển thương mại của một sản phẩm Để đánh giá quy mô sản phẩm của một công ty, ta có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu: khối lượng sản phẩm, doanh thu, thị phần của công ty trên thị trường… Các chỉ tiêu này có quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô phát triển thương mại sản phẩm của công ty, khi các chỉ tiêu tăng lên tức là quy mô phát triển của công ty đang được mở rộng và ngược lại hệ thống chỉ tiêu giảm thì quy mô của công ty có dấu hiệu thu hẹp.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về quy mô của HANOITKD ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính HANOITKD
Phân tích các chỉ tiêu về quy mô của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội trong giai đoạn 2013 – 2017 ta nhận thấy:
- Khối lượng sản phẩm: khối lượng sản phẩm bán ra của công ty liên tục qua các năm Trong giai đoạn 2013 – 2017, khối lượng sản phẩm bán ra tăng lên 5590 đơn vị (76,54%) Điều này cho thấy, công ty đang dần mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường Các sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng đón nhận và tin dùng
- Doanh thu thuần: doanh thu thuần của công ty liên tục tăng qua các năm nhưng không ổn định: 5,94%( năm 2014), 91,65% ( năm 2015), 44,93% ( năm 2016) và năm 2017 chỉ ở mức 3.31% Trong những năm qua, Công ty có thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng , đáng chú ý là năm 2015, mức tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2014. Điều này là do công ty đã đưa ra nhiều chính sách và chiến lược kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu không đều qua các năm chứng tỏ công ty còn phát triển chưa bền vững.
- Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận sau thuế của công ty còn chưa ổn định, năm
2014 lợi nhuận tăng 46.479.076 đồng Tuy nhiên giai đoạn 2014- 2016, lợi nhuận lại giảm đáng kể, lên đến 71,39% Công ty bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố giá thành nguyên vật liệu, chi phí kinh doanh, lãi suất Điều đó là nguyên nhân dẫn đến việc giảm lợi nhuận của công ty trong ba năm gần đây Đến năm 2017, lợi nhuận mới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, công ty đã cân đối các khoản chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay
- Thị phần: Theo số liệu trên ta thấy công ty còn chiếm một thị phần doanh thu khá nhỏ so với doanh thu toàn ngành trên thị trường Hà Nội Thị phần doanh thu của công ty trên địa bàn Hà Nội có tăng nhưng không đều qua các năm Cụ thể năm 2013, công ty chiếm thị phần doanh thu đạt 4,2% nhưng đến năm 2017 đã tăng lên gấp đôi 9,7%
Do chỉ là một công ty nhỏ, công ty gặp nhiều hạn chế trong vốn đầu tư, trình độ lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật… nên khi nền kinh tế ảnh hưởng bởi lãi suất, giá cả công ty không tránh khỏi Vì vậy, ta có thể thấy quy mô sản lượng của công ty có tăng lên qua các năm nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, tỷ lệ vốn vay còn nhiều nên lợi nhuận và thị phần của công ty còn chưa ổn định, thiếu tính bền vững.
2.2.2 Phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi về chất lượng
Chất lượng sản xuất kinh doanh của công ty là một chỉ tiêu quan trọng Nó đánh giá được tốc độ tăng trưởng của công ty, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường của công ty đó Dưới đây là các bảng số liệu thê hiện chất lượng hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội.
* Cơ cấu sản phẩm: việc xem xét cơ cấu sản phẩm của công ty rất quan trọng vì nó cho thấy sự thay đổi trong hướng phát triển sản phẩm của công ty Ngoài ra, phân tích chủng loại và cơ cấu mặt hàng, sản phẩm còn có ý nghĩa quan trọng trong cạnh tranh Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên hay giảm đi về tỷ trọng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ, của doanh thu từng nhóm hàng trong tổng khối lượng sản phẩm và tổng doanh thu của HANOITKD được thể hiện qua bảng 2.4.
Bàng 2.4.Cơ cấu sản phẩm của HANOITKD giai đoạn 2013 – 2017 Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
3 Nhà bóng 525,85 16 539,71 15.5 934,26 14 1373,36 14.2 1278.97 12.8 4 Đồ chơi giáo dục
Nguồn: Phòng Kế toán HANOITKD
Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy tỷ trọng của nhóm sản phẩm đồ chơi giáo dục luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm của công ty và ngày càng có xu hương tăng qua các năm Năm 2013 tỷ trọng là 40% thì đến 2017 đã lên tới 54%, tăng 14% so với năm 2013 Chứng tỏ quy mô của sản phẩm đồ chơi giáo dục trong tổng sản phẩm là rất lớn, đồ chơi giáo dục có sức ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển thương mại sản phẩm của công ty Trong khi các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng khoảng 10 – 15% Như vậy, ta có thể thấy chính sách của công ty là phát triển một sản phẩm mũi nhọn là đồ chơi giáo dục Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty đang triển khai các chính sách đa dạng sản phẩm để giúp người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn đồng thời tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Thị trường là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và sự dịch chuyển về cơ cấu thị trường là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm về chất lượng Sự dịch chuyển cơ cấu thị trường đồ tại khu vực nội thành Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017 thể hiện qua bảng 2.5
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường đồ chơi tại nội thành Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: %
Qua bảng 2.5 ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi của Công ty chủ yếu nằm ở các quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng Trong ba năm gần đây, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi khu vực nội thành được mở rộng sang các quận lân cận Tây Hồ, Cầu giấy Năm 2016, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi của Công ty ở quận Cầu Giấy tăng lên 3% so với năm 2015 và đạt 12% năm 2017 Quận Hoàn Kiếm vẫn luôn là thị trường tiêu thụ chủ yếu trong cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, hai năm gần đây đều giữ ở mức ổn định 23,2% Đây lài nơi tập trung nhiều khu chợ lớn, đông dân cư và uy tín lâu năm Hàng Mã, Lương Văn Can, chợ Đồng Xuân.
Trong các năm tới, công ty cần có những chính sách kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thụ sang các quận ngoại thành thành phố Hà Nội và lâu dài là các thị xã, thành phố tại khu vực miền Bắc.
2.2.3 Hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là yếu tố quan trọng để biết công ty kinh doanh có lãi hay không Dưới đây là bảng số liệu chỉ tiêu này của công ty.
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của HANOITKD Đơn vị tính: VNĐ
Hiệu quả sử dụng lao động 116065891 109552270 190664791 254514685 249799696
Nguồn: Bảng cân đối kế toán HANOITKD
Qua phân tích bảng 2.5 ta có thể thấy:
- Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận đạt 2,655 % Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp thu được 0,02665 đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần Nhưng đến năm 2016 đã giảm xuống còn 0,502% Đỉnh điểm là năm 2016, tỷ suất lợi nhuận của công ty chỉ còn ở mức 0,285%, mức tỷ suất lợi nhuận dược đánh giá là rất thấp so với các công ty khác Chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty còn chưa tốt Doanh thu tăng nhưng đồng thời chi phí kinh doanh cũng tăng mạnh làm cho lợi nhuận ngày càng sụt giảm Công ty sử dụng vốn kinh doanh và các khoản vốn vay chưa hợp lý làm chi phí kinh doanh tăng, lợi nhuận ở mức thấp.
- Hiệu quả sử dụng lao động: hiệu quả sử dụng lao động của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm tuy nhiên vẫn ở mức khá thấp Năm 2013, hiệu quả sử dụng lao động chỉ ở mức 116 triệu/ lao động, một lao động chỉ tạo ra cho doanh nghiệp khoảng 9,66 triệu/ tháng Với mức doanh thu này, công ty chỉ đủ chi trả mức lương và các chi phí doanh nghiệp khác Năm 2017, hiệu quả sử dụng lao động là 250 triệu/lao động tăng gấp đôi so với năm 2013 Tuy nhiên, với mức giá nguyên vật liệu, chi phí lãi vay và biến động lãi suất hiện nay, đây không phải một con số khả quan cho công ty Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng lao động còn thấp là do các nhân viên trong công ty một số chưa thực sự được đào tạo chính quy cơ bản về nghiệp vụ kinh tế nói chung và kinh doanh nói riêng nên khả năng nhạy bén sáng tạo trong công việc còn chưa cao
Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
- Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của công ty ngày càng hợp lý Công ty phát triển đều tất cả các mặt hàng có thể đáp ứng nhu cầu nâng cao sự phát triển của trẻ, chứ không chỉ tập trung vào phát triển một loại mặt hàng đồ chơi thông thường.
- Công ty cũng đã xác định được thị trường chính của mình là các quận nội thành tại thủ đô Hà Nội và tập trung đầu tư phát triển cả về quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật ( kho bãi, khối văn phòng…) Đây là thị trường rất tiềm năng cho công ty phát triển.
- Công ty không ngừng đầu tư vào nhà xưởng, máy móc hướng tới thiết bị vui chơi theo thiết kế thay vì nhập khẩu 100% nhờ vậy đã nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ từ nước ngoài.
- Hệ thống phân phối ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phòng phú Xu hướng chuyển dịch sang hình thức phân phối hiện đại, khoảng cách giữa các đại lý phân phối cũng dần hợp lý hơn
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân a Hạn chế
- Công ty vẫn chưa làm tốt trong việc tối thiểu hóa chi phí Các sản phẩm của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà phân phối nước ngoài Mặc dù chất lượng sản phẩm tốt nhưng gánh nặng về thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, đã làm tăng chi phí của công ty lên rất nhiều Đồng thời việc nhập khẩu nguyên vật liệu cũng làm cho việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào giá cả của nhà phân phối.
- Bên cạnh đó là hạn chế về nguồn nhân lực: Công ty hiện có tới 60% công nhân viên chưa qua đào tạo, cho thấy vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là lực cản công ty phát triển Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp còn rất ít, chưa có sự chuyên biệt cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ quản lý kinh doanh Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách của doanh ngiệp Tuy nhiên, công ty vẫn chưa quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng cho khâu đào tạo mà phần lớn người lao động chỉ được đào tạo lý thuyết trong thời gian ngắn trước khi vào làm việc chính thức.
- Doanh nghiệp chưa có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh sản phẩm đồ chơi trẻ em của mình.
- Về mẫu mã sản phẩm thì ngày một phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng b Nguyên nhân
- Công ty mới chỉ tập trung phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường Hà Nội mà chưa thực sự quan tâm đến thị trường miền Bắc nói riêng cũng như thị trường nội địa nói chung Hiện nay công ty hầu như chưa có phòng thiết kế mẫu mã riêng do từ trước đến nay chủ yếu tập trung nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài Đây là trở ngại lớn trong việc phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
- Liên kết với các nhà phân phối không cao dẫn đến khả năng cung ứng bị hạn chế
- Công tác đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực yếu, đặc biệt là đội ngũ thiết kế và nhân viên phát triển thương mại còn thiếu trầm trọng.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ CHƠI –
THIẾT BỊ MẦM NON HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
Quan điểm, định hướng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội
3.1.1 Quan điểm phát triển thương mại sản phẩm của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất đồ chơi đang trên đà phát triển, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đồ chơi trong ngành ngày càng tăng Công ty đã đặt ra quan điểm phát triển thương mại sản phẩm một cách cụ thể như sau:
- PTTM sản phẩm đồ chơi gắn liền với chiến lược phát triển ngành đồ chơi thành phố Hà Nội
- PTTM sản phẩm đồ chơi theo hướng phát huy nội lực đồng thời tranh thủ tận dụng các nguồn lực bên ngoài đề phát triển nhanh cũng như nhanh chóng mở rộng và phát triển sang các quận ngoại thành Hà Nội
- PTTM sản phẩm đồ chơi phù hợp với nhu cầu của thị trường, đảm bảo phát triển thương mại một cách tự chủ.
- Đa dạng hóa phương thức và hình thức kinh doanh sản phẩm đồ chơi, hướng tới thỏa mãn tốt nhất lợi ích khách hàng
- Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống cung cấp sản phẩm đồ chơi trên thị trường thành phố Hà Nội
- PTTM sản phẩm đồ chơi gắn với giữ gìn môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển sản phẩm đồ chơi một cách bền vững
3.1.2 Định hướng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội Để phát huy kết quả kinh doanh đã đạt được và khắc phục kịp thời những khó khăn còn tồn tại của những năm trước nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội đưa ra định hướng phát triển trong thời gian tới:
- Tăng vốn kinh doanh mở rộng thị trường nhập khẩu để đa dạng hóa sản phẩm
- Hướng tới sản xuất sản phẩm đồ chơi thay vì chỉ nhập khẩu, chuyển hướng từ doanh nghiệp chỉ hoạt động thương mại sang doanh nghiệp sản xuất và thương mại
- Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận Hà Nội nhằm mở rộng thêm nhiều nhà phân phối mới góp phần tăng doanh thu tiêu thụ trên từng thị trường.
- Thúc đẩy và mở rộng thêm mối quan hệ với các khối trường học, tập đoàn thương mại để có thể tối đa đưa sản phẩm của công ty vào sử dụng ở các khu chung cư của các đô thị, trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Điều này vừa giúp công ty tiêu thụ được số lượng sản phẩm lớn, vừa góp phần giảm chi phí giao dịch, vận chuyển cho công ty.
- Tổ chức lại bộ máy cán bộ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh.Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân để tiếp thu nhanh chóng sự chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ kinh doanh.
Các đề xuất giải pháp phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội trên thị trường Hà Nội
3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường
Nghiên cứu và dự báo thị trường là khâu hết sức quan trọng, là bước khởi đẩu của phát triển thương mại sản phẩm, quyết định tới hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm, Công ty cần hết sức quan tâm và chú trọng quan tâm công tác này Công ty cần tiến hành hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường để nắm bắt được đặc điểm cơ bản, nhu cầu khách hàng, từ đó tìm ra thị trường để phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty. Để đẩy mạnh hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường Công ty cần phải:
- Thực hiện tốt hơn nữa quá trình thu thập thông tin để nắm bắt nhu cầu về chất lượng, số lượng sản phẩm đồ chơi tại các thị trường truyền thống Công ty cũng nên đầu tư vào việc nghiên cứu các thị trường tiềm năng khác Những thông tin cần mang tính hệ thống và được thu thập trực tiếp hay gián tiếp từ tất cả các kênh thông tin (báo chí, phát thanh, truyền hình, các thông tin từ phía chính phủ, nhà cung ứng…) Có thể phát phiếu điều tra phỏng vấn cho các nhà cung ứng hay khách hàng thân thiết của Công ty, từ đó có cách nhìn khách quan nhất đối với tình hình tiêu thụ sản phẩm đồ chơi trong giai đoạn hiện nay và có những chính sách hợp lý trong thời gian tới.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin, từ khâu phân loại đến xử lý và tổng hợp thông tin điều tra được để có kết quả chính xác nhất.
- Công ty phải tổ chức riêng một bộ phận nghiên cứu thị trường có tính chuyên nghiệp hơn, trực thuộc phòng kinh doanh Khi nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi như: Phát triển những chủng loại sản phẩm nào? Sản phẩm nào là sản phẩm cốt lõi? Chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra là gì?
Nhờ đó mà thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi của Công ty sẽ được mở rộng.
3.2.2 Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực
Phát triển nhân sự là vấn đề quan trọng của mọi đơn vị kinh tế là công việc cần được thực hiện thường xuyên và liên tục Như vậy, để thực hiện việc mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi thì việc quan trọng đầu tiên là phải giải quyết vấn đề nhân sự Một số giải pháp về nhân sự:
Một là, với đội ngũ lao động kinh doanh hiện có, công ty khuyến khích nhân viên tự học hỏi trau dồi kiến thức, mặt khác chủ động cử họ đi học các khoá học nhằm nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, về nghiệp vụ kinh doanh để nâng cao chất lượng lao động hiện có đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công ty cũng như của nền kinh tế thị trường.
Hai là, công ty có biện pháp bổ sung nhân viên kinh doanh từ các nguồn khác nhau Tiêu chí tuyển dụng là những người có trình độ, được đào tạo về hoạt động kinh doanh một cách chính quy, hệ thống ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh vào thực hiện hoạt động phát triển thương mại, tiêu thụ của công ty.
Vì những lao động này được đào tạo chuyên sâu nên khi vào thực hiện công tác thực tế họ sẽ mất ít thời gian để thích nghi với công việc, những kiến thức cơ sở được đào tạo sẽ giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách chủ động, sáng tạo, khoa học Từ đó nhanh chóng nâng cao hiệu quả lao động trong hoạt động tiêu thụ của công ty.
Ba là, phân công trách nhiệm theo hình thức khoán để khuyến khích người lao động Nghĩa là ngoài công việc chung mỗi lao động hoặc mỗi nhóm sẽ được phân công chịu trách nhiệm về một thị trường, một hợp đồng, một phần việc cụ thể nào đó. Người lao động ngoài phần lương cứng còn có thưởng hàng tháng cộng với phần trăm doanh thu Như vậy có thể nâng cao được tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức và thái độ của người lao động, làm cho người lao động nhiệt tình hơn trong công tác, từ đó nâng cao năng suất lao động, giúp thúc đẩy và củng cố việc mở rộng quy mô phát triển sản phẩm.
3.2.3 Xây dựng và triển khai chính sách sản phẩm
Xây dựng và triển khai chính sách sản phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của công ty Các chính sách sản phẩm chủ yếu cần được quan tâm:
- Chính sách chủng loại và cơ cấu mặt hàng, sản phẩm: việc xác định chính sách chủng loại và cơ cấu mặt hàng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cạnh tranh Nó thể hiện quan điểm trực tiếp hay né tránh trong cạnh tranh Nó xác lập cho công ty sản phẩm chiến lược, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty
- Chính sách đa dạng hóa các sản phẩm: các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và gây sức ép cho công ty Công ty không nên chỉ tập trung vào mặt hàng mũi nhọn là đồ chơi giáo dục mà nên đa dạng hóa sản phẩm, cập nhật các sản phẩm theo xu hướng, thị hiếu của phụ huynh và trẻ nhỏ để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn là một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
3.2.4 Tăng cường quảng cáo và xúc tiến hoạt động bán hàng
Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của công ty trong hoạt động tiêu thụ Để nâng cao hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm, công ty cần:
- Tích cực tiến hành các hoạt động quảng cáo, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện facebook, zalo, truyền hình, radio, google Lựa chọn một trường mầm non, tiểu học có khả năng tiêu thụ mạnh để tổ chức quảng cáo không chỉ đơn thuần cung cấp các thông tin về sản phẩm của HANOITKD mà còn hấp dẫn, lôi cuốn khiến người tiêu dùng chú ý, quan tâm và quyết định mua
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, tăng cường các hoạt động chào hàng vừa để khuyếch trương Công ty vừa để tiếp cận khách hàng, lắng nghe các ý kiến của họ, từ đó có sự thay đổi, điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp.
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt thì các cơ quan quản lý nhà nước và các bộ ngành liên quan phải có những chính sách, chiến lược phù hợp với điều kiện hội nhập ngày nay:
Thứ nhất, nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách giảm khung thuế nhập khẩu sản phẩm đồ chơi nói chung Hiện nay, khung thuế xuất nhập khẩu đối với sản phẩm thiết bị đồ chơi khá cao, làm ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm, người tiêu dùng phải chịu mức giá cao khi muốn tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu cao cấp Cần thực hiện giảm thuế theo đúng cam kết trong quá trình gia nhập WTO Mức thuế nhập khẩu cần giảm xuống mức 0 – 5% nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tỏng quá trình định giá sản phẩm.
Thứ hai, có chính sách trong việc vay vốn để nhập khẩu nguồn hàng và thiết lập hệ thống kênh phân phối Ưu đãi các doanh nghiệp với mức lãi suất thấp Đặc biệt trong thời buổi khó khăn hiện nay thì Nhà nước phải giảm tỷ lệ lãi suất cơ bản nhằm kích thích vay vốn kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế
Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách kích cầu trên phạm vi toàn thị trường nội địa, và ngành hàng có các chính sách kích cầu riêng cho từng loại sản phẩm Ví dụ như nên tổ chức các Hội chợ, hay tuần lễ tiêu dùng… với các chương trình khuyến mại nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Có sự tổ chức và quy hoạch cụ thể trong các chương trình đó để đạt hiệu quả cao.
3.3.2 Kiến nghị với Hiệp hội
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành luôn là bước đà phát triển vững chắc cho các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành công nghiệp đồ chơi cần có những chính sách giúp các doanh nghiệp phát triển, cụ thể:
- Liên kết trong quá trình nhập khẩu hàng hóa giúp các doanh nghiệp giảm áp lực thuế nhập khẩu, giải quyết khó khăn vướng mắc với phía doanh nghiệp xuất khẩu đồ chơi
- Hiệp hội có thể đứng ra giải quyết các khó khăn liên quan giữa các doanh nghiệp trong nước trong quá trình kinh doanh
- Ngoài ra, Hiệp hội còn nên tạo quỹ phát triển thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề tài chính để giúp các doanh nghiệp giảm thiểu gánh nặng chi phí lãi vay, tăng doanh thu hoạt động kinh doanh
- Hiệp hội ngành hàng phải có chính sách phát triển thương mại cho từng giai đoạn cụ thể, nhằm tạo hướng đi chung cho các doanh nghiệp, làm giảm rủi ro trong kinh doanh Từ đó kích thích và thu hút các doanh nghiệp kinh doanh vào ngành hàng.
cấu sản phẩm của HANOITKD giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
3 Nhà bóng 525,85 16 539,71 15.5 934,26 14 1373,36 14.2 1278.97 12.8 4 Đồ chơi giáo dục
Nguồn: Phòng Kế toán HANOITKD
Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy tỷ trọng của nhóm sản phẩm đồ chơi giáo dục luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm của công ty và ngày càng có xu hương tăng qua các năm Năm 2013 tỷ trọng là 40% thì đến 2017 đã lên tới 54%, tăng 14% so với năm 2013 Chứng tỏ quy mô của sản phẩm đồ chơi giáo dục trong tổng sản phẩm là rất lớn, đồ chơi giáo dục có sức ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển thương mại sản phẩm của công ty Trong khi các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng khoảng 10 – 15% Như vậy, ta có thể thấy chính sách của công ty là phát triển một sản phẩm mũi nhọn là đồ chơi giáo dục Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty đang triển khai các chính sách đa dạng sản phẩm để giúp người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn đồng thời tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Thị trường là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và sự dịch chuyển về cơ cấu thị trường là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm về chất lượng Sự dịch chuyển cơ cấu thị trường đồ tại khu vực nội thành Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017 thể hiện qua bảng 2.5
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường đồ chơi tại nội thành Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: %
Qua bảng 2.5 ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi của Công ty chủ yếu nằm ở các quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng Trong ba năm gần đây, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi khu vực nội thành được mở rộng sang các quận lân cận Tây Hồ, Cầu giấy Năm 2016, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ chơi của Công ty ở quận Cầu Giấy tăng lên 3% so với năm 2015 và đạt 12% năm 2017 Quận Hoàn Kiếm vẫn luôn là thị trường tiêu thụ chủ yếu trong cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, hai năm gần đây đều giữ ở mức ổn định 23,2% Đây lài nơi tập trung nhiều khu chợ lớn, đông dân cư và uy tín lâu năm Hàng Mã, Lương Văn Can, chợ Đồng Xuân.
Trong các năm tới, công ty cần có những chính sách kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thụ sang các quận ngoại thành thành phố Hà Nội và lâu dài là các thị xã, thành phố tại khu vực miền Bắc.
2.2.3 Hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là yếu tố quan trọng để biết công ty kinh doanh có lãi hay không Dưới đây là bảng số liệu chỉ tiêu này của công ty.
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của HANOITKD Đơn vị tính: VNĐ
Hiệu quả sử dụng lao động 116065891 109552270 190664791 254514685 249799696
Nguồn: Bảng cân đối kế toán HANOITKD
Qua phân tích bảng 2.5 ta có thể thấy:
- Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận đạt 2,655 % Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp thu được 0,02665 đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần Nhưng đến năm 2016 đã giảm xuống còn 0,502% Đỉnh điểm là năm 2016, tỷ suất lợi nhuận của công ty chỉ còn ở mức 0,285%, mức tỷ suất lợi nhuận dược đánh giá là rất thấp so với các công ty khác Chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty còn chưa tốt Doanh thu tăng nhưng đồng thời chi phí kinh doanh cũng tăng mạnh làm cho lợi nhuận ngày càng sụt giảm Công ty sử dụng vốn kinh doanh và các khoản vốn vay chưa hợp lý làm chi phí kinh doanh tăng, lợi nhuận ở mức thấp.
- Hiệu quả sử dụng lao động: hiệu quả sử dụng lao động của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm tuy nhiên vẫn ở mức khá thấp Năm 2013, hiệu quả sử dụng lao động chỉ ở mức 116 triệu/ lao động, một lao động chỉ tạo ra cho doanh nghiệp khoảng 9,66 triệu/ tháng Với mức doanh thu này, công ty chỉ đủ chi trả mức lương và các chi phí doanh nghiệp khác Năm 2017, hiệu quả sử dụng lao động là 250 triệu/lao động tăng gấp đôi so với năm 2013 Tuy nhiên, với mức giá nguyên vật liệu, chi phí lãi vay và biến động lãi suất hiện nay, đây không phải một con số khả quan cho công ty Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng lao động còn thấp là do các nhân viên trong công ty một số chưa thực sự được đào tạo chính quy cơ bản về nghiệp vụ kinh tế nói chung và kinh doanh nói riêng nên khả năng nhạy bén sáng tạo trong công việc còn chưa cao
Trong những năm tới, công ty cần có những biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để giảm chi phí nguồn nhân lực đồng thời giúp doanh thu hoạt động kinh doanh tăng.
2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
- Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của công ty ngày càng hợp lý Công ty phát triển đều tất cả các mặt hàng có thể đáp ứng nhu cầu nâng cao sự phát triển của trẻ, chứ không chỉ tập trung vào phát triển một loại mặt hàng đồ chơi thông thường.
- Công ty cũng đã xác định được thị trường chính của mình là các quận nội thành tại thủ đô Hà Nội và tập trung đầu tư phát triển cả về quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật ( kho bãi, khối văn phòng…) Đây là thị trường rất tiềm năng cho công ty phát triển.
- Công ty không ngừng đầu tư vào nhà xưởng, máy móc hướng tới thiết bị vui chơi theo thiết kế thay vì nhập khẩu 100% nhờ vậy đã nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ từ nước ngoài.
- Hệ thống phân phối ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phòng phú Xu hướng chuyển dịch sang hình thức phân phối hiện đại, khoảng cách giữa các đại lý phân phối cũng dần hợp lý hơn
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân a Hạn chế
- Công ty vẫn chưa làm tốt trong việc tối thiểu hóa chi phí Các sản phẩm của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà phân phối nước ngoài Mặc dù chất lượng sản phẩm tốt nhưng gánh nặng về thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, đã làm tăng chi phí của công ty lên rất nhiều Đồng thời việc nhập khẩu nguyên vật liệu cũng làm cho việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào giá cả của nhà phân phối.
- Bên cạnh đó là hạn chế về nguồn nhân lực: Công ty hiện có tới 60% công nhân viên chưa qua đào tạo, cho thấy vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là lực cản công ty phát triển Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp còn rất ít, chưa có sự chuyên biệt cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ quản lý kinh doanh Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách của doanh ngiệp Tuy nhiên, công ty vẫn chưa quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng cho khâu đào tạo mà phần lớn người lao động chỉ được đào tạo lý thuyết trong thời gian ngắn trước khi vào làm việc chính thức.
- Doanh nghiệp chưa có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh sản phẩm đồ chơi trẻ em của mình.
- Về mẫu mã sản phẩm thì ngày một phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng b Nguyên nhân
- Công ty mới chỉ tập trung phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường Hà Nội mà chưa thực sự quan tâm đến thị trường miền Bắc nói riêng cũng như thị trường nội địa nói chung Hiện nay công ty hầu như chưa có phòng thiết kế mẫu mã riêng do từ trước đến nay chủ yếu tập trung nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài Đây là trở ngại lớn trong việc phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi
- Liên kết với các nhà phân phối không cao dẫn đến khả năng cung ứng bị hạn chế
- Công tác đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực yếu, đặc biệt là đội ngũ thiết kế và nhân viên phát triển thương mại còn thiếu trầm trọng.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ CHƠI –
THIẾT BỊ MẦM NON HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
3.1 Quan điểm, định hướng phát triển thương mại sản phẩm đồ chơi của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội
3.1.1 Quan điểm phát triển thương mại sản phẩm của Công ty Cổ phần Đồ chơi – Thiết bị mầm non Hà Nội