1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh thpt trên địa bàn quận cầu giấy hiện nay

18 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề (Tiểu luận) Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trường Đại Học Của Học Sinh Thpt Trên Địa Bàn Quận Cầu Giấy Hiện Nay
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Vũ Trọng Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, chúng ta rất cần có một nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT.. Đề tài n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NHÓM 2

QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY HIỆN

NAY

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Trọng Nghĩa

Hà Nội - 2023

Hà Nội – Năm 2023

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với giảng viên Vũ Trọng Nghĩa – Trường Đại học Thương mại – Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã giúp đỡ trong quá trình tìm kiếm tài liệu để bổ sung kiến thức trong quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn! Nhóm 2 – K59S3 – Đại học Thương mại

Trang 3

DANH MỤC HÌNH TRANG

Hình 2.1 8 Hình 2.2 8 Hình 2.3 11

MỤC LỤC

3

Trang 4

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC HÌNH 3

MỤC LỤC 4

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Đề tài nghiên cứu 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

4 Câu hỏi nghiên cứu 6

5 Phạm vi nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6

2.1 Cở sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 6

2.1.1 Khái niệm 6

2.1.2 Lý thuyết 7

2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đó 9

2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 10

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 10

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 11

Tài liệu tham khảo……… ……… 12

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Trang 5

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2022 có trên 104 nghìn thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không làm

thủ tục xác nhận nhập học trên hệ thống; năm 2023, tính đến ngày 12/9 con số này lên tới 117.795 thí sinh, chiếm 19,2% số thí sinh trúng tuyển đợt 1 năm 2023 Những con

số trên cho thấy số lượng học sinh chọn trường chưa theo mong muốn của mình nên đã không xác nhận nhập học Điều này có thể thấy một phần ảnh hưởng từ khâu chọn trường đại học

Trong một thống kê về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động đối với nhân lực trình độ đại học là 49,7%, cao đẳng và trung cấp là 30,5%; trong khi đó, nhu cầu của người tìm việc có trình độ đại học là 61,1%, cao đẳng và trung cấp là 33% Điều này cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa cung và cầu, cả về cơ cấu trình độ và chuyên môn đào tạo

Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, chúng ta rất cần có một nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT Từ đó, làm cơ sở định hướng, tư vấn cho học sinh THPT lựa chọn trường đại học phù hợp và đồng thời giúp các trường đại học đưa ra quyết định về cách thức thu hút sinh viên

1.2 Đề tài nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh

trung học phổ thông trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quan: Xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định chọn trường đại học của học sinh THPT, làm cơ sở cho học sinh THPT để từ đó đưa ra quyết định chọn trường tốt nhất và các trường đại học thu hút thêm sinh viên

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy

+ Thực hiện khảo sát nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy

+ Từ kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá độ ảnh hưởng của các nhân

tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy Từ đó đề xuất ra được một số kiến nghị đối với các trường đại học cách thức thu hút thêm sinh viên

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

5

Trang 6

- Câu hỏi tổng quát: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay

- Câu hỏi cụ thể:

+ Hoàn cảnh kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông không?

+ Cơ hội tìm kiếm việc làm có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông không?

+ Sở thích cá nhân có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông không?

+ Cơ sở vật chất và nguồn lực cán bộ nhân viên tại trường đại học có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông không? + Danh tiếng của trường đại học có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông không?

+ Điều kiện về vị trí địa lý có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông không?

1.5 Phạm nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy

- Không gian nghiên cứu: Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm

Quyết định được xem là sự phản ứng của con người đối với một vấn đề - ra quyết định Theo nghĩa hẹp, ra quyết định là sự lựa chọn cuối cùng phương án hành động của con người Theo nghĩa rộng, ra quyết định là một quá trình gồm phát hiện vấn đề, xác định mục tiêu, tập hợp ý kiến và trí tuệ để định ra phương án; phân tích đánh giá lựa chọn phương án tối ưu, thực hiện phương án, phản hồi điều tiết Như vậy,

ra quyết định là quá trình cân nhắc và lựa chọn trong hành động để đạt mục tiêu tốt nhất của người con người

Ngoài ra, theo Hossler, Braxton & Coopersmith [1989], quyết định lựa chọn trường đại học là một quá trình phức tạp và đa giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển từ nguyện vọng tiếp tục theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, cuối cùng là quyết định được xác lập bằng hành động cụ thể hướng đến chọn trường đại học, cao

Trang 7

Discover more

from:

Document continues below

Phương pháp

nghiên cứu…

Trường Đại học…

94 documents

Go to course

Bài tiểu luận Ppnckh Phương

pháp… 100% (8)

67

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN NHÓM 5 - Ppnckh Phương

pháp… 100% (4)

49

Thảo luận PHƯƠNG PHÁP Nghiên CỨU… Phương

pháp… 100% (1)

29

Nhóm 5 Quản trị học

1 - 12345

Phương pháp

nghiên cứu… None

42

BÀI THẢO LUẬN Ppnckh Nhóm 2 Phương pháp

nghiên cứu… None

57

Trang 8

đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến Theo Nguyễn Thị Kim Chi [2018], quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT được hiểu là khả năng hay dự định thực hiện quyết định lựa chọn một trường đại học nào đó để ghi danh của học sinh THPT

Tổng hợp từ những khái niệm trên, trong nghiên cứu này, quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT được hiểu là kết quả của sự lựa chọn các cơ sở giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu của người học sau khi cân nhắc, tính toán từ các nguồn thông tin khác nhau

2.1.2 Lý thuyết

2.1.2.1 Lý thuyết duy lý

Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) cho rằng các cá nhân dựa trên các cân nhắc lý trí để đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ Những quyết định này cung cấp cho mọi người lợi ích hoặc sự hài lòng lớn nhất dựa trên các lựa chọn có sẵn - và cũng vì lợi ích cá nhân cao nhất cho họ Theo John Elster thì "Khi đối diện với một số hành động, mọi người thường làm cái họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất" Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó

2.1.2.2 Lý thuyết về tiến trình đánh giá và ra quyết định

Lý thuyết tiến trình đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán

về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc

Lý thuyết quyết định (Decision Theory) là lý thuyết nhằm cung cấp các phương pháp để tìm ra các lựa chọn hành động tối ưu trong các tình huống quyết định, bao gồm

cả những tình huống có tính bất định Lý thuyết này tập trung vào việc xác định các đường lối hành động thích hợp để đạt được mục tiêu trong một tình huống cụ thể, có

thể bao gồm cả tính bất định

Cách lập bảng hỏi -nothing much Phương pháp nghiên cứu… None

2

Trang 9

Hình 2.1 Mô hình tiến trình đánh giá và ra quyết định

Nguồn: TS Nguyễn Xuân Lãn, TS Phạm Thị Lan Hương, TS Đường Thị Liên Hà,

Hành vi người tiêu dùng (2010)

2.1.2.3 Lý thuyết về hành động hợp lý

Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) do Fishbein (1967) xây dựng và được phát triển, kiểm định bởi Ajzen và Fishbein (1975) cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không và ý định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó Như vậy, lý thuyết này cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện

Hình 2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý

Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975)

8

Trang 10

2.2 Trình bày ngắn gọn kết quả các nghiên cứu trước đó

2.2.1 Nghiên cứu của D.W Chapman (1981)[1]

Bài viết đã đề xuất mô hình lựa chọn trường đại học của học sinh có 5 yếu tố bao gồm: nỗ lực giao tiếp với sinh viên, chi phí, người quan trọng, khả năng và mức độ đam mê của học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh Nhóm thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh Nhóm thứ hai là các nhân tố thuộc bên ngoài ảnh hưởng đến cá nhân như: các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh

Nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)

Bài viết nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học Đối tượng của bài viết là học sinh lớp 12 của

5 trường THPT tại Quảng Ngãi Phương pháp nghiên cứu là định lượng và định tính: nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng 227 bảng khảo sát Qua đó, đưa ra kết quả với 5 nhân tố ảnh hưởng gồm: yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai, yếu tố đặc điểm

cố định của trường đại học, yếu tố về cá nhân học sinh, yếu tố về cá nhân ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và yếu tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học

Nghiên cứu của Phạm Thị Ly, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Trọng Tuấn, Tô Hoài Thắng, Hoàng Hữu Dũng, Nguyễn Như Ngọc (2016)

Bài viết phân tích và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên tại một số trường đại học ở Việt Nam Đối tượng của khảo sát là các sinh viên năm nhất và năm hai của các trường đại học công lập và ngoài công lập Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Phát triển trên mẫu khảo sát là 1019, trong đó có 823 mẫu đạt yêu cầu và được sử dụng Kết quả cho thấy quyết định chọn trường của học sinh, sinh viên ảnh hưởng bởi các nhân tố: cơ hội việc làm, hoàn cảnh gia đình, sở thích cá nhân, cơ sở vật chất và nhân lực, danh tiếng của trường, điều kiện tốt về vị trí (khoảng cách từ nơi ở đến trường)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi (2018)

Bài viết tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT trên cơ sở trường hợp nghiên cứu ở Hà Nội (chủ yếu là học sinh lớp 12) Phương pháp nghiên cứu là định lượng và định tính Nghiên cứu định tính gồm 2 giai đoạn: Một là, nghiên cứu định tính ban đầu nhằm tiến hành để khám phá các nhân tố chính, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu Hai là, nghiên cứu định tính bổ sung nhằm tìm kiếm các giải thích để làm rõ kết quả nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được tiến hành theo 2 giai đoạn: Một là, nghiên cứu sơ bộ và giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức Cả 2 giai đoạn đều sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu Tác giả lựa chọn phương pháp

Trang 11

chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu tiện lợi Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 7 nhân

tố ảnh hưởng là: cảm nhận về chi phí học tập, cảm nhận về chương trình học, cảm nhận

về cơ sở vật chất và nguồn lực, danh tiếng trường đại học, thông tin học sinh nhận được từ trường đại học, lời khuyên của người khác, chuẩn mực chủ quan

Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Trang (2018)

Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các nhân tố chính ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (THPT) Dữ liệu

sơ cấp được thu thập qua khảo sát bảng hỏi đối với sinh viên năm nhất và học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số trường chuyên tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái… Phương pháp nghiên cứu định lượng: với quy mô 1.059 sinh viên khảo sát bằng hình thức trực tiếp và online; 63,1% đối tượng được khảo sát bằng hình thức online (link trên google form) và 36,9% đối tượng được khảo sát bằng bảng hỏi trực tiếp Đa số sinh viên tham gia khảo sát là nữ giới (chiếm 64%) Tỷ lệ học sinh đang học lớp 12 chiếm tỷ lệ cao nhất (48,2%) - đây cũng

là nhóm đối tượng có ý định rõ ràng nhất và quan tâm nhiều nhất về việc lựa chọn trường đại học Những học sinh tham gia khảo sát đa số đều có mức học từ khá trở lên (hơn 90%) Mô hình nghiên cứu gồm các biến độc lập thuộc 3 nhóm nhân tố chính: (i) nhân tố thuộc về người học gồm quan điểm về học đại học, quan điểm về chọn trường, quan điểm về chọn nghề; (ii) nhân tố thuộc về môi trường (lời khuyên của mọi người); (iii) nhân tố thuộc về trường học gồm chi phí, chương trình học, cơ hội việc làm ra trường, danh tiếng của trường, các hoạt động ngoại khóa, cơ sở vật chất, mạng lưới cựu sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự quan tâm của học sinh đến cơ sở vật chất, môi trường và danh tiếng của trường đại học; nhóm tham khảo; chi phí học và hoạt động tại cơ sở giáo dục có tác động trực tiếp đến ý định lựa chọn trường đại học

2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào các kết quả rút ra từ phần cơ sở lý luận thì nhóm chúng tôi đề xuất

mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay gồm 6 nhân tố: “Hoàn cảnh kinh

tế gia đình”, “Cơ hội việc làm”, “Sở thích cá nhân”, “Cơ sở vật chất và nguồn lực”,

“Danh tiếng trường học”, “Điều kiện về vị trí địa lý”

10

Trang 12

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong đó:

- Biến độc lập là:

H1 - Hoàn cảnh kinh tế gia đình

H2 - Cơ hội việc làm

H3 - Sở thích cá nhân

H4 - Cơ sở vật chất và nguồn lực

H5 - Danh tiếng trường học

H6 - Điều kiện về vị trí địa lý

- Biến phụ thuộc là “Quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy”

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết 1(H1): Hoàn cảnh kinh tế gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông

- Giả thuyết 2(H2): Cơ hội tìm kiếm việc làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông

Trang 13

- Giả Thuyết 3(H3): Sở thích cá nhân ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông

- Giả thuyết 4(H4): Cơ sở vật chất và nguồn lực có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông không?

- Giả thuyết 5(H5): Danh tiếng của trường đại học ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông

- Giả thuyết 6(H6): Điều kiện về vị trí địa lý ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban Thời sự; 2022; Sinh viên ra trường khó làm đúng nghề, doanh nghiệp lại thiếu lao động trầm trọng; VTV (https://vtv.vn/xa-hoi/sinh-vien-ra-truong-kho-lam-

dung-nghe-doanh-nghiep-lai-thieu-lao-dong-tram-trong-20221011235219249.htm#:~:text=C%C3%B2n%20theo%20th%E1%BB%91ng%20k

%C3%AA%20c%E1%BB%A7a,c%E1%BA%A5p%20l%C3%A0%2033%25…) Chapman, D W (1981) A model of student college choice The Journal of Higher Education, 52(5), 490-505

Đỗ, T T T (2021) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hossler, D., Braxton, J., & Coopersmith, G (1989) Understanding student college choice Higher education: Handbook of theory and research 5, , 231-288

Ly, P T., Liên, N., Tuấn, N T., Thắng, T H., Dũng, H H., & Ngọc, N N Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên tại một số trường đại học

ở Việt Nam

Nickerson, C (2023) Theory of reasoned action (Fishbein and Ajzen, 1975)

12

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w