1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu tác động của logistics xanh đối với thương mại quốc tế nghiên cứu thực nghiệm về hiệp định thương mại tự do việt nam eu (evfta)

42 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Logistics Xanh Đối Với Thương Mại Quốc Tế Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - EU (EVFTA)
Tác giả Nguyễn Quế Anh, Phạm Lan Anh, Hoàng Thị Diện, Nguyễn Hồng Dương, Trần Thị Thanh Lam, Dương Hoàng Ngân Hà
Người hướng dẫn Lê Huyền Trang, Giảng viên
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

Trang 1 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS XANH ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU EVFTANguyễn Quế Anh, Phạm Lan Anh, Hoàng Thị

Trang 1

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS XANH ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) Nguyễn Quế Anh, Phạm Lan Anh, Hoàng Thị Diện, Nguyễn Hồng Dương,

Trần Thị Thanh Lam, Dương Hoàng Ngân Hà

Sinh viên K60, K61 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế Quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Lê Huyền Trang

Giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Bài viết này tập trung vào việc đánh giá mối liên hệ giữa logistics xanh đối vớithương mại xuất khẩu của Việt Nam và các quốc gia Châu Âu tham gia vào Hiệpđịnh thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), từ đó đưa ra một số định hướngcho chính phủ và các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự pháttriển của logistics xanh, đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộcKhối Liên minh Châu Âu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng vớimẫu số liệu thứ cấp gồm các chỉ số của Việt Nam và 27 quốc gia Châu Âu tham giavào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giai đoạn 2010 - 2019

Cụ thể, kết quả của quá trình nghiên cứu chỉ ra rằng logistics xanh có ảnh hưởngtích cực đối với hoạt động thương mại của nước xuất khẩu, qua đó, nhóm nghiêncứu đưa ra các đề xuất giải pháp cho cả hai phía là chính phủ và doanh nghiệp đểphát triển mục tiêu logistics xanh

Từ khoá: Logistics xanh, mô hình trọng lực, thương mại quốc tế, EVFTA.

RESEARCH IMPACTS OF GREEN LOGISTICS ON

INTERNATIONAL TRADE: EXPERIMENTAL RESEARCH ON VIETNAM - EU FREE TRADE AGREEMENT (EVFTA)

1

Trang 2

This article focuses on assessing the relationship between green logistics for exporttrade of Vietnam and European countries participating in the Vietnam - EU FreeTrade Agreement (EVFTA), thereby introducing set out some orientations for thegovernment and logistics enterprises in Vietnam to promote the development ofgreen logistics and promote trade between Vietnam and the countries of theEuropean Union The study uses a quantitative method with a secondary datasample including indicators of Vietnam and 27 European countries participating inthe Vietnam - EU Free Trade Agreement (EVFTA) for the period 2010 - 2019.Specifically, the results of the research process show that green logistics has apositive effect on the trade activities of the exporting country, through which, theresearch team proposes solutions for both sides, including governments andbusinesses to develop green logistics goals

Keywords: Green logistics, gravity model, international trade, EVFTA.

1 Giới thiệu chung

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, hoạt động thương mại quốc tế ngàycàng được coi trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tếcủa mỗi quốc gia Theo đó, Logistics, hay còn gọi là hệ thống vận chuyển và quản

lý hàng hóa, được đẩy mạnh, đóng vai trò “cầu nối” kinh tế, kinh doanh giữa cácquốc gia, hạ thấp chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm và rút ngắn thời giangiao hàng, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh kinh

tế quốc dân Để đạt được hiệu quả trong lĩnh vực này, nhiều giải pháp Logistics đãđược đề xuất, trong đó có Logistics xanh Logistics xanh bao gồm những biện phápbền vững: vận tải xanh, đóng gói xanh, bao bì đóng gói dùng vật liệu có thể phânhủy và phân hủy sinh học, quản lý dữ liệu xanh, kho bãi xanh, Mỗi loại hình củaLogistics xanh đều có những tác động tích cực rõ rệt tới môi trường, từ đó nâng caohiệu suất logistics cũng như giảm thiểu năng lượng tiêu thụ, tối ưu hóa quản lý dữliệu, Nói cách khác, giải pháp Logistics xanh đã được đề xuất để đồng thời tối

2

Trang 3

thiểu những tác động tiêu cực của logistics đến môi trường và tăng hiệu quả vậnhành của hệ thống hậu cần đến giao thương giữa các quốc gia

Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam, với tư cách là mộtnền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và là một bên ký kết Hiệp định thương mại

tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), đã tích cực tìm cách nâng cao khảnăng cạnh tranh xuất khẩu và giảm tác động đến môi trường thông qua đa dạng hóahình thái việc xanh hóa logistics Tuy vậy, những nghiên cứu trong nước liên quanđến mối quan hệ của logistics xanh và thương mại quốc tế của Việt Nam chưa đủ

độ đa dạng và thấu suốt để trở thành một nguồn đáng tin cậy cho những nhà chínhsách

Do đó, để kiểm định tác động của logistics xanh đến hoạt động thương mại,đồng thời đề xuất những giải pháp cho thương mại quốc tế nói chung, phát triển

kinh tế Việt Nam nói riêng, nhóm đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS XANH ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM

EU (EVFTA)”.

Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng Các phươngpháp phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng nhóm nghiên cứu sử dụng bao gồm:Thống kê mô tả, phương pháp hồi quy theo OLS, mô hình tác động cố định FEM,

mô hình tác động ngẫu nhiên REM, mô hình hồi quy tổng quát GLS Bên cạnh đó,kiểm định nhân tử Lagrange, Hausman, Wald, Wooldridge được sử dụng để lựachọn mô hình và kiểm tra các khuyết tật mô hình Để khắc phục các khuyết tật môhình, nhóm tác giả thực hiện hồi quy theo mô hình GLS Việc phân tích dữ liệu củanhóm tác giả được thực hiện trên phần mềm STATA dựa trên số liệu thứ cấp,nghiên cứu các chỉ số của Việt Nam và 27 nước thuộc Khối Liên minh Châu Âutrong 10 năm (2010 - 2019), từ đó đưa ra được kết luận và giải pháp từ những kếtquả sau khi ước lượng mô hình

2 Cơ sở lý thuyết

3

Trang 4

2.1 Logistics và Logistics xanh:

“Logistics được hiểu như một hệ thống các dịch vụ hỗ trợ việc di chuyển vậtphẩm vật chất, thương mại qua biên giới và nội địa Nó bao gồm một loạt các hoạtđộng không chỉ giới hạn ở việc vận chuyển, mà còn bao gồm cả việc lưu trữ hànghóa, môi giới, giao hàng nhanh, hoạt động cảng và quản lý dữ liệu và thông tin liênquan" (Ngân hàng Thế giới, 2018) Logistics đóng một vai trò vô cùng quan trọngtrong lĩnh vực thương mại, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển và thúc đẩy tăngtrưởng (Bugarčić và đồng nghiệp, 2020) Sự kết hợp giữa logistics và việc mở cửakinh tế đã làm tăng khối lượng thương mại một cách đáng kể (Hausman và đồngnghiệp, 2013) Thật không ngạc nhiên khi nhìn thấy tác động tích cực của logisticsđối với quy mô kinh tế, quá trình sản xuất và tăng trưởng (D’Aleo và Sergi, 2017).Logistics xanh được định nghĩa là các thực tiễn và chiến lược quản lý chuỗicung ứng nhằm giảm thiểu tác động môi trường và năng lượng của quá trình phânphối hàng hóa, tập trung vào quản lý vận chuyển, xử lý chất thải, đóng gói và vậnchuyển

Logistics xanh bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý tiết kiệmnguồn tài nguyên của luồng sản phẩm và thông tin theo hướng tiến về điểm xuấtphát và điểm tiêu thụ Phát triển logistics xanh bao gồm 5 thành phần chính:Vận chuyển xanh

Kho vận xanh

Đóng gói xanh

Công nghệ thông tin xanh

Phát triển logistics ngược

Không thể phủ nhận rằng logistics xanh là một lựa chọn chính sách quantrọng và lý tưởng để thúc đẩy bền vững toàn cầu, thông qua việc đánh giá tác độngmôi trường của logistics đối với sự bền vững (Chunguang và đồng nghiệp, 2008).Đặc biệt, hiệu quả của logistics xanh giúp giảm chi phí giao dịch và loại bỏ sựkhông hiệu quả trong các hoạt động vận tải và xử lý truyền thống

4

Trang 5

2.2 Thương mại quốc tế và EVFTA:

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các thực thểđến từ các quốc gia nước ngoài (Đurović và cộng sự, 2010, trích dẫn từGrozdanovska và cộng sự, 2017) Bốn lĩnh vực chính của thương mại quốc tế làhàng hóa, dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ Thương mại quốc tế đóng mộtvai trò quan trọng trong phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới Trongviệc chuyên môn hóa quốc tế và chia sẻ lao động, các quốc gia có thể sử dụng hiệuquả các nguồn lực được tạo ra từ thương mại quốc tế Thương mại quốc tế gia tăngkhả năng sản xuất và kích thích tiêu thụ, chuyển giao công nghệ và đầu tư, đồngthời hỗ trợ tăng trưởng

EVFTA là viết tắt của "Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu

Âu (EU) và Việt Nam" EVFTA được ký kết vào 30/6/2019 và thông qua bởi Quốchội Việt Nam vào 6/2020 Đây là thỏa thuận thương mại giữa 27 quốc gia thànhviên của Liên minh Châu Âu và Việt Nam, nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại,cung cấp điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân của hai bên tiếp cậnthị trường và tận dụng cơ hội kinh doanh Hiệp định này giảm các rào cản thươngmại, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa hai bên Nócũng cam kết về đầu tư, sở hữu trí tuệ, chuẩn mực lao động và quyền lao động Do

đó, EVFTA tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư giữa EU và Việt Nam, đồngthời đóng góp vào phát triển kinh tế và tăng cường cạnh tranh của cả hai bên trênthị trường quốc tế

2.3 Mô hình trọng lực

Năm 1962, Tinbergen lần đầu tiên đưa ra mô hình trọng lực hấp dẫn bởi 3 biến ảnh hưởng đến thương mại giữa 2 nền kinh tế bất kì Trong đó: , cụ thể như sau:

Trang 6

GDP e : Quy mô nền kinh tế (GDP) của nước xuất khẩu

GDP i : Quy mô nền kinh tế (GDP) của nước nhập khẩu

D ei : Khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu

α 0: hằng số; α 1 , α , α 2 3: các tham số

Dạng tuyến tính của phương trình (*) như sau:

lnEXPei = α 0+ α 1GDPe + α 2GDPi + α 3Dei + ε

Với ε là sai số ngẫu nhiên

2.4 Chỉ số hiệu suất logistics xanh (ELPI - Environment Logistics PerformanceIndex)

Bài nghiên cứu kết hợp chỉ số hiệu suất Logistics xanh ELPI vào “hiệu quảsinh thái” (Dahlström and Ekins, 2005) để làm thước đo hiệu quả hậu cần và hiệuquả môi trường Chỉ số này dùng để đánh giá tính bền vững và thân thiện với môitrường của logistics

Hiệu quả sinh thái được phát biểu một cách toán học (Verfaillie, 2000):

Hiệu quả sinh thái = Gi á trịsả n phẩ m hoặc d ịch vụẢnhhưở ng môi trườ ng

Kết quả là, ELPI được biểu diễn trong phương trình:

ELPI = TácđộngmôitrườngHiệu suất hậucần = LCCLPITrong đó, LPI biểu thị hiệu quả logistics, LCC biểu thị chỉ số phát thải CO2của logistics - cho thấy tác động tiêu cực của logistics đối với môi trường Giaothông vận tải chiếm 80-90% lượng khí thải carbon hậu cần (McKinnon, 2010) Vì

lý do này, nghiên cứu sử dụng lượng khí thải CO2 từ giao thông vận tải với nguồn

dữ liệu thứ cấp từ Our World in Data do LCC làm đại diện

Do sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các quốc gia, việc mô tả hiệu suấtmôi trường của hậu cần chỉ bằng cách sử dụng LCC là không phù hợp (Lu et al.,2019) Do đó, LCC trên một đơn vị GDP đã được áp dụng để điều tra cường độphát thải CO2 trong hậu cần:

6

Trang 7

-Kinh tế môi

3

Demo KTMT đề 2 DEMO đề thi

-Kinh tế môi

4

Đúng sai giải thích và bài tập tự luận

13

Trang 8

Cường độ CO2 từ Logistics (LCI) = LCCGDPKết luận:

ELPI = LPILCI

Như vậy, chỉ số hoạt động logistics xanh ELPI) phản ánh hiệu quả sự đánh (

đổi giữa hiệu quả hậu cần và bảo vệ môi trường trong vận tải

2.5 Một số lí thuyết liên quan

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic product)

GDP là tổng giá trị tiền tệ hoặc giá thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụsản phẩm được sản xuất trong nội địa của một quốc gia trong một khoảng thời gian

cụ thể GDP cung cấp thông tin tổng quan về kinh tế của một quốc gia, được sửdụng để ước tính quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

GDP bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất để bán trên thị trường

và cũng bao gồm một số hoạt động sản xuất phi thị trường, chẳng hạn như dịch

vụ quốc phòng hoặc giáo dục do chính phủ cung cấp

Độ mở kinh tế của các nước EU

Độ mở của một nền kinh tế là một khái niệm kinh tế học được sử dụng để

mô tả mức độ tham gia của một quốc gia trong hoạt động kinh tế toàn cầu Độ mởcủa nền kinh tế thường được đo bằng kim ngạch xuất nhập khẩu chia cho quy môGDP

Độ mở thương mại giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởngkinh tế tăng cường hội nhập kinh tế, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu là chìakhóa đem lại tăng trưởng cho kinh tế của các quốc gia Tăng trưởng kinh tế có thểgóp phần tạo ra công ăn việc làm, cải thiện thu nhập người dân, nâng cao chấtlượng cuộc sống và nhiều tác động tích cực khác

Chỉ số quy định chất lượng (RQI- Regulatory Quality Index)

Chỉ số quy định chất lượng thể hiện nhận thức về khả năng của chính phủtrong việc xây dựng và thực hiện các chính sách và quy định hợp lý cho phép và

7

Kinh tế môi

Pollution Haven Hypothesis

Kinh tế môi

9

Trang 9

thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân Phương pháp luận để đánh giá chỉ sốquy định chất lượng: chỉ số này là một chỉ số kết hợp một tập hợp con gồm 12 đánhgiá và khảo sát khác nhau, tùy thuộc vào tính khả dụng, mỗi đánh giá và khảo sátnhận được một trọng số khác nhau, tùy thuộc vào độ chính xác ước tính và phạm viquốc gia của nó.

Quy định chất lượng được cải thiện có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằngcách tạo ra các biện pháp khuyến khích hiệu quả và hiệu quả cho khu vực tư nhân.Ngược lại, các quy định rườm rà có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế thôngqua lãng phí kinh tế và giảm năng suất

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1 Thống kê các nghiên cứu đã có:

Nghiên cứu về tác động của GDP đến thương mại quốc tế:

Trong bài nghiên cứu của Thu Hien Le và cộng sự về đề tài “InternationalJournal of Economics and Financial Issue” đăng trên tạp chí International Journal

of Economics and Financial Issues năm 2022 chỉ ra rằng quy mô nền kinh tế củamột quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu đều ảnh hưởng tích cực đến khối lượngthương mại giữa hai quốc gia, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% có liên quan đến kếtluận trong mô hình lực hấp dẫn

Ngoài ra trong bài báo của tác giả Huy Nguyen với đề tài nghiên cứu

"Determinants of Vietnam's exports: application of the gravity model" đăng trênSSRN vào năm 2014 cho thấy thương mại song phương của Việt Nam có mối quan

hệ tích cực với GDP của quốc gia và GDP của nước nhập khẩu Tỷ lệ tăng trưởngkinh tế của Việt Nam đã đạt mức 7,24% hàng năm từ năm 1989 đến 2004, đónggóp vào việc nâng cao khả năng sản xuất và phát triển công nghiệp Sự phát triểncủa các ngành công nghiệp mới, như điện tử, linh kiện điện và vật liệu xây dựng,

đã giúp nâng cao cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam Ngoài ra, việc đầu

tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ cũng đã thuận lợi cho sự phát triển của ngành

8

Trang 10

công nghiệp Điều này đã giúp nâng cao xuất khẩu của Việt Nam, với mức tăngtrưởng trung bình 14% mỗi năm.

Nghiên cứu về tác động của khoảng cách địa lý tới thương mại quốc tế:

Trong bài nghiên cứu của Nguyen Hai Tho về "Determinants of Vietnam'sexports: a gravity model approach" năm 2013 cũng chỉ ra xuất khẩu của Việt Namgiảm theo tỷ lệ với khoảng cách của nó đến các đối tác thương mại Khoảng cáchgiữa người xuất khẩu và các nhà nhập khẩu được sử dụng như một thước đo chochi phí vận chuyển Đây là biến số cơ bản của mô hình trọng lực Thường được cho

là khi các quốc gia cách xa nhau, chi phí vận chuyển giữa chúng cao hơn Do đó,

họ có xu hướng thực hiện ít giao dịch hơn

Nghiên cứu về tác động của độ mở nền kinh tế các nước đến xuất khẩu Việt Nam:

Theo nghiên cứu của Su Dinh Thanh và Christophe Schinckus trong bàinghiên cứu "Impact of foreign direct investment, trade openness and economicinstitutions on growth in emerging countries: The case of Vietnam." được đăng trêntạp chí Journal of International Studies năm 2019 đưa ra kết luận tác động của sự

mở cửa kinh tế của các quốc gia đối với xuất khẩu của Việt Nam có thể đáng kể.Khi các quốc gia có nền kinh tế mở, điều này thường có nghĩa là họ có ít rào cảnthương mại hơn, chẳng hạn như thuế hoặc hạn ngạch, điều này có thể tạo điều kiệnthuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Việt Nam Điều này có thể dẫnđến việc mở rộng tiếp cận thị trường và cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam để

mở rộng phạm vi và tăng số lượng xuất khẩu

Nghiên cứu về Chỉ số hiệu suất Logistics xanh đến thương mại quốc tế:

Theo nghiên cứu “Impact of green logistics performance on China’s exporttrade to regional comprehensive economic partnership countries” đăng trên tạp chíFrontiers in Environmental Science năm 2022 của Mingyue Fan và cộng sự đã đềcập đến một nghiên cứu sử dụng chỉ số hoạt động logistics xanh để phân tích tácđộng của hoạt động logistics xanh của các quốc gia Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu

9

Trang 11

vực (RCEP) đối với thương mại xuất khẩu của Trung Quốc Nghiên cứu này sửdụng mô hình trọng lực thương mại mở rộng để phân tích kết quả và cho thấy hiệusuất logistics xanh của các quốc gia RCEP có thể thúc đẩy đáng kể thương mại xuấtkhẩu của Trung Quốc sang các nước RCEP Nghiên cứu cũng đề cập đến các yếu tốảnh hưởng đến hiệu suất logistics xanh và thương mại xuất khẩu của Trung Quốc,bao gồm hiệu quả của thủ tục thông quan, sự thuận tiện trong việc sắp xếp vậnchuyển hàng hóa, tính kịp thời của vận chuyển hàng hóa, khả năng và chất lượngcủa dịch vụ hậu cần, cường độ phát thải khí CO2 và N2O

Trong bài nghiên cứu của Thu Hien Le và cộng sự về đề tài “InternationalJournal of Economics and Financial Issue” đăng trên tạp chí International Journal

of Economics and Financial Issues năm 2022 chỉ ra rằng hiệu suất Logistics xanhcủa một quốc gia xuất khẩu có tác động tích cực đến khối lượng xuất khẩu củaquốc gia đó, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Cụ thể, khi chỉ số ELPI của nước xuấtkhẩu tăng 1% thì lượng hàng hóa xuất khẩu của nước đó tăng 0,65%, các yếu tốkhác không đổi Khi ELPI của nước nhập khẩu tăng 1%, giá trị xuất khẩu hàng hóacủa nước xuất khẩu tăng 0,48%, với các điều kiện khác không đổi

Nghiên cứu về “Green logistics, economic growth, and environmentalquality: evidence from one belt and road initiative economies” của Xiaolong Li vàcộng sự vào năm 2021 tập trung vào tầm quan trọng của hậu cần xanh trong việccải thiện hoạt động kinh tế xanh toàn cầu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bìnhphương tối thiểu hai giai đoạn và công cụ ước tính mô men theo phương pháp tổngquát để phân tích tác động của hoạt động logistics xanh đối với các quốc gia thuộcSáng kiến Một vành đai và Con đường (OBRI) trong giai đoạn 2007-2019 Kết quảcho thấy rằng hiệu suất hậu cần xanh có thể giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế ở cácnền kinh tế OBRI, Châu Âu và MENA, và cải thiện chất lượng môi trường ở châu

Âu và các khu vực Đông và Đông Nam Á Tuy nhiên, hoạt động logistics xanhcũng có thể làm tăng ô nhiễm môi trường ở các nền kinh tế OBRI, Trung Á vàMENA Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các biến kiểm soát cũng có tầm quan trọng

10

Trang 12

trong tăng trưởng kinh tế và môi trường Dựa trên các kết quả này, nghiên cứu đềxuất một số chính sách hậu cần xanh mạnh mẽ trong OBRI để cải thiện tăng trưởngkinh tế và môi trường.

Nghiên cứu về tác động của quy định chất lượng đến thương mại quốc tế:

Quy định chất lượng cũng có tác động đến hoạt động thương mại, kết quảnày được chỉ ra trong bài nghiên cứu “Insecurity and the Pattern of Trade: AnEmpirical Investigation” của Anderson và Marcouiller vào năm 2002 Tham nhũng

và thực thi hợp đồng không hoàn hảo làm giảm đáng kể thương mại quốc tế Bàibáo này ước tính mức giảm bằng cách sử dụng một mô hình cấu trúc của nhu cầunhập khẩu, trong đó tình trạng mất an ninh đóng vai trò là một loại thuế ẩn đối vớithương mại Các thể chế không phù hợp hạn chế thương mại nhiều như thuế quan

Họ nhận thấy rằng việc bỏ qua các chỉ số về chất lượng thể chế sẽ làm sai lệch ướctính của các mô hình lực hấp dẫn điển hình, làm lu mờ mối quan hệ ngược chiềugiữa thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ tổng chi tiêu dành cho hàng hóa đượcgiao dịch Cuối cùng, sự khác biệt giữa các quốc gia về tính hiệu quả của các thểchế và sự thay đổi hệ quả trong giá cả hàng hóa được giao dịch đưa ra một lời giảithích đơn giản cho thực tế cách điệu rằng các quốc gia có thu nhập cao, dồi dào vốnthương mại với nhau một cách không cân xứng

Nghiên cứu về tác động của quy mô dân số đến thương mại quốc tế:

Trong bài nghiên cứu của Thu Hien Le và cộng sự về đề tài “InternationalJournal of Economics and Financial Issue” đăng trên tạp chí International Journal

of Economics and Financial Issues năm 2022, xét về yếu tố quy mô dân số của cảhai quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu đều có tác động tích cực đến thương mại quốc

tế, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

3.2 Nhận định về các nghiên cứu đi trước:

Với bất kỳ nghiên cứu nào, cần tiếp tục đánh giá và nâng cao tính chính xác

và độ tin cậy của kết quả và xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến xuấtkhẩu của quốc gia, xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của

11

Trang 13

Việt Nam để có cái nhìn toàn diện hơn về tác động của dân số đối với kinh tế quốcgia này Để giữ vững và cải thiện hiệu quả xuất khẩu, Việt Nam cần duy trì sự tăngtrưởng kinh tế bền vững và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Cần duy trì viêcnghiên cứu và đánh giá sâu hơn để có cái nhìn toàn diện về cách thức mở cửa kinh

tế có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Việt Nam

3.3 Giả thiết nghiên cứu:

Các nghiên cứu đi trước về tác động của Logistics xanh đối với thương mạiquốc tế có nhiều kết quả khác nhau và gây nhiều tranh cãi Tuy nhiên, nhóm nghiêncứu đưa ra các giả thiết nghiên cứu sơ bộ về tác động của Logistics xanh đếnThương mại quốc tế: Nghiên cứu Thực nghiệm về EVFTA, Chỉ số hậu cầnLogistics môi trường (ELPI), (LPI), các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu của ViệtNam (bao gồm: GDP, EPLI, LPI, POP…) của EU… như sau:

Giả thiết 1: Sự gia tăng trong GDP có tác động tích cực tới hoạt động xuấtkhẩu của Việt Nam

Giả thiết 2: Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước châu Âu có tác độngtiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam

Giả thiết 3: Độ mở kinh tế của các nước nhập khẩu có tác động tích cực vớixuất khẩu Việt Nam

Giả thiết 4: Chỉ số hoạt động logistics xanh ELPI tác động 2 chiều tới xuấtkhẩu của Việt Nam

Giả thiết 5: Quy định chất lượng nghiêm ngặt tác động tích cực tới hoạt độngthương mại

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Xây dựng mô hình

Dựa vào cơ sở mô hình lực hấp dẫn của Tinbergen (1962), tổng quan cácnghiên cứu những mô hình nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả đề xuất mô hình hồiquy tổng quát để đánh giá tác động của logistics xanh đến thương mại quốc tế nhưsau:

12

Trang 14

(*) lnexp = ij β 0+ β 1lnGDPjt + β 2lnGDPit + β 3lnDisij + β 4lnELPIij + β 5lnELPIit

+ β6lnOPENjt + β 7lnPOPjt + β 8lnPOPit + β 9RQjt + εit

Trong đó:

exp ij : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU

GDP jt : Tổng sản phẩm nội địa của của các nước EU

GDP it : Tổng sản phẩm nội địa của nước Việt Nam

Dis ij : Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước EU

ELPI jt : Chỉ số hiệu suất Logistics xanh của các nước EU

ELPI it : Chỉ số hiệu suất Logistics xanh của Việt Nam

OPEN jt : Độ mở nền kinh tế của các nước EU

POP jt : Tổng dân số của các nước EU

POP it : Tổng dân số của Việt Nam

RQ jt : Quy định chất lượng tại các nước Châu Âu

β 0 là hệ số chặn

β k là hệ số hồi quy của các biến độc lập tương ứng

ε it: đại diện cho các yếu tố không quan sát được, thay đổi giữa các đối tượng

và thay đổi theo thời gian.

i biểu thị Việt Nam

j = [1;27] biểu thị các quốc gia EU

t = [2010;2019] biểu thị năm quan sát

4.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nhóm đã thu thập và tổng hợp bộ số liệu cho các biến số trong giai đoạn

2010 - 2019 cho 27 quốc gia trong liên minh châu Âu, bao gồm: Áo, Ba Lan, Bỉ,

Bồ Đào Nha, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Croatia, Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan,Hungary, Hy Lạp, Ireland, Cộng hòa Síp, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, PhầnLan, Pháp, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Ý Do đó, sốliệu nghiên cứu là kiểu số liệu mảng với 270 quan sát

Nguồn dữ liệu được thu thập cụ thể như sau:

13

Trang 15

Bảng I Mô tả các biến trong mô hình

Kỳ vọng Tham khảo Nguồn

nước EU

Đại diệncho hiệuquảthươngmại quốc

tế nóichung,hoạt độngxuất khẩucủa ViệtNam sang

EU nóiriêng

Đô la

UNComtradeDatabase

Tỉ tỉ

đô laMỹ+

Lê Thu Hiền

và cộng sự,Huy Nguyễn

WorldBank Data

Tỉ tỉ

đô laMỹ

+ Lê Thu Hiền

và cộng sự,Huy Nguyễn

WorldBank Data

14

Trang 16

Kỳ vọng Tham khảo Nguồn

Thơ

WebsiteDistanceFrom To

áp dụngLogisticsxanh vàoxuất -nhập khẩucủa ViệtNam

+

MingyueFan và cộng

sự, Lê ThuHiền vàcộng sự,Xiaolong Li

và cộng sự

OurWorld inData,WorldBankData,Nhóm tácgiả tínhtoán

áp dụngLogisticsxanh vàoxuất -nhập khẩu

Fan và cộng

sự, Lê ThuHiền vàcộng sự,Xiaolong Li

OurWorld inData,WorldBankData,Nhóm tác

15

Trang 17

Kỳ vọng Tham khảo Nguồn

tế của cácnước EU

+

Su DinhThanh vàChristopheSchinckus

WorldBankData,Nhóm tácgiả tínhtoán

Tỉngười +

Lê Thu Hiền

và cộng sự

WorldBank Data

Tỉngười +

Lê Thu Hiền

và cộng sự

WorldBank Data

+ Anderson vàMarcouiller(2002)

WorldBank Data

16

Trang 18

Kỳ vọng Tham khảo Nguồn

lượng tại

các nước

EU

thiệp củaChính Phủ

EU trongviệc xâydựng vàthực hiệncác chínhsách

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp (2023)

5 Kết quả và thảo luận

5.1 Thống kê mô tả

Nhóm tác giả thực hiện thống kê mô tả, nhận biết những đặc điểm, đặc tính

cơ bản về dữ liệu mẫu như giá trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏnhất, cụ thể như sau:

Bảng II Thống kê mô tả biến

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Trang 19

5.2 Kết quả nghiên cứu

Từ dữ liệu thu thập được, nhóm đã tiến hành hồi quy mô hình (*) theo môhình POLS, FEM, REM, thực hiện bằng phần mềm STATA, kết quả thể hiện dướiđây:

Bảng III Kết quả hồi quy mô hình POLS, FEM, REM

Trang 20

Các dấu *, **, *** lần lượt biểu hiện các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Bảng IV Kết quả Kiểm định lựa chọn mô hình

Kiểm định nhân tử Lagrange chibar2(01) = 914.22

Tiếp tục thực hiện kiểm định để lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiênREM và mô hình tác động cố định FEM Từ kết quả của kiểm định Hausman:prob>chi2 = 0.3988, với mức ý nghĩa 5%, ta có kết quả: p-value > α = 5%, do đóchấp nhận giả thuyết các yếu tố không quan sát được không tuyến tính với các biếngiải thích trong mô hình Vì vậy, nhóm tác giả quyết định lựa chọn mô hình tácđộng ngẫu nhiên REM và thực hiện kiểm định chất lượng mô hình thu được kếtquả:

Bảng V Kết quả Kiểm định khuyết tật mô hình

19

Trang 21

Kiểm định Wald cho phương sai sai

số thay đổi

chi2(54) = 151.78Prob > chi2 = 0.0000

Kiểm định Wooldridge cho tự tương

quan

F (1,26) = 3.929Prob > F = 0.0581

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2023)

Có thể thấy mô hình REM mắc khuyết tật: phương sai sai số thay đổi Vì thế,

để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nhằm đảm bảo ước lượng thuđược vững và hiệu quả, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tổng quátGLS, thu được kết quả như sau:

Bảng VI Kết quả khắc phục khuyết tật mô hình theo mô hình hồi quy GLS

Coefficient Sai số chuẩn t P>t Khoảng tin cậy lnGDPjt 1.065675 0.1427552 7.47 0.000 0.7858804 1.34547

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w