Trang 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcBIÊN BẢN HỌP NHÓM 2Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học NHÓM 12 Đề tài thảo luận “Nghiên cứu tác động của yếu tố
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số khái niệm trong đề tài nghiên cứu
Hoạt đô ‘ng tình nguyê ‘n được hiểu là những việc làm được bắt nguồn từ lòng tự nguyện, luôn luôn đóng góp công sức và kỹ năng của mình để giúp đỡ mọi người xung quanh như: Hàng xóm, tổ dân phố, nơi mình ở, những người, những vùng miền gặp khó khăn hoặc nhiều nơi trên thế giới Hoạt đô ‘ng tình nguyê ‘n gồm mô ‘t hoă ‘c nhiều người sẽ đứng lên kêu gọi, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, những người thâ ‘t sự cần sự giúp đỡ
Quyết định: là một quá trình nhận thức của con người và dẫn đến việc đưa ra những lựa chọn hoặc cũng chính là một quá trình hoạt động với những khả năng thay thế Với mỗi quá trình thay thế và ra quyết định đó của con người thì nó chính là lựa chọn cuối cũng có thể hoặc không thể nhắc nhở hành động Việc ra quyết định chính là việc mà bạn phải lựa chọn những giá trị thay thế dựa trên những giá trị và sở thích của người ra quyết định.
Lựa chọn: là chọn lựa giữa những cái cùng loại để chọn ra mô ‘t cái phù hợp nhất với yêu cầu, nhu cầu của bản thân hoă ‘c tâ ‘p thể.
Vâ ‘y quyết định lựa chọn : là cân đo đong đếm để đưa ra quyết định chọn cái phù hợp nhất, có lợi nhất cho bản thân.
Các vấn đề lý thuyết liên quan
*Quá trình đưa ra lựa chọn/quyết định: 6 bước Để đưa ra một quyết định tham gia một hoạt động tình nguyện cũng cần có quy trình như việc mình đưa ra lựa chọn một vấn đề nào đó trong cuộc sống, công việc Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết ở bảng so sánh dưới đây:
Quá trình đưa ra lựa chọn/quyết định 1 vấn đề
Quá trình đưa ra quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
Xác định được mối liên hệ giữa những quyết định cần phải ra cùng với các mục tiêu cần phải đạt được
Xác định rõ tầm quan trọng và những hạn chế của các quyết định Ví dụ như: Sản phẩm mới nên tung ra ở tất cả các thị trường hay chỉ tung ra ở thị trường thử nghiệm ? Phạm vi ảnh hưởng của quyết định có thể bị thay đổi như thế nào ? Giới hạn có thể của nó là gì ? Khi ra quyết định phải biết chọn lọc các mục tiêu đề ra Ví dụ: khi chúng ta phải quyết định sẽ tuyển ai làm nhân viên để bổ sung nguồn nhân lực cần thiết và thực hiện tốt các mục tiêu do doanh nghiệp đề ra, để có thể tổ chức văn phòng.
Xác định rõ được tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động tình nguyện, nhưng phải biết sắp xếp thời gian giữa việc học và tham gia tình nguyện để đưa ra quyết định hợp lý nhất Nhận biết được nhu cầu, mong muốn được tham gia hoạt động tình nguyện, nó có thể phát sinh từ các nhân tố như năng lực, sức khỏe, thời gian,
Chấp nhận thực tế Hãy chấp nhận thực tế nhiều nhất có thể khi ra quyết định trong giới hạn thời gian dựa trên bạn và khả năng giải quyết công việc của bạn bởi thiếu thông tin đầy đủ có thể làm bạn tê liệt trong quá trình ra quyết định Tuy nhiên hãy nhớ rằng bạn không thể chấp nhận tất cả thực tế được
Chấp nhận thực tế nhiều nhất có thể khi ra quyết định trong giới hạn thời gian dựa trên khả năng giải quyết công việc của bạn, bạn phải biết cân đối giữa thời gian tham gia hoạt động tình nguyện và thời gian tham gia các hoạt động khác Việc đưa ra quyết định tham gia hoạt động tình nguyện này hay hoạt động tình nguyện khác không quan trọng bằng việc thực tế bạn sẽ thực sự làm gì Những hãy nhớ rằng hầu như mọi quyết định đều được thực hiện do sự hiểu biết không hoàn chỉnh về một phần nào đấy. Bạn phải tiếp cận được những nguồn thông tin về các hoạt động tình nguyện. Thông tin này có thể đến từ các trải nghiệm cá nhân của chính bản thân bạn, hoặc tham khảo những người bị ảnh hưởng bởi quyết định và những người phải thực hiện quyết định.
Phát triển những khả năng thay thế, chọn lựa
Lập một bảng danh sách gồm tất cả lựa chọn có thể mà bạn có trong đó bao gồm cả việc lựa chọn không làm gì cả.
Việc không chọn lựa một trong những khả năng đã đề ra thân cũng là một quyết định Việc không đưa ra quyết định đôi khi là có lợi hoặc thậm chí là tốt hơn một số quyết định thay thế khác do đó điều này nên được chú ý sử dụng trong quá trình ra quyết định Không chỉ lưu
Thời gian bạn tham gia hoạt động tình nguyện có thể dành để làm rất nhiều những việc khác như làm thêm, học thêm, tham gia câu lạc bộ, Bạn có rất nhiều sự lựa chọn thay vì tham gia hoạt động tình nguyện
23 tâm đến việc tìm ra các phương pháp thay thế sẵn có mà bạn còn phải sáng tạo ra những phương pháp vẫn chưa xuất hiện. Đánh giá các lựa chọn thay thế Đây là việc đánh giá giá trị của mỗi lựa chọn Hãy cân nhắc cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của quyết định/ lựa chọn ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Hãy cân nhắc kỹ những tích cực và tiêu cực của các hoạt động khác mà bạn có thể lựa chọn thay thế hoạt động tình nguyện Đánh giá mức độ rủi ro của mỗi lựa chọn
Trong quá trình thực hiện quyết định/ lựa chọn, bạn sẽ tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất tuy nhiên trong quá trình đưa ra quyết định thì luôn có một vài mức độ không chắc chắn trong bất kỳ sự lựa chọn nào Lựa chọn mua xe này liệu có phải là quyết định tốt nhất hay không? Đó là một các câu hỏi ví dụ cho mức độ rủi ro trong việc đưa ra các quyết định
Rủi ro có thể đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm, việc xếp thứ hạng hay là dưới một số hình thức khác mà chúng ta có thể so sánh được.
Trong quá trình tham gia hoạt động tình nguyện, bạn sẽ luôn đặt cho mình những câu hỏi như: Liệu làm hoạt động này có giúp mình phát triển bản thân một cách tốt hay không ? hay là Thời điểm này mình tham gia hoạt động tình nguyện có tốt không ? Đây là minh chứng cho mức độ rủi ro trong việc đưa ra quyết định tham gia hoạt động tình nguyện Đưa ra quyết định Nếu như bạn đang phải đưa ra quyết định cá nhân thì hãy
Sau khi đánh giá các phương án, tình nguyện viên đưa đến áp dụng sự ưa thích của bạn vào việc này.(nó cũng có thể liên quan tới việc chú ý tới sở thích của người khác) Hãy chọn cách để làm theo dù nó có thể là lựa chọn duy nhất, nhiều lựa chọn hay là lựa chọn không làm gì hết Thực hiện quyết định rồi sau đó hãy đánh giá việc thực hiện đúng như khi bạn trải qua việc giải quyết khó khăn. Đừng huỷ bỏ quyết định một cách vội vã bởi vì rất nhiều kế hoạch cần có thời gian để diễn ra hiệu quả nhưng đừng đừng lưỡng lự khi cần thay đổi phương hướng hoạt động nếu như một quyết định nào đó không có hiệu quả hoặc gây bất lợi. ý định tham gia hoạt động.
Sau khi tham gia tình nguyện viên sẽ có những đánh giá về hoạt động tình nguyện Từ đó, mức độ hài lòng của sinh viên sẽ ảnh hưởng tới các quyết định tham gia hoạt động của họ trong tương lai.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận nghiên cứu
- Để khảo sát ra các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Phương pháp này là sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính (tham khảo các nghiên cứu trước, thảo luận nhóm, lấy ý kiến chuyên gia…) và phương pháp nghiên cứu định lượng (phân tích tương quan, hồi quy…).
- Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước:
Nghiên cứu sơ bộ: Là nghiên cứu định tính thực hiện thông qua việc tham khảo các nghiên cứu trước, dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết để xây dựng bản câu hỏi sơ bộ Ngoài ra, nhóm còn nghiên cứu các tài liệu thứ cấp kết hợp với thảo luận nhóm để điều chỉnh, bổ sung mô hình thang đo Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại.
Nghiên cứu chính thức: Là nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua phiếu khảo sát, sau đó thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá dựa trên phần mềm xử lí số liệu SPSS với các bước phân tích chính:đánh giá độ tin cậy và giá trị Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan và hổi quy giữa các biến Nhóm sẽ không tham gia vào khảo sát nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.
Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu
● Xác định phương pháp chọn mẫu định tính Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn từng cá nhân
- Kích thước mẫu: 10 sinh viên
● Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phi xác suất), cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết (hay còn gọi là phương pháp chọn mẫu mở rộng) Mẫu thuận tiện được chọn là bạn bè, anh chị khóa trên là sinh viên trường Đại học Thương mại mà các thành viên trong nhóm quen biết Nhóm tiến hành gửi bảng khảo sát tới những đối tượng này và thông qua họ gửi bảng khảo sát tới các đối tượng có đặc điểm tương tự (cùng là sinh viên Trường Đại học Thương mại)
- Kích thước mẫu: 300 sinh viên
3.2.2 Xác định chuẩn dữ liệu
Dữ liệu định tính và định lượng cần thu thập: Tác động của yếu tố xã hội đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập để phục vụ cho quá trình thảo luận được chia thành 2 loại: Dữ liệu Thứ cấp và
Việc thu thập đối với dữ liệu sơ cấp được chia theo hướng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Với nghiên cứu định tính:
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính. Phương pháp phỏng vấn được nhóm ưu tiên sử dụng là phỏng vấn sâu để có thể khai thác tối đa thông tin, dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
+ Việc phỏng vấn sâu được tiến hành trực tiếp theo hình thức 1-1, các thành viên nhận nhiệm vụ phỏng vấn sẽ lần lượt gặp gỡ các sinh viên của trường đại học Thương Mại, đặt câu hỏi liên quan đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện và quyết định đó chịu sự chi phối bởi những yếu tố xã hội nào Các câu hỏi không cố định theo khuôn mẫu mà có thể linh hoạt thay đổi, để phù hợp với từng hoàn cảnh, giai đoạn mà sinh viên tham gia, sao cho kết thúc cuộc phỏng vấn người nghiên cứu thu thập được các thông tin liên quan đến quan điểm, ý kiến của sinh viên về chủ đề “Những yếu tố xã hội tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại” + Mục đích của việc phỏng vấn là kiểm tra, xác nhận lại những thông tin đã thu thập được qua phương pháp khảo sát Bên cạnh đó sẽ giúp nhóm tìm hiểu sâu và khám phá thêm những thông tin mà phương pháp khảo sát chưa chỉ ra rõ, từ đó giúp hoàn thiện bài nghiên cứu một cách khách quan hơn.
+ Kích thước mẫu: 10 bạn sinh viên đã và đang theo học tại trường Đại học Thương Mại thuộc các khoa, viện khác nhau.
+ Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn về các yếu tố xã hội tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại và những yếu tố đó tác động như thế nào đến việc quyết định tham gia của họ.
Với nghiên cứu định lượng:
Sử dụng Phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu , cụ thể là dùng phiếu khảo sát với kích thước mẫu khảo sát là 300 sinh viên trường Đại Học Thương Mại.
+ Mở đầu phiếu sẽ giới thiệu sơ lược về chủ đề, mục tiêu và ý nghĩa của đề tài mà nhóm đang tiến hành nghiên cứu Để người làm khảo sát có được cái nhìn khái quát nhất về vấn đề mà mình đang tham gia khảo sát.
+ Nội dung câu hỏi khảo sát: Các yếu tố xã hội tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại Học Thương Mại Nhóm sẽ đề cập đến những yếu tố có trong mô hình nghiên cứu, đưa ra các câu hỏi khai thác sâu từng vấn đề và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. + Trong các câu hỏi khảo sát, nhóm đưa ra thang đo 5 mức độ để đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Thương Mại gồm:
(1): hoàn toàn không đồng ý; (2): không đồng ý; (3): phân vân (4): đồng ý; (5): hoàn toàn đồng ý. + Phần kết thúc: Gửi lời cảm ơn đến các thông tin người trả lời đã cung cấp, hỏi thêm thông tin về Giới tính, Năm học và chuyên ngành của người tham gia khảo sát để thông tin thu hoàn thiện hơn
+ Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế câu hỏi khảo sát qua Google Forms và tiến hành khảo sát điều tra được gửi trực tiếp qua các đường link trên Messenger, Zalo, Facebook,… điều này sẽ giúp quá trình khảo sát diễn ra một cách khách quan, nhanh chóng.
+ Mỗi thành viên trong nhóm thu thập 20 phiếu điều tra để đủ số lượng mẫu.
Lý do nhóm nghiên cứu lựa chọn Google Forms để thiết kế bảng hỏi thu thập thông tin từ đối tượng cần điều tra là vì công cụ này có những thuận lợi cơ bản sau:
- Giúp người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực dành cho cuộc khảo sát.
- Các số liệu sẽ không bị khuyết thiếu do cài đặt câu trả lời bắt buộc.
- Đặc điểm cơ bản của bảng câu hỏi tự trả lời là đối tượng sẽ không phải nêu cụ thể danh tính của mình do đó đảm bảo được tính bí mật trong các thông tin cá nhân
- Các thông tin thu được từ bảng hỏi được lưu lại tự động, dễ dàng sao chép sang Excel và SPSS.
Dữ liệu sau khi thu thập được đánh giá phân phối chuẩn sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình và kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.
Phương pháp được nhóm sử dụng chung cho cả dữ liệu định tính và định lượng là “Nghiên cứu tài liệu”
Cụ thể, các tài liệu được nhóm sử dụng là các luận văn nghiên cứu về các tác động của yếu tố xã hội đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của SV ĐH Thương mại, ngoài ra còn có các tài liệu,các bài nghiên cứu trong và ngoài nước ( cả định tính và định lượng) về các yếu tố tác động đến hoạt động tình nguyện nói chung và quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên nói riêng như:Organizational Factors Affecting Volunteers: A Literature Review on Volunteer Coordination (Sibylle
Xử lý và phân tích dữ liệu
3.3.1 Nghiên cứu định tính Đối tượng phỏng vấn: Sinh viên Đại học Thương Mại
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sinh viên Đại học Thương Mại để bổ sung, hỗ trợ cho nghiên cứu khảo sát định lượng
Số sinh viên được phỏng vấn: 10 sinh viên Đại học Thương Mại
Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm thông tin.
Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.
Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin.
Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này.
Số phiếu phát ra 329 phiếu, số phiếu thu về 300 phiếu, số phiếu hợp lệ là 275.
Thang đo sử dụng cho các biến quan sát do nhóm nghiên cứu tự đề xuất không kế thừa từ các nghiên cứu trước.
Nhiều hoàn cảnh khó khăn:
1) Thế giới càng hiện đại, xã hội càng phát triển thì lại càng có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
2) Bạn bắt gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ xung quanh trường, nơi ở của bạn hoặc trên mạng xã hội.
3) Bạn cảm thấy sự quan tâm, giúp đỡ của mình đến những hoàn cảnh khó khăn là thật sự cần thiết.
4) Bạn vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng của mình khi chứng kiến những hoàn cảnh đấy.
5) Bạn đã từng trải qua khó khăn và thực sự đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn.
1) Bạn tham gia theo hiệu ứng đám đông của bạn bè.
2) Bạn được bạn bè của bạn vận động để tham gia.
3) Tham gia với mục đích hỗ trợ bạn bè hoàn thành tốt hoạt động tình nguyện.
4) Bạn bè, người quen của bạn gặp phải hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.
5) Bạn cảm thấy ngưỡng mộ hoạt động tình nguyện cao cả mà bạn bè của bạn đã làm.
Các tổ chức và cá nhân có sức ảnh hưởng:
1) Ảnh hưởng từ người nổi tiếng và các tổ chức là một yếu tố tác động đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên.
2) Ngày càng nhiều người nổi tiếng tham gia hoạt động tình nguyện (VD:Thủy Tiên, Hà Anh Tuấn, Quang Linh, )
3) Tham gia các tổ chức tình nguyện hỗ trợ tốt cho hoạt động học tập và tìm kiếm việc làm, mở rộng quan hệ.
4) Quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên thông qua sức ảnh hưởng của người nổi tiếng và mạng xã hội là hoàn toàn hợp lý.
1) Tham gia hoạt động tình nguyện do nhà trường phát động để kết nối giảng viên và sinh viên trong trường.
2) Tham gia các hoạt động do hội sinh viên, câu lạc bộ trong trường phát động
3) Nhà trường khuyến khích tham gia để nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên
4) Nhà trường có các chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho sinh viên tình nguyện (điểm rèn luyện, )
5) Nhà trường kết hợp với các tổ chức, công ty để phát động các chương trình tình nguyện nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên.
1) Tình nguyện viên được hỗ trợ về phương tiện di chuyển và vật chất để phục vụ cho hoạt động tình nguyện
2) Tình nguyện viên được hỗ trợ, động viên về tinh thần trong quá trình làm nhiệm vụ
3) Tình nguyện viên được tham gia các buổi tập huấn những kiến thức, kỹ năng cơ bản để phục vụ cho hoạt động
4) Tình nguyện viên được nhận giấy chứng nhận tham gia
5) Người thân của tình nguyện viên được nhận các chế độ hỗ trợ hợp lý (hiến máu, phòng chống dịch Covid, )
1) Bạn sẽ tham gia nhiều hoạt động tình nguyện hơn trong thời gian tới.
2) Bạn sẽ vận động bạn bè, người thân cùng tham gia.
3) Bạn sẽ cân bằng thời gian giữa việc tham gia hoạt động tình nguyện với việc học tập, đi làm.
4) Bạn sẽ mở rộng phạm vi tham gia hoạt động tình nguyện (từ Thương Mại kết hợp với các trường khác, từ trong nước ra nước ngoài, ).
5) Bạn sẽ tự đứng ra để tổ chức một hoạt động tình nguyện.
Phân tích thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả là kĩ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định lượng Bất kì một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít nhất là để thống kê về đối tượng điều tra.
Các phân tích chuyên sâu khác
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha.
Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ
0,6 trở lên, nhỏ hơn 1 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố.
EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
Là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến độc lập).
KẾT QUẢ
Kết quả nghiên cứu định tính
Với mục tiêu phỏng vấn là kiểm tra, sàng lọc biến độc lập, và hoàn thiện từ ngữ trong bảng hỏi, nghiên cứu định tính chỉ là nghiên cứu bổ sung, hỗ trợ cho nghiên cứu khảo sát định lượng nên yêu cầu mẫu không lớn Trong nghiên cứu này, nhóm lựa chọn phỏng vấn qua google meet, với số mẫu là 10
STT Họ và tên Giới tính Khoa Khóa Đã từng tham gia hoạt động tình nguyện chưa?
1 Tẩn Lể Hà Nữ KT&KDQT 57 Rồi
2 Nguyễn Ngọc Thùy Nữ KT&KDQT 57 Rồi
3 Vũ Khánh Linh Nữ KT&KDQT 57 Rồi
4 Lê Thị Hiền Nữ KT&KDQT 57 Rồi
5 Lô Thị Thùy Duyên Nữ KT&KDQT 57 Rồi
6 Nguyễn Thị Thắm Nữ KT&KDQT 57 Rồi
7 Nguyễn Thị Vân Thư Nữ KT&KDQT 57 Rồi
8 Võ Thị Quỳnh Giang Nữ KT&KDQT 57 Rồi
9 Lang Thị Triệu Vi Nữ QTKD 57 Rồi
10 Lê Đại Trường Thành Nam TTTM 57 Rồi
Bảng 4.1 Phân loại đặc điểm người được phỏng vấn
1 Thông qua kết quả phỏng vấn, 10/10 sinh viên tham gia phỏng vấn đều đã từng tham gia hoạt động tình nguyện, cụ thể:
- Khi được hỏi về việc đã tham gia hoạt động tình nguyện hay chưa thì tất cả sinh viên tham gia phỏng vấn đều trả lời rằng đã từng tham gia hoạt động tình nguyện ít nhất 1 lần Các bạn đều cảm thấy vui và cảm thấy mình đóng góp được một phần công sức cho xã hội Tất cả sinh viên tham gia phỏng vấn đều sẽ tiếp tục tham gia tình nguyện trong thời gian tới
- Về việc hiện nay có rất nhiều sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện, những người được phỏng vấn đều cho rằng giới trẻ ngày nay đã dành nhiều thời gian hơn cho xã hội và ngày càng năng động hơn, đây là việc đáng tuyên dương Bên cạnh đó, có một bộ phận nhỏ sinh viên tham gia tình nguyện chỉ vì mục đích cá nhân như được cộng điểm rèn luyện, giấy chứng nhận chứ không phải vì muốn giúp đỡ người khác.
- Những yếu tố xã hội tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại được sinh viên nêu ra là: xã hội có nhiều hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng từ bạn bè, chính sách hỗ trợ, nhà trường phát động, các tổ chức và cá nhân có sức ảnh hưởng Trong đó yếu tố bạn bè được 8/10 sinh viên nhắc tới.
2 Sau khi phỏng vấn, nhóm nghiên cứu thu được ý kiến của sinh viên về tác động của yếu tố xã hội đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại như sau:
- Yếu tố xã hội có nhiều hoàn cảnh khó khăn:
+ Đa số sinh viên tham gia phỏng vấn cho rằng việc xã hội có nhiều hoàn cảnh khó khăn sẽ khiến cho họ muốn tham gia tình nguyện nhiều hơn
+ Các bạn sinh viên tham gia phỏng vấn thường thấy những người có hoàn cảnh khó khăn ở trên các tuyến đường và xung quanh khu vực họ sinh sống, ngoài ra còn thấy trên các trang mạng xã hội Họ sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn đó trong khả năng của mình.
- Yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè:
+ Hầu hết sinh viên tham gia phỏng vấn đều cho rằng bạn bè có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại Họ cho rằng bạn bè là những người thân thiết và dễ ảnh hưởng đến chúng ta Khi thấy bạn bè mình tham gia tình nguyện giúp ích cho xã hội, họ cảm thấy mình cũng cần phải làm gì đó có ích và điều này đã góp phần thúc đẩy ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trường Đại học Thương Mại.
+ Tất cả sinh viên tham gia phỏng vấn đã từng được bạn bè kêu gọi tham gia hoạt động tình nguyện và có đến 8/10 sinh viên đồng ý tham gia từ lời kêu gọi đó.
- Yếu tố chính sách hỗ trợ:
+ Hầu hết sinh viên tham gia phỏng vấn cho rằng chính sách hỗ trợ từ các tổ chức tình nguyện ảnh hưởng không nhiều đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của họ Họ cho rằng khi có các chính sách hỗ trợ từ các tổ chức tình nguyện thì quá trình tình nguyện sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn, sẽ thu hút thêm được những sinh viên muốn tham gia tình nguyện mà chưa có đủ điều kiện kinh tế hay vật chất Tuy nhiên, khi những chính sách hỗ trợ này không được các tổ chức áp dụng thì phần lớn sinh viên vẫn sẽ tham gia hoạt động tình nguyện mà không thay đổi quyết định bởi yếu tố này.
+ Những chính sách hỗ trợ mà sinh viên tham gia phỏng vấn biết đến là hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ tiền xăng xe, hỗ trợ chi phí ăn uống, hỗ trợ công cụ tham gia tình nguyện.
+ Khi được hỏi về việc nếu không có chính sách hỗ trợ từ các tổ chức tình nguyện thì có sẵn sàng tham gia tình nguyện không thì đa số sinh viên tham gia phỏng vấn đều khẳng định vẫn sẽ sẵn sàng tham gia.
- Yếu tố nhà trường phát động:
+ Đa số sinh viên tham phỏng vấn cho rằng việc nhà trường phát động có ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại Nhà trường phát động hoạt động tình nguyện sẽ tiếp cận được một lượng lớn sinh viên, trong số các sinh viên tham gia, có những sinh viên tham gia vì muốn giúp đỡ người khác, giúp ích cho xã hội hay thương cảm cho những hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cũng có những sinh viên tham gia vì những mục đích cá nhân như được cộng điểm rèn luyện, giấy chứng nhận, và có những sinh viên tham gia vì cả 2 mục đích trên.
+ Đa số sinh viên tham gia phỏng vấn từng tham gia hoạt động tình nguyện do nhà trường phát động như Sưởi ấm vùng cao (Nghệ An), Mùa hè xanh, Trung thu cho em, tiếp sức mùa thi,hiến máu nhân đạo với mục đích chính là giúp đỡ những người xung quanh, cũng có sinh viên có mục đích được cộng điểm rèn luyện nhưng nó chỉ là mục đích phụ.
- Yếu tố các tổ chức và cá nhân có sức ảnh hưởng:
+ Đa số sinh viên tham gia phỏng vấn cho rằng các tổ chức và cá nhân có sức ảnh hưởng có ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên nhưng không nhiều. Những tổ chức và cá nhân có sức ảnh hưởng sẽ truyền cảm hứng cho sinh viên thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội, đặc biệt khi họ là thần tượng hoặc những tổ chức, cá nhân được giới trẻ chú ý, yêu thích Vì họ là những người có sức ảnh hưởng nên sẽ tiếp cận được số lượng lớn sinh viên biết đến chương trình hoặc hoạt động tình nguyện mà họ tổ chức hoặc kêu gọi.
Kết quả nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu tiến hành điều tra trên 329 mẫu tỷ lệ phiếu hợp lệ là 275 phiếu chiếm 83,59% Nhóm tiến hành các bước phân tích bao gồm: Phân tích thống kê mô tả mẫu, thống kê mô tả đánh giá thang đo, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy.
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả mẫu a) Thống kê số lượng sinh viên các khoa tại đại học Thương mại
Bảng 1: Thống kê khoa của các sinh viên tham gia khảo sát.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử
Khoa Kế toán - Kiểm toán 11 4.0 4.0 15.6
Khoa Khách sạn - Du lịch 4 1.5 1.5 17.1
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế 151 54.9 54.9 73.5
Khoa Lý luận chính trị 3 1.1 1.1 74.5
Khoa Quản trị kinh doanh 21 7.6 7.6 91.3
Khoa Quản trị nhân lực 3 1.1 1.1 92.4
Khoa Tài chính - Ngân hàng 6 2.2 2.2 94.5
Viện đào tạo quốc tế 10 3.6 3.6 100.0
Theo bảng kết quả mà nhóm đã tiến hành khảo sát được thì đa số là sinh viên thuộc khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế do chiếm 151/275 người chiếm ( 54,9%) bên cạnh đó còn có các khoa như Khoa Marketing ( chiếm 9.1%),Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử ( chiếm 6.5 %), Việc sinh viên Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế chiếm số đông trong tổng số các phiếu khảo sát là vì đa số thành viên nhóm tiến hành phỏng vấn đều là sinh viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. b) Thống kê số lượng sinh viên các năm của Đại học Thương Mại:
Bảng 2: Thống kê sinh viên các năm đang theo học
Bạn là sinh viên năm nào
Nhìn vào bảng nhóm nghiên cứu khảo sát, nhóm đã khảo sát được toàn bộ các năm từ năm nhất đến năm cuối và cả sinh viên học thạc sĩ với tổng số phiếu 275 phiếu điều tra, trong đó phần lớn sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm hai 202 phiếu (chiếm tỉ lệ 73.5%) , sinh viên năm ba có 64 phiếu(chiếm tỉ lệ 23.3%), sinh viên năm tư có 9 phiếu (3.3%) Do Sinh viên năm nhất chưa tiến hành nhập trường nên nhóm không thể tiến hành phỏng vấn. c) Thống kê mô tả theo giới tính
Bảng 3: Thống kê theo giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Kết quả điều tra trong 275 sinh viên tại Đại học Thương Mại: 66 người giới tính nam (chiếm tỉ lệ 24.0%); 209 người giới tính nữ (chiếm tỉ lệ 76.0%) Điều này được giải thích bởi số phiếu được khảo sát là sinh viên Đại học Thương mại và một phần trường Thương mại sinh viên chiếm đa số là nữ giới Chính vì lý do này, số lượng sinh viên nữ tham gia khảo sát chiếm tỉ lệ lớn hơn so với sinh viên nam giới.
39 d) Thống kê mô tả theo độ hứng thú tham gia hoạt động tình nguyện
Bảng 4: Thống kê sự hứng thú tham gia hoạt động của các sinh viên
Bạn có hứng thú với việc tham gia hoạt động tình nguyện hay không ?
Freque ncy Percent Valid Percent Cumulative Percent
Từ bảng thống liệu thống kê mà nhóm nghiên cứu khảo sát được, trong đó có 250 người hứng thú với việc tham gia các hoạt động tình nguyện ( chiếm 90.9%) và 25 sinh viên không hứng thú với việc tham gia các hoạt động tình nguyện(chiếm 9.1 %) Đa số sinh viên Thương Mại đều có hứng thú với việc tham gia các hoạt động tình nguyện e) Thống kê mô tả theo việc tham gia hoạt động tình nguyện
Bảng 5: Thống kê sinh viên đã/chưa từng tham gia hoạt động tình nguyện.
Bạn đã từng tham gia hoạt động tình nguyện chưa ?
Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative
Valid Chưa từng tham gia 61 22.2 22.2 22.2 Đã từng tham gia 214 77.8 77.8 100.0
Theo số liệu khảo sát nhóm thu thập về, 275 sinh viên được khảo sát đa số đều tham gia các hoạt động tình nguyện Điều này được thể hiện bằng số liệu 214/275 người (chiếm tỉ lệ 77.8%), trong đó chỉ có 61 người chưa từng tham gia các hoạt động tình nguyện
41 f) Thống kê mô tả về ý định tham gia các hoạt động tình nguyện trong tương lai của sinh viên Thương Mại
Bảng 6: Thống kê về ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên
Bạn sẽ tiếp tục/có ý định tham gia hoạt động tình nguyện trong tương lai không?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Theo số liệu khảo sát nhóm thu thập về, 275 sinh viên được khảo sát đa số đều có ý định tham gia các hoạt động tình nguyện Điều này được thể hiện bằng số liệu 256 /275 người (chiếm tỉ lệ93.1%), trong đó chỉ có 19 người không có ý định tham gia các hoạt động tình nguyện g) Thống kê mô tả theo yếu tố xã hội nào tác động lớn nhất đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại
Bảng 7: Thống kê về yếu tố xã hội tác động lớn nhất đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên
Theo bạn, yếu tố xã hội nào tác động lớn nhất đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại?
Valid Ảnh hưởng từ bạn bè 36 13.1 13.1 13.1
Các cá nhân và tổ chức có sức ảnh hưởng
Các chính sách hỗ trợ 13 4.7 4.7 36.0
Nhiều hoàn cảnh khó khăn 147 53.5 53.5 100.0
Theo số liệu được khảo sát trên 275 sinh viên Đại học Thương Mại cho thấy, đa số mọi người tham gia các hoạt động tình nguyện là vì do có nhiều hoàn cảnh khó khăn (53,5%), Các cá nhân và các tổ chức có sức ảnh hưởng (18.2%)và Ảnh hưởng từ bạn bè (13,1%),
Thống kê giải thích các biến của thang đo
Bảng 10: Bảng mã hóa thống kê giải thích các biến của thang đo
Kk1 Thế giới càng hiện đại, xã hội càng phát triển thì lại càng có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn
Kk2 Bạn bắt gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ xung quanh trường, nơi ở của bạn hoặc trên mạng xã hội.
Kk3 Bạn cảm thấy sự quan tâm, giúp đỡ của mình đến những hoàn cảnh khó khăn là thật sự cần thiết
Kk4 Bạn vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng của mình khi chứng kiến những hoàn cảnh đấy
Kk5 Bạn đã từng trải qua khó khăn và thực sự đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn
Ah1 Bạn tham gia theo hiệu ứng đám đông của bạn bè
Ah2 Bạn được bạn bè của bạn vận động để tham gia
Ah3 Tham gia với mục đích hỗ trợ bạn bè hoàn thành tốt hoạt động tình nguyện Ah4 Bạn bè, người quen của bạn gặp phải hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ
Ah5 Bạn cảm thấy ngưỡng mộ hoạt động tình nguyện cao cả mà bạn bè của bạn đã làm.
Nt1 Tham gia hoạt động tình nguyện do nhà trường phát động để kết nối giảng viên và sinh viên trong trường. nt2 Tham gia các hoạt động do hội sinh viên, câu lạc bộ trong trường phát động Nt3 Nhà trường khuyến khích tham gia để nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên
Nt4 Nhà trường có các chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho sinh viên tình nguyện (điểm rèn luyện, )
Nt5 Nhà trường kết hợp với các tổ chức, công ty để phát động các chương trình tình nguyện nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên
Cs1 Tình nguyện viên được hỗ trợ về phương tiện di chuyển và vật chất để phục vụ cho hoạt động tình nguyện
Cs2 Tình nguyện viên được hỗ trợ, động viên về tinh thần trong quá trình làm nhiệm vụ
Cs3 Tình nguyện viên được tham gia các buổi tập huấn những kiến thức, kỹ năng cơ bản để phục vụ cho hoạt động
Cs4 Tình nguyện viên được nhận giấy chứng nhận tham gia
Cs5 Người thân của tình nguyện viên được nhận các chế độ hỗ trợ hợp lý (hiến máu, phòng chống dịch Covid, )
Cn1 Ảnh hưởng từ người nổi tiếng và các tổ chức là một yếu tố tác động đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên
Cn2 Ngày càng nhiều người nổi tiếng tham gia hoạt động tình nguyện (VD:Thủy Tiên, Hà Anh Tuấn, Quang Linh, )
Cn3 Bạn tham gia vì người nổi tiếng mà bạn yêu thích tham gia
Cn4 Tham gia các tổ chức tình nguyện hỗ trợ tốt cho hoạt động học tập và tìm kiếm việc làm, mở rộng quan hệ.
Cn5 Quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên thông qua sức ảnh hưởng của người nổi tiếng và mạng xã hội là hoàn toàn hợp lý
QĐ1 Bạn sẽ tham gia nhiều hoạt động tình nguyện hơn trong thời gian tớ
QD2 Bạn sẽ vận động bạn bè, người thân cùng tham giat
QD3 Bạn sẽ cân bằng thời gian giữa việc tham gia hoạt động tình nguyện với việc học tập, đi làm
QD4 Bạn sẽ mở rộng phạm vi tham gia hoạt động tình nguyện (từ Thương Mại kết hợp với các trường khác, từ trong nước ra nước ngoài, )
QD5 Bạn sẽ tự đứng ra để tổ chức một hoạt động tình nguyện
Kk: Nhiều hoàn cảnh khó khăn
Ah: Ảnh hưởng từ bạn bè
Cs: Chính sách hỗ trợ
Cn: Các cá nhân và tổ chức có sức ảnh hưởng
Thang đo mức độ likert
5- Hoàn toàn đồng ý h) Thống kê mức độ ảnh hưởng của nhân tố do có nhiều hoàn cảnh khó khăn Bảng 8: Thống kê mức độ ảnh hưởng của nhân tố do có nhiều hoàn cảnh khó khăn
Statistics kk1 kk2 kk3 kk4 kk5
Theo câu hỏi nhóm nghiên cứu đưa ra, sinh viên có sự đồng ý với tiêu chí KK3 nhất với mức trung bình 4,33 Còn lại các tiêu chí khác lần lượt là: KK1 (mức trung bình 3.69 ); KK 2 (mức trung bình 4.04); KK4 (mức trung bình 4.12), KK 5 (mức trung bình 3.73). Điều này cho thấy các sinh viên tham gia khảo sát đều có xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert từ 3-5 nhiều hơn so với cái sinh viên chọn từ 1-3, nhóm nghiên cứu đã kết luận như vậy vì dựa vào sự chênh lệch giữa các sinh viên lựa chọn đều có chênh lệch thấp chỉ từ 0,09 đến 0.52. i) Thống kê về mức độ ảnh hưởng từ nhân tố Ảnh hưởng từ bạn bè
Bảng 9: Thống kê về mức độ ảnh hưởng từ nhân tố Ảnh hưởng từ bạn bè
Statistics ah1 ah2 ah3 ah4 ah5
Theo câu hỏi nhóm nghiên cứu đưa ra, sinh viên có sự đồng ý với tiêu chí AH5 nhất với mức trung bình 3.94 Còn lại các tiêu chí khác lần lượt là: AH1 (mức trung bình 3.02 ); AH2 (mức trung bình 3.49); AH3 (mức trung bình 3.35), AH4 (mức trung bình 3.59). Điều này cho thấy các sinh viên tham gia khảo sát đều có xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert từ 3-5 nhiều hơn so với cái sinh viên chọn từ 1-3, nhóm nghiên cứu đã kết luận như vậy vì dựa vào sự chênh lệch giữa các sinh viên lựa chọn đều có chênh lệch thấp chỉ từ 0,35 đến 0.92 j) Thống kê mức độ ảnh hưởng từ Nhà trường phát động
Bảng 10: Thống kê mức độ ảnh hưởng từ Nhà trường phát động
Statistics nt1 nt2 nt3 nt4 nt5
Theo câu hỏi nhóm nghiên cứu đưa ra, sinh viên có sự đồng ý với tiêu chí KK3 nhất với mức trung bình 4,33 Còn lại các tiêu chí khác lần lượt là: KK1 (mức trung bình 3.69 ); KK 2 (mức trung bình 4.04); KK4 (mức trung bình 4.12), KK 5 (mức trung bình 3.73). Điều này cho thấy các sinh viên tham gia khảo sát đều có xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert từ 3-5 nhiều hơn so với cái sinh viên chọn từ 1-3, nhóm nghiên cứu đã kết luận như vậy vì dựa vào sự chênh lệch giữa các sinh viên lựa chọn đều có chênh lệch thấp chỉ từ 0,7547 đến 1,0175. k) Thống kê về mức độ ảnh hưởng về Các chính sách hỗ trợ
Bảng 11: Thống kê về mức độ ảnh hưởng về Các chính sách hỗ trợ
Statistics cs1 cs2 cs3 cs4 cs5
Theo câu hỏi nhóm nghiên cứu đưa ra, sinh viên có sự đồng ý với tiêu chí CS4 nhất với mức trung bình 4.05 Còn lại các tiêu chí khác lần lượt là: CS1 (mức trung bình 3.67 ); CS 2 (mức trung bình 3.58); CS3 (mức trung bình 3.89), CS 5 (mức trung bình 3.63) Điều này cho thấy các sinh viên tham gia khảo sát đều có xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert từ 3-5 nhiều hơn so với cái sinh viên chọn từ 1-3, nhóm nghiên cứu đã kết luận như vậy vì dựa vào sự chênh lệch giữa các sinh viên lựa chọn đều có chênh lệch thấp chỉ từ 0.16 đến 0.42 l) Thống kê về Các cá nhân và tổ chức có sức ảnh hưởng
Bảng 12: Thống kê về Các cá nhân và tổ chức có sức ảnh hưởng
Statistics cn1 cn2 cn3 cn4 cn5
So sánh 2 kết quả trên
*Điểm giống nhau Đa số sinh viên được phỏng vấn/ khảo sát đều đã từng tham gia hoạt động tình nguyện: +Theo kết quả nghiên cứu định tính: 100% sinh viên đều đã từng tham gia hoạt động tình nguyện
+Theo kết quả nghiên cứu định lượng:77.8% sinh viên đã/đang tham gia hoạt động tình nguyện
Những yếu tố xã hội tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện được nêu ra là: đa số mọi người tham gia các hoạt động tình nguyện là vì do có nhiều hoàn cảnh khó khăn; hay là được bạn bè kêu gọi
- Theo số liệu nhóm thu thập về, sinh viên được khảo sát, phỏng vấn, hầu hết, các sinh đều hứng thú với việc tham gia các hoạt động tình nguyện, họ đã từng, hoặc đang tham gia các hoạt động tình nguyện
Yếu tố “nhiều hoàn cảnh khó khăn” và yếu tố “ảnh hưởng từ bạn bè”, “Nhà trường phát động và Chính sách hỗ trợ” có ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại
Yếu tố các tổ chức và cá nhân có sức ảnh hưởng ít ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại
Hầu hết các bạn sinh viên đều cảm thấy vui và hứng thú sau khi tham gia hoạt động tình nguyện Họ đều mong muốn sẽ tham gia nhiều hoạt động tình nguyện hơn trong thời gian tới nhưng đồng thời sẽ cân bằng thời gian giữa việc tham gia hoạt động tình nguyện với việc học tập, đi làm
Bảng 34: So sánh điểm khác nhau giữa 2 kết quả
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Yếu tố “Nhà trường và chính sách hỗ trợ” ảnh hưởng không nhiều đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đại học Thương Mại
Nhà trường phát động và chính sách hỗ trợ tác động mạnh thứ 2 tới sự quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trường Đại học Thương Mại chỉ sau nhân tố “ Hoàn cảnh khó khăn
Yếu tố “Các cá nhân và tổ chức có sức ảnh hưởng có ảnh hưởng đến mô hình Yếu tố “Các cá nhân và tổ chức có sức ảnh hưởng không ảnh hưởng đến mô hình
Yếu tố “Ảnh hưởng từ bạn bè” có tác động tích cực đến mô hình
Yếu tố “Ảnh hưởng từ bạn bè” có tác động tiêu cực (ngược chiều) đến mô hình
Nguyên nhân dẫn đến điểm khác nhau
- Do số lượng người khảo sát và phỏng vấn khác nhau dẫn đến sự chênh lệch.
- Do những người được khảo sát đa phần …
- Do sự không trung thực khi làm khảo sát và phỏng vấn của các bạn sinh viên.