1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựachọn mục đích sống của sinh viên đại học thươngmại

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 7,85 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
    • 1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (5)
      • 1.2.1. Mục đích (5)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (5)
    • 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (6)
      • 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu (6)
      • 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu (6)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (6)
      • 1.4.1. Câu hỏi tổng quát (6)
      • 1.4.2. Câu hỏi cụ thể (6)
    • 1.5. Giả thuyết nghiên cứu (8)
    • 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu (8)
    • 1.7. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (9)
    • 2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu (9)
      • 2.1.1 Các khái niệm liên quan (9)
      • 2.1.2 Các lý thuyết có liên quan (14)
      • 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống (16)
    • 2.2. Tổng quan các tài liệu (18)
      • 2.2.1 các tài liệu nước ngoài (18)
      • 2.2.2. Các tài liệu trong nước (21)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (33)
    • 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (34)
      • 3.2.1. Mô hình nghiên cứu (34)
      • 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu (34)
    • 3.3 Tiếp cận nghiên cứu (35)
    • 3.4. Thiết kế nghiên cứu (35)
      • 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu (35)
      • 3.4.2. Kế hoạch lấy mẫu (36)
      • 3.4.3. Đơn vị nghiên cứu (37)
      • 3.4.4. Công cụ thu thập thông tin (37)
      • 3.4.5. Quy trình thu nhập thông tin (37)
    • 3.5 Xử lí và phân tích dữ liệu (38)
    • 3.6. Thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo (42)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 4.1. Kết quả mô tả thống kê (Mô tả sơ đồ) (47)
      • 4.1.1. Phân tích dữ liệu về người tham gia khảo sát (47)
      • 4.1.2. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát (49)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha (55)
      • 4.2.1. Kết quả phân tích thang đo “Đam mê và kỳ vọng của bản thân” (55)
      • 4.2.2. Kết quả phân tích thang đo “Trình độ học vấn” (56)
      • 4.2.3. Kết quả thang đo “Tình trạng sức khỏe” (56)
      • 4.2.4. Kết quả thang đo “Tài chính kinh tế” (57)
      • 4.2.5. Kết quả thang đo "Gia đình và xã hội” (58)
      • 4.2.6. Kết quả thang đo “Quyết định lựa chọn mục đích sống” (58)
    • 4.3. Phân tích nhân tố EFA (59)
      • 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập (59)
      • 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc (63)
    • 4.4. Phân tích hồi quy đa biến (66)
    • 4.5. Kiểm định các giả định hồi quy (68)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN (73)
    • 5.1. Phát hiện của nghiên cứu (73)
    • 5.2. Nhận xét kết quả nghiên cứu (73)
    • 5.3. Đề xuất giải pháp (74)
    • 5.4. Những khó khăn, hạn chế của đề tài (75)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Các khái niệm liên quan a Mục đích sống

Mục đích sống là một khái niệm phức tạp và cá nhân hoá, thường được hình thành và biến đổi dựa trên một loạt yếu tố

Theo Damon, Menen và Break (2003), mục đích sống là một mục tiêu ổn định và lâu dài nhằm đạt được điều gì đó có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân và thế giới xung quanh

Theo nghiên cứu của Hill và các cộng sự (2010), mục đích sống được định nghĩa là việc đặt ra các mục tiêu và phương hướng cho cuộc sống của một người. Nhiều người trong chúng ta nghĩ mục đích sống và ý nghĩa cuộc sống là như nhau, nhưng chúng hơi khác nhau một chút Cụ thể hơn, người ta cho rằng mục đích sống hoặc việc tham gia vào các hành vi có mục đích chỉ là một điều góp phần tạo nên một cuộc sống có ý nghĩa

Còn theo Steger (2009), ông cho rằng mục đích sống là “Nhận thức của con người về tầm quan trọng của mục tiêu, khát vọng trong cuộc sống của họ, hoặc mong muốn hoàn thành những mục tiêu, khát vọng đó”

Nghiên cứu của Hill và các cộng sự (2010) phân loại mục đích sống của con người thành 4 nhóm chính:

-Hoạt động xã hội (Prosocial), được định nghĩa là mong muốn giúp đỡ người khác và tác động đến cấu trúc xã hội

-Sáng tạo (Creative) bao hàm các mục tiêu về nghệ thuật và khao khát những điều mới lạ

-Tài chính (Financial) chỉ các mục tiêu về tài chính và thành công trong quản trị

-Công nhận cá nhân (Personal recognition) chỉ mong muốn được những người xung quanh công nhận và tôn trọng b Quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người phát sinh trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, đó là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật

8 chất, quá trình thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội Bao gồm: quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó Tức là, họ thực hiện gần như không có ý thức, như thói quen Hai cá nhân ngẫu nhiên gặp nhau ở sân bay, nhà hàng hoặc rạp hát… dù có chào hỏi, trao đổi, trò chuyện thì giữa họ chưa thể coi là có mối quan hệ xã hội (Luật Minh Khuê, 2022)

Nếu những cá nhân này tiếp tục giao tiếp và phối hợp hành vi của họ trong những lần gặp gỡ tiếp theo, họ có thể được coi là đang trong một mối quan hệ xã hội Quan hệ xã hội là mối quan hệ bền vững, ổn định giữa các chủ thể Những mối quan hệ này xảy ra thông qua các tương tác xã hội ổn định và lặp đi lặp lại Những tương tác này còn có những đặc điểm khác, có thể dẫn đến sự hình thành các loại quan hệ xã hội khác nhau. c Sức khỏe

“Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật” (Tổ chức Y tế Thế giới, 1948 ) được khẳng định tại Điểm 1, Bản Tuyên ngôn Alma-Ata năm

1978 gồm: (1) Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát, đó là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất; (2) Sức khỏe tinh thần là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần; (3) Sức khỏe xã hội - sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng

Từ thời cổ đại, quan niệm của người phương Đông đưa ra về sức khỏe khá toàn diện, họ cho rằng sức khỏe của con người không chỉ đơn thuần là dồi dào về thể chất mà còn thoải mái cả về đời sống tinh thần “Theo Triết học Ấn Độ Cổ đại, quan niệm sức khỏe là do “chất khí” quy định, nên theo họ, quá trình hô hấp của con người là do sự hút “chất khí” vào cơ thể, nếu “chất khí” vào cơ thể mà trong sạch thì cơ thể khỏe mạnh, còn khi “chất khí” bị ô nhiễm sẽ sinh ốm đau, bệnh tật.

Vì thế, người có sức khỏe là người có sự cân bằng các yếu tố trong cơ thể, các yếu tố đó hoạt động thích hợp, tức là người có tinh thần, tâm hồn thoải mái” (TS. Trương Thị Thanh Quý, (2017))

Sức khỏe là yêu cầu cơ bản để con người tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc, đồng thời cũng là nền tảng quan trọng để mỗi người theo đuổi mục đích riêng và hiện thực hóa những suy nghĩ, ước mơ, mục tiêu trong cuộc sống Bệnh

9 tật và mệt mỏi xảy ra khi sức khỏe thể chất không còn đủ và sức khỏe tinh thần bị tổn hại Lúc này, chúng ta không còn tâm trí để lo lắng hay suy nghĩ về điều gì khác ngoài tình trạng của mình Vì vậy, chăm sóc sức khỏe đồng nghĩa với việc khiến bản thân hạnh phúc Sức khỏe là chìa khóa quan trọng nhất để tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cho mọi người. d Trải nghiệm cuộc sống

Trải nghiệm tiếng anh được gọi là Experience và dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng được trực tiếp chạm vào, quan sát hoặc tích lũy qua các sự kiện, sự vật trong cuộc sống Nói một cách đơn giản, kinh nghiệm đến từ những gì con người không ngừng quan sát, tình cờ gặp và khám phá trong cuộc sống của mình Từ kinh nghiệm của chính mình, chúng ta dần trưởng thành và trưởng thành hơn khi đi qua cuộc đời.

"Cuộc đời là một chuỗi những bài học phải sống mới hiểu được." Không phải ngẫu nhiên mà Helen Keller đã nói những lời này Theo nghĩa đơn giản nhất, trải nghiệm là những gì chúng ta đạt được khi trải qua cuộc sống Nó đến từ sự quan sát, liên tục vấp ngã và khám phá Hơn hết nó là chất xúc tác giúp chúng ta trưởng thành và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Nếu bạn không có kinh nghiệm thì coi như bạn không có một xu trong túi Xác định những gì bạn muốn mua nhưng kỹ năng của bạn không cho phép bạn mua Đó chính là lý do thiếu kinh nghiệm Ngược lại, nếu bạn có kiến thức thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

Tổng quan các tài liệu

2.2.1 các tài liệu nước ngoài: a, Steger, M F., Oishi, S., & Kashdan, T B (2009) "Meaning in life across the life span: Levels and correlates of meaning in life from emerging adulthood to older adulthood."

“Bài viết nghiên cứu sự thay đổi về mục đích sống ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, từ tuổi trẻ đến tuổi già Kết quả đã chỉ rõ rằng ý nghĩa cuộc sống có xu hướng tăng lên khi người ta lớn tuổi, nhưng sau một ngưỡng nhất định, nó bắt đầu giảm đi Các yếu tố như mối quan hệ xã hội, sức khỏe tâm thần và vật lý, và trải nghiệm sống đều ảnh hưởng đến mục đích sống Mục đích sống không phải là điều cố định, mà nó thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Việc hiểu rõ cách mục đích sống thay đổi qua từng giai đoạn tuổi đời có thể giúp chúng ta tạo ra một cuộc sống trọn vẹn và hài lòng hơn.”

Mẫu nghiên cứu: sử dụng một mẫu đa dạng về độ tuổi từ người trưởng thành đến người già

Phương tiện thu thập dữ liệu: sử dụng các biểu mẫu khảo sát với các câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống và các yếu tố liên quan khác

Biến đổi theo độ tuổi: có thể có sự biến đổi về cảm nhận về mục đích sống qua các giai đoạn cuộc đời Ví dụ, những người ở tuổi trung niên có thể cảm thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn so với những người trẻ tuổi hoặc người già

Yếu tố liên quan: các yếu tố như sức khỏe, mối quan hệ, sự nghiệp, tình trạng hôn nhân và tài chính có thể ảnh hưởng đến cảm nhận về mục đích sống

Những thách thức biệt: mỗi giai đoạn cuộc đời có thể mang lại những thách thức đặc biệt cho việc tìm kiếm mục đích b Reker, G T., & Wong, P T (1988) "Aging as an individual process: Toward a theory of personal meaning." In Emergent theories of aging (pp 214-246) Springer Publishing Company

“Trong bài này, tác giả thảo luận về việc lão hóa là một quá trình cá nhân và tìm hiểu làm thế nào mục đích sống thay đổi khi tuổi tác tăng Bài viết khám phá những thay đổi về cách mọi người cảm nhận ý nghĩa trong cuộc sống của họ qua thời gian Các yếu tố như sức khỏe, mất mát (như mất đối tác hoặc bạn bè), và các thay đổi về vai trò xã hội (như nghỉ hưu) có thể ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận và tìm mục đích sống của họ.”

Phỏng vấn hoặc Khảo sát: sử dụng phỏng vấn hoặc khảo sát để thu thập thông tin về cách mọi người trải nghiệm và tìm kiếm mục đích sống trong quá trình lão hóa

Phân tích Văn bản: xem xét và phân tích các nghiên cứu trước đó về lão hóa và mục đích sống để xây dựng lý thuyết của mình

Lão hóa là một Quá trình Cá nhân Có thể họ đã khám phá việc mọi người trải : nghiệm sự lão hóa theo cách riêng biệt dựa trên nền tảng văn hóa, giáo dục, gia đình, và sự nghiệp

Tìm kiếm mục đích Trong quá trình lão hóa, tìm kiếm và xác định mục đích sống : có thể trở thành một yếu tố quan trọng Họ có thể đã mô tả các thách thức và cơ hội liên quan đến việc tìm kiếm mục đích sống và ý nghĩa ở tuổi già c, Silberman, I (2005) "Religion as a meaning system: Implications for the new millennium." Journal of Social Issues, 61(4), 641-663

“Bài viết này khám phá tôn giáo như một hệ thống ý nghĩa, đánh giá tác động của nó đối với mục đích sống Tôn giáo có thể giúp định hình và hướng dẫn mục đích sống, bằng cách cung cấp các giá trị, hướng dẫn đạo đức, và cam kết với một sứ mệnh lớn hơn.”

Nghiên cứu Lý thuyết: Bài báo có thể bắt đầu bằng việc xem xét các lý thuyết và nghiên cứu trước đó về tôn giáo, ý nghĩa cuộc sống và hệ thống ý nghĩa, mục đích sống

Phân tích Văn bản Tác giả có thể đã thực hiện phân tích văn bản, tức là xem xét : và phân tích các tài liệu liên quan đến tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống, mục đích sống, chẳng hạn như kinh thánh, sách tôn giáo, hoặc bài giảng tôn giáo

Khảo sát Tác giả có thể đã sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu từ : các cá nhân về tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống, mục đích sống của họ

Tôn giáo như Hệ thống Ý nghĩa Bài báo có thể đã tôn vinh tôn giáo như một hệ : thống quan trọng cung cấp ý nghĩa và hướng dẫn cho cuộc sống của con người Nó có thể đã xem xét cách tôn giáo giúp con người đối mặt với các vấn đề và thách thức trong cuộc sống và giải quyết chúng từ đó có những mục đích sống khác nhau

Tôn giáo và Thế kỷ mới Bài báo có thể đã thảo luận về vai trò và tác động của tôn: giáo trong thế kỷ 21, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phát triển của khoa học, công nghệ, và toàn cầu hóa

Hệ thống Ý nghĩa và Tôn giáo trong Cuộc sống Cá nhân Bài báo có thể đã nêu : lên cách mà tôn giáo có thể cung cấp một hệ thống ý nghĩa cho cuộc sống cá nhân và ảnh hưởng đến các quyết định và mục đích sống của người tín đồ

2.2.2 Các tài liệu trong nước a Sống vì nghề nghiệp và tương lai của mình sau này (1991)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Thông qua các lý thuyết liên quan cùng với sự kế thừa các nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đã đưa ra 5 giả thuyết:

Giả thuyết H1: Yếu tố đam mê và kỳ vọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên.

Giả thuyết H2: Yếu tố trình độ học vấn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên.

Giả thuyết H3: Yếu tố tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên.

Giả thuyết H4: Yếu tố tài chính và kinh tế ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên.

Giả thuyết H5: Yếu tố các tác động của gia đình và xã hội ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên.

Tiếp cận nghiên cứu

Với dạng đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến một quyết định, việc lựa chọn sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính là phù hợp. a Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Google Form, thống kê các kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua:

• Xác định mô hình nghiên cứu

• Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu

• Tạo bảng hỏi và xây dựng thang đo b Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được nhóm tiến hành thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt, với các câu hỏi được xây dựng dựa trên các lý thuyết liên quan cùng với thang đo nhóm đã xây dựng và kế thừa trước đó, nhằm có được một cái nhìn hoàn thiện hơn về sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên đại học Thương Mại và kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Thiết kế nghiên cứu

- Trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính, phương tiện di chuyển, thời gian và không đầy đủ thông tin về tổng thể Để thực hiện nghiên cứu, nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling) và phương pháp quả cầu tuyết.

- Ưu điểm: Chọn cá thể dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận và dễ lấy thông tin.

- Nhược điểm: Kết quả thường mang tính chủ quan, không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận cho quần thể từ kết quả mẫu.

- 10-20 cá nhân ngẫu nhiên là sinh viên trường Đại học Thương Mại đã được lựa chọn để phỏng vấn trực tiếp, các cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 10 phút và tiến hành độc lập từng cá nhân được phỏng vấn Các câu trả lời sẽ được sắp xếp thành các ý cùng với sự diễn giải bổ sung, kết hợp cùng với kết quả của nghiên cứu định lượng để đưa ra kết luận cuối cùng.

- Xác định tổng thể nghiên cứu:

+ Ta xác định một cá thể trong phạm vi sinh viên Trường Đại học Thương mại và tiến hành thu thập thông tin Sau khi hoàn tất thì chúng ta cần nhờ cá thể đó giới thiệu cho bạn bè của họ có cùng đặc điểm tương tự để mở rộng mẫu nghiên cứu cho đến khi đạt mẫu cần thiết Sau đó xác định kích thước mẫu.

+ Trong bước thu thập dữ liệu, nhóm thực hiện thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tuyến với đối tượng khảo sát là những sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Thương mại Câu hỏi và câu trả lời sẽ được thu thập và lưu trữ trên cơ sở dữ liệu qua phương pháp thiết kế bảng câu hỏi trực tuyến.

- Xác định kích thước mẫu tối thiểu:

+ Với tiêu chí lựa chọn mẫu với tính đại diện và hiệu quả, nghiên cứu này chọn cách tính kích cỡ mẫu theo quy tắc nhân 5 (Bollen, 1989), tức là số mẫu cần điều tra tối thiểu bằng số câu hỏi nhân 5 Trong nghiên cứu này, nhóm xác định cỡ mẫu cần thiết tối thiểu là 23*55

+ Địa điểm: Khuôn viên Trường Đại học Thương mại.

- Xử lý và phân tích dữ liệu sau khi thu thập thông tin:

+ Bước 1 - Xử lý bộ bảng câu hỏi: Các sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu có thể đến từ chính bảng câu hỏi, từ người phỏng vấn hay người trả lời Do đó, bảng câu hỏi sau khi đã được thu về cần phải xử lý sơ bộ để giảm thiểu các sai sót,

35 tăng chất lượng dữ liệu mà chúng tư sẽ sử dụng để phân tích Sau khi dữ liệu được nhập hoàn toàn vào các phần mềm xử lý dữ liệu thống kê (SPSS, Excel…) có thể tiến hành các bước hiệu chỉnh để loại bỏ bớt những câu trả lời không hợp lý, xử lý những câu trả lời trống hoặc thiếu.

+ Bước 2 - Mã hoá dữ liệu, nhập dữ liệu và tiến hành làm sạch dữ liệu: Nhập dữ liệu với bảng tính Excel rồi chuyển đổi sang SPSS Bảng dữ liệu hoàn chỉnh sẽ là một ma trận mà trong đó: Mỗi cột biểu thị một biến và mỗi dòng biểu thị thông tin của một người trả lời Sau đó tiến hành làm sạch dữ liệu.

+ Bước 3 - Phân tích thống kê mô tả: Sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện phân tích và thu được các bảng, biểu đồ, số liệu tổng hợp.

+ Bước 4 - Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha: Tiến hành phân tích bằng phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo.

+ Bước 5 - Phân tích nhân tố EFA: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) giúp đánh giá giá trị thang đo.

+ Bước 6 - Phân tích hồi quy (regression analysis): Nhằm xác định quan hệ phụ thuộc của một biến (được gọi là biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (được gọi là biến độc lâ ‹p).

- Sinh viên Trường Đại học Thương mại.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn mục đích sống của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

3.4.4 Công cụ thu thập thông tin:

3.4.5 Quy trình thu nhập thông tin:

- Xác định dữ liệu cần thu thập: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

- Xác định nguồn thu thập dữ liệu: Nhóm quyết định xác định nguồn thu thập dữ liệu qua việc lập phiếu khảo sát online.

- Thiết kế công cụ: Thường dùng Google biểu mẫu.

- Tiến hành thu thập dữ liệu.

- Nhập, xử lý và phân tích dữ liệu: Sử dụng SPSS.

- Xác định dữ liệu cần thu thập: quan điểm của sinh viên trường Đại học Thương Mại về các yếu tố nhóm đưa ra có tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn mục đích sống của họ.

- Xác định nguồn thu thập dữ liệu: thông qua phỏng vấn trực tiếp

- Thiết kế công cụ: Tạo bảng hỏi trên word và in ra, thu thập câu trả lời bằng giấy bút và đánh máy.

- Tiến hành thu thập dữ liệu.

- Làm sạch dữ liệu thông qua thảo luận nhóm.

- Nhận xét và rút ra kết luận

Xử lí và phân tích dữ liệu

- Nghiên cứu định tính: Xử lý thủ công thông qua thảo luận nhóm.

Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể (Investopedia, 2019)

Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình trung vị , và yếu vị,

37 trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn phương sai, , giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch (Investopedia, 2019)

* Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố biến nào đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ ra được biến nào cần loại bỏ và biến nào cần giữ lại trong mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1] Về lý thuyết hệ số này càng cao càng tốt, tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0,95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Hệ số Cronbach Alpha được đánh giá theo nguyên tắc như sau:

• < 0,6: Thang đo nhân tố là không phù hợp (trong môi trường nghiên cứu đối tượng khảo sát không có cảm nhận về nhân tố được đề cập).

• 0,6 – 0,7: Chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

• ≥ 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét các biến quan sát có hiện tượng “trùng biến”.

Nguồn: Nunnally, 1978, Peterson, 1994; trích bởi (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

– Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại bằng việc lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng biến còn lại của thang đo Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể.

• Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3: chấp nhận biến.

• Hệ số tương quan biến – tổng < 0,3: loại biến.

Nguồn: Nunnally & cộng sự 1994, trích bởi (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

* Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp, các biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu (Hair, et al, 2009) Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading), hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường thuộc về nhân tố nào (Hair & ctg, 2009).

– Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) trong EFA là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), hệ số KMO được áp dụng như sau:

• 0,5 ≤ KMO ≤ 1: đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố.

• KMO < 0,5: phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu. – Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) : dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị (identity matrix) hay không Ma trận đơn vị ở đây được hiểu là ma trận có hệ số tương quan giữa các biến bằng 0 và hệ số tương quan với chính nó bằng 1 Nếu phép kiểm định Bartlett có p 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

• Giá trị phân biệt: các biến trong cùng 1 thang đo có sự phân biệt với các biến trong cùng 1 thang đo khác, do đó đòi hỏi chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các biến đó phải tối thiểu là 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013) và ngược lại nên loại biến này tránh sự trùng lặp giữa các khái niệm nghiên cứu.

-Phân tích hồi quy là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến độc lập) Phân tích này nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập (Dương, 2023)

- Các loại phân tích hồi quy:

* Phân tích hồi quy – Giả định về mô hình tuyến tính

Nó là một trong những kỹ thuật mô hình hóa được biết đến rộng rãi nhất Hồi quy tuyến tính thường là một trong số ít chủ đề đầu tiên mà mọi người chọn khi học mô hình dự đoán Trong kỹ thuật này, biến phụ thuộc là liên tục, (các) biến độc lập có thể liên tục hoặc rời rạc, và bản chất của đường hồi quy là tuyến tính.

Hồi quy tuyến tính thiết lập mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và một hoặc nhiều biến độc lập (X) bằng cách sử dụng một đường thẳng phù hợp nhất (còn được gọi là đường hồi quy) (Dương, 2023)

Thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo

Các yếu tố đo lường ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương mại được sử dụng trong nghiên cứu của nhóm gồm năm yếu tố đó là: Đam mê và kỳ vọng của bản thân, Trình độ học vấn, Tình trạng sức khỏe, Tài chính kinh tế, Gia đình và xã hội a) Nghiên cứu định lượng:

Thang đo và các biến được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Khía cạnh đo lường Mục hỏi Mã hóa Đam mê và kỳ vọng của bản thân

Bạn có niềm đam mê mãnh liệt với chuyên ngành bạn đã chọn ĐMKV1

Bạn muốn đạt được những thành tích cao trong học tập, công việc, cuộc sống như học bổng, lương cao, ĐMKV2

Bạn mong muốn được theo đuổi đam mê và kỳ vọng của bản thân trong tương lai ĐMKV3

Bạn đã và đang trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể theo đuổi đam mê và kỳ vọng của bản thân ĐMKV4

Trình độ học vấn Bạn muốn là người có trình độ học vấn cao, có cái nhìn toàn diện hơn về thế giới HV1

Bạn muốn thành thục hơn các kỹ năng mềm và các kỹ năng nghiên cứu HV2

Bạn chưa hài lòng với trình độ học vấn của bản thân HV3

Bạn mong muốn được nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong tương lai HV4

Tình trạng sức khỏe Bạn là người chú trọng nhiều đến sức khỏe của bản thân SK1

Các vấn đề về sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, khó tập trung

Các vấn đề về sức khỏe thể chất, chẳng hạn như bệnh tật, tai nạn, khiến bạn không thể tham gia các hoạt động học tập, hoạt động sinh hoạt

Bạn mong muốn cải thiện tình trạng sức khỏe trong tương lai SK4

Tài chính kinh tế Bạn vẫn đang phụ thuộc vào nguồn chu cấp tài chính từ gia đình.

Việc thiếu hụt tài chính kinh tế hiện tại ngăn cản bạn chạm đến mục đích sống của bản thân trong tương lai

Bạn mong muốn thay đổi tình hình tài chính của bản thân và gia đình trong tương lai TCKT3

Trong các mục tiêu tự đặt ra cho bản thân bạn, việc ổn định tài chính kinh tế luôn là quan trọng nhất.

Tác động từ gia đình và xã hội Gia đình ủng hộ việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp của bạn GĐXH1

Bạn bè và các mối quan hệ xung quanh ủng hộ việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp của bạn

Gia đình và các mối quan hệ xung quanh tác động đến việc lựa chọn lối sống, giá trị sống của bạn thông qua việc giáo dục, bàn luận hay thậm chí là áp đặt

Một số định kiến xã hội (ví dụ về nghề nghiệp, giới tính, ) khiến bạn cảm thấy bị hạn chế trong việc lựa chọn mục đích sống của bản thân

Quyết định lựa chọn mục đích sống

Bạn hài lòng về cuộc sống cá nhân hiện tại MĐS1

Bạn cảm thấy tin tưởng vào quyết định lựa chọn mục đích sống của bản thân MĐS2

Bạn luôn tìm kiếm điều gì đó khiến cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn MĐS3

Bạn cảm thấy hạnh phúc vì được theo đuổi mục đích sống của bản thân MĐS4 Để ghi nhận đánh giá của đáp viên với các mục hỏi, nhóm đã sử dụng thang đo Likert với các mức:

• Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý

• Mức 5: Hoàn toàn đồng ý b) Nghiên cứu định tính:

Những câu hỏi sau đây sẽ được dùng để phỏng vấn: Đam mê và kì vọng của bản thân tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn mục đích sống?

 Bạn có chọn chuyên ngành của mình dựa trên đam mê và kỳ vọng của bản thân không? Kỳ vọng hay đam mê đó bị tác động như thế nào bởi 4 yếu tố đã nêu?

 Mọi cố gắng của mà bạn đang làm có phải để thực hiện đam mê hay kỳ vọng của bản thân hay không?

 Có đam mê hoặc Kỳ vọng rất quan trọng, nhưng theo bạn có bắt buộc cần phải dựa vào chúng để đặt ra một mục đích sống cho bản thân hay không?

Trình độ học vấn tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn mục đích sống?

 Bạn có cảm nhận như thế nào về việc: một người cần có một trình độ học vấn tốt để chọn được một mục đích sống tốt?

 Khi lựa chọn mục đích sống cho mình trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, bạn có vận dụng những kiến thức đã học, những cuốn sách đã đọc, những lời dạy đã qua chọn lọc không? Và bạn vận dụng chúng như thế nào?

 Cảm nhận của bạn về tác động của học vấn khi bạn làm việc hay đưa ra những quyết định hàng ngày?

Tình trạng sức khỏe tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn mục đích sống?

 Tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại có tác động như thế nào đến công việc hàng ngày của bạn?

 Bản nghĩ sao về việc nếu bạn có thể chất tốt hơn và đủ tốt, bạn đã có thể theo đuổi một bộ môn thể thao thay vì lựa chọn chuyên ngành hiện tại?

 Nếu tình trạng sức khỏe của bạn xấu đi, bạn có con theo đuổi mục tiêu hiện tại của mình không?

Tài chính kinh tế tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn mục đích sống?

 Việc chi trả cho các kỳ học trên trường, các lớp học thêm các kỹ năng, tín chỉ để cải thiện bản thân của bạn như thế nào? Khi không đủ điều kiện để đáp ứng chi trả cho những việc trên một cách dở dang, giữa chừng, bạn có thay đổi mục tiêu của mình không?

 Bạn có gặp khó khăn trong học tập, điều kiện sống và rèn luyện bởi vì nguồn tài chính hạn hẹp không?

 Bạn có đặt mục tiêu ổn định tài chính cho bản thân và gia đình càng sớm càng tốt không?

Gia đình và xã hội tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn mục đích sống?

 Bạn có đang gánh vác một trách nhiệm gì đấy đối với gia đình hay bạn bè, người thân không? Trách nhiệm đó là gì và ảnh hưởng của nó đối với bạn như thế nào?

 Bạn có dựa trên ý kiến của người thân, bạn bè hay thông tin đại chúng để lựa chọn ngành học của mình không?

 Gia đình và các mối quan hệ khác của bạn có ủng hộ và hỗ trợ các quyết định của bạn hay không?

Câu hỏi về biến phụ thuộc (Quyết định mục đích sống):

 Bạn đã lựa chọn được một mục đích sống hay ít nhất là một mục tiêu cụ thể cho bản thân chưa?

 Bạn có hài lòng về lựa chọn mục đích sống hay mục tiêu hiện tại của bản thân không?

 Bạn nghĩ như thế nào về việc bạn có thể sẽ tìm được và gắn bó với một mục đích sống duy nhất cho đến cuối đời?

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả mô tả thống kê (Mô tả sơ đồ)

4.1.1 Phân tích dữ liệu về người tham gia khảo sát

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thống kê giới tính của người tham gia khảo sát

Qua kết quả khảo sát ta có các số liệu về giới tính của người tham gia khảo sát như sau: Trong tổng số người khảo sát, số nữ chiếm 68% còn số nam chiếm 31% Số lượng nữ tham gia khảo sát gấp 2,21 lần số lượng nam, có 1% là giới tính khác.

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thống kê năm học của người tham gia khảo sát

Theo biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu đối tượng khảo sát chiếm nhiều nhất là sinh viên năm nhất (chiếm tỉ lệ 51%), số sinh viên năm hai (chiếm 42%), số sinh viên chiếm ít nhất là sinh viên năm ba (4%) và sinh viên năm tư (3%).

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thống kê Khoa/Viện của người tham gia khảo sát

Theo biểu đồ trên, ta thấy nhóm khảo sát chủ yếu là sinh viên Khoa Kinh tế - Luật (33%), có khá nhiều sinh viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (16%).

Các Khoa còn lại: ã Cú 12% sinh viờn Khoa Marketing ã Cú 10% sinh viờn Khoa HTTTKT và TMĐT ã Cú 7% sinh viờn Khoa Quản trị kinh doanh ã Cú 6% sinh viờn Khoa Quản trị nhõn lực ã Cú 5% sinh viờn Khoa Kế toỏn - Kiểm toỏn ã Cú 5% sinh viờn Khoa Khỏch sạn du lịch ã Cú 3% sinh viờn Khoa Tiếng Anh ã Cú 3% sinh viờn Viện Đào tạo Quốc tế

4.1.2 Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

(1) Đam mê và kỳ vọng bản thân

Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Bạn có niềm đam mê mãnh liệt với chuyên ngành bạn đang chọn

Bạn muốn đạt được những thành tích cao trong học tập, cuộc sống như học bổng, lương cao,

Bạn mong muốn được theo đuổi đam mê và kỳ vọng của bản thân trong tương lai

Bạn đã và đang trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể theo đuổi đam mê và kỳ vọng của bản thân

Bảng 1: Đam mê và kỳ vọng bản thân (Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 26.0)

+ Nhìn vào số liệu cho thấy, lượng học sinh và sinh viên có niềm đam mê với ngành nghề mình đang chọn và họ đều là những người cầu tiền và đều mong muốn đạt được những thành tích cao trong học tập cũng như cuộc sống, đồng thì họ cũng đã chủ động chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để theo đuổi đam mê và kỳ vọng đó của mình.

- “Bạn có đam niềm đam mê mãnh liệt với chuyên ngành mình đang chọn” (mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 84% mức tương đối cao).

- “Bạn muốn đạt được những thành tích cao trong học tập, cuộc sống như học bổng, lương cao” ( mức đồng tình chiếm 85.5%) Cho thấy họ là người có trí cầu tiến cao.

- “Bạn muốn theo đuổi đam mê và kỳ vọng của bạn thân trong tương lai” và “Bạn đã và đang trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể theo đuổi đam mê và kỳ vọng của bản thân” Cũng có mức đồng tình cao tương tự, cho thấy tỷ lệ người trẻ có đam mê và kỳ vọng bản thân tương đối cao.

+ Nhưng có thể thấy họ vẫn còn gặp nhiều trở ngại khi theo đổi đam mê đó của mình.

- “Bạn đang gặp phải nhiều trở ngại khi theo đuổi đam mê bản thân” Mức đồng tình chiếm 65.1%, cho thấy việc các bạn trẻ gặp vấn đề còn đang nhiều.

Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Bạn muốn là người có trình độ học vấn cao, có cái nhìn toàn diện hơn về thế giới

Bạn muốn thành thục các kỹ năng mềm và các kỹ năng nghiên cứu

Bạn chưa hài lòng với trình độ học vấn của bản thân 8 1 23 81 87

Bạn mong muốn được nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong tương lai

Bảng 2: Trình độ học vấn (Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 26.0)

+ Dựa vào bảng tổng quan ta có thể thấy

- Đa phần người được phỏng vấn là các học sinh, sinh viên đại học nên tỷ lệ sinh viên muốn trở thành người có trình độ học vấn cao, toàn diện về thế giới hay có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống chiếm mức khá cao.

- Họ đều cảm thấy rằng việc những kỹ năng mềm và các kỹ năng nghiên cứu là kỹ năng quan trọng giúp học có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, nên họ muốn có được những kỹ năng này (mức đồng tình chiếm 81,5%, khá là cao), nhưng bên cạnh đó một số ít những người còn phân vân về việc thành thục các kỹ năng này.

- Họ gặp phải các vấn đề về việc tự ti hay mặc cảm, họ cảm thấy chưa hài lòng về trình độ học vấn của chính mình (chiếm 84% khảo sát), con số đó tương đối cao về vấn đề giúp phát triển của giới trẻ ngày nay.

- Mặc dù thế nhưng họ vẫn luôn có ý trí và luôn muốn được nâng cao trình độ học vấn của mình trong tương lai “Bạn mong muốn được nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong tương lai” có lượng đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 86.5% là một mức đáng được ghi nhận.

Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Bạn là người chú trọng nhiều đến sức khỏe của bản thân 5 4 25 91 75

Các vấn đề về sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, khó tập trung

Các vấn đề về sức khỏe thể chất, chẳng hạn như bệnh tật, tai nạn, khiến bạn không thể tham gia các hoạt động học tập, hoạt động sinh hoạt

Bạn mong muốn cải thiện tình trạng sức khỏe trong tương lai 5 5 42 97 51

Bảng 3 Tình trạng sức khỏe (Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 26.0)

+ Với cuộc sống hiện nay, nhiều bạn trẻ chưa thực sự chú ý đến sức khỏe của mình và đa số các bạn mặc dù biết việc cải thiện sức khỏe là cần thiết nhưng dường như mọi người vẫn chưa làm được, bởi nhiều yếu tố khách quan tác động vào.

+ Ở bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy:

- Số lượng các bạn trẻ chú trọng đến sức khỏe khá cao, chiếm 83% Nhưng bên cạnh đó còn khá nhiều các bạn không chú trọng lắm đến tình hình sức khỏe của mình, có lẽ họ chưa nhận thấy được tác hại về lâu về dài của việc không chú trọng sức khỏe hiện tại.

Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

4.2.1 Kết quả phân tích thang đo “Đam mê và kỳ vọng của bản thân”

Bảng 4.7 Kết quả thang đo “Đam mê và kỳ vọng của bản thân”

Mã biến Tương quan biến - tổng Hệ số tin cậy nếu loại biến ĐMKV 0.764 0.790

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Thang đo Đam mê và kỳ vọng của bản thân có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.0.856 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.632 - 0.764 lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.2 Kết quả phân tích thang đo “Trình độ học vấn”

Bảng 4.8 Kết quả thang đo “Trình độ học vấn”

Mã biến Tương quan biến - tổng Hệ số tin cậy nếu loại biến

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Thang đo Trình độ học vấn có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.872 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.657 - 0.783 lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.3 Kết quả thang đo “Tình trạng sức khỏe”

Bảng 4.9 Kết quả thang đo “Tình trạng sức khỏe”

Mã biến Tương quan biến - tổng Hệ số tin cậy nếu loại biến

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Thang đo Tình trạng sức khỏe có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.875 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.611 - 0.764 lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.4 Kết quả thang đo “Tài chính kinh tế”

Bảng 4.10 Kết quả thang đo “Tài chính kinh tế”

Mã biến Tương quan biến - tổng Hệ số tin cậy nếu loại biến

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Thang đo Tài chính kinh tế có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.903 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.728 - 0.806 lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.5 Kết quả thang đo "Gia đình và xã hội”

Bảng 4.11 Kết quả thang đo “Gia đình và xã hội”

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Thang đo Gia đình và xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.861 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.652 - 0.772 lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.6 Kết quả thang đo “Quyết định lựa chọn mục đích sống”

Bảng 4.12 Kết quả thang đo “Quyết định lựa chọn mục đích sống”

(Ng uồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Thang đo Quyết định lựa chọn mục đích sống có hệ số

Mã biến Tương quan biến - tổng Hệ số tin cậy nếu loại biến

Tương quan biến - tổng Hệ số tin cậy nếu loại biến

Cronbach’s Alpha là 0.908 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.725 - 0.832 lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha

Theo dự kiến của nhóm nghiên cứu và đưa vào mô hình nghiên cứu, với 6 thang đo và 24 biến quan sát, kết quả phân tích thang đo như sau:

STT Thang đo Số biến quan sát Hệ số Cronbach

Alpha Tương quan biến tổng nhỏ nhất

1 Đam mê và kỳ vọng 4 0.856 0.632

5 Gia đình và xã hội 4 0.861 0.652

6 Quyết định lựa chọn mục đích sống

Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến quan sát cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo đều lớn hơn 0.6 , toàn bộ các biến đều đảm bảo độ tin cậy và sẽ được đưa vào phân tích ở các bước tiếp theo.

Phân tích nhân tố EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập

Kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA (Kaiser-Meyer-Olkin) và tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett’s Test)

Kiểm định giá trị thang đo hay phân tích nhân tố là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích nhân tố khám phá.

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong EFA là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.

Bảng KMO and Bartlett’s Test chạy lần 1

Hệ số KMO = 0.942 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1, qua đó cho thấy rằng phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả kiểm định Bartlett’s là 1456,446 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, tương đương giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu thu thập được dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

- Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (% Cumunlative variance)

Bảng 4.15 Total Variance Explained chạy lần 1

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Trong bảng Tổng phương sai trích (Total Variance Explained), tiêu chuẩn chấp nhận phương sai trích > 50%.

Kết quả cho thấy 20 biến quan sát được chia thành 5 nhóm Giá trị tổng phương sai trích = 67.648% > 50%, cho thấy mô hình EFA là phù hợp, khi đó có thể phát biểu

59 rằng các nhân tố trong nghiên cứu này giải thích được 67,648% biến thiên của dữ liệu.

- Kiểm định hệ số Factor loading

Phép xoay Varimax thể hiện giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của từng khái niệm nghiên cứu. Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tải nhân tố phải có giá trị lớn hơn 0.5 giữa các biến trong cùng một khái niệm và để đạt giá trị phân biệt thì đòi hỏi chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các biến đó phải tối thiểu 0.3.

Phân tích nhân tố được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo, việc phân tố theo từng yếu tố sẽ giúp cho nhà quản trị nhìn nhận về vấn đề một cách bao quát hơn về từng biến quan sát.

Bảng 4.16 Rotated Component Matrix chạy lần 1

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Từ kết quả ma trận xoay, biến HV4 sẽ bị loại Biến HV4 và biến HV4 có hệ số tải nhỏ hơn 0,5, vì vậy biến này không tải lên ở nhân tố nào.

Tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 sau khi loại đi biến quan sát HV4

Bảng 4.17 KMO and Bartlett’s Test chạy lần 2

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Kết quả cho thấy, hệ số KMO = 0.938 > 0.5, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu Sig = 0.000 < 0.05, phân tích nhân tố là phù hợp.

Bảng 4.18 Total Variance Explained chạy lần 2

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25) Tổng phương sai trích = 67,977 > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Như vậy

6 nhân tố được trích cô đọng được 67,977% biến thiên các biến quan sát.

Bảng 4.19 Rotated Component Matrix chạy lần 2

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Từ kết quả ma trận xoay cho thấy, sau khi loại bỏ biến HV4 hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều thỏa mãn khi phân tích nhân tố là Factor Loading > 0.5 và 19 biến quan sát còn lại được gom thành 3 nhân tố Trong đó, xuất hiện nhóm nhân tố mới gồm (HV1, SK1, SK2, SK3, SK4, TCKT1, TCKT2,TCKT3,TCKT4); (DMKV1, DMKV2, DMKV3, DMKV4, HV3, HV2) Vì vậy, cấu trúc thang đo gốc sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với dữ liệu thực nghiệm để tiếp tục các bước phân tích sau.

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc

- Kiểm định tính thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA (Kaiser-Meyer- Olkin) và tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett’s Test)

Bảng 4.20 KMO and Bartlett’s Test chạy lần 1

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Hệ số KMO = 0.840 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 nên phân tích nhân tố tích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0,05, tương đương giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu thu thập được dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

- Kiểm định phương sai trích của các nhân tố (% Cumulative variance)

Bảng 4.21.Total Variance Explained chạy lần 1

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Kết quả phân tích cho thấy giá trị tổng phương sai trích = 78,631% > 50%, cho thấy kết quả EFA thang đo cho biến phụ thuộc được chấp nhận.

- Kiểm định hệ số Factor loading

Bảng 4.22 Component Matrix chạy lần 1

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25)

Kết quả phân tích EFA cho các biến phụ thuộc trên cho thấy, hệ số tải nhân tố của biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện khi phân tích nhân tố là hệ số Factor loading ≥0.5 và nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố là 1, không có biến quan sát nào bị loại Như vậy, so với mô hình lý thuyết thì sau khi phân tích EFA, mô hình có sự thay đổi

Cụ thể, biến quan sát HV4 bị loại do có hệ số tải nhỏ hơn 0.5, đồng thời xuất hiện nhóm nhân tố mới gồm ( HV1, SK1, SK2, SK3, SK4, TCKT1, TCKT2, TCKT3, TCKT4); (ĐMKV1, ĐMKV2, ĐMKV3, ĐMKV4, HV3, HV2) Theo kết quả bảng ma trận xoay lần cuối cùng, chúng ta có các nhân tố được định nghĩa lại như sau:

STT Nhân tố Các biến quan sát Loại

1 X1 (HV1, SK1, SK2, SK3, SK4, TCKT1, TCKT2, TCKT3,

2 X2 ĐMKV1, ĐMKV2, ĐMKV3, ĐMKV4, HV3, HV2 ( 6 biến) Độc lập

3 X3 GĐXH4, GĐXH3, GĐXH1, GĐXH2 ( 4 biến) Độc lập

4 Y MĐS1, MĐS2, MĐS3, MĐS4 ( 4 biến) Phụ thuộc Tổng số lượng biến quan sát độc lập : 19

Tổng số lượng biến quan sát phụ thuộc: 4

Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 4.24 Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary

(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu trên spss 25)

Theo kết quả của bảng Model Summary , R bình phương hiệu chỉnh đạt 0,722 có b nghĩa là các biến độc lập giải thích được 77,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc.22,8% còn lại được giải thích bởi các biến bên ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Bảng 4.25 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA

(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu trên spss 25) Trong bảng kết quả ANOVA , giá trị Sig của kiểm định F là 0.000 < 0.005, tức là a mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với phân phối, phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4.26 Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficients

(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu trên spss 25)

Cột VIF kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.Từ bảng trên, độ phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 Kết luận: không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình

Cột Sig kiểm định từng biến độc lập cho thấy:trong mô hình các nhân tố X1,X2,X3 đều có giá trị sig < 0.05 nghĩa là các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc;do đó, các biến này được giữ lại.

- Giả thuyết H1: Nhóm nhân tố X1 (chấp nhận)

- Giả thuyết H2: Nhóm nhân tố X2 (chấp nhận)

- Giả thuyết H3: Nhóm nhân tố X3 (chấp nhận)

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa: B (Unstandardized Coefficients): Phản ảnh chiều tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

-B(X1)=0.320.Dấu (+): Tác động cùng chiều.Khi nhân tố tăng 1 đơn vị thì mục đích sống sẽ tăng 0.320 đơn vị.

-B(X2)=0.354.Dấu (+): Tác động cùng chiều.Khi nhân tố tăng thêm 1 đơn vị thì mục đích sống sẽ tăng 0.354 đơn vị.

-B(X3)=0.340.Dấu (+): Tác động cùng chiều.Khi nhân tố tăng thêm 1 đơn vị thì mục đích sống sẽ tăng thêm 0.340 đơn vị.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta (Standardized Coefficients): Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập Các hệ số hồi quy chuẩn hóa có thể chuyển đổi với dạng phần trăm như sau:

Bảng 4.27 Bảng thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình hồi quy

STT Biến độc lập (Thang đo) Hệ số hồi quy chuẩn hóa % Thứ tự ảnh hưởng

(Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 25)

Mức độ sống của sinh viên trường Đại học Thương mại chịu sự tác động tích cực của các nhân tố:

- Tích cực: X1 đóng góp 30.3 %;X2 đóng góp 31.9% và X3 đóng góp 34.6%.

Thông qua kiểm định, có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sống của sinh viên Trường Đại học Thương mại theo thứ tự là: X3,X2,X1

Phương trình hồi quy tuyến tính theo hệ số Beta chuẩn hóa:

- Hệ số Beta X1 = 0.303 cho thấy khi nhân tố tăng 1 đơn vị thì mục đích sống sẽ tăng 0.303 đơn vị.

- Hệ số Beta X2= 0.319 cho thấy khi nhân tố tăng thêm 1 đơn vị thì mục đích sống sẽ tăng 0.319 đơn vị.

- Hệ số Beta X3= 0.346 cho thấy khi nhân tố tăng thêm 1 đơn vị thì mục đích sống sẽ tăng thêm 0.346 đơn vị.

Như vậy, dựa trên kết quả phân tích hồi quy mà nhóm đã tiến hành như ở trên, có thể nhận thấy nhân tố “ Gia đình và xã hội” là nhân tố tác động lớn nhất đến mức độ sống của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Kiểm định các giả định hồi quy

Biểu đồ 4.28 Biểu đồ Histogram - giả định phân phối chuẩn của phần dư

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25) Đối với biểu đồ Histogram, nếu giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn Std Dev gần bằng 1, các cột giá trị phần dư phân bố theo dạng hình chuông, ta có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Cụ thể ta thấy giá trị trung bình Mean=-5.83E-17 và độ lệch chuẩn =0,992 xấp xỉ bằng 1 càng khẳng định thêm phần dư chuẩn hóa tuân theo phân phối chuẩn và giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Biểu đồ 4.29 Biểu đồ Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual : giả định phân phối chuẩn của phần dư

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25) Đối với biểu đồ Normal P-P Plot, nếu các điểm dữ liệu trong phân phối của phần dư bám sát vào đường chéo, phần dư càng có phân phối chuẩn Nếu các điểm dữ liệu phân bố xa đường chéo, phân phối càng “ít chuẩn”.

Cụ thể,các điểm phân vị trong phân phối của phần dư gần như tập trung thành 1 đường chéo, như vậy, giả định hồi quy về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Biểu đồ 4.30 Biểu đồ Scatter Plot :giả định liên hệ tuyến tính

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên spss 25) Đối với biểu đồ Scatter Plot trên, các điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh đường tung độ và có xu hướng tạo thành một đường thẳng, do vậy giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

PHẦN B: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Nhóm đã thực hiện phỏng vấn 12 bạn cả nam (9 bạn) và nữ (3 bạn) thuộc các khoa: Kinh tế - Luật (6 bạn); Kiểm toán - Kế toán (5 bạn); Thương mại điện tử (1 bạn) Kết quả thu được sau cuộc phỏng vấn được trình bày như sau:

Tác động của “Đam mê và kỳ vọng của bản thân”: hầu hết các bạn đều dựa vào kỳ vọng vào cuộc sống bản thân sau này để phấn đấu trong hiện tại nhưng hầu hết những kỳ vọng đó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác trong 5 yếu tố nhóm đưa ra Tất cả người được phỏng vấn đều coi những đam mê hiện tại của bản thân chỉ nhằm mục đích xả stress, sở thích thời gian rảnh đơn thuần Có một số ít (cụ thể là 3 người) không dựa vào đam mê hay sở thích để đặt mục tiêu cố gắng trong hiện tại.

Tác động của”Trình độ học vấn”: tất cả những người phỏng vấn đều cho rằng trình độ học vấn đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn mục đích sống hiện tại/sau này của họ 8 người trong số đó thừa nhận mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của họ dựa trên những kiến thức đã được học trên trường, trong sách, qua lời dạy Nhưng 8 người này cũng cho rằng lý do chính là bởi vì họ có thể tiếp thu được một cách dễ dàng những kiến

70 thức thuộc nghề nghiệp ấy từ đó hình thành sự yêu thích, ý thức sự nghiệp và cao hơn là mục đích sống cho bản thân mình.

Tác động của “Tình trạng sức khỏe”: Tất cả những người được phỏng vấn đều muốn có được một tình trạng sức khỏe thể chất tốt hơn nhằm theo đuổi mục tiêu của mình Đa số đều cho rằng mục đích sống hiện tại của họ sẽ thay đổi nếu tình trạng sức khỏe của họ không còn cho phép theo đuổi mục đích sống đó nữa Chỉ có 2 người được phỏng vấn không đồng ý với điều đó.

Tác động của “ Tài chính kinh tế”: Tất cả những người được phỏng vấn đều muốn ổn định tài chính cho bản thân và gia đình càng sớm càng tốt Đa số không nghĩ việc khó khăn trong thanh toán các khoản học phí trên trường hay các lớp khác sẽ ảnh hưởng đến những lựa chọn, mục đích sống của họ (trừ 2 bạn) Có 2 bạn lựa chọn ổn định tài chính làm mục tiêu sống cao nhất của bản thân vì nhiều lý do khác nhau không được tiết lộ.

Tác động của “Gia đình và xã hội”: Có 2 bạn lựa chọn mục đích sống của bản thân do những trách nhiệm mà các bạn đang gánh vác liên quan đến gia đình, người thân bạn bè với nhiều trách nhiệm khác nhau mà cả 3 đều không chọn tiết lộ Đa số (9 bạn) dựa vào tư vấn của người thân và bạn bè để lựa chọn ngành học cho mình vì nhiều lý do như: bản thân họ trước đó mông lung về thế mạnh của mình; phải từ bỏ đam mê của mình vì kỳ vọng nghề nghiệp của gia đình và vì các bạn nghĩ mình chưa đủ giỏi; chỉ mong muốn đơn thuần học tiếp nhưng không biết chọn ngành nào; 3 bạn còn lại dựa vào thông tin đại chúng cũng như tự tìm hiểu từ nhiều người để chọn ngành học để phục vụ cho nghề nghiệp và mục đích ổn định tài chính.

Về yếu tố tác động nhiều nhất: 4 người chọn Gia đình và xã hội; 3 người chọn Đam mê và kỳ vọng của bản thân; 2 người chọn Đam mê và kỳ vọng của bản thân; 2 người chọn Tài chính kinh tế; 1 người chọn Tình trạng sức khỏe Lý do được những người phỏng vấn đưa ra là lựa chọn theo cảm tính và tình hình hiện tại của bản thân.

Về yếu tố tác động ít nhất: 9 người chọn Tình trạng sức khỏe; 3 người chọn Tài chính kinh tế Lý do của 9 người kia là vì sự chuyển biến xấu của tình trạng sức khỏe là điều chưa xảy ra nên họ không cho rằng nó có tác động lớn đối với họ Lý do của 3 người kia là bởi vì họ tự tin về khả năng tài chính kinh tế của gia đình.

Những người được phỏng vấn đều không đưa ra được thêm yếu tố nào mới ảnh hưởng đến lựa chọn mục đích sống của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w