1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu tác động của chi tiêu công tới bất bình đẳng thu nhập tại 5 nước khu vực đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam

83 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Chi Tiêu Công Tới Bất Bình Đẳng Thu Nhập Tại 5 Nước Khu Vực Đông Nam Á Và Hàm Ý Chính Sách Cho Việt Nam
Tác giả Trịnh Ngọc Thu Phương, Lê Nguyễn Minh Thảo, Phạm Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài Chính Công
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 10,33 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nếu bất bình đẳng thu nhập vượt ngồi tầmkiểm sốt, nó sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội, gây ra các vấn đề như tỷ lệ thất nghiệptăng, tỷ lệ tội phạm tăng, năng suất lao động bình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG -* * * -

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG TỚI

BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TẠI 5 NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ

HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Lớp tín chỉ: TCH431(GD1-HK2-2223).2 Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Thị Lan Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4

Trịnh Ngọc Thu Phương 2014310115

Lê Nguyễn Minh Thảo 2014310130 Phạm Thị Phương Thảo 2014310140

Trang 2

Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu 8

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 8

1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước 8

1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 9

1.1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu 11

1.1.2.1 Những lý thuyết có tính kế thừa 11

1.1.2.2 Khoảng trống trong nghiên cứu 12

1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 13

1.2.1 Cơ sở lý thuyết 13

1.2.1.1 Bất bình đẳng thu nhập 13

1.2.1.2 Chi tiêu công 19

1.2.1.3 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và bất bình đẳng thu nhập 22

1.2.2 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập và chi tiêu công ở Đông Nam Á và Việt Nam 25

1.2.2.1 Thực trạng ở Đông Nam Á 25

1.2.2.2 Thực trạng tại Việt Nam 27

1.2.3 Khung phân tích 36

1.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu 37

1.3.1 Quy trình nghiên cứu 37

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 39

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 40

2.1 Mô hình nghiên cứu 40

2.1.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu 40

2.1.2 Xây dựng các giả thuyết thống kê 43

2.2 Dữ liệu nghiên cứu 47

2.2.1 Tài liệu tham khảo 47

2.2.2 Số liệu của mô hình 48

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49

3

Trang 4

3.1 Kết quả nghiên cứu 49

3.1.1 Thống kê mô tả số liệu 49

3.1.2 Mô tả tương quan giữa các biến của mô hình 52

3.1.3 Kết quả ước lượng mô hình 53

3.1.3.1 Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy: 54

3.1.3.2 Diễn giải ý nghĩa của các hệ số hồi quy: 54

3.1.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình: 57

3.1.5 Các kiểm định khác 58

3.1.5.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu 58

3.1.5.2 Kiểm định bỏ sót biến 59

3.1.5.3 Kiểm định đa cộng tuyến 60

3.1.5.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 61

3.1.5.5 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 62

3.1.5.6 Kiểm định tự tương quan 62

3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 63

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 66

4.1 Kết luận 66

4.2 Gợi ý chính sách 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các trường hợp của hệ số Gini 17

Hình 1.2: Cơ cấu chi NSNN cho GD&ĐT phân loại theo cấp học 31

Hình 1.3: Phân bổ chi tiêu công cho lĩnh vực y tế (%) 33

Hình 1.4: Phân bổ chi tiêu công cho lĩnh vực y tế theo các phân ngành (%) 34

Hình 1.5: Chi tiêu của Chính phủ vào an sinh xã hội (%) 35

Hình 1.6: Khung phân tích của nhóm nghiên cứu 37

Hình 1.7: Quy trình nghiên cứu của nhóm 38

DANH MỤC Bảng 1.1: Bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số GINI tại Việt Nam giai đoạn 2006-2020 28 Bảng 1.2: Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2018 28

Bảng 1.3: Cơ cấu chi NSNN cho GD&ĐT phân loại theo chi thường xuyên và chi đầu tư (2011-2016) 30

Bảng 1.4: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho GD&ĐT theo nội dung kinh tế 30

YBảng 2.1: Mô tả các biến trong mô hình 42

Bảng 2.2: Kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy 47

YBảng 3.1: Bảng thống kê mô tả các biến 49

Bảng 3.2: Bảng mô tả tương quan giữa các biến 52

Bảng 3.3: Kết quả ước lượng mô hình 53

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định tính dừng 58

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 60

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bất bình đẳng thu nhập thường được hiểu là sự chênh lệch về phân phối thu nhậpgiữa các nhóm khác nhau trong xã hội Bất bình đẳng thu nhập ở mức thấp thường đượcxem là tiền đề quan trọng để có cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh tế, xã hội và chính trịđạt được sự công bằng cao hơn Tuy nhiên, nếu bất bình đẳng thu nhập vượt ngoài tầmkiểm soát, nó sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội, gây ra các vấn đề như tỷ lệ thất nghiệptăng, tỷ lệ tội phạm tăng, năng suất lao động bình quân giảm, do đó, đây là vấn đề cần giảiquyết của nhiều quốc gia

Trong nhiều thập kỷ qua, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã trở thành vấn

đề nóng tại nhiều quốc gia do hậu quả của thiên tai, khủng hoảng kinh tế, các thay đổitrong chính sách của chính phủ, … Không nằm ngoài xu hướng đó, tại khu vực ĐôngNam Á, bất bình đẳng thu nhập cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của cả chính phủlẫn các nhà kinh tế học trong nước Ở nhiều nước trong khu vực, phần lớn của cải củaquốc gia đang nằm dưới quyền kiểm soát của 1% dân số giàu nhất và thu nhập của nhómnày cũng gấp nhiều lần thu nhập của nhóm 10% dân số nghèo nhất Mặc dù thu nhập củacác nhóm dân cư đều tăng lên, nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn

so với nhóm giàu, do vậy, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm trong xã hội đang ngàycàng tăng lên Đây là hiện thực đang diễn ra ở Đông Nam Á, nơi có một số nền kinh tếphát triển nhanh nhất thế giới, với tổng quy mô nền kinh tế khoảng 2,6 nghìn tỷ USD Bấtbình đẳng thu nhập hay chênh lệch giàu nghèo và thu nhập của người lao động không chỉảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy

cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của quốc gia Đặc biệt ở giai đoạntrong và sau đại dịch Covid-19, khoảng cách thu nhập giữa nhóm nghèo nhất và giàu nhấtngày một bị kéo dãn, đặt ra thách thức lớn trong việc kiểm soát bất bình đẳng thu nhập.Cùng với thuế, chi tiêu công là một trong những công cụ đắc lực của chính phủtrong việc kiểm soát nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển Theo quan điểm tàichính công hiện đại, chi tiêu công không chỉ là việc chi tiêu của chính phủ mà còn là công

cụ quan trọng giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô hướng đến các mục tiêu pháttriển (Hyman, 2014; Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoài, 2009) Vì vậy, tác động kinh tế

Trang 8

của chi tiêu công trở thành chủ đề được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt làsau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 - 2008 Tuy nhiên, trong mối quan

hệ với một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết của nền kinh tế là bất bình đẳngthu nhập, chi tiêu công dường như chưa được chú trọng nghiên cứu Bằng chứng là sốlượng nghiên cứu rất hạn chế về mối quan hệ và tác động của chi tiêu công tới vấn đề nàytrong phạm vi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Vì vậy nhóm nghiên cứu đã chọn ra 5nước tiêu biểu nhất trong khu vực để tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác động của chi tiêucông đến bất bình đẳng thu nhập tại 5 nước khu vực Đông Nam Á và hàm ý chính sáchcho Việt Nam” Nhóm nghiên cứu hi vọng nghiên cứu này có thể mở ra một hướng đi mớitrong việc giải quyết bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam cũng như trở thành tiền đề đểphát triển các nghiên cứu kế tiếp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu với mục đích phân tích mối quan hệ đa chiều giữa công cụchi tiêu công và vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại 5 nước Đông Nam Á (bao gồmIndonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines) Từ đó đưa đến góc nhìn trựcquan về ảnh hưởng của chi tiêu công cũng như cơ hội, thách thức của chính phủ khu vựctrong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập trong bối cảnh hiện nay Nhóm nghiêncứu đồng thời đưa ra một số những giải pháp hợp lý để giải quyết các thách thức mà nước

ta phải đối mặt và gợi ý một số các thay đổi trong chính sách mà chính phủ có thể xemxét

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa chi tiêu công và bất bình đẳng thu nhập

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi 5 nước Đông Nam

Á (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines) trong giai đoạn 2005-2021

Tài chính

13

Trang 9

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách

Do những hạn chế về mặt thời gian cũng như hiểu biết, bài tiểu luận của nhómkhông thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đánhgiá và đóng góp để bài tiểu luận hoàn thiện hơn Qua đây chúng em cũng xin gửi lời cảm

ơn tới giảng viên bộ môn Tài chính công, PGS TS Nguyễn Thị Lan đã có những chỉ bảosát sao cũng như hướng dẫn chi tiết và sự đóng góp của các thành viên trong nhóm nghiêncứu để bài tiểu luận này được hoàn thành tốt nhất

Chúng em xin chân thành cảm ơn

8

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, mối quan hệ giữa chi tiêu công và bất bình đẳng thu nhập chưa đượcđào sâu khai thác Đa phần các nghiên cứu hiện hữu đều chỉ tập trung khai thác về bấtbình đẳng thu nhập nói chung và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế

TS Nguyễn Thị Thái Hưng (2020) đã sử dụng số liệu về hệ số Gini của Việt Namgiai đoạn 2008-2016 để phân tích về thực trạng bất bình đẳng thu nhập Qua đó cho thấycái nhìn khái quát về tình trạng chênh lệch giàu – nghèo tại Việt Nam, từ đó đưa ra cáckhuyến nghị nhằm hạn chế tình trạng này Trong khi đó, Nguyễn Thị Mỹ Linh (2019) đã

sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM để tìm hiểu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính vàbất bình đẳng thu nhập trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn Trong khi đó, Võ HồngĐức và cộng sự (2018) đã sử dụng mô hình OLS để đánh giá và lượng hóa sự tác độngcủa bất bình đẳng thu nhập theo giới lên tăng trưởng kinh tế địa phương cho 63 tỉnh/thànhphố trong giai đoạn 2004-2014 Việc nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập trên cơ sở giới và

sử dụng đồng thời hai chỉ số Gini và Theil đã mở ra một hướng nghiên cứu khác cho vấn

đề bất bình đẳng thu nhập tại nước ta

TS Lê Hồ Phong Linh và ThS Nguyễn Hồ Anh Trúc (2016) đã sử dụng dữ liệubảng gồm 378 quan sát của 63 tỉnh thành tại Việt Nam từ đó đưa ra kết quả hồi quy chothấy Gini chi tiêu phản ánh rõ nét hơn tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tếđồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa bất bình đẳng chi tiêu và tăng trưởng thu nhập bìnhquân đầu người tại Việt Nam

Vê phần chính phủ, Ban Kinh tế vĩ mô và Dự báo với chủ nhiệm là ThS Trần ThuThủy (2020) đã đưa ra nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng chính sách tài khóa

để giải quyết vấn đề bất bình đẳng tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020, từ đó đưa ra cáckiến nghị cho giai đoạn kế tiếp

Trang 11

Có thể thấy, vấn đề bất bình đẳng thu nhập nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhànghiên cứu trong nước và chính phủ tuy nhiên số lượng nghiên cứu về tác động của chitiêu công tới bất bình đẳng thu nhập vẫn còn hạn chế.

1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Trong quá khứ, số lượng các bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chi tiêucông và bất bình đẳng thu nhập còn khá hạn chế Nhưng trong những năm gần đây, tácđộng của chi tiêu công trong cuộc chiến chống bất bình đẳng thu nhập đã bắt đầu đượcnghiên cứu nhiều hơn

Trong quá trình này, có một số nghiên cứu cho thấy rằng chi tiêu công tác độngmột cách trực tiếp lẫn gián tiếp tới phân phối thu nhập của các quốc gia trên thế giới.Afonso, Schuknecht, & Tanzi (2008) đã khẳng định các chính sách chi tiêu công, thôngqua việc chi trả bằng tiền mặt và hỗ trợ thu nhập trực tiếp cho người nghèo đã nâng caothu nhập và quyền chi tiêu vào tay các cá nhân, từ đó có ảnh hưởng trực tiếp một cách rõrệt tới phân phối thu nhập Bên cạnh đó, chi tiêu công mang tính phúc lợi như hỗ trợ thấtnghiệp, chi cho bảo trợ xã hội cũng sẽ có tác động tích cực trực tiếp đến thu nhập ngườidân (Joumard, 2012) Nghiên cứu của Hooper, Peters và A.Pintus (2017), Doumbia,Kinda (2019) cũng chỉ ra rằng tăng chi tiêu công cho bảo trợ xã hội và đầu tư cơ sở hạtầng cũng giúp làm giảm bất bình đẳng thu nhập

Các nghiên cứu của Lokshin, Yemtsov (2005), Woo, Elva Bova, Kinda và Y.Zhang(2013), Ulu, Mustafa Ilker (2018), Sanchez, Antonio L Perez -Corral (2018), Verberi,Sema Yasar (2021), Ali Ari, R.Cergibozan, Caner Demir (2022) cùng sử dụng phươngpháp phân tích hồi quy từ đó kết luận rằng tăng chi tiêu công cho xã hội làm giảm bấtbình đẳng thu nhập Mặc dù các nghiên cứu này đều có chung phạm vi nghiên cứu tạinhiều quốc gia với hầu hết là các quốc gia phát triển, có thu nhập cao nhưng theo nghiêncứu của Anderson, Orey, Duvendack, Esposito (2014) đã chỉ ra rằng tác động của chi tiêucông đến bất bình đẳng thu nhập gần như không có khác biệt giữa các quốc gia phát triển

và đang phát triển

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ít nhất một số loại chi tiêu công

có xu hướng gián tiếp làm giảm bất bình đẳng thu nhập Cụ thể, chi tiêu công có thể có

10

Trang 12

tác động gián tiếp nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể đến phân phối thu nhập theo những cáchkhác mà chủ yếu là cải thiện năng suất lao động và cơ hội tìm việc làm (Afonso,Schuknecht, Tanzi 2008) Nghiên cứu của Fournier and A.Johansson (2016) chỉ ra rằngchi tiêu công không chỉ có tác động trực tiếp mà còn tác động gián tiếp đến việc phânphối thu nhập thông qua tăng trưởng Cụ thể, việc tăng chi tiêu công trong các lĩnh vựcnhư giáo dục, sức khỏe có tác động trực tiếp đến việc giảm bất bình đẳng thu nhập Đốivới tác động gián tiếp, giảm trợ cấp dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng vì trợ cấp khi khôngkhắc phục được những thất bại của thị trường thì sẽ làm bóp méo việc phân phối thunhập, từ đó gián tiếp làm tăng bất bình đẳng thu nhập

Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy rằng quan hệ giữa chi tiêu công và bất bìnhđẳng thu nhập diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau Nghiên cứu của Roine, Vlachos,Waldenstrom (2009) tìm ra rằng tác động của chi tiêu công đến bất bình đẳng thu nhậpcòn tùy theo các nhóm người có thu nhập khác nhau Tương tự quan điểm trên, RenátaMadzinová (2017) cho rằng, chỉ số Gini của các quốc gia EU không phụ thuộc vào quy

mô chi tiêu của chính phủ mà liên quan nhiều hơn tới việc phân chia dân cư thành cácnhóm thu nhập

Theo nghiên cứu của Anderson, M.Orey, Duvendack, Esposito (2014) kết luậnrằng tác động chi tiêu công còn phụ thuộc vào loại chi tiêu được xem xét: nếu xét tổng chitiêu của Chính phủ thì cho thấy mối quan hệ cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập nhưngnếu xét chi tiêu công cho xã hội (trong lĩnh vực sức khỏe, giáo dục, ) hay cho tiêu dùngcủa Chính phủ thì ngược lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều Tương tự, nghiên cứu củaDemiryürek Ürper (2018) chỉ ra rằng tác động của các loại chi tiêu công khác nhau đốivới bất bình đẳng thu nhập là khác nhau: trong khi chi thường xuyên ảnh hưởng tích cựcđến bất bình đẳng thu nhập, thì chi chuyển nhượng lại ảnh hưởng tiêu cực Gần đây,Sánchez, & P.Corral (2018), Cho, Chloe, & Daniel (2022), cũng phát hiện chi tiêu củachính phủ cho giáo dục và bảo trợ xã hội có khả năng làm giảm bất bình đẳng, trong khichi tiêu cho nhà ở có khả năng làm tăng bất bình đẳng và bằng chứng về chi tiêu cho sứckhỏe là không rõ ràng

Về trợ cấp của chính phủ, Papyrakis, & Murshed (2019) đã đưa ra giả thuyết rằngmức chi tiêu công cho trợ cấp càng cao sẽ càng làm thu hẹp bất bình đẳng thu nhập Thêm

Trang 13

vào đó, trong nghiên cứu thực nghiệm của Lambert, Park (2019) cũng đưa ra kết quả rằngyếu tố chi tiêu công cho trợ cấp có ảnh hưởng tích cực đến vấn đề bất bình đẳng thu nhập.

Về chi tiêu công cho giáo dục, nghiên cứu của Lokshin, Yemtsov (2005), Seefedt (2018)

đã kết luận rằng có một mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa chi tiêu giáo dục và bấtbình đẳng thu nhập, chi tiêu công ở tất cả các cấp giáo dục là rất quan trọng để giảm bấtbình đẳng thu nhập Về chi công cho sức khỏe, Escribano, Juarros, Mogues (2022) đã chorằng tăng phân bổ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe sẽ giúp giảm bất bình đẳng thu nhập và

có thể cải thiện tính hiệu quả chi tiêu công

Tuy nhiên, Mr Serhan Cevik và Carolina Correa-Caro (2015) tiến hành phân tíchthực nghiệm các đặc điểm của bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc và một nhóm cácnước BRIC+ Trong trường hợp của Trung Quốc, các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng chi1

tiêu chính phủ có tác động xấu tới phân phối thu nhập Điều này phản ánh thực tế là chitiêu chính phủ ở Trung Quốc đang ở mức thấp và bị chi phối bởi đầu tư cơ sở hạ tầng vàhành chính công Ngược lại trong trường hợp của BRIC+, hệ số chi tiêu chính phủ mangdấu âm như kỳ vọng cho thấy mức chi tiêu chính phủ cao hơn làm giảm hệ số Gini Tuynhiên, mức độ của hiệu ứng này là nhỏ và không có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu củaAndy Titus, Emeka Akpa, R.Obiakor (2021) cũng phát hiện việc tăng chi tiêu công chocác hộ gia đình giúp giảm khoảng cách giàu nghèo nhưng lại làm tăng bất bình đẳng vềthu nhập

1.1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu

1.1.2.1 Những lý thuyết có tính kế thừa

Theo các nghiên cứu thực nghiệm, có nhiều yếu tố thuộc chi tiêu công có thể tácđộng đến bất bình đẳng về thu nhập Trong đó nổi bật là chi tiêu công cho giáo dục, cácnghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng tăng loại chi tiêu này của Chính phủ có thể làm giảmvấn đề bất bình đẳng Cụ thể, khi chính phủ đầu tư quỹ nhiều hơn cho giáo dục, tỷ lệ nhậphọc của nhóm người có thu nhập thấp tăng lên do chi phí họ phải trả cho giáo dục đã đượcNhà nước đáp ứng một phần (Lokshin, Yemtsov, 2005) Kết quả là nhờ nền giáo dục tốthơn dẫn đến vốn nhân lực cao hơn và việc tăng vốn nhân lực của nhóm người thu nhậpthấp là một trong những phương pháp để giảm vấn đề bất bình đẳng thu nhập

1 Các thị trường mới nổi và nền kinh tế có thu nhập trung bình do tác giả phân loại.

12

Trang 14

Ngoài ra, các nghiên cứu không kết luận đồng nhất về tác động của chi tiêu côngcho sức khỏe, cụ thể là chi cho các sản phẩm, dịch vụ y tế, thực hiện các chương trìnhmục tiêu y tế Tuy nhiên, theo nghiên cứu Sánchez, & P.Corral (2018) chỉ ra điều này là

do sự khác nhau giữa nền kinh tế mới nổi, đang phát triển và nền kinh tế phát triển Chicông cho sức khỏe có ảnh hưởng đến toàn bộ người dân ở bất kì tầng lớp nào, do đó nómang lại lợi ích lớn hơn cho các quốc gia có thu nhập thấp hoặc mới nổi Nói cách khác,những cải thiện về phúc lợi y tế ở các quốc gia có tiêu chuẩn về y tế thấp hơn sẽ hiệu quảhơn trong việc giảm bất bình đẳng thu nhập Đồng thời, tương tự với chi cho giáo dục, chicông cho sức khỏe cũng làm tăng năng suất lao động thông qua tích lũy được vốn conngười nhiều hơn

Bên cạnh đó, kết quả của các nghiên cứu cũng chỉ ra việc tồn tại tác động tích cựccủa chi tiêu công cho trợ cấp lên bất bình đẳng thu nhập Papyrakis, & Murshed (2019) đãđưa ra giả thuyết rằng mức chi tiêu công cho trợ cấp càng cao sẽ càng làm thu hẹp bấtbình đẳng thu nhập Dựa trên các lý thuyết như: khoản trợ cấp cho giáo dục sẽ giúp trẻ emthuộc các hộ gia đình có thu nhập thấp tiếp cận với nền giáo dục toàn dân dễ dàng hơn và

có cơ hội việc làm rộng mở hơn trong tương lai; hay trợ cấp cho hệ thống y tế sẽ hỗ trợđối tượng là các gia đình có người già hay các đối tượng mất khả năng lao động khácđược chữa bệnh và đảm bảo sức khỏe Các nhà nghiên cứu trên tin tưởng rằng việc trợcấp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội sẽ có tác động tích cực lên việc hạn chếkhoảng cách thu nhập và từ đó làm giảm bất bình đẳng thu nhập

1.1.2.2 Khoảng trống trong nghiên cứu

Tại Việt Nam gần như không có nghiên cứu định lượng và định tính nào kiểm địnhmối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hai nhân tố này Ở nước ngoài, số lượng cácnghiên cứu thực nghiệm về tác động của tài chính công tới bất bình đẳng thu nhập chokhu vực các nước Châu Á (hay Đông Nam Á) cũng rất hạn chế Đây chính là lỗ hổngtrong nghiên cứu

Trong khi hầu hết các nghiên cứu khác cho kết luận rằng chi tiêu công có tác độngtích cực trong việc phân phối thu nhập, hay có mối quan hệ ngược chiều với bất bình đẳngthu nhập thì nghiên cứu của Anderson, M.Orey, Duvendack, Esposito (2014) lại cho rằng

Trang 15

tổng chi tiêu của Chính phủ có mối quan hệ cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập Haynhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chi tiêu của Chính phủ cho sức khỏe góp phần làm giảm bấtbình đẳng thu nhập, nhưng nghiên cứu của Cho, Chloe, Daniel (2022) lại cho kết quả mốiquan hệ giữa chi tiêu cho sức khỏe và bất bình đẳng thu nhập là không rõ ràng Điều đócho thấy vẫn có những xung đột trong kết luận của những nghiên cứu với nhau do sự khácbiệt về phạm vi nghiên cứu Hơn nữa, các nghiên cứu trên đã được thực hiện từ nhiềunăm trước nên sự biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng sẽ bị ảnh hưởng do sự pháttriển kinh tế - xã hội và khoa học - kĩ thuật.

Tương tự, theo Mr Serhan Cevik và Carolina Correa-Caro (2015), kết quả nghiêncứu về Trung Quốc cho thấy tác động tiêu cực của chi tiêu công tới việc phân phối thunhập Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, các nghiên cứu đều cho thấy tác động tíchcực của mức chi tiêu chính phủ cho xã hội lên phân phối thu nhập Như vậy có thể thấyđược sự khác biệt về tác động của chi tiêu công đến bất bình đẳng thu nhập giữa quốc giađang phát triển (Trung Quốc) và các quốc gia phát triển Trong khi đó, Anderson, Orey,Duvendack, Esposito (2014) lại nhận định rằng tác động của chi tiêu công đến bất bìnhđẳng thu nhập gần như không có sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang pháttriển

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng tác động của chi tiêu công đến bất bình đẳngthu nhập còn tùy theo các nhóm người có thu nhập khác nhau, tuy nhiên các tiêu chí haymức độ phân chia thành các nhóm thu nhập vẫn chưa chưa đồng nhất Thêm vào đó, trongnghiên cứu của Renáta Madzinová (2017) về 28 nước EU, dữ liệu từ Malta và Síp chophân tích này không có sẵn, điều đó có thể ảnh hưởng phần nào tới kết quả của nghiên cứu

1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích

Trang 16

Bất bình đẳng thu nhập và sự cách biệt về chênh lệch thu nhập có thể được phân tíchthông qua nhiều cách khác nhau

Theo quan điểm của Cornia và Court (2001): “Bất bình đẳng thu nhập (khoảngcách giàu nghèo) là chênh lệch thu nhập và tài sản giữa các cá nhân, nhóm trong xã hộihay giữa các quốc gia gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế” Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Bất bình đẳng thu nhập là

sự khác biệt trong việc phân phối thu nhập giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm trong xãhội Nó cũng được hiểu tương tự là chênh lệch tài sản, chênh lệch thu nhập hay khoảngcách thu nhập” Cũng theo OECD, thu nhập được định nghĩa là thu nhập khả dụng của hộgia đình trong một năm cụ thể Thu nhập của hộ gia đình được quy cho từng thành viên,với sự điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt về nhu cầu của các hộ gia đình có quy môkhác nhau

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại nhìn nhận bất bình đẳng theo nhiều chiều hướngkhác nhau với bất bình đẳng thu nhập là khía cạnh nổi bật nhất Bất bình đẳng thu nhậptheo quan điểm của tổ chức này được cho là liên quan tới mức độ phân phối đồng đều củathu nhập trong dân số của một quốc gia Theo đó, IMF cũng đưa ra các khái niệm liênquan như: bình đẳng trọn đời (bất bình đẳng về thu nhập của một cá nhân trong suốt cuộcđời của họ), bất bình đẳng về của cải (phân phối của cải giữa các hộ gia đình hoặc cá nhântại một thời điểm) và bất bình đẳng về cơ hội (tác động đến thu nhập của các trường hợp

mà các cá nhân không kiểm soát được, chẳng hạn như tình trạng kinh tế, xã hội, gia đình,giới tính hoặc nguồn gốc dân tộc)

Có thể thấy sự tương quan giữa các khái niệm được đưa ra về bất bình đẳng thunhập trên thế giới Qua đó ta có thể đưa ra khái niệm ngắn gọn như sau: bất bình đẳng thunhập là sự chênh lệch trong việc phân phối thu nhập và tài sản giữa các cá nhân hoặc cácnhóm trong xã hội

b) Nguyên nhân và hậu quả

Có rất nhiều yếu tố có thể được coi như là nguyên nhân gây ra bất bình đẳng thunhập trên phạm vi quốc gia Các yếu tố, bao gồm cả tác nhân trong và ngoài nước, củng

cố cho nhau để giải thích cho hiện tượng này

Trang 17

Nguyên nhân khách quan hay các tác nhân ngoài phạm vi quốc gia bao gồm tiến

bộ công nghệ và toàn cầu hóa ngoài những tác động tích cực thì mặt trái của nó là thúcđẩy bất bình đẳng tại nhiều quốc gia Ví dụ, tiến bộ công nghệ đã góp phần nâng cao kỹnăng nghề nghiệp, bởi những cá nhân có trình độ học vấn cao hơn có thể có lợi thế sosánh trong việc sử dụng các công nghệ mới (Card và DiNardo, 2002) Từ đó họ có thểtiếp cận dễ dàng hơn với thị trường việc làm và có mức thu nhập cao hơn Bên cạnhnguyên nhân khách quan, bất bình đẳng thu nhập có thể bị gây ra bởi chính các tác nhântrong nội bộ quốc gia đó, bao gồm: chính sách tài khóa, tự do hóa và các quy định của thịtrường lao động, …

Bất bình đẳng thu nhập ở một chừng mực nào đó có thể đóng vai trò là tiền đề đểmột quốc gia đạt tới việc tiếp cận các nguồn lực kinh tế, xã hội cao hơn Tuy nhiên cho tớithời điểm hiện tại, chừng mực hợp lý của bất bình đẳng thu nhập tại một quốc gia vẫn còn

là câu hỏi còn bỏ ngỏ Theo Rodrik (1999), Berg và Ostry (2011), mặc dù bất bình đẳng làkhông thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường do sự khác biệt về tài năng, nỗ lực vàmay mắn nhưng bất bình đẳng quá mức có thể làm xói mòn sự gắn kết xã hội dẫn đếnphân cực chính trị và cuối cùng là giảm khả năng trưởng kinh tế

c) Đo lường bất bình đẳng thu nhập

Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều thước đo bất bình đẳng thu nhập Mỗi thước đođều có những ưu và nhược điểm riêng và tùy vào mục đích nghiên cứu mà nhà nghiên cứu

có thể lựa chọn một thước đo cụ thể để tiến hành nghiên cứu về vấn đề này

- Tỷ lệ Q5/Q1: Phương pháp này chia số dân thành năm nhóm có quy mô như nhau

theo mức thu nhập tăng dần rồi xác định xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu phầntrăm của tổng thu nhập Để đo lường bất bình đẳng về thu nhập, ta dựa vào tỷ lệgiữa thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bìnhquân của nhóm 20% gia đình nghèo nhất (Q5/Q1) Đây là phương pháp khá đơngiản và dễ sử dụng tuy nhiên lại không phản ánh được toàn bộ bức tranh về phânphối thu nhập của dân cư trong một quốc gia

- Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới: Ngân hàng Thế giới vào năm 2004 đã đề

xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập Đó là tỷ trọng thu nhập

16

Trang 18

của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập của toàn bộ dân cư.Theo chỉ tiêu này, có ba mức độ bất bình đẳng như sau: dưới 12% - có sự bất bìnhđẳng cao trong thu nhập; 12%-17% - có sự bất bình đẳng trung bình và trên 17% -

có sự bất bình đẳng thấp

- Hệ số Gini: Là một chỉ tiêu thống kê tổng hợp về bất bình đẳng được tính trên cơ

sở đường Lorenz (biểu thị bằng hình học hàm phân bố xác suất cộng dồn của mộtphân bố xác suất thực nghiệm cho trước về thu nhập hay của cải) Theo Tổng cụcThống kê Việt Nam, hệ số Gini được tính bằng cách Theo Tổng cục Thống kê ViệtNam, hệ số Gini được tính bằng cách lấy 1 trừ đi thương của tích giữa hai số phầntrăm cộng dồn chỉ tiêu bình quân 1 người 1 tháng của hai người kế tiếp nhau (sắpxếp chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng (giá tháng 1 của năm cần tính và cùng mộtmặt bằng giá theo thứ tự tăng dần) và hiệu số phần trăm cộng dồn của chính haingười đó Về mặt hình học, hệ số Gini còn có thể tính được bằng cách lấy phầndiện tích nằm giữa đường Lorenz quan sát được và đường bình đẳng tuyệt đối(đường phân giác) chia cho tổng diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối.Như vậy, hệ số Gini có giá trị cao nhất bằng 1 (bất công bằng tuyệt đối) và giá trịthấp nhất bằng 0 (công bằng tuyệt đối)

Hệ số Gini được tính theo công thức sau:

G = 1 Trong đó:

- Fi là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i

- Yi là phần trăm cộng dồn chi tiêu đến người thứ i

Hình 1.1: Các trường hợp của hệ số Gini

Trang 19

Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình đẳng thu nhập.Khi Gini ≤ 0,4, các quốc gia ở mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp; 0,4≤Gini ≤0,5, mức

độ bất bình đẳng thu nhập trung bình và khi Gini>0,5, mức độ bất bình đẳng thu nhậpcao

d) Các quan điểm về bất bình đẳng thu nhập trên thế giới

Trong chiều dài lịch sử, đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau liên quan tới bất bìnhđẳng thu nhập Mỗi quan điểm đều giải quyết một vấn đề của bất bình đẳng cũng như đưa

ra những dự đoán về nguyên nhân cũng như cách thức mà bất bình đẳng thu nhập đượcđiều chỉnh trong nền kinh tế của các quốc gia

Một trong những quan điểm được đưa ra sớm nhất là lý luận của Karl Marx khi chorằng bất bình đẳng bắt nguồn từ quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất Trước tác phẩm Tư bản(1867), Marx và Engels đã xuất bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) với tư tưởngchính là xóa bỏ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất hay nguyên nhân gây ra đau khổ và bấtcông trong xã hội (Marx & Engels, 1969) Quyền sở hữu tư nhân đã cho phép nhữngngười nắm giữ tư liệu sản xuất có quyền chiếm đoạt giá trị thặng dư Theo đó bất bìnhđẳng cũng tăng nhanh cùng với quá trình tích lũy không có giới hạn của tư bản Đó cũng

là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa – khủng hoảng giữa sự pháttriển không ngừng của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; giữa laođộng với tư bản; giữa cầu và cung; giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản Để chỉmức độ bất công trong việc phân chia giá trị mới do lao động tạo ra, Marx đưa ra kháiniệm tỷ suất giá trị thặng dư – tỷ lệ giữa phần thuộc về tư bản (giá trị thặng dư) và phầnthuộc về lao động (tư bản khả biến dùng để trả tiền công) theo công thức:

Tỷ suất giá trị thặng dư = Trong đó,

m: Giá trị thặng dư;

v: Tư bản khả biến (tiền công)

Đây có thể xem là công thức đầu tiên dùng để đo lường bất bình đẳng Tỷ lệ nàycàng cao cho thấy mức độ bất bình đẳng càng lớn

18

Trang 20

Trái ngược với lập luận của Karl Marx, đến giữa thế kỷ XX, Kuznets (1955) đã đưa

ra một dự báo lạc quan cho tương lai phát triển và phân phối của cải của xã hội tư bản.Dựa vào số liệu về thuế thu nhập của Mỹ giai đoạn 1914–1945, Kuznet (1955) đưa ra lýthuyết bất bình đẳng “hình chuông” về mối tương quan giữa thu nhập bình quân và phânphối: Bất bình đẳng sẽ tăng lên trong thời kỳ công nghiệp hóa nhưng sau đó sẽ giảmkhông ngừng Do vậy, các nước đã hoàn thành công nghiệp hóa không cần quá lo lắng vềvấn đề phân phối của cải Trong khi đó đã có rất nhiều học giả chỉ ra rằng bất bình đẳngkhông những không giảm mà còn tăng lên ngay cả ở các nước phát triển và đang pháttriển từ sau Thế chiến thứ hai đến nay (Anand, Kanbur, 1993a, 1993b) Chính vì vậy, bấtbình đẳng không thể tự nó điều chỉnh được mà cần phải có những hành động từ phíachính phủ các nước

Thomas Piketty, tác giả của cuốn “Tư bản thế kỷ 21” (2014), đánh giá cao phân tíchcủa Marx về bất bình đẳng mặc dù ông không hoàn toàn ủng hộ lập luận của Marx Đồngthời, ông khẳng định không có sở để ủng hộ quan điểm của Kuznets về xu hướng giảmdần của bất bình đẳng Trong ấn phẩm này, ông giải thích về sự vận động của bất bìnhđẳng qua hai chỉ số: tốc độ tăng thu nhập dựa trên tư bản (r) và tốc độ tăng trưởng chungcủa nền kinh tế (g) Khi tốc độ tăng thu nhập tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tếthì bất bình đẳng sẽ tăng Ngược lại, bất bình đẳng sẽ giảm khi r <g và không đổi khi haitốc độ này bằng nhau Piketty ủng hộ quan điểm của Marx khi cho rằng bất bình đẳng sẽgiảm mạnh nếu phân phối thu nhập chỉ dựa vào lao động Với số liệu thống kê thu thậpđược, Piketty nhận định rằng quốc gia có tỷ lệ thuế/thu nhập quốc dân càng cao thì chỉ sốbất bình đẳng càng thấp và ngược lại Như vậy, nhà kinh tế học người Pháp đã dựa trên sốliệu thực tế để cho thấy hiệu quả của “bàn tay hữu hình” trong việc điều hòa lợi ích giữacác giai cấp Vì thế những mâu thuẫn cơ bản đã được kiềm chế và điều này đã thúc đẩy sựphát triển kinh tế của các nước tư bản hiện nay

1.2.1.2 Chi tiêu công

a) Khái niệm

Tài chính công

Trang 21

Trong lịch sử phát triển của tài chính công đã tồn tại nhiều quan điểm xoay quanhhoạt động tài chính của Chính phủ, từ đó cũng dẫn đến các khái niệm khác nhau về tàichính công được ra đời.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển, điển hình là Adam Smith: “Tàichính công là khoa học nghiên cứu sự tài trợ cho các khoản chi tiêu công”

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, nhà kinh tế học Harvey S Rosen cho rằng:

“Tài chính công bao gồm các hoạt động thu và chi của nhà nước.” Theo ông, các nhà kinh

tế học khi nghiên cứu về tài chính công thì không chỉ phân tích tác động của các hoạtđộng chi tiêu và đánh thuế của chính phủ mà còn nghiên cứu cả những hoạt động này sẽdiễn ra như thế nào Hay các nhà kinh tế học khác như Francois Adam cho rằng: “Tàichính công là lĩnh vực nghiên cứu quản lý tài chính của các tổ chức công quyền”.Như vậy, qua các quan điểm trên, mặc dù có sự khác nhau trong việc định nghĩa tàichính công nhưng các góc nhìn đều có điểm chung và có thể rút ra như sau: tài chính công

là một nhánh của kinh tế học nghiên cứu vai trò của chính phủ thông qua phân tích tácđộng thu, chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế xã hội Tức, tài chính công chủ yếu đềcập đến các hoạt động thu thuế và chi tiêu của chính phủ và những ảnh hưởng của nótrong việc phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập

Chi tiêu công

Theo PGS.TS Lê Chi Mai đã định nghĩa về chi tiêu công trong cuốn “Quản lý chitiêu công” như sau: “Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn

vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi Chính phủ.Chi tiêu công phản ánh giá trị các loại hàng hóa mà Chính phủ mua vào để qua đó cungcấp các loại hàng hóa công cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước.”Theo trang thông tin của chính phủ nước Anh: “Chi tiêu công là số tiền mà chínhphủ chi tiêu Chi tiêu của khu vực công có thể được chi cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từchi cho chính quyền trung ương và địa phương, đến chi cho phúc lợi khu vực công.”Qua đây, có thể rút ra khái niệm về chi tiêu công như sau: chi tiêu công là sự phânphối và sử dụng nguồn tài chính của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng củaNhà nước

20

Trang 22

b) Phân loại

Hệ thống chi NSNN đa dạng và có thể thay đổi theo từng thời kỳ của nền kinh tế,

vì vậy có thể phân loại chi NSNN theo từng nhóm

Căn cứ vào phương thức quản lý NSNN:

- Chi thường xuyên: bao gồm các khoản chi để duy trì hoạt động thường xuyên của

bộ máy nhà nước

- Chi đầu tư phát triển: bao gồm các khoản chi nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đấtnước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Chi trả nợ và viện trợ: bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả

nợ các khoản đã vay trong nước cũng như nước ngoài và các khoản chi làm nghĩa

vụ quốc tế

- Chi khác

Đây là cách phân loại phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới do sự thuận tiệntrong việc đánh giá mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế cũng như đánhgiá tính hiệu quả chi NSNN trong từng thời kì

Căn cứ vào lĩnh vực chi NSNN:

- Chi cho phát triển kinh tế;

- Chi cho y tế, dân số và gia đình;

- Chi cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề;

- Chi cho khoa học và công nghệ;

- Chi cho văn hóa, thể dục thể thao;

- Chi cho bảo trợ xã hội;

- Chi cho quản lý Nhà nước;

- Chi trả nợ;

Trang 23

- Chi khác

Cách phân loại này giúp dễ dàng đánh giá các mặt hoạt động của Nhà nước để từ

đó xem xét tỷ trọng chi tiêu cho từng hoạt động và sự thay đổi của nó theo từng thời kỳ.Đồng thời, cách phân loại giúp đánh giá được tính hiệu quả và tính phù hợp của các loạichi tiêu công với mục tiêu phát triển của đất nước

Căn cứ theo mục đích sử dụng cuối cùng:

- Chi tiêu dùng: là những khoản chi có tính chất tiêu dùng trong ngắn hạn (thườngdưới 1 năm)

- Chi tích lũy: là những khoản chi tạo ra cơ sở vật chất cho đời sống kinh tế - xã hội.Thời hạn tác động của các khoản chi này thường là trên 1 năm

Căn cứ theo phương thức chi tiêu:

- Chi thanh toán: Cần phải có hàng hóa, dịch vụ để cung cấp cho Nhà nước tồn tại

và hoạt động, và Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách của mình để thanh toán chonhững khoản chi đó

- Chi chuyển giao: là những khoản chi mang tính chất phân phối lại, không gắn liềnvới dòng hàng hóa, dịch vụ đi vào nên thay vì là chủ thể sử dụng các khoản chinày, Nhà nước trở thành trung gian chuyển giao chúng

c) Vai trò

Chi tiêu công được sử dụng như một công cụ chính sách để Chính phủ can thiệpvào nền kinh tế Tuy nhiên, đã có nhiều quan điểm khác nhau về việc chi tiêu công nêndiễn ra như thế nào để thực hiện được tốt chức năng của Nhà nước Theo nhà kinh tế họcJohn Maynard Keynes lập luận rằng chi tiêu công không phải là kết quả của tăng trưởngkinh tế, mà là tăng trưởng kinh tế là kết quả của tăng chi tiêu công Keynes đã khuyếnnghị chính phủ cần can thiệp để bù đắp sự thiếu hụt trong chi tiêu của khu vực tư nhân.Tuy nhiên, cách tiếp cận của Keynes là chính phủ cần thâm hụt chi tiêu để kích thích nềnkinh tế Điều này đã gây ra làn sóng trái chiều với quan điểm cho rằng thâm hụt chi tiêubuộc chính phủ phải vay tiền, điều này có thể dẫn đến lãi suất cao hơn, khiến các doanh

22

Trang 24

nghiệp tư nhân khó vay tiền hơn Đây được gọi là hiện tượng lấn át khu vực tư và làm suyyếu tác động của chính sách tài khóa

Những nhà kinh tế học tân cổ điển như Alan Greenspan thì lại tin vào cách tiếp cậnchính sách tài khóa thụ động hơn, với chính sách được thiết kế để thúc đẩy tăng trưởngkinh tế với giá cả ổn định Họ cho rằng mức thuế suất thấp và chi tiêu hạn chế của chínhphủ sẽ cho phép khu vực tư nhân phát triển và theo đó là sự phát triển của toàn bộ nềnkinh tế

Mặc dù tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mức độ can thiệp của chi tiêu côngnhưng các quan điểm đều không phủ nhận vai trò của chi tiêu công trong việc vận hànhnền kinh tế, do đó có thể nhìn nhận chi tiêu công qua ba vai trò chủ yếu sau: 1) chi tiêucông thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; 2)chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế; 3) chi tiêu công góp phần tái phân phốithu nhập xã hội, thực hiện công bằng xã hội

1.2.1.3 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và bất bình đẳng thu nhập

Nhà kinh tế học hiện đại Joseph E Stiglitz (2000) đưa ra quan điểm: “Chính phủđóng vai trò tích cực trong việc phân phối lại thu nhập, khi lấy đi tiền của một số cá nhân

và chia cho những người khác” Không chỉ được nhắc đến bởi các nhà kinh tế học hiệnđại, mối quan hệ giữa chi tiêu công và bất bình đẳng thu nhập đã được xem xét từ cácthập kỷ trước

Can thiệp của Nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế được đề cao

Từ cuối thế kỷ XIX, tuy học thuyết của chủ nghĩa Marx chưa phân tích sâu về sựcần thiết của nhà nước tư sản trong điều chỉnh nền kinh tế, nhưng những phân tích về bấtbình đẳng của Marx đã đưa ra một lời cảnh báo cho các nước tư bản Nếu không có nhữngđiều chỉnh kịp thời của chính phủ nhằm giảm bớt mức độ phân hóa thu nhập và tài sản, xãhội tư bản sẽ nhanh chóng rơi vào khủng hoảng và cuối cùng đi đến sụp đổ

Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã không còn thuần túy là chủ nghĩa tư bản tự do, nó đãchuyển sang mô hình hỗn hợp, trong đó “bàn tay hữu hình” của nhà nước tuy không phải

là toàn năng nhưng đã trở thành một công cụ hiệu quả thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ củachủ nghĩa tư bản Hệ quả trực tiếp của “bàn tay hữu hình” là mức sống của giai cấp công

Trang 25

nhân đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là từ thế kỷ XX Đến cuối thế kỷ XX, tình trạngnghèo tuyệt đối đã bị xóa bỏ (như ở Bắc Âu) Các chính sách can thiệp của nhà nước tưsản chính là những yếu tố chống lại quá trình phân hóa xã hội.

Một trong những lý thuyết điển hình thể hiện mối quan hệ giữa chi tiêu của chínhphủ và bất bình đẳng thu nhập là lý thuyết của Keynes, lý thuyết đã chỉ ra tầm quan trọngcủa Chính phủ trong nền kinh tế Theo Keynes, chính phủ có thể nâng cao khả năng đạtmức cân bằng thị trường qua việc can thiệp vào tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư

Stack (1978) cho rằng “nếu số tiền tiết kiệm người tiêu dùng lớn hơn số tiền màdoanh nghiệp cần, thì tổng cầu sẽ không đủ để duy trì toàn dụng lao động Do đó, tiếtkiệm quá nhiều không tốt cho nền kinh tế vì nó làm giảm khả năng tạo việc làm và tạo ravấn đề thất nghiệp dẫn đến mức độ bất bình đẳng thu nhập cao hơn” Tuy nhiên, chínhphủ có thể can thiệp để cân bằng lại tiết kiệm nhờ việc đề ra các chính sách trong đó baogồm chi tiêu chính phủ Ngoài ra, Chính phủ có thể tạo công ăn việc làm thông qua các dự

án công trình công cộng hay ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước cũng có thể làmgiảm tỷ lệ thất nghiệp, cuối cùng sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhập (Stack 1978) Nhìn chung, lý thuyết của Keynes cho rằng sự can thiệp của chính phủ vào nềnkinh tế có thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập và nghèo đói Cụ thể, Chính phủ, thôngqua chi tiêu, có thể giảm bớt những hạn chế và cải thiện mức sống của các hộ gia đình cóthu nhập thấp

Mối quan hệ ngược chiều giữa chi tiêu công và bất bình đẳng thu nhập

Theo thời gian, tới những năm 1930 của thế kỷ XX, trường phái kinh tế phúc lợi vàthuyết kinh tế phúc lợi bắt đầu xuất hiện, về cơ bản công nhận thất bại thị trường lànguyên nhân của bất bình đẳng và đói nghèo Do vậy, họ đề xuất sự can thiệp của nhànước trong việc sửa chữa thất bại thị trường liên quan đến vấn đề phân phối thu nhậpthông qua các chính sách phân phối lại như thuế, trợ cấp,… Điều này đưa tới khái niệm

về nhà nước phúc lợi, một nhà nước có trách nhiệm bảo đảm sự phúc lợi và thịnh vượngcủa người dân và biết tôn trọng luật lệ quốc tế Việc phân loại các mô hình nhà nước phúclợi thường được các nhà nghiên cứu tiến hành bằng cách xem xét những kiểu kết hợp giữa

ba khu vực của xã hội (thị trường, nhà nước và gia đình), trong việc đáp ứng ba chức năng

24

Trang 26

chính (bảo hiểm, tái phân phối và cung ứng các dịch vụ xã hội) Ba mô hình nhà nướcphúc lợi của Esping-Andersen (1990) trong tác phẩm “Ba thế giới của chủ nghĩa tư bảnphúc lợi” có tên gọi là nhà nước phúc lợi tự do (hay mô hình nhà nước phúc lợi kiểuAnglo- Saxon), nhà nước phúc lợi bảo thủ (hay mô hình nhà nước phúc lợi kiểu châu Âulục địa) và nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội (hay mô hình nhà nước phúc lợi kiểu Bắc Âu).

Cụ thể, với nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội, sự gắn kết xã hội và giảm bất bìnhđẳng thu nhập trở thành mục tiêu hàng đầu khi chi tiêu công Tiêu biểu có nhà nước phúclợi của Phần Lan, dựa trên các nguyên tắc bình đẳng xã hội và niềm tin rằng mọi công dânnên được tiếp cận với các quyền và cơ hội cơ bản như nhau Nhà nước cung cấp một loạtcác dịch vụ, bao gồm chăm sóc sức khỏe toàn cầu, giáo dục miễn phí và hệ thống an sinh

xã hội toàn diện Nó cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cho những công dân có nhu cầu thôngqua các chương trình như trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ nhà ở và hỗ trợ xã hội cho các giađình có thu nhập thấp Nhà nước nhấn mạnh vào việc thúc đẩy sự gắn kết xã hội và giảmbất bình đẳng thu nhập, và kiểu nhà nước này có mức chi tiêu xã hội tương đối cao so vớicác quốc gia khác Na Uy cũng có một nhà nước phúc lợi mạnh mẽ cung cấp nhiều dịch

vụ xã hội và hỗ trợ tài chính cho công dân của mình Nhà nước phúc lợi của Na Uy dựatrên các nguyên tắc dân chủ xã hội, có nghĩa là nó tập trung mạnh vào việc giảm bất bìnhđẳng thu nhập và thúc đẩy sự gắn kết xã hội

Có thể nói, nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội (hay mô hình nhà nước phúc lợi kiểuBắc Âu) định hướng mối quan hệ giữa chi tiêu công và bất bình đẳng thu nhập là ngượcchiều Nói cách khác, việc tăng chi tiêu công (tập trung phần lớn vào phúc lợi xã hội) sẽ

có ảnh hưởng tích cực tới việc giảm bất bình đẳng thu nhập

Mối quan hệ cùng chiều giữa chi tiêu công và bất bình đẳng thu nhập

Tuy nhiên, mô hình nhà nước phúc lợi của Esping-Andersen không hoàn toàn phùhợp với thực tế tại các nước Đông Á Vì vậy, Roger Goodman, Huck-Ju Kwon, GordonWhite (2000), Ian Holliday (2002), Huck-ju Kwon (2007) đã chỉ ra những điểm đặc thù

và đề xuất mô hình thứ tư cho nhà nước phúc lợi ở Đông Á

Đặc điểm của kiểu nhà nước này là phát triển kinh tế được ưu tiên hàng đầu trongcác lĩnh vực của chính sách công Các nước này đã bắt đầu áp dụng những chương trình

Trang 27

an sinh xã hội đầu tiên ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn so với các nước châu

Âu Tuy nhiên, các chương trình đó chỉ được sử dụng như những công cụ chính sách đểphát triển kinh tế Goodman và White (1998) nhấn mạnh đặc điểm của các nhà nước phúclợi Đông Á bao gồm: (i) dựa trên một chủ thuyết phát triển coi phúc lợi phụ thuộc vàohiệu quả kinh tế; (ii) không khuyến khích dựa vào nhà nước mà chủ trương đẩy mạnhnguồn phúc lợi từ khu vực tư nhân; và (iii) chuyển hướng các nguồn lực tài chính của bảohiểm xã hội vào đầu tư cho kết cấu hạ tầng Thêm vào đó, chi tiêu ngân sách cho phúc lợi

ở các nước Đông Á rất khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới Ở Đông Á, pháttriển kinh tế và tạo dựng vốn con người là những chính sách chiếm vị trí trung tâm, trongkhi lợi ích về phúc lợi chỉ được duy trì ở mức hạn chế

Vì vậy, một trong những vấn đề nổi cộm nhất ở các nước Đông Á là quá trình phânphối lại được thực hiện theo hướng có lợi cho những người thu nhập cao và ổn định, trongkhi bộ phận cư dân thu nhập thấp và không thường xuyên, những đối tượng có độ rủi rocao lại ít được hưởng hoặc thậm chí bị loại khỏi hệ thống phúc lợi Kết quả là bất bìnhđẳng thu nhập trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt Với nhà nước phúc lợi kiểu Đông

Á, tăng chi tiêu công (chủ yếu cho phát triển kinh tế) sẽ làm trầm trọng hơn bất bình đẳngthu nhập

1.2.2 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập và chi tiêu công ở Đông Nam Á và Việt Nam

1.2.2.1 Thực trạng ở Đông Nam Á

a) Bất bình đẳng thu nhập

Trong bối cảnh hiện nay, châu Á đang dẫn đầu về tăng trưởng toàn cầu nhưng lạiphải đối mặt với nhiều thách thức khác như vấn đề dân số, bất bình đẳng thu nhập, Tuynhiên, đây đều là các vấn đề cần xem xét trong cả ngắn hạn và dài hạn và là một trong cácyếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của các quốc gia châu Á, đặc biệt

là các nước Đông Nam Á

Tiến bộ công nghệ, toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường là những động lực chínhthúc đẩy tăng trưởng của Châu Á trong hai thập kỷ qua Tuy nhiên, các nước lại gặp khókhăn trong việc phân phối nguồn lực Đồng thời, những quốc gia này đã ưu tiên lao động

có kỹ năng hơn là lao động phổ thông, vốn hơn là lao động, và các khu vực thành thị và

26

Trang 28

ven biển hơn là các vùng nông thôn và nội địa Những điều này là một trong những lý dolớn đã dẫn đến bất bình đẳng ở nhiều nước trong khu vực (ADB, 2014).

Theo báo cáo của UNESCAP (2018), các nước Đông Nam Á là khu vực duy nhất ởchâu Á được ghi nhận về sự gia tăng của bất bình đẳng Đây là khu vực có nhiều tiến bộnhất trong lĩnh vực công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng và đồng thời cũng đạt đượcmức tăng trưởng theo hướng tích cực Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng lại không được cảithiện so với mục tiêu các nước đề ra khi chỉ số Gini tăng tại bốn nước đông dân nhất khuvực Theo tờ The Asean (2018), tại Việt Nam, số tiền mà 210 người giàu nhất đất nướckiếm được trong vòng một năm đủ để đưa 3,2 triệu người thoát khỏi đói nghèo TạiPhilippines, thu nhập bình quân hàng năm của một hộ gia đình thuộc nhóm 10% ngườigiàu nhất cao gấp 9 lần so với thu nhập của hộ gia đinh thuộc nhóm 10% người nghèo nhất.Bất bình đẳng về giáo dục là nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng về thunhập Một người có trình độ đại học có thể kiếm được nhiều hơn 50% so với một người

có trình độ trung học phổ thông hoặc sau trung học cơ sở (OECD, 2011) Một nghiên cứucủa ADB (2007) cho thấy từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2000, tiền lươngthực tế của người có trình độ đại học trở lên tăng nhanh hơn nhiều so với những người cótrình độ học vấn thấp hơn ở Philippines Điều này cho thấy giáo dục là một trong các yếu

tố quan trọng trong số các biến được đưa vào phân tích bất bình đẳng thu nhập b) Chi tiêu công

Chính sách tài khóa là công cụ chính để chính phủ tác động đến phân phối thunhập Cả chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ cần phải được thiết kế cẩn thận đểtheo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế, cân bằng giữa mục tiêu phân phối và hiệu quả 2

Theo báo cáo của ADB (2019), chi tiêu chính phủ so với GDP được ghi nhận là ổnđịnh ở các quốc gia Đông Nam Á, chiếm trung bình 20% GDP trong năm 2016 Tuynhiên, có sự khác biệt đáng kể về chi tiêu công giữa các quốc gia Đông Nam Á: Việt Namchi tiêu công chiếm 30% GDP; Indonesia và Philippines ghi nhận ở mức dưới 20% Đồng thời, từ năm 2007 đến 2016, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của chitiêu chính phủ trên đầu người ở các nước Đông Nam Á là 3,7%, con số này cho các nước

2 IFM, báo cáo “Fiscal policy and income inequality”, 2014

Trang 29

OECD là 1% cùng thời kỳ, và tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có sự tăng trưởng vềchi tiêu công, mặc dù ở các mức độ khác nhau (ADB, 2019)

Có thể thấy, tuy mức độ chi tiêu công khác nhau, nhưng chính phủ các nước ĐôngNam Á đều đánh giá cao chi tiêu công trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của quốcgia Ngoài ra, các quốc gia này còn sử dụng chi tiêu công để giải quyết các vấn đề về xãhội như vấn đề bất bình đẳng thu nhập, dân số và nhiều vấn đề khác

1.2.2.2 Thực trạng tại Việt Nam

a) Bất bình đẳng thu nhập

Mức độ bất bình đẳng thu nhập của quốc gia hiện nay dựa trên các thước đo như hệ

số Gini, hệ số chênh lệch giàu nghèo, Thông qua hệ số Gini của Việt Nam trong giaiđoạn 2006 - 2018 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biến động không nhiều,nằm trong khoảng 0,424 đến 0,436 Theo Cornia và Court (2001), hệ số Gini trongkhoảng 0,30 - 0,45 là nằm trong ngưỡng an toàn và hiệu quả, phù hợp cho tăng trưởngcao Theo đó, có thể khẳng định bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam hiện nay vẫn nằmtrong phạm vi an toàn, nhưng trong dài hạn có xu hướng tăng lên nếu Việt Nam không cónhững biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này

Trong giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá đạt mức bìnhquân 6,78% Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới các lĩnhvực kinh tế – xã hội, nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới vớimức tăng 2,91% Thu nhập của các nhóm dân cư tăng nhưng tốc độ tăng thu nhập củanhóm nghèo nhất luôn thấp hơn nhóm giàu nhất, do vậy khoảng cách giàu nghèo ngàycàng gia tăng Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày cànggiảm khi hệ số Gini giảm từ 0.431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020 (Tổng cụcThống kê, 2020)

28

Trang 30

2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020

Cả nước 0,424 0,434 0,433 0,424 0,430 0,431 0,424 0,373Thành thị 0,393 0,404 0,402 0,385 0,397 0,391 0,373 0,325Nông thôn 0,378 0,385 0,395 0,399 0,398 0,408 0,408 0,373Bảng 1.1: Bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số GINI tại Việt Nam giai đoạn 2006-2020

Nguồn: Tổng cục Thống kêMức độ bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện qua thu nhập của các nhóm vàchênh lệch giữa thu nhập của Nhóm 1 và Nhóm 5 Số lần chênh lệch thu nhập giữa Nhóm

5 và Nhóm 1 giai đoạn 2010-2020 luôn ở mức khá cao nhưng có sự thay đổi rõ rệt trongnăm 2020 so với các năm trước Điều đó có nghĩa là khoảng cách thu nhập giữa nhómngười có thu nhập thấp nhất và nhóm người có thu nhập cao nhất ngày càng gia tăng,chứng tỏ Việt Nam đàn dần trở thành nước có chênh lệch giàu nghèo cao kéo theo sự bấtbình đẳng về thu nhập tăng nhanh

Trang 31

2020 4230 1139 2508 3509 4887 9108 7969 7,99Bảng 1.2: Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm thu nhập của Việt Nam

giai đoạn 2006 – 2018Ghi chú: (a) Khoảng cách thu nhập giữa Nhóm 5 và Nhóm 1; (b) Số lần chênh lệch thunhập giữa Nhóm 5 (giàu nhất) và Nhóm 1 (nghèo nhất)

Nguồn: Tổng cục Thống kêb) Thực trạng chi tiêu công tại Việt Nam:

Chi tiêu công cho giáo dục:

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã nhất quán quan điểm xem giáo dục và đào tạo

là quốc sách hàng đầu Trên cơ sở đó, trong những năm qua, lĩnh vực giáo dục, đào tạođược ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước (NSNN) Chi công cho giáo dụcđào tạo tăng dần từ 13% (năm 2000) lên mức khoảng 20% tổng chi NSNN (năm 2016) Ngoài ra, Chính phủ còn có nhiều chính sách hỗ trợ khác như thực hiện miễn, giảmhọc phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dụcmầm non; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số…Với việc chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi chogiáo dục cao so với nhiều nước trên thế giới

Theo phân tích của PGS TS Nguyễn Vũ Việt, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ở ViệtNam” của Bộ Tài chính (2020), ta có thể đánh giá các khoản chi NSNN cho giáo dục theocác tiêu chí sau đây:

Xem xét cơ cấu chi NSNN cho GD&ĐT gồm hai nội dung lớn là chi đầu tư pháttriển (ĐTPT) và chi thường xuyên

30

Trang 32

Bảng 1.3: Cơ cấu chi NSNN cho GD&ĐT phân loại theo chi thường xuyên và chi đầu tư

(2011-2016)

Nguồn: Bộ Tài chínhTheo bảng số liệu trên, trong cơ cấu chi NSNN cho giáo dục và đào tạo giai đoạn2011-2016, tỷ trọng chi thường xuyên tăng và tỷ trọng chi ĐTPT có xu hướng giảm (tính

cả về số tuyệt đối và tỷ trọng), cụ thể:

+ Chi thường xuyên có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây, nguyên nhânchính là do việc tăng lương cho giáo viên, tăng chỉ số giá tiêu dùng

+ Chi đầu tư phát triển (ĐTPT) giảm mạnh về tỷ lệ (gần 5% từ 2011 đến 2016), lý

do chính là Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu công để giảm gánh nặng nợcông và giảm đầu tư do giai đoạn trước được tăng cường đầu tư cơ sở trường lớp

Bảng 1.4: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho GD&ĐT theo nội dung kinh tế

Nguồn: Bộ Tài chínhXem xét chi tiết cơ cấu chi thường xuyên theo bốn nhóm chi chính (lương và phụcấp, chi hàng hóa và dịch vụ, chi hỗ trợ và bổ sung, chi thường xuyên khác) cho thấy chi

Trang 33

lương và phụ cấp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất Tuy vậy, việc tăng lương và phụ cấp trongbối cảnh ngân sách hạn chế thì sẽ phải buộc cắt giảm các khoản chi thường xuyên khácphục vụ cho giáo dục.

Hình 1.2: Cơ cấu chi NSNN cho GD&ĐT phân loại theo cấp học

Nguồn: UNICEFBên cạnh đó, theo báo cáo của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) về chitiêu công cho môi trường và xã hội của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020, ta còn có thểxem xét chi NSNN cho GD&ĐT theo cấp học Theo Hình 1.2, Chính phủ đã duy trì đầu

tư cho giáo dục và đào tạo ở mức tương đối cao (theo cả tỷ lệ tuyệt đối và tỷ lệ phầntrăm) Tuy vậy, có thể thấy được sự chênh lệch trong việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo.Trong giai đoạn được nghiên cứu, đầu tư cho giáo dục tiểu học giữ vị trí chủ chốt trong cơcấu chi tiêu công, theo sau đó là giáo dục trung học cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và giáodục thường xuyên chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn (lần lượt là 1,5 và 2%), cuối cùng giáodục trung học phổ thông

Như vậy, dù chi tiêu công cho giáo dục là khoản mục mà Nhà nước và Chính phủViệt Nam dành nhiều sự quan tâm, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế Có thể kể đến việcphân bổ cơ cấu chi tiêu chưa hợp lý dẫn đến chất lượng giáo dục thấp Chi đầu tư xâydựng cơ bản còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường học, mua sắm thiết bị dạyhọc, phòng thí nghiệm Cơ sở vật chất tại các trường học hiện nay bị đánh giá là còn lạc

32

Trang 34

hậu, không đảm bảo chất lượng giảng dạy và không đủ số lượng để đảm bảo cho sĩ số họcsinh như hiện nay Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa được quan tâm đúng mức cùng với

đó là những hạn chế trong việc xây dựng chương trình học dẫn đến tình trạng không đảmbảo chất lượng đầu ra

Một hạn chế khác được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra là việc phân bổ chi tiêu chưatương xứng với các cấp học Hiện nay chi NSNN cho giáo dục đại học chỉ chiếm phần rấtnhỏ trong tổng chi, chưa có sự cân bằng với các bậc học còn lại Bên cạnh đó cơ cấu đầu

tư cho giáo dục, đào tạo chưa hợp lý còn thể hiện ở cơ cấu đào tạo không cân đối Tìnhtrạng thiếu định hướng ngành nghề sớm từ các cấp giáo dục phổ thông và mất cân đối vềgiáo dục đại học và chi tiêu công cho đại học dẫn đến việc thiếu lao động tay nghề caotrong nhiều ngành nghề Một nguyên nhân khác cho thực trạng này là việc thiếu sự đầu tưđúng đắn vào việc dạy nghề Bất cập này dẫn đến hệ thống trường nghề ít được nâng cấpđầu tư, chất lượng đào tạo nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp

Chi tiêu công cho y tế, sức khỏe:

Theo nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về tầm quan trọng của chi tiêu côngcho lĩnh vực y tế và sức khỏe: Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế,trong đó ưu tiên củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, Theo đó,Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, cụ thể:

Tăng đầu tư cho y tế từ ngân sách nhà nước: Mặc dù ngân sách còn hạn chế,

nhiều lĩnh vực phải ưu tiên nhưng Chính phủ cũng đã ưu tiên tăng chi ngân sáchnhà nước cho y tế, năm sau đã cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối và tỷ trọngtrong tổng chi NSNN

Ưu tiên phân bổ ngân sách cho các vùng khó khăn: Chính phủ cũng đã ban hành

định mức phân bổ ngân sách y tế theo tiêu chí dân số theo hướng ưu tiên phân bổcho miền núi, vùng khó khăn; cụ thể tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg, địnhmức phân bổ đối với miền núi, đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu bằng 1,7lần đô thị; vùng cao, hải đảo bằng 2,4 lần đô thị

Chú trọng và ưu tiên ngân sách, thực hiện có hiệu quả việc khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi.

Trang 35

Bên cạnh đó, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để tăng nguồn tài chính, giúpngành y tế hoạt động và phát triển được trong tình hình mới, mà một trong các giải pháp

là xã hội hoá với quan điểm: “Xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăngcường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách vàngười nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Khuyến khích các thành phần kinh tếđầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ”

Hình 1.3: Phân bổ chi tiêu công cho lĩnh vực y tế (%)

Nguồn: UNICEFTrong năm 2018-2020, chính phủ đã tăng cường chi tiêu vào cơ sở hạ tầng y tế,kiểm tra sức khỏe và khám chữa bệnh Từ hình 1.3 có thể thấy, nguồn tài trợ cho y tếnhững năm gần đây chủ yếu đến từ chi tiêu thường xuyên của Chính Phủ, nhưng đang có

xu hướng giảm dần, và vai trò của chi đầu tư trong lĩnh vực y tế dần trở nên quan trọng.Tăng chi đầu tư cho y tế (là lĩnh vực thiết yếu của một quốc gia) giúp cho chính phủ kiểmsoát toàn diện hơn vấn đề y tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào tư nhân và ứng phó kịp thời đốivới những biến cố y tế bất ngờ Đồng thời, chính phủ giảm bớt chi thường xuyên cho y tế

để phục vụ vào các mục đích quan trọng khác như: chi trả cho bộ máy hành chính nhànước, …, giúp hiệu quả sử dụng chi thường xuyên được nâng cao

34

Trang 36

Hình 1.4: Phân bổ chi tiêu công cho lĩnh vực y tế theo các phân ngành (%)

Nguồn: UNICEFHình 1.4, cho thấy cơ cấu chi tiêu công cho y tế, chủ yếu chi cho ba lĩnh vực với tỷtrọng lớn: y tế dự phòng, kiểm tra và khám chữa bệnh, mua bảo hiểm y tế, trong đó kiểmtra và khám chữa bệnh chiếm tỷ trọng cao nhất Để đảm bảo thực hiện mục tiêu an sinh xãhội, Nhà nước đảm bảo mọi người dân có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế công, đặc biệt lànơi khám chữa bệnh ban đầu Một khoản mục chi khác được chú trọng không kém là muabảo hiểm y tế Với mục tiêu mở rộng độ phủ và hướng tới phổ cập bảo hiểm y tế toàn dân,đây là khoản chi quan trọng đối với lĩnh vực y tế trong nước Bên cạnh đó, để đạt đượcmục tiêu đảm bảo sức khỏe toàn dân, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều dịch bệnh hoànhhành liên tiếp, chi cho y tế dự phòng đã thể hiện được tầm quan trọng của mình trong cơcấu chi tiêu công hiện nay

Tuy nhiên, chi tiêu công của Chính Phủ Việt Nam cho sức khỏe vẫn còn khá thấp,chỉ khoảng 181 USD/người (World Bank, 2019), thấp hơn nhiều so với nhiều quốc giatrong khu vực và trên thế giới Việc chi tiêu công của Nhà nước cho sức khỏe vẫn chưađáp ứng được nhu cầu của người dân Mặc dù đã ưu tiên ngân sách nhưng tình trạng đónggóp chi phí y tế của người dân vẫn rất cao trong tổng chi cho hoạt động y tế, Nhà nướcmới chi khoảng 30%, nhân dân chi trả 60%, còn 10% được huy động từ các nguồn viện

Trang 37

trợ nhân đạo, đóng góp của các doanh nghiệp (65/BC-CP, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóaXII) Ngoài ra, việc tập trung đầu tư vào các thành phần chủ chốt của hệ thống y tế như cơ

sở hạ tầng, thiết bị y tế, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế cũng đang gặp nhiều khó khăn,

hệ thống y tế của Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều thách thức như thiếu hụt nguồn lực

và thiếu hụt cơ sở vật chất

Chi tiêu công cho an sinh xã hội, trợ cấp:

Chi tiêu công vào an sinh xã hội đứng thứ hai trên tổng chi tiêu của chính phủ Tuynhiên, đầu tư vào chăm sóc và bảo vệ trẻ em và trợ giúp xã hội trong năm 2018-2020 cònrất khiêm tốn

Hình 1.5: Chi tiêu của Chính phủ vào an sinh xã hội (%)

Nguồn: UNICEF

Từ hình 1.5, có thể thấy lương hưu và các phúc lợi bảo hiểm xã hội đứng vị trí caonhất Điều đó cho thấy Chính phủ đang tập trung phần lớn hỗ trợ cho những người có hạnchế về thu nhập, nhằm giảm bất bình đẳng thu nhập Lý do khác cũng có thể là vì dân sốViệt Nam đang có xu hướng già hóa nên tỷ lệ chi cho lương hưu ngày càng cao

Hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện.Mức trợ cấp ưu đãi năm 2010 tăng 2,2 lần so với năm 2006 Thực hiện chính sách ưu đãi

36

Trang 38

thường xuyên cho hơn 1,4 triệu người có công Đến nay, hơn 90% gia đình người có công

có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn

Các chính sách trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất) được thực hiện rộnghơn cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng Kinh phí trợgiúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113

tỉ đồng cho hơn 180 nghìn người (năm 2001) tăng lên 4.500 tỷ đồng cho hơn 1,6 triệungười (năm 2010) Hằng năm Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỷ đồng và hàngchục nghìn tấn lương thực, thuốc men, chủ yếu để trợ giúp khắc phục thiên tai

Trong những năm gần đây, tổng chi tiêu công cho trợ cấp của Chính phủ Việt Nam

là rất lớn, các khoản chi tiêu này bao gồm hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, trợcấp thất nghiệp, trợ cấp cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, cùng với cácchương trình hỗ trợ khác, đặc biệt là hỗ trợ hậu Covid - 19 cho tất cả các đối tượng

1.2.3 Khung phân tích

Dựa trên cơ sở lý thuyết, khung phân tích được nhóm xây dựng theo trường pháiKeynes, tức Nhà nước nên can thiệp vào nền kinh tế qua chính sách chi tiêu công Đồngthời, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm, nhóm nghiên cứu phân tách chi tiêucông qua ba lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe và trợ cấp; để từ đó nhóm sẽ nghiên cứu về tácđộng của chi tiêu công tới bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam

Theo đó, giả thuyết mà nhóm đề ra về mối quan hệ giữa chi tiêu công và bất bìnhđẳng thu nhập là: Tăng chi tiêu công cho giáo dục, sức khỏe và trợ cấp sẽ giúp làm giảmvấn đề bất bình đẳng thu nhập

Khung phân tích nhóm đề ra được thể hiện qua hình 1.6

Trường phái Keynes

Chi tiêu công

Trang 39

Hình 1.6: Khung phân t ch của nhóm nghiên cứu

yếu thế trong xã hội trả cho giáo dục giảm- Tăng vốn nhân lực - Cải thiện phúc lợi y tế

Xác định vấn đề nghiên cứu “Tác động của

chi tiêu công tới bất bình đẳng thu nhập tại

năm nước khu vực Đông Nam Á”

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý thuyết Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

Đềề xuấất các mô hình nghiền c u, xấy d ng các gi thuyềất thôấng ứ ự ảkề: Giniit = 0 + 1 * gdpbq + 2 * une + 3 * inf + 4 * open +

5 * educ + 6 * health + 7 * sub + 8 * ter + ui

Thu thập dữ liệu từ World Bank, IMF,

nhập dữ liệu vào phần mềm Stata sử dụng

cho nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và gợi ý chính sách

Trang 40

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượngvới dữ liệu bảng, sử dụng phần mềm Stata để chạy mô hình hồi quy tuyến tính bằngphương pháp bình phương tối thiểu OLS Cụ thể, phân tích hồi quy có nghĩa là tìm hiểu

sự phụ thuộc của một biến (được gọi là biến phụ thuộc) trong mô hình hồi quy vào mộthay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập) nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoángiá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước các giá trị của biến độc lập Còn OLS làphương pháp ước lượng được dùng phổ biến nhất, tư tưởng của phương pháp này là cựctiểu tổng bình phương các phần dư

Mô hình này được xây dựng nhằm xác định ảnh hưởng của chi tiêu công tới bấtbình đẳng thu nhập tại Việt Nam Mô hình sử dụng dữ liệu của 5 quốc gia trong Hiệp hộicác Quốc gia Đông Nam Á (gồm có: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,Philippines) trong 17 năm (giai đoạn 2005-2021) và sử dụng 9 nhân tố sau:

Chi tiêu công cho giáo dục

Chi tiêu công cho sức khỏe

Chi tiêu công cho trợ cấp

Tỷ lệ nhập học đại học

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w