BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QU
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Lớp học phần: DHOT17E
Nhóm: 2 GVHD: TS Đặng Hữu Phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Trang 3Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
2.1 Mục tiêu chính 6
2.2 Mục tiêu cụ thể 6
3 Câu hỏi nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu: 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 7
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1 Các khái niệm 8
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm 8
3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu 10
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 11
1 Nội dung nghiên cứu 11
2 Phương pháp nghiên cứu 12
Quy trình nghiên cứu 13
3 Thiết kế nghiên cứu 13
4 Chọn mẫu 13
5 Thiết kế bảng câu hỏi: 14
6 Mô hình nghiên cứu – Biến số – Thang đo 14
7 Quy trình thu thập dữ liệu 17
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 17
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHỤ LỤC 19
PHIẾU KHẢO SÁT 19
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM 24
Trang 5CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TẠI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC TP HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cánh cổng Đại học – khởi đầu mới, hành trình mới, học sinh không thể tránh khỏi
sự lo lắng mới đầu, việc đưa ra quyết định lựa chọn trường đại học phù hợp bản là mộtđiều khó khăn Đã có những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học củahọc sinh và việc chúng ta cần nghiên cứu kĩ các thông tin về trường Đại học là điều tấtyếu
Thực tế những năm gần đây, các trường đại học đã gặp khó khăn trong việc tuyển sinh,đặc biệt là các trường công lập ở địa phương Hầu hết các trường chưa thực hiện được kếhoạch tuyển sinh Thị trường tuyển sinh đã và đang có những thay đổi, bên cung ngày càngtăng do các trường đại học thành lập ồ ạt, học sinh đã có nhiều sự lựa chọn hơn về trườngĐại học, từ trường công lập đến trường tư, từ các trường nổi tiếng đến các trường cộngđồng Còn bên cầu là nhu cầu học Đại học của học sinh giảm vì học sinh THPT có nhiềulựa chọn khác hấp dẫn hơn như du học, đi làm, học nghề Theo Phan Thị Thanh Thủy,Nguyễn Thị Minh Hòa (2017)
Dựa trên mô hình lí thuyết của D.W.Chapman (1981), Kee Ming (2010), Trần vàCao (2009), Hossler và cộng sự (1989) có 4 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọntrường đại học của học sinh đó là nhân tố đặc điểm của nhà trường, nhân tố về tiếp cận,truyền thông của nhà trường, nhân tố các cá nhân có ảnh hưởng, nhân tố thuộc về bản thânhọc sinh Theo “Trần Dục Thức, Dương Thị Bình, (2022) đã xuất mô hình nghiên cứu gồmsáu nhân tố sau, (1) Đặc tính cá nhân, (2) Đặc điểm trường học, (3) Cơ hội nghề nghiệp,(4) Đối tượng tham chiếu, (5) Sự hấp dẫn của ngành học, (6) Các kênh truyền thông Hayvới công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước có Trần Văn Quý, Cao Hào Thi (2009) đãchỉ ra 7 nhân tố bao gồm: (1) Nhân tố về cá nhân, (2) nhân tố đặc điểm của nhà trường, (3)nhân tố về bản thân học sinh, (4) nhân tố về cơ hội học tập cao hơn, (5) nhân tố về cơ hội
Trang 6nhân tố đặc trung giới tính Trước hết, đối với học sinh, họ phải có định hướng về trườngđại học và ngành học cho bản thân, không ngừng trau dồi kiến thức, tìm hiểu kỹ và lựachọn một trường Đại học với mức học phí phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân vàgia đình Giảm bớt áp lực về tài chính, chuyên tâm vào việc học đồng thời giảm bớt gánhnặng cho gia đình trong suốt quãng thời gian học tập, các bài viết trên đều gặp khó khăntrong qua trình nghiên cứu như phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, thời gian nghiên cứungắn, kích thước mẫu không đủ tính đại diện cho tổng thể Giải pháp trong tương lai có thểthực hiện các nghiên cứu trong tương lai có thể tăng số quan sát mẫu dựa vào tỷ lệ sinhviên các ngành Mở rộng nghiên cứu trên phạm vi địa lý rộng hơn, tăng các yếu tố nhânkhẩu học, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh để nâng cao tínhđại diện cho tổng thể nghiên cứu.
Từ những phát hiện về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại họccủa học sinh chúng tôi đã thực hiện khảo sát, phân tích tổng hợp, đưa ra hệ thống các nhân
tố đã tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh tại trường THPTNguyễn Trung Trực TP Hồ Chí Minh Nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho học sinh, giađình học sinh, từ đó họ có thể đưa ra quyết định một cách thông minh và hợp lý Nhưnghơn hết vẫn là sự thay đổi phù hợp để đáp ứng nhu cầu của học sinh từ phía nhà trường
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp để giúp học sinh chọn được trường Đại học phù hợp với bản thân
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trườngTHPT Nguyễn Trung Trực?
Trang 7- Tác động nào từ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết lựa chọn trường đại học của họcsinh trường THPT Nguyễn Trung Trực?
- Có những giải pháp nào để giúp học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực lựachọn được trường đại học phù hợp?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những nhân tố tác động đến quyết định lựachọn trường Đại học của học sinh trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Trung Trực TP
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn trường Đại học của học sinh từ đó đưa ra các giải pháp để giúp học sinh lựachọn được trường Đại học phù hợp
- Đối tượng khảo sát: Bao gồm học sinh lớp 11, lớp 12 Đang theo học tại trườngTrung học Phổ Thông Nguyễn Trung Trực TP Hồ Chí Minh
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu đã tìm ra được những nguyên nhân mà nhóm nghiên cứu trước đó cònthiếu sót để giúp học sinh lựa chọn được trường Đại học phù hợp Bên cạnh đó, nhóm cònđưa ra các giải pháp giúp giải quyết những vấn đề học sinh Hồ Chí Minh đang mắc phảikhi lựa chọn trường đại học
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tổng thể nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trườngĐại học của học sinh tại trường THPT Nguyễn Trung Trực Học sinh đã có cái nhìn tổngquan hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố Từ đó, nhóm chúng em đã đề ra được những
Trang 8giải pháp nhằm giúp gia đình, bản thân học sinh đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi chọnlựa trường Đại học.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Các khái niệm
1.1 Khái niệm Trường Đại học công lập:
Theo Trần Dục Thức, Dương Thị Bình (2022), Trường đại học công lập là trườngđại học được nhà nước đẩu tư về kinh phí, cơ sở vật chất và hoạt động chủ yếu bằng kinhphí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi lợi nhuận, được quản lý toàndiện mọi hoạt động bởi cơ quan quản lý của Nhà nước
1.2 Khái niệm Trường Đại học tư thục:
Theo Nguyễn Thái Hoàng (2021) Trường Đại học tư thục là cơ sở giáo dục đại họcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân do các tổ chức xã hội hay cá nhân thành lập, với nguyêntắc tự nguyện góp vốn, họ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt độngbằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; thực hiện các quy định về chế độ kế toán, thống kê vàthực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Bên cạnh, trường cũng có chức năng đào tạotương tự trường công lập
1.3 Khái niệm chọn trường Đại học:
Theo Hossler và Gallgher (1987), tiến trình lựa chọn trường đại học của người học
có thể được chia thành ba giai đoạn: định hình, tìm kiếm và lựa chọn Trong giai đoạn địnhhình, xu hướng học sinh là quan tâm đến việc học đại học để họ có thể phát triển khát vọng
về việc làm và giáo dục Học sinh sẽ tìm kiếm thông tin các trường đại học thông qua giaiđoạn thứ hai Trong giai đoạn này, học sinh hình thành nên một tập chọn lựa là một nhómcác trường đại học mà sinh viên dự định theo vào Trong giai đoạn thứ ba, sinh viên quyếtđịnh ghi danh vào một trường cao đẳng hoặc đại học cụ thể
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm
Theo Nguyễn Thị Phúc Hậu - Nguyễn Võ Tuyết Trinh đã công bố công trình “Nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông trênđịa bàn tỉnh Phú Yên” trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng năm 2022 Tác giả tậptrung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh chọn trường Đại học của học sinh cáctrường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên, từ đó hiểu được có các nhân tố ảnh hưởng sau:
Trang 9Nhân tố đặc điểm của nhà trường, nhân tố về tiếp cận, truyền thông của nhà trường, nhân
tố đặc điểm bản thân người học, nhân tố các cá nhân có ảnh hưởng Thông qua khảo sátcác học sinh trường trên địa bàn tỉnh Phú yên đang học lớp 11,12 thu về 588 phiếu hợp lệ,trong đó nhân tố đặc điểm người học tác động mạnh nhất đến quyết định chọn trường củahọc sinh, kế đến là nhân tố tiếp cận, truyền thông tác động mạnh nhì, nhân tố cá nhân cóảnh hưởng tác động mạnh thứ ba và cuối cùng là nhân tố đặc điểm nhà trường tác độngkém nhất đến quyết định chọn trường của học sinh Nhìn chung, nhận thấy các em có xuhướng sẽ chọn theo học trường Đại học ở ngoài tỉnh (ti lệ 90%) Nghiên cứu cũng cho thấyhơn kết quả cho thấy nhân tố cá nhân ảnh hưởng đến 48% quyết định chọn trường đại họccủa học sinh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Đỗ Thị Thu Trang (D.T.T.Trang, 2021) đã đăng tác phẩm “Các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT” trên Tạp chí Ngân hàng Khoa học
& Đào tạo số tháng 11 năm 2021 Tác giả phân tích và trình bày các yếu tố liên quan đếngóc độ học đại học, góc độ chọn trường đại học, bao gồm chi phí, chương trình giảng dạy,
cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, danh tiếng của trường và các hoạt động ngoại khóa,khóa học, cơ sở vật chất, mạng lưới cựu sinh viên Tác giả đã thu thập số liệu sơ cấp thuthập được thông qua bảng câu hỏi khảo sát học sinh năm thứ nhất và học sinh trung họcphổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số trường chuyên ở các tỉnh: TháiNguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái và chia thành 3 khối độc lập Theo đó, yếu tố tácđộng lớn nhất đến ý định chọn trường đại học của học sinh THPT chính là chi phí học tập;Tiếp đến, bản thân người học là yếu tố lớn thứ hai ảnh hưởng đến quyết định của ngườihọc và cuối cùng là ảnh hưởng của nhóm tham khảo ảnh hưởng đến quyết định của ngườihọc
Nguyễn Thị Minh Hương công bố công trình “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhchọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.” trên Tạp chí Khoahọc Xã hội và Nhân văn số T 63 S 4 (2021) Tác giả tập trung phân tích và đưa ra cácnhân tố tác động tới quyết đinh chọn trường Đại học của học sinh Trung học phổ thôngtrên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Qua nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyếtđinh chọn trường Đại học như: Danh tiếng trường đại học, hoạt động truyền thông, điềukiện học tập, yếu tố thuộc về bản thân học sinh trong đó yếu tố thuộc về bản thân học sinhđây là nhân tố có ảnh hưởng tới quyết đinh chọn trường Đại học của sinh viên Tác giả đã
Trang 10tiến hành thu thập thông tin nghiệm bằng hình thức phỏng vấn với dàn bài lập sẵn kèmbảng câu hỏi, bảng câu hỏi khảo sát Nghiên cứu nhằm đưa ra những thông tin và nhậnđịnh giúp các trường THPT hay các trường đại học, cao đẳng, cũng như phụ huynh và thầy
cô có biện pháp nhằm định hướng và giúp các em học sinh chọn trường đại học phù hợp
Bên cạnh là công trình nghiên cứu trong nước khá nổi tiếng của Trần Dục Thức,Dương Thị Bình với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đạihọc công lập của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Thành phô Hổ Chí Minh” trênTạp Chí Kinh Tế Và Ngân Hàng Châu Á, số 198 tháng 9/2022 Để biết được có nhữngnhân tố nào tác động đến quyết định chọn trường của sinh viên khoa Quản trị kinh doanhtại Thành phô Hổ Chí Minh nhóm tác già đã tập trung nghiên cứu và tiến hành khảo sát
350 sinh viên năm 1 và năm 2 ngành quản trị kinh doanh bằng bảng câu hỏi nhận thấy cónhững nhân tố: Đặc điểm trường học, đặc tính cá nhân sinh viên, cơ hội việc làm sau tốtnghiệp, sự hấp dẫn ngành học và các kênh truyền thông Qua quá trình nghiên cứu và kiểmđịnh, tác giả kết luận theo dữ liệu thống kê có những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quátrình chọn trường đại học của học sinh được chia thành 6 nhóm, trong đó nhân tố có ảnhhưởng cao nhất đến quyết định chọn trường đại học của học sinh là (i) Các kênh truyềnthông; được xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: yếu tố tác động lớn thứ 2 là(ii) Đặc điểm của trường đại học; tiếp đó giảm dần là (iii) Đặc tính cá nhân; (iv) cơ hộinghề nghiệp; (v) Đối tượng tham chiếu; và cuối cùng là (vi) Sự hấp dẫn của ngành học.Các nhân tố trên đều có giá trị với mức ý nghĩa Sig < 0,05, chứng minh các nhân tố trênđều có sức ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh chọn trường Đại họccủa học sinh đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và cho tiến hành khảo sát từ các bạnhọc sinh/sinh viên từ đó xác định được những nhân tố chủ yếu tác động đến ý định chọntrường và nhóm tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp chính xác, thiết thực nhất đến cácbạn học Tuy nhiên vẫn còn ba khía cạnh khác chưa được nhắc đến trong các nghiên cứutrước đó, cần làm rõ sau:
Tình trạng chung là hiện nay các học sinh chưa định hướng ngành học phù hợp vớimình Phần lớn việc lựa chọn ngành học bị phụ thuộc bởi người lớn cụ thể là ba mẹ họcsinh Ba mẹ - Người luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất nhưng đôi khi bỏ qua một
Trang 11điều vô cùng quan trọng đó chính là cảm nhận của người con Họ còn giữ quan điểm xưa
“Cha mẹ đặt đâu thì con ngồi nấy” nên khiến những đứa trẻ trở nên rụt rè và không có lậptrường riêng dẫn đến khi phải tự mình quyết định lựa chọn ngành/nghề học phù hợp thìkhông hiểu được bản thân thích gì, làm gì Một lí do nữa là các bạn sẽ chọn ngành/ nghề
đó bởi vì nó đang là xu hướng, thịnh hành tại thời điểm hiện tại Điều đó sẽ ảnh hưởng đếntương lai của các bạn “Chọn một nghề nghĩa là chọn một tương lai”, bạn cần phải suy nghĩ
kĩ càng ở nhiều khía cạnh: khả năng thực hiện bởi bản thân, sự yêu thích ngành nghề, nhucầu xã hội, sức khỏe
Thứ hai là sự tìm hiểu về thông tin trường Đại học của học sinh bị thiếu sót, điểnhình là yếu tố học phí, với trường có mức học phí cao thì học sinh cần chuẩn bị cho mìnhtrước kế hoạch tài chính để trang trải, tránh tình trạng nhiều học sinh bỏ học giữa chừng vìkhông đủ khả năng chi trả học phí Điều này làm tốn rất nhiều thời gian, công sức học sinh
đã bỏ ra trong suốt thời gian theo học tại trường
Thứ ba là về cơ sở vật chất của nhà trường Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quantrọng của một trường Đại học, nhiều trường Đại học có cơ sở vật chất đã xuống cấp vàkhông được sửa chữa dẫn tới việc giảng dạy của giảng viên bị hạn chế, thụt hậu với cáctrường láng giềng khi lãnh hội kiến thức, làm lượng sinh viên ra trường không đáp ứngđược nhu cầu đối với doanh nghiệp Giải pháp là nhà trường có thể suy nghĩ đến việc huyđộng vốn để có tài chính sửa chữa hay nâng cấp cho các thiết bị, cơ sở vật chất khác
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọntrường đại học của học sinh tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, TP Hồ Chí Minh.Nghiên cứu này sẽ đánh giá mức độ, phân tích nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh và đề xuất phương hướng
Nghiên cứu phân tích được đặc điểm, xu hướng lựa chọn trường học của học sinh mộtcách chuẩn xác nhất Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra các xu hướng, thái độ, hành vicủa học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực TP Hồ Chí Minh khi đưa ra quyết địnhlựa chọn trường Đại học Nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát, các cuộc tròchuyện cá nhân hoặc nhóm để xem xét các yếu tố tại thời điểm bắt đầu quan tâm đến
Trang 12giáo dục đại học, con đường sự nghiệp họ đã hình dung trước đó và nền tảng cá nhân củahọ.
Để hình thành nên quyết định lựa chọn trường của học sinh, nghiên cứu tập trungvào các yếu tố có sức ảnh hưởng từ đó khám phá ra được đó là những yếu tố bao gồmcác yếu tố gia đình, xã hội, sở thích, truyền thống và các yếu tố cá nhân khác Nghiêncứu thực hiện đi sâu vào tác động của các yếu tố khác nhau này và tiến hành phân tích kỹlưỡng về những lý do cơ bản cũng như nguyên tắc chỉ đạo đằng sau sự lựa chọn trườngđại học của học sinh
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm làm sáng tỏ các yếu tố ảnhhưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh tại trường THPT Nguyễn TrungTrực TP Hồ Chí Minh Phương pháp này được chọn do tính tương thích của nó với việcthu thập dữ liệu dựa trên khảo sát Các cuộc khảo sát sẽ được thực hiện thông qua bảngcâu hỏi, mặc dù tốn nhiều thời gian hơn nhưng lại tiết kiệm chi phí và mang lại lượng dữliệu đáng kể cho nghiên cứu Nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện bằng cách sửdụng bảng câu hỏi khảo sát
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trườngđại học của học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực, TP Hiện tại, tại TP.HCM nhóm
đã áp dụng thang đo Likert 5 cấp độ:
Trang 13Quy trình nghiên cứu
Bước Hoạt động
1 Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3 Thiết kế mô hình nghiên cứu
4 Xây dựng thang đo, bảng câu hỏi cho nghiên cứu
5 Điều tra, thu nhập dữ liệu nghiên cứu
6 Xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu
7 Trình bài kết quả nghiên cứu
8 Kết luận và kiến nghị, hoàn thiện nghiên cứu
3 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu được chọn vì những lý do sau:
- Thiết kế cắt ngang: nghiên cứu được thực hiện tại một thời điểm trong một khoảngthời gian ngắn, không yêu cầu theo dõi theo thời gian và thực hiện nhanh hơn và ít tốn kémhơn
- Thiết kế nghiên cứu định tính: được thiết lập nhằm khám phá và điều chỉnh bổsung thang đo và các biến quan sát
- Thiết kế nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp này đảm bảo tính kháchquan khoa học, độ tin cậy cao, có thể sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, ít tốn kém, tiết kiệmthời gian nhưng mang lại kết quả tốt
4 Chọn mẫu
Dân số nghiên cứu: Học sinh lớp 11, lớp 12 đang theo học tại trường Trung học
Phổ Thông Nguyễn Trung Trực TP Hồ Chí Minh
Chiến lược chọn mẫu: Phi xác xuất thuận tiện
Cách tiếp cận mẫu: Do đối tượng thu thập dữ liệu của nhóm là học sinh trường
THPT Nguyễn Trung Trực do đó nhóm sẽ tiến hành khảo sát bằng cách gửi các linkform khảo sát vào các nhóm nơi có đông đảo học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trựctham gia Với cách thức thực hiện trên, học sinh có thể tham gia vào mẫu khảo sát
Kích cỡ mẫu: Theo thông tin trường THPT Nguyễn Trung Trực TP HCM số lượng
học sinh hiện tại khoảng hơn 1200 học sinh Kích cỡ mẫu được tính dựa trên công thứcSlovin (1960) vì số lượng mẫu nhỏ hơn 10.000 –Dựa vào số lượng của tổng dân số nghiêncứu