1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận so sánh nguyên nhân dẫn đến sự thành công về kinh tế của cácnước đông bắc á và sự thất bại của các nước đông nam á

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.2.Lãi suất được kiểm soát: Chính phủ thường can thiệp vào thị trường tài chính để kiểm soát lãi suất, đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thể vay vốnvới chi phí thấp...131.3.Hạn chế dòng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN SỐ 8:

So sánh nguyên nhân dẫn đến sự thành công về kinh tế của cácnước Đông Bắc Á và sự thất bại của các nước Đông Nam Á

Môn học: Kinh doanh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Thành viên: Trần Lê Hoàng ChâuNguyễn Thị Kiều MyTrần Phạm Bảo NgânNguyễn Thanh NhậtPhạm Như QuỳnhHồ Thị Nhã Uyên

Đà Nẵng, 10 tháng 04 năm 2024

Trang 2

A MỞ ĐẦU: 4

B SO SÁNH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG VỀ KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 4

I.Chính sách tái phân phối đất nông nghiệp 4

2.1.1 Tái cấu trúc nông thôn hời hợt 8

2.1.2 Luật cải cách đất nông nghiệp toàn diện CARL (1988) 9

3.Kết luận 9

II Kỷ luật xuất khẩu 10

1.Đông Bắc Á 10

1.1.Hạn chế bảo hộ nội địa: 10

1.2.Ưu đãi dựa trên thành tích xuất khẩu: 10

1.3.Tập trung xây dựng ngành công nghiệp cạnh tranh: 10

1.4.Dẫn chứng từ Hàn Quốc 10

2.Đông Nam Á 11

2.1.Bảo hộ nội địa quá mức: 11

2.2.Dự án nhà nước thiếu hiệu quả: 12

2

Trang 3

1.2.Lãi suất được kiểm soát: Chính phủ thường can thiệp vào thị trường tài chính để kiểm soát lãi suất, đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thể vay vốn

với chi phí thấp 13

1.3.Hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài: Các quốc gia Đông Bắc Á hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước 13

1.4.Dẫn chứng từ Hàn Quốc 14

1.4.1 Quốc hữu hóa ngân hàng 14

1.4.2 Duy trì lãi suất thấp 14

1.4.3 Tái chiết khấu không giới hạn 14

1.4.4 Vay nợ nước ngoài 15

Trang 4

A.MỞ ĐẦU:

Trong thời đại hiện nay, châu Á đang nổi lên như một trung tâm của sự phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu Khu vực này được biết đến với những nền kinh tế mạnh mẽ và tiềm năng phát triển lớn, với Đông Nam Á và Đông Bắc Á là hai điểm sáng đáng chú ý Tuy nhiên, sự phát triển của hai khu vực này vẫn thể hiện sự chênh lệch đáng kể trong quátrình phát triển kinh tế Sự chênh lệch này có lẽ bắt nguồn từ thời điểm sau Chiến tranh thế giới thứ hai Sự khác biệt trong cách tiếp cận và phát triển của hai khu vực này có thể được minh họa rõ ràng thông qua việc so sánh hai quốc gia tiêu biểu: Hàn Quốc ở Đông Bắc Á và Philippines ở Đông Nam Á với sự khác biệt được thể hiện cụ thể thông qua việcthực hiện các chính sách tái phân phối đất nông nghiệp, kỷ luật xuất khẩu và chính sách tài chính hỗ trợ.

TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNGNAM Á

I.Chính sách tái phân phối đất nông nghiệp

Đây là chính sách quan trong vì trong giai đoạn đầu phát triển, thông thường từ ¾dân số chủ yếu sống vào nghề nông.

1 Đông Bắc Á

Sau Thế Chiến II, các quốc gia Đông Bắc Á có nền nông nghiệp dồi dào hơn vàtiềm năng của nó còn cao hơn khi mà dân số ở khu vực này đang gia tăng nhanh chóng.Bên cạnh đó điều kiện của đất trồng cũng tương đối cao do đó năng suất cũng theo đó màphát triển.

Thêm vào đó, các chính sách cải cách ruộng đất ở Đông Bắc Á đã tạo điều kiệncho sự tối ưu hóa năng suất nông nghiệp bằng cách phân chia đất cho các hộ gia đình nhỏvới diện tích khoảng 2 hecta Nguyên nhân chính cho hiệu suất nông nghiệp ở các nướcĐông Bắc Á không đơn thuần chỉ là chính sách tái phân phối ruộng đất theo quy mô nôngtrại nhỏ mà còn phải kết hợp với một hệ thống cơ sở hạ tầng phức tạp để có thể phân phốicác yếu tố đầu vào, chẳng hạn như phân bón, hạt giống, Ngoài ra các cơ sở hạ tầng còncó thể giúp cho quá trình lưu trữ, tiếp thị và bán hàng trở nên thuận lợi hơn Việc thiếu đisự hỗ trợ của các cơ sở hạ tầng thì dù áp dụng chính sách này thì ở đâu cũng sẽ vô cùng4

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

khó khăn để phát triển Một ví dụ điển hình là thất bại trong việc cải cách ruộng đất ởPhilippines.

Điều này đã thúc đẩy sự đầu tư và tăng cường sản xuất nông nghiệp trong khuvực Ngoài ra, sự thành công của các chương trình này phụ thuộc vào hệ thống cơ sở hạtầng phức tạp để phân phối các yếu tố đầu vào như phân bón, hạt giống và hỗ trợ tronglưu trữ và tiếp thị sản phẩm.

1.1.Chuyển đổi từ nông nghiệp hộ gia đình quy mô nhỏ

Chính sách chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp hộ gia đình quy mô nhỏ ở ĐôngBắc Á tập trung vào hai mục tiêu chính: tạo môi trường bình đẳng cho các nông dân nhỏvà cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại để họ tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào Nhờ chínhsách này, hiệu quả và quy mô sản xuất nông nghiệp được nâng cao đáng kể, dẫn đến sựgia tăng mạnh mẽ về sản lượng (từ 50% đến 75% trong vòng 10-15 năm) và thặng dưnông sản, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế của khu vực.

Chính sách này là một ví dụ điển hình về thành công trong việc phát triển nôngnghiệp Nó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các nông dân nhỏ, đồng thời cung cấp cơsở hạ tầng hiện đại để nâng cao năng suất và sản lượng Nhờ đó, Đông Bắc Á đã đạt đượcthặng dư nông sản, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế chung.

1.2.Chính sách chia đất công bằng

Chính phủ đã tạo ra những điều kiện cạnh tranh công bằng bằng cách phân ruộngđất để trồng trọt cho các gia đình nông thôn Kiểu cạnh tranh số lượng lớn, không có ràocản khi tham gia và dễ tiếp cận thông tin Mọi gia đình đều có một chút vốn và khả năngtiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật, tín dụng và thị trường

Chính phủ Đông Bắc Á đã tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho các hộ giađình nông thôn bằng cách phân chia ruộng đất công bằng Nhờ chính sách này, nhiềuquốc gia đã thoát khỏi nghèo đói và phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, khi công nghiệpphát triển, nhu cầu thị trường thay đổi, thu hút lao động nông thôn, buộc ngành nôngnghiệp phải tái cấu trúc để tập trung vào năng suất và lợi nhuận Chuyển dịch sang môhình nông trại lớn, cơ giới hóa cao hơn hứa hẹn thu nhập cao hơn cho người lao động.

Trang 6

1.3.Tối đa hóa sản lượng nông nghiệp

Chính sách tập trung vào tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp ở các quốc giaphát triển đã mang lại hiệu quả tích cực trong giai đoạn đầu Tuy nhiên, việc tăng sảnlượng quá mức dẫn đến vấn đề thiếu hụt ngoại hối Giải pháp thường được áp dụng lànhập khẩu lương thực, nhưng điều này lại dẫn đến lãng phí vốn và hạn chế khả năng nhậpkhẩu công nghệ.

Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân thay đổi, hướng đến cácthực phẩm như thịt và cá Điều này thúc đẩy sử dụng đất cho chăn nuôi, dẫn đến giảmxuất khẩu và tăng nhập khẩu nông sản Nông nghiệp hộ gia đình, tuy đóng vai trò quantrọng trong an ninh lương thực và xã hội, lại bị đánh giá thấp trong bối cảnh phát triểnkinh tế chung

1.3.1 Dẫn chứng từ Hàn Quốc

Hàn Quốc là một ví dụ điển hình cho sự thực hiện các thay đổi mạnh mẽ về quyềnsở hữu có lợi cho nông dân nhỏ, tuy nhiên, những thay đổi này không được tích hợp vàomột kế hoạch toàn diện hơn về các dịch vụ hỗ trợ từ phía chính phủ để phát triển nôngthôn Các hoạt động chính trị của tầng lớp thượng lưu Hàn Quốc trong những năm 1950cho thấy rằng nông dân Hàn Quốc đã trở thành đối tượng thụ động thay vì là đối tượngcủa các biện pháp cải cách Do đó, các hậu quả kinh tế xã hội vẫn còn mơ hồ và, nhìnchung, có thể trở nên nguy hiểm hơn đối với những nông dân nhỏ nếu các số liệu thống kêchính thức không tiết lộ mức độ của vấn đề.

Park Chung Hee, một vị tổng thống độc tài của Hàn Quốc, rất cẩn trọng trong pháttriển nông nghiệp Ông nhận thức được rằng nên nông nghiệp tự cung tự cấp trong nướclà rất quan trọng đối với người dân Đến tháng 9 năm 1945, chính phủ đề ra chủ trươngquyết người dân hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau đây chính là nền tảng cho phong tràoSaemaul Undong.

Trong thập kỷ 1970 và 1980, Hàn Quốc đã áp dụng các biện pháp tăng cường trợcấp và bảo hộ cho nông nghiệp trong nước Chính phủ đã tiến hành mua gạo với số lượnglớn hơn và với giá cao hơn so với giá thị trường, sau đó bán lại cho người tiêu dùng vớigiá chiết khấu lên đến 50% Điều này tạo ra một sự chênh lệch giữa giá cả thực tế và giábán ra, làm tăng thu nhập cho nông dân.

6

Trang 7

Nhìn chung, các biện pháp bảo hộ này đã dẫn đến sự bất ổn trong thị trường nôngsản, khiến cho chính phủ phải đối mặt với một "núi gạo" lớn Hầu hết các sản phẩm nôngnghiệp đã được bảo hộ và đối mặt với các quy định hạn chế nhập khẩu vào cuối nhữngnăm 1980 Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh mà còn tạo ra nhữngthách thức mới cho ngành nông nghiệp Hàn Quốc.

2 Đông Nam Á

Trong thời kỳ thuộc địa, sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á được kích thíchbởi sự gia tăng dân số cùng với mở rộng thị trường quốc tế cho các sản phẩm nông nghiệpnhiệt đới Mặc dù công nghệ chỉ phát triển ở các vùng trồng cây lớn, nhưng dân số tăngđã khiến phương pháp canh tác truyền thống được áp dụng trên diện rộng hơn Sau khiđộc lập, hầu hết các quốc gia ASEAN vẫn phụ thuộc vào việc xuất khẩu nông sản để kiếmtiền cho đến những năm 1980 Sự gia tăng dân số đã tạo ra áp lực lớn về lao động nôngnghiệp, khiến việc mở rộng diện tích trồng trọt trở nên khó khăn cũng như số lượng nôngdân canh tác trên một đơn vị đất cũng tăng

Trái ngược với một số nước Đông Bắc Á, chẳng hạn như Đài Loan, các chính sáchcải cách ruộng đất ở Đông Nam Á đã gặp khó khăn và chưa được thực hiện một cáchquyết đoán Một kết quả của các chính sách đó là tỷ lệ đất canh tác thuộc các quy mô nhỏở Đài Loan cao hơn nhiều so với Indonesia, Philippines và Thái Lan trong những năm1970 và 1980 Ví dụ, vào năm 1975, chưa đến 4% tổng diện tích đất trồng trọt ở Đài Loanđược sở hữu trên 5 ha, một con số đáng chú ý so với tình hình ở các quốc gia khác.

Hậu quả của việc không thực hiện việc phân phối lại đất đai là vào những năm1990, một lượng lớn các gia đình nông thôn ở Đông Nam Á đã không sở hữu đất nôngnghiệp Mặc dù một số hộ gia đình có thể tiếp cận đất nông nghiệp thông qua việc chia sẻvà cho thuê, nhưng có nhiều hộ không có đất và phải phụ thuộc phần lớn vào thu nhập từcác nguồn không phải nông nghiệp để sống sót

Bên cạnh đó các nước Đông Nam Á có xu hướng đặt trọng tâm vào việc cung cấpthực phẩm rẻ cho người tiêu dùng hơn là tập trung tăng giá thực phẩm để khuyến khíchnhững nông dân nhỏ Chính sách này được các chính phủ thuộc địa áp dụng vì nhữngngười cử tri muốn giữ chi phí lao động ở mức thấp

Trang 8

Có thể nói rằng các quốc gia Đông Nam Á có một điều kiện khởi đầu tốt để pháttriển kinh tế thông qua nông nghiệp Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do các nước trongkhu vực này chú trọng vào việc tối ưu hóa sản lượng Chính phủ đã phân chia đều ruộngđất cho các nông hộ, tạo ra một môi trường cạnh tranh gần như hoàn hảo Tuy nhiên, cácđồn điền ở Đông Nam Á thường có năng suất thấp hơn so với các trang trại gia đình ởĐông Bắc Á Chính sách thực phẩm của Đông Nam Á tập trung vào cung cấp thực phẩmgiá rẻ hơn là tăng giá để khuyến khích nông dân nhỏ lẻ Chính sách này được áp dụng đểgiữ chi phí lao động thấp do những người điều hành đồn điền và khu mỏ muốn.

2.1.Dẫn chứng từ Philippines

Là quốc gia có diện tích đất canh tác chiếm ⅓ tổng diện tích đất, cao hơn nhiềuNhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với khí hậu và chất lượng đất tốt hơn Là nước có nhiềukế hoạch cải cách ruộng đất và cũng là nơi tầng lớp thống trị có nhiều cách để né tránhviệc triển khai cải cách ruộng đất nhất ở châu Á Tuy nhiên Philippines gặp khó khăntrong việc triển khai các chính sách cải cách ruộng đất.

Khi mà nỗ lực cuối cùng của miền Nam Việt Nam trong cải cách ruộng đất kếtthúc, Philippines vẫn là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á thực hiện chương trình cải cáchnông nghiệp Giống như cuộc cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm năm 1956, nỗ lực cảicách ruộng đất ban đầu của Philippines năm 1954 dưới thời Tổng thống Magsaysay đãthất bại trong việc thực hiện, chủ yếu là do sự cản trở của địa chủ trong Quốc hội Chươngtrình cải cách nông nghiệp hiện nay về cơ bản là sự tiếp nối các chính sách những năm1963 và 1971, mặc dù việc thực hiện chương trình này đã được nhấn mạnh nhiều hơn kểtừ khi áp dụng chính sách thuế quan

2.1.1 Tái cấu trúc nông thôn hời hợt

Thập niên 1930, vì nghèo đói bao trùm đất nước đã dẫn đến những biến động dữdội trong vấn đề ruộng đất Nắm bắt tình hình, chính quyền nhận định rằng cải cách táiphân phối là giải pháp duy nhất để dập tắt các cuộc nổi dậy trong giai đoạn 1950-1951.Tuy nhiên, so với các nước Đông Bắc Á, phong trào Tái cấu trúc nông thôn ở Philippineslại thiếu đi sự quyết liệt và hiệu quả.

8

Trang 9

Năm 1963: Dưới thời Tổng thống Macapagal, Bộ luật Cải cách Ruộng đất Nôngnghiệp được thông qua Tuy nhiên, luật chỉ được thực hiện một cách cầm chừng, chỉ đủđể xoa dịu tình hình nội chiến chứ không thể tạo ra bước ngoặt cho nền kinh tế nông thôn.Luật được sửa đổi vào năm 1971 nhưng vẫn không thể thúc đẩy sự chuyển đổi sang nềnkinh tế nông nghiệp năng suất cao với nền tảng vững chắc Hệ quả là những vấn đề từ cảicách ruộng đất vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

2.1.2 Luật cải cách đất nông nghiệp toàn diện CARL (1988)

Sau thảm sát Mendiola, Quốc hội Philippines soạn thảo luật cải cách ruộng đấtmới Chính phủ tuyên bố luật này đã đạt được mục tiêu quốc gia, nhưng thực tế lại khácxa so với thành công ở Đông Bắc Á Cải cách tập trung vào phát hành quyền sở hữu đấtmới hơn là thay đổi thực tế quyền sở hữu Hơn ⅓ quyền sở hữu mới là sở hữu tập thể,thậm chí không hoàn toàn, với hàng trăm người cùng thụ hưởng Hầu hết ruộng đất đượctái phân phối trên giấy tờ sau đó được thuê lại hoặc bán bất hợp pháp Chỉ ⅓ trong 8,2triệu ha đất mục tiêu là đất tư nhân, phần còn lại là đất rừng công với ít hoạt động canhtác Đa phần dân cư nông thôn sống trong nghèo khổ, năng suất thấp và không hề tăng.Cải cách ruộng đất cưỡng ép được thực hiện, dẫn đến nhiều nhóm cách mạng và khủng bốnông dân xuất hiện Luật cải cách dài dòng, phức tạp, thiếu kinh phí và đầy lỗ hổng, kéodài vô lý.

Trang 10

hơn so với khu vực Đông Nam Á Do đó dù có điều kiện tự nhiên tốt nhưng các quốc giaĐông Nam Á không thể tận dụng để phát triển thành công được.

II.Kỷ luật xuất khẩu

Kỷ luật xuất khẩu của các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á khác biệt ở chínhsách của chính phủ cũng như mục tiêu chính của họ.

1 Đông Bắc Á

Các quốc gia Đông Bắc Á như Hàn Quốc ,Nhật Bản tập trung vào sản xuất địnhhướng xuất khẩu Chính phủ ưu tiên xây dựng các ngành công nghiệp có thể cạnh tranhtrên toàn cầu và tạo ra ngoại tệ Để đạt được mục tiêu này, họ sử dụng các công cụ chínhsách như:

1.1.Hạn chế bảo hộ nội địa:

Các doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào việc bán hàng trong nước Chính sách này buộc họ phải vươn ra thị trường quốc tế để tồn tại.

1.2.Ưu đãi dựa trên thành tích xuất khẩu:

Sự hỗ trợ của chính phủ (dưới dạng vay vốn, trợ cấp) phụ thuộc vào việc đạt được mục tiêu xuất khẩu Chính phủ các nước Đông Bắc Á thực hiện bước tiến tiếp theo là loại bỏ các doanh nghiệp không hiệu quả bằng cách cắt giảm hỗ trợ và buộc các công ty này phải xuất khẩu.

1.3.Tập trung xây dựng ngành công nghiệp cạnh tranh:

Chính phủ đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng và tiến bộ công nghệ để tạo ra lực lượng lao động lành nghề và hệ thống sản xuất hiệu quả.

Bằng cách này, các quốc gia Đông Bắc Á đã thúc đẩy các doanh nghiệp liên tục cảithiện năng lực cạnh tranh, qua đó đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

1.4.Dẫn chứng từ Hàn Quốc

Một ví dụ cho sự thành công nhờ ‘’kỷ luật xuất khẩu’’ của các quốc gia Đông Bắc Á là Hàn Quốc và câu chuyện thành công này xảy ra sau khi Park Chung Hee lên nắm quyền Lúc đó, Hàn Quốc đã đối mặt với tình trạng kinh tế khó khăn do khan hiếm ngoại tệ nhưng nhờ vào sự thành công của một cartel dệt may ở Hàn Quốc, chính sách hỗ trợ từ chính phủ như vay vốn ưu đãi và miễn thuế quan đã tạo ra những con số ấn tượng về xuất khẩu cho nền kinh tế của đất nước này Tổng thống Park Chung-hee từ đó đã có sự thay

10

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN