Học phần thực tập nghiệp vụ 1 báo cáo thu hoạch tour miền tây nam bộ (15 12 2023 22 12 2023)

81 0 0
Học phần thực tập nghiệp vụ 1  báo cáo thu hoạch tour miền tây nam bộ (15 12 2023  22 12 2023)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TP Hô Chi Minh, tháng 12 năm 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Trang 2

TP Hô Chi Minh, tháng 12 năm 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Trang 3

ĐiểmXác nhận của giảng viên

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, thì chúng em đã được có cơ hội áp dụng được những kiến thức đã học vào chuyến đi điền dã lần này Chuyến đi lần này nhà trường và công ty MeKong Heritage đã hợp tác để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên khoa du lịch trường đại học Văn Hiến có cơ hội tiến thêm gần hơn với ngành du lịch.

Qua đó, chuyến đi lần này cũng là một cơ hội lớn để chúng em có thể quan sát, học hỏi và rút kết ra những bài học quí giá về những trải nghiệm thực tế của ngành du lịch.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường, 2 Thầy Trần trọng Lễ và Thầy Hồ Lưu Phúc đã hỗ trợ và chỉ dẫn hết mình, lo lắng cho các bạn sinh viên, để cho các bạn có đầy đủ sức khỏe tiếp tục cuộc hành trình học tập và trải ngiệm.

Xin dành lời cảm ơn đến anh hướng dẫn viên Trương Quang Kỳ đã đồng hành cùng chúng em trong suốt chuyến hành trình vừa qua, xin cảm ơn những kiến thức bổ ích và sự tâm huyết của anh đối với chúng em.

Xin cảm ơn nhà xe và bác tài đã giúp chúng em có những chuyến đi an toàn Cảm ơn các thành viên trên chuyến xe 01 đã đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình tham quan và học tập Lời cảm ơn sâu sắc đến công ty Mekong Heritage đã tạo nên một chuyến đi mang tính học tập cao nhưng không kém phần thú vị.

Em xin cám ơn!

Trang 7

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu khái quát về chương trình thực tập

Chương trình thực tập là một hình thức học nghề và tích luỹ kinh nghiệm làm việc thực tế trong một lĩnh vực cụ thể Thực tập cung cấp cơ hội cho sinh viên, người học nghề hoặc người mới bắt đầu sự nghiệp để áp dụng kiến thức học được trong môi trường làm việc thực tế.

Vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Tây Nam, giáp Campuchia ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 340km, phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ, phía Đông và Đông Nam trông ra biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan Vùng này gồm thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng do sự bồi đắp phù sa của sông Mê Kông, những dải đất phù sa phì nhiêu màu mỡ được bồi đắp chiếm phần lớn diện tích, gắn liền với những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, bên cạnh đó là những cù lao với cảnh quan thiên nhiên trong lành, những khu vực quần thể đá vôi kì ảo và những ngọn núi thiên nhiên huyền bí Đặc biệt là hệ thống biển đảo, góp phần quan trọng trong khai thác và phát triển du lịch của vùng Khí hậu đặc trưng của vùng là nhiện đới cận xích đạo, nóng và ẩm quanh năm với hai mùa mưa và khô rõ rệt Điểm đặc biệt của vùng này là có một “mùa nước nổi” từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch hằng năm, gắn liền với hình ảnh cánh đồng được bao phủ bởi những biển nước mênh mông, với những cánh rừng tràm xanh tươi bạt ngàn tạo nên sức hấp dẫn đến lạ kì với du khách gần xa Dưới tác động giao thoa của môi trường biển và sông, vùng này có hệ sinh thái vô cùng đa dạng và độc đáo Được thể hiện rõ rệt ở hệ thống 5 vườn quốc gia, 6 khu dự trữ sinh quyển thế giưới, 4 khu bảo tồn thiên nhiên, còn có các hệ sinh thái đặc biệt khác như hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp…

Theo danh sách 10 điểm đến tiềm năng nhất châu Á của The Travel, Đồng bằng

Trang 8

sông Cửu Long được đặt tại vị trí thứ hai Tác giả của bài viết, bà Lauren Feather, cho rằng khu vực này là một viên ngọc quý hội tụ đủ các yếu tố từ thiên nhiên hoang sơ ít được khai phá cho tới yếu tố hiện đại của đô thị hóa Với vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên tới từ rừng ngập mặn cùng những vẻ đẹp đậm chất văn hóa lâu đời của chùa chiền, chợ nổi, kiến trúc mang ảnh hưởng Khmer và nền ẩm thực đa dạng, khu vực đồng bằng phía Nam Việt Nam “đẹp đến ngỡ ngàng” trong mắt du khách, Đồng bằng sông Cửu Long thích hợp nhất với những người đang tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng tránh xa khỏi những hối hả và ồn ã tại vùng quê thanh bình của những kênh ngòi chằng chịt và những hòn đảo nhỏ xinh đẹp.

1.2 Mục đích, yêu cầu

1.2.1 Mục đích chương trình thực tập

Phát triển Kỹ Năng:

Cung cấp cơ hội cho người thực tập để phát triển và áp dụng kỹ năng chuyên môn và mềm dẻo Hỗ trợ việc học hỏi và phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, và quản lý thời gian.

Kết Nối và Mạng Lưới:

Tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia trong lĩnh vực và mở rộng mạng lưới chuyên ngành.

Tìm Hiểu Ngành Nghề:

Giúp người thực tập hiểu rõ hơn về ngành nghề và hệ thống công việc, từ đó định hình sự nghiệp tương lai.

1.2.2 Yêu cầu của chương trình thực tập

- Khi đi trải nghiệm học phần này, mỗi cá nhân sinh viên tại điểm tham quan đều phải lắng nghe thuyết minh và xem sự hướng dẫn của anh HDV trong đoàn và thầy cô đi chung xe Ghi chép và ghi âm (nếu không ghi kịp) các nội dung quan trọng.

Trang 9

2. NỘI DUNG THU HOẠCH2.1 Về tuyến điểm

NGÀY 1: TP HCM – CAO LÃNH – CHÂU ĐỐC (15/12)

4h30: Xe và HDV Công ty Di sản Mekong đón sinh viên tại Trường Đại học Văn Hiến cơ sở 613 Âu Cơ – Tân Phú Khởi hành chuyến đi miền Tây 8N7Đ

Đoàn dừng chân ăn sáng tại Nhà hàng Mekong Restop Tiền Giang.

08h00: Đoàn di chuyển về TP Cao Lãnh, tham di tích lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

12h00: Sinh viên dùng cơm trưa ở thành phố Long Xuyên, sau đó xe di chuyển

về TP Châu Đốc.

13h30: Đến TP Châu Đốc, đoàn tham quan:

- Thánh đường Hồi giáo Al – Ehsan, làng Chăm Đa Phước.- Tây An Cổ Tự

- Miếu Bà Chúa Xứ- Lăng Thoại Ngọc Hầu

17h30: Đoàn dùng cơm tối, làm thủ tục nhận phòng Nghỉ đêm tại Châu Đốc.Nhà hàng Trung Lương

Thực đơn: Hủ tiếu, cơm sườn, bánh canh, sữa đậu nành, trà đá, cà phê sữa Cơ cấu: 1 tô 1 ly

 Di tích lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

- Tọa lạc tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp địa chỉ số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, phường 4, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.

- Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh ra và lớn lên tại Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Năm Tân Sửu (1901), cụ đỗ Phó bảng và năm 1906 nhậm chức “Thừa biện Bộ Lễ” và sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê (Bình Định) Trong thời gian làm quan, cụ luôn đứng về phía dân nghèo, trừng trị bọn cường hào ác bá và chỉ làm quan được một thời gian ngắn thì bị Triều đình nhà Nguyễn cách chức Sau khi bị

Trang 10

cách chức, ông vào miền Nam và sinh sống tại làng Hòa An thuộc tỉnh Đồng Tháp để dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp đỡ người nghèo và sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.

- Khi bước vào trong, đường đi vào 2 bên toàn cây xanh tạo cảm giác thư thái tâm hồn thanh thản bước vào lăng Cụ Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được kết cấu thành 4 khu vực: khu vực lăng mộ, đền thờ và nhà trưng bày cuộc đời sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; khu vực nhà sàn Bác Hồ và vườn ao cá; không gian văn hóa mô hình làng Hòa An xưa và khu vực tổ chức hội trò chơi dân gian, giải trí Vòm mộ quay mặt về hướng Đông là một cánh hoa sen cách điệu có dáng hình bàn tay xòe úp xuống, phía trên là 9 con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở và ôm ấp ngôi mộ người chí sĩ yêu nước Ngôi mộ cụ Phó bảng được ốp đá hoa cương, nấm mộ màu xám tro yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày đêm khói hương thơm ngát Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái quý hiếm được bà con khắp cả nước mang về trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi nằm bên trái mộ và cây sộp hơn 300 tuổi nằm bên phải mộ Trước khu mộ là hồ sen hình ngôi sao 5 cánh, giữa hồ là đài sen trắng cách điệu cao 6,5m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch của cụ Phó bảng.

- Để tưởng nhớ công ơn của Cụ, chính quyền và người dân tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc để mọi người trong và ngoài tỉnh đến viếng thăm và thắp nén hương tưởng nhớ cụ Công trình hoàn thành năm 1977 và được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia vào năm 1992.

Nhà hàng Đông Xuyên (Ăn trưa)

Điạ chỉ: 9A Lương Văn Cù, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang.Thực đơn: Chả cá Basa dồn bầu hấp

Lẩu cải xoong thịt bằm Tép đồng rang mặn Đậu hủ dồn thịt

Trang 11

 Thánh đường Hồi giáo Al - Ehsan, làng Chăm Đa Phước.

- Bờ Châu Giang, ấp Châu Giang, thuộc xã Châu Phong, Tân Châu, An Giang Được xây trên mảnh đất rộng trên con đường nhỏ và xây dựng từ năm 1750 Một trong những Thánh Đường Hồi giáo An Giang nổi tiếng nhất đó là Mubarak Công trình này là niềm tự hào của người Chăm theo đạo Hồi Đây cũng được xem là công trình di sản quốc gia được bảo tồn.

- Nhìn từ ngoài cổng thì có kiến trúc theo dạng vòng cung và nóc sẽ có tòa tháp khá lớn gồm 2 tầng Nóc có dạng tháp và hình dạng bầu dục, chân thấp có hình trăng và sao - Biểu tượng của đạo Hồi Nóc Thánh Đường 4 nóc đều có những tháp nhỏ, phần giữa nóc sẽ là 2 tháp dạng bầu tròn nhô cao hơn lên.

 Làng Chăm Đa Phước.

- Làng nằm đối diện Thánh đường, lối vào khó tìm chỉ là một con đường bê tông nhỏ đi vào khó khăn.

- Đến làng nhìn thấy phụ nữ đội đầu bằng khăn Mat'ra và đàn ông mặc xà rông sinh hoạt chung Ấn tượng đầu tiên khi bước vào Đa Phước - một trong số ít những ngôi làng người Chăm ở vùng đất sơn kỳ thủy tú An Giang đó là nhịp sống nơi đây rất yên bình Tản bộ khám phá, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi dệt thổ cẩm trước hiên nhà hay bên khung cửa sổ rất nên thơ Đây là nghề thủ

công được cộng đồng người Chăm gìn giữ và truyền thừa qua nhiều thế hệ đồng thời là vẻ đẹp văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc.

 Tây An Cổ Tự.

- Tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu

Trang 12

Đốc, tỉnh An Giang Là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ Nằm trong cụm quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là khu du lịch Núi Sam và các địa danh:

chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang),lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ Cứ vào ngày 12/8 âm lịch, rất nhiều khách thập phương và các tăng ni phật tử sẽ tụ họp về đây để dâng lễ và bái Phật Chùa Tây An là do một vị quan dưới triều Nguyễn đời Minh Mạng, tên là Nguyễn Nhật An, xây dựng vào năm 1820 Tương truyền rằng trước đó, ông được triều đình phái đi Cao Miên Trước chuyến đi, ông đã khấn nếu chuyến đi này thành công tốt đẹp thì khi về sẽ xây nên một ngôi chùa thờ Phật ở chân núi Sam Đến năm 1847, chùa Tây An thỉnh thêm một vị hòa thượng nữa, pháp danh là Pháp Tang Ông là người có công khai khẩn đất hoang xung quanh vùng Thất Sơn Bảy Núi, giúp người dân sống ấm no, đủ đầy hơn.

Khuôn viên bên ngoài chùa Tây An được thiết kế rất rộng rãi, thoáng mát, trồng nhiều cây xanh Ngay sau cổng tam quan là một cột cờ cao đến 16m Đặt bên cạnh là tượng hai chú voi, một chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà Theo quan niệm của Phật giáo, voi trắng là điềm lành, báo hạ sinh thái tử Sĩ Đạt Ta (chính là Đức Phật Thích Ca sau này) Còn voi đen là chú voi ngự, tên là Ô Long, có công giúp triều đình đánh thắng giặc ngoại xâm Hai bên là hai hành lang dành riêng cho tín đồ nam và nữ Phía sau Chùa Tây An Núi Sam (Tây An Cổ Tự) xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc độc đáo Trong đó, được chú ý nhất phải kể đến khu mộ của ngài Minh Huyên, chính là Phật thầy Pháp Tang - Giống như hầu hết các ngôi chùa, công trình kiến trúc đầu tiên chính là khu vực cổng tam quan Cổng tam quan được chia làm 3 cửa, cửa ở giữa của cổng tam quan là nơi thờ tụng tượng phật Quan Âm Thị Kính bồng con của Thị Mầu, 2 bên là 2 biển ghi tên của chùa là “Tây An cổ tự” Về truyền thuyết tượng phật Quan Âm Thị Kính, trong thuyết tương truyền Quan Âm đã đầu thai và tu hành 9 kiếp Trong kiếp thứ 10, được đầu thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly,

và có tên là Thị Kính Nàng lớn lên tài sắc vẹn toàn lại nết na hiếu thảo Đến tuổi

Trang 13

kết hôn, Thị Kính được gia đình gả cho anh học trò Thiện Sĩ con họ Sùng khá nhất làng bên Một đêm, Thiện Sĩ đang học khuya, vì mệt quá nên thiếp đi Thị Kính đang ngồi khâu áo vừa khâu vừa ngắm mặt lang quân mình và vô tình thấy có râu mọc ngược dưới cằm Lúc ấy, Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy, thấy vợ cầm dao đưa ngay cổ mình, la hoảng lên nói: “Vợ tôi muốn giết tôi” Hai ông bà Sùng chạy từ trong buồng ra, gán tội cho Thị Kính tội sát chồng và bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ Thị Kính bị đánh mắng rồi đuổi về với cha mẹ Về nhà nàng khóc cho số phận long đong, tình duyên trắc trở và buồn cho cha mẹ phải mang điều phiền não trong lòng Vì vậy mới giả trai xin vào chùa Vân tu hành, được ban pháp danh là Kính Tâm Thời ấy muốn đi tu hành, thì phải là nam nên nàng đã giả nam nhi vào chùa Vì nữ giả nam nhi nên có tướng mạo đẹp đẽ, nên có nhiều tín nữ đem lòng ngưỡng mộ, lúc ấy Thị Mầu - con gái của một vị phú ông trưởng gỉa vùng Mượn cớ ra vô trong chùa, để vào đưa tình trêu ghẹo Kính Tâm, nhưng Kính Tâm không đáp lại Vì đưa tình trong thành công nên ả ta mới nghĩ quẫn, qua lại và có thai với đầy tớ Thị Mầu khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi Kính Tâm tuy kêu oan những không dám tiết lộ ra bí mật giả nam nhi của mình Sau này, phải tu ở ngoài cổng chùa không bị điều tiếng vì mình Thị Mầu sinh ra được một đứa con trai, đem vứt trước cổng chùa, Kính Tâm nhận về nuôi, hàng ngày đi xin sữa để nuôi dưỡng đứa bé Khi lên 3 tuổi Kính Tâm bị bệnh nặng Vì biết mình sắp chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và ông bà họ Mãng Sau khi đọc được thư biết sự tình rõ ràng, Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử Thiện Sĩ ăn ăn, bèn đi tu, sau này biến thành con chim.

 Miếu Bà Chúa Xứ.

- Tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Là vùng đất không thể thiếu khi đến ghé thăm An Giang Nằm trong vùng đất thất sơn, nơi đây nổi tiếng về linh thiêng cầu được ước thấy.

- Ngày trước miếu chỉ là mái lá đơn sơ bằng tre, nữa Chính điện của hướng ra cánh đồng làng, đối diện con đường quê, vắng người Qua thời gian, vì thời tiết nắng mưa thất thường nên miếu phải trùng tu lại Toàn cảnh miếu Bà Chúa Xứ có dạng hình chữ Quốc, các khối tháp xếp chồng lên nhau lấy cảm hứng từ những cánh hoa sen đang nở Phần mái tam cấp được lợp bằng mái ngói, ngói loại lớn mang màu

Trang 14

xanh ngọc bích.

Cuối mỗi góc mái có sự cong chứa đựng nghĩa hưng thịnh và phát triển Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà trở thành một công trình kiến trúc hoàn thiện.

- Miếu Bà có nhiều truyền thuyết được người dân kể: Ngày xưa người ta phát hiện tượng Bà trên đỉnh núi Sam Nhiều người có ý định đưa xuống nhưng hàng chục thanh niên lực lưỡng hợp sức cũng không nhấc bức tượng lên được Thấy được sự kì lạ, bà

“cô Đồng” nói rằng chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng thì sẽ nhấc được nức tượng Tuy nhiên chỉ đến được khu vực chân núi thì tượng Bà lại nặng trịch và không thể di chuyển được nữa Cũng chính vì vậy mà người dân chọn nơi đây để là nơi an vị cho Bà và sau đó xây dựng nơi đây thành ngôi miếu để thờ phụng.

 Lăng Thoại Ngọc Hầu

- Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên

vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam Lăng nằm trong cụm di tích núi Sam, bên triền núi Sam cạnh bờ kênh Vĩnh Tế Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, nơi đây luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính Lăng vừa là

lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Thoại Ngọc Hầu - ông là một vị quan triều Nguyễn được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang.

- Ở giữa trong khuôn viên lăng chính là mộ của ông Thoại Ngọc Hầu, bên phải là mộ của bà chính thất (vợ cả) Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, bên trái là ngôi mộ khiêm nhường hơn của bà thứ thất (vợ hai) Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt Ngoài ra, ở 2 bên khuôn viên lăng giữa còn có những ngôi mộ nhiều hình khác nhau như: bầu dục, hình vuông, Đây đều là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người dân phu dân binh đã chết khi đào kênh Vĩnh Tế.

Khách sạn Yên Châu 3 sao (Ăn tối) - cũng là nơi nghỉ đêm tại Thành phố Châu

Đốc, An Giang

Địa chỉ: 89 Hoàng Diệu, khóm Châu, Châu Đốc, An Giang Thực đơn: Lẩu cua đồng rau tập tàng

Sườn heo ram mặn

Trang 15

Cải thìa xào nắm đông cô Trứng chiên hành Cơm trắng

Tráng miệng + trà đá

NGÀY 02: TP CHÂU ĐỐC – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – TP HÀ TIÊN (16/12)06h00: Quý khách trả phòng, dùng bữa sáng tại nhà hàng.

07h30: Trên đường về TP Hà Tiên, Đoàn dừng chân tham quan:- Rừng tràm Trà Sư

- Cụm di tích: Nhà mồ Ba Chúc; Tổ đình Phi Lai; Chùa Tam Bửu.12h30: Đoàn dùng cơm trưa tại TP Hà Tiên.

13h30: Đoàn tham quan học tập trải nghiệm các di tích danh thắng Hà Tiên:- Thạch Động

- Đền thờ và lăng họ Mạc- Chùa Phù Dung

- Di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang, ngắm biển Mũi Nai

18h00: Quý khách dùng cơm tối, làm thủ tục nhận phòng, tự do khám phá phố đêm

Hà Tiên.

 Rừng tràm Trà Sư

- Là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850 ha

nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên Đây là rừng ngập mặn tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác động quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khí hậu cho cả vùng Bảy Núi Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam Khi đến rừng tràm điều dễ nhận thấy nhất là được hòa mình vào thiên nhiên, bị thu hút bởi không gian xanh của rừng tràm, được thưởng thức âm thanh vui tai của hàng loạt loài chim hay động vật Ở rừng tràm, chúng ta sẽ được đi cầu tre dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài 10 km và kinh phí

Trang 16

để xây cầu trên 10 tỷ đồng Lầu vọng cảnh hay được gọi là đài quan sát, bỏ 5.000 đồng để leo lên chiêm ngưỡng bao quát cả rừng tràm với tầm nhìn 25km.Nhà chim bồ câu ngay gần lối vào, chúng ta có thể nhìn thấy những ngôi nhà của chim bồ câu, có khoảng 400 con chim được nuôi thả trong rừng Điều đặc biệt nữa là rừng tràm Trà Sư cũng là bối cảnh cho bộ phim Đất rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng mới khởi chiếu tại Việt Nam.

- Đến rừng tràm, chúng ta được trải nghiệm đi xuồng 3 lá hoặc tắc ráng để tham quan rừng tràm Thời điểm lý tưởng để đi là vào mùa nước nổi từ tháng 9 đến tháng 11 đây được coi là thời điểm đẹp nhất để trải nghiệm vẻ đẹp siêu thực của

- Nhà mồ Ba Chúc An Giang nằm dưới chân dãy Thất Sơn, thị trấn Ba Chúc

Trước kia là xã Ba Chúc, cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 7km Nơi đây lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại và được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt Dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ.

- Vào đêm 30-4-1977, cùng lúc với 14 xã biên giới của tỉnh An Giang, Pôn Pốt đã xua quân tấn công, tàn sát đồng bào ta một cách man rợ Đỉnh cao của tội ác này là cuộc thảm sát 3.157 người dân Ba Chúc từ ngày 18-4 đến 30-4-1978 Qua 12 ngày đêm bị bọn Pôn Pốt chiếm đóng, Ba Chúc bị dìm trong biển máu Đi đến đâu chúng cũng

cướp bóc tài sản, đốt phá nhà cửa các công trình công cộng; tàn sát đồng bào ta không kể già trẻ, nam nữ Những cảnh giết người hàng loạt, dã man diễn ra khắp nơi, không bút mực nào tả hết Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết hoặc xé đôi người, nắm hai chân đập đầu vào gốc cây…

Trang 17

- Hội Chữ thập đỏ An Giang tham gia giúp dân gom xác của người đã khuất để hỏa táng vào tháng 4-1978 Mọi người tranh thủ tìm kiếm những gì còn sót lại sau thời gian Pôn Pốt chiếm đóng tại xã Đống xương người được cất giữ tại nhà mồ, dựng tạm sau chùa Phi Lai Di vật xương sọ đều bị sứt mẻ do bị đập đầu hoặc đạn xuyên phá Nhà mồ đầu tiên được xây dựng ngay sau khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc vào năm 1979 Khi đó nhà mồ xây dựng khá đơn giản theo hình lục giác với đặc điểm nổi bật là 4 cánh tay cầm 4 thanh kiếm đẫm máu cắm thẳng xuống đất, thể hiện ý chí căm thù của người dân Việt Nam đối với bọn giết người man rợ Pôn Pốt Năm 2013, nhà mồ được xây dựng lại, là một quần thể công trình rộng khoảng 5ha, gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và chùa Tam Bửu, Phi Lai Nhà mồ được thiết kế hình hoa sen úp ngược, với 8 cánh hoa sen được sơn màu trắng.

- Mỗi cánh hoa là nơi trưng bày một nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính khác nhau như: nữ từ 21 đến 40 tuổi (155), nam từ 16 đến 20 tuổi, có những số sọ không thể xác định, Ghé thăm khu di tích này, chúng ta có thể nắm rõ được diễn biến vụ thảm sát khi xưa, có phòng trưng bày các hình ảnh bọn Pôn Pốt.

* Chùa Phi Lai

- Nằm ngay dưới chân núi Tượng, (Tri Tôn, An Giang) Ngôi chùa nằm cách chân núi chỉ 300m, ngay phía sau Nhà trưng bày Chùa Phi Lai do ông Ngô Lợi, cùng với các

tín đồ xây dựng vào đầu năm 1887 Ngôi chùa này mới chỉ tồn tại hơn thế kỷ, nhưng đã có vố số lần bị thực dân Pháp đốt phá, hoặc nã pháo tan tành Đây cũng điểm được phá hoại nặng nề nhất.

- Nơi đây, bọn Pôn Pốt giết gần 300 người dân vô tội Dưới bàn thờ của chùa có 43 người lẩn trốn, cũng bị chúng dùng lựu đạn giết chết 40 người Những vết máu văng lên tường khi bị chúng bắn.

* Chùa Tam Bửu

- Tọa lạc tại đường Liên Hoa Sơn, khóm An Định A, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Chùa được khởi dựng ngày 26/6/1882 bằng cây lá, theo lối kiến trúc

Trang 18

“Thượng lầu, hạ hiên” Nóc chùa có tạc hình quả bầu màu vàng có ba ngấn tượng trưng cho vũ trụ và Thiên – Địa – Nhân; trên miệng trái bầu có chữ Vạn, màu vàng, tượng trưng cho vạn pháp quy nguyên Hình tượng quả bầu ba ngấn với chữ vạn phía trên cũng là biểu tượng của Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

- Quân Pôn Pốt bắt hơn 800 người dẫn ra cầu sắt Vĩnh Thông, giồng Ông Tướng và nhiều nơi khác bắn chết Cánh đồng núi Phú Cường, Ba Chúc, núi Tượng mất đi màu xanh mát mắt, thay vào đó là hàng trăm người chết nằm chồng lên nhau.

Nhà hàng Aquaki (Ăn trưa)

Địa chỉ: B14 - 17 Võ Văn Kiệt, Khu C&T, Phường Pháo Đài, TP Hà Tiên, Kiên

Thực đơn: Cá chiên sốt cà chua

Rau muống xào

- Thuộc địa phận xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Là một khối núi đá

vôi cao, dựng đứng tựa như một ngọn tháp với chiều cao khoảng 90m Thạch Động còn được biết tới cái tên ở địa phương là Thạch Động thôn vân, có nghĩa là động đá nuốt mây vì mỗi buổi sáng có những đám mây bay qua đỉnh núi là bị giữ lại trước cửa động rồi từ từ bay vào hang Để đến Thạch Động, chúng ta phải đi từ cổng vào đi lên đoạn dốc rồi lại leo lên hơn 50 bậc đá.

- Thạch Động có 2 cửa chính, một cửa hướng về phía thị xã Hà Tiên, cửa còn lại hướng ra cánh đồng Mỹ Đức Bước vào Thạch Động là những hang lớn đá nhỏ được hình thành do sự biến đổi của địa chất Theo các nhà nghiên cứu thì đá vôi ở Thạch Động được hình thành vào kỷ Permi, khoảng 250 triệu năm trước Trong

Trang 19

Thạch Động có một ngôi chùa có tên là Tiên Sơn được xây dựng vào năm 1790, thờ Phật Thích Ca và Bồ Tát Quan Thế Âm Ngồi chùa được xây bằng tường gạch cùng những cột gỗ đen bóng.

- Khi đến với Thạch Động, chúng ta sẽ được người dân hoặc được HDV kể truyện cổ tích Thạch Sanh - Lý Thông.

 Đền thờ và lăng họ Mạc

- Nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Khi đến Hà Tiên ai cũng muốn đến viếng đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc, nhưng đặc biệt là Mặc Cửu - ông là người có công khai phá

mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm trước Ông là người Quảng Đông vì không chịu được tục lệ để tóc dài nên đã rời bỏ đất nước đưa gia đình đi Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này Đến 8-1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”.

- Khu di tích lăng Mạc Cửu gồm: đền thờ, lăng Mạc Cửu cùng với 59 lăng mộ lớn nhỏ khác Lăng và đền thờ Mạc Cửu do Mạc Thiên Tích (con trai trưởng của Mạc Cửu) thiết kế, xây dựng từ năm 1735 đến năm 1739 Mặt tiền đền quay về hướng Đông, nơi có núi Tô Châu với dòng lưu thủy Đông Hồ, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi Bát Giác; bên phải là Đại Kim Dự Ngay chánh điện đền có biển thờ với bốn đại tự: “Khai trấn trụ quốc” Đây là sự ghi nhận công đức của dòng họ Mạc trong công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi nước Việt về phía nam Đặc biệt,

trên vách tường đền có 10 bài thơ nổi tiếng của Mạc Thiên Tứ, “Hà Tiên thập vịnh” Theo dọc một con đường bên cạnh là đường đi dẫn đến ngôi mộ lớn nhất Mạc Cửu được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa, hình bán nguyệt khoét sâu vào triền núi, chỗ chôn hài cốt đúc vôi và nước “ô dước” ra dáng con trâu nằm Hai bên tả hữu là hai vị tướng, quanh mộ xây hai con rồng quấn vào nhau Bậc thềm cẩn bằng đá xanh Quảng Tây, nhiều tảng đá dài hơn 3m Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tứ (trái) và mộ Mạc Tử Hoàng (phải) rồi

Trang 20

đến mộ Mạc Thiên Tứ (cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn) - Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn.

 Chùa Phù Dung

- Nằm dưới chân núi Bình San, phường Bình San, thành phố Hà Tiên, Kiên Giang Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ Gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ đó là bà Phù Dung, sau này người đời còn đặt cho một cái tên khác là bà Dì Tự, vị sư nữ đầu tiên trụ trì ở chùa.

- Trước sân chùa là một đài cao trên có pho tượng Phật Quan Thế Âm cao chừng 4 m bằng xi măng, sơn trắng Kế đến là chính điện được bài trí trang nghiêm: chính giữa là tượng Thích ca Mâu ni, hai bên là hai đại đệ tử Anan và Ca diếp Sau lưng ngôi chính điện, qua một khoảng sân nhỏ, du khách sẽ gặp một tòa lầu gác cao hai tầng có tên gọi “Ngọc Hoàng bửu điện”, nơi đây thờ Ngọc Hoàng thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu.

- Di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang Tọa lạc tại đường Núi Đen, KP3, P.

Pháo Đài, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Khách sạn Visuaha 3 sao (Ăn tối) - nghỉ đêm tại Thành phố Hà Tiên

Địa chỉ: 81 Trần Hầu, phường Bình San, Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.Thực đơn: Canh rau cần ô nấu tôm

Trang 21

05h30: Đoàn trả phòng, dùng bữa sáng buffet Ra bến tàu cao tốc, lên chuyến tàu

khởi hành lúc 07h10 đi Phú Quốc.

09h30: Đoàn tham quan Thiền viện trúc lâm Hộ Quốc

11h30: Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng khu vực Bãi Sao Về khách sạn nhận

phòng, nghỉ ngơi.

15h30: Đoàn tham quan Mũi Gành Dầu, Biên hải quán.

16h30: Đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng địa phương Đoàn tham quan Khu Grand

World (Quý khách tự do tham quan chụp ảnh trên Đại lộ Hội Hè hay tự

túc mua các sản phẩm dịch vụ cao cấp đi thuyền sông Venice, bảo tàng gấu Teddy, Winwonder, Safari) Tối tự do khám phá Thành phố đảo - chợ

đêm Phú Quốc.

 Thiền viện trúc lâm Hộ Quốc

- Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc hay còn gọi là Chùa Hộ Quốc, đây là một ngôi thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Chùa tọa lạc tại Ấp Suối Lớn, Xã Dương Tơ, Huyện Phú Quốc, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 25km Là ngôi chùa lớn nhất tại Huyện đảo Phú Quốc và cả Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích khoảng 12ha Xây dựng xong ngày 14/12/2012, tuy chỉ mới xây nhưng chùa đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan lễ Phật và ngắm phong cảnh vẻ đẹp của chùa Với lối kiến trúc thời Lý - Trần, hài hòa với canh quan thiên nhiên.

- Chùa gồm 8 nơi là Nhà tăng, Nhà Hòa thượng, Nhà ăn, Điện Tam Bảo, Nhà thờ Tổ, Tháp chuông, Tháp trống và Cổng Tam quan được xây trên khu đất khoảng 2,8ha.

- Bước vào cổng chùa, chúng ta sẽ thấy 2 bên là 18 vị la hán được khắc bằng đá, mỗi bên với 9 vị la hán Ở giữa sân là tượng Phật Ngọc, được tạc từ nguyên khối ngọc màu cẩm thạch Phía sau tượng là bức tranh rồng phượng sơn vàng trên nền thạch cao màu trắng được trạm khắc các họa tiết rồng, hoa sẽ Hai bên là cầu thang đi lên chùa, khi chú ý quay xuống chúng ta nhìn thấy cổng tam quan có 3 cửa: cửa chính để tên Cửa Địa Giác, cửa phụ bên trái bên trong nhìn ra là Cửa Bắt Nhị, còn cửa bên phải là Cửa Giải Thoát.

Trang 22

Nhà hàng Bãi Sao (Ăn trưa)

Địa chỉ: Bãi Sao, thị trấn An Thới, Phú Quốc.

- Nằm ở bờ biển phía tây bắc của đảo Phú Quốc, cách thị trấn Dương Đông khoảng 30km Là một mũi đất nằm nhô ra biển Từ Gành Dầu Phú Quốc, du khách còn có thể phóng tầm mắt nhìn được đến đảo của Campuchia vì khu vực này giáp ranh đảo của Campuchia, chỉ cách nhau 4km Mũi Gành Dầu ở Phú Quốc là điểm đến du lịch lý tưởng, đặc biệt vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm là thời gian đẹp nhất cho chúng ta ghé Gành Dầu Phú Quốc vì khi đó là mùa khô, thời tiết vô cùng dễ chịu, mát mẻ, lại ít mưa rất thích hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng.

Biên Hải quán (Ăn tối)

Địa chỉ: Tổ 1, ấp Gành Dầu, xã Gành DầuThực đơn: Lẩu chua cá nhám

Cá thu chiên sốt cà Mực chiên giòn

Hải sản xào bông cải Tôm cháy tỏi

Cơm trắng

Trang 23

Trái cây, trà đá

 Khu Grand World

- Grand World Phú Quốc tọa lạc tại vị trí trung tâm Phú Quốc United Center, thuộc mũi Gành Dầu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Nơi đây được mệnh danh là

thiên đường vui chơi, mua sắm, và nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất tại Đảo Ngọc Với diện tích khủng lên tới 85ha, Grand World sở hữu hàng ngàn điểm check in tại 4 khu: Quảng trường, Shanghai, Indochine, Mallorca.

- Kiến trúc lấy cảm hứng từ châu Âu, những dãy phố nhiều màu, khu ẩm thực chợ đêm, thưởng thức lễ hội, show diễn giới thiệu văn hóa Việt Nam, Tất cả đều hoạt động không ngừng nghỉ, để đem đến niềm vui cho bất kì du khách nào đến đây Tới Grand World, chúng ta có cơ hội trải nghiệm công nghệ giải trí với show diễn thực cảnh đa phương tiện: Tinh hoa Việt Nam; khám phá công trình huyền thoại Tre lớn nhất Việt Nam làm từ 32.000 cây tre; tham quan Bảo tàng Gấu Teddy, ngồi thuyền trên kênh đào Venice; chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại Công viên nghệ thật đương đại Urban Park,

- Vé xem Tinh hoa Việt Nam là 300.000 đồng/1 người, vé đi thuyền là 200.000/1 người, bảo tàng Gấu Teddy là 200.000 đồng Mặc dù giá khá cao nhưng nếu được cơ hội trải nghiệm chúng ta sẽ thấy số tiền rất đáng.

Khách sạn Haya 3 sao - nơi nghỉ đêm tại Phú Quốc

Địa chỉ: 82 Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.NGÀY 4: CITY TOUR TP PHÚ QUỐC (18/12)

Trang 24

09h30: Quý khách xuống tàu tham quan học tập trải nghiệm Nam đảo (Quần đảo

An Thới), ngắm nhìn toàn cảnh thành phố du “Địa Trung Hải”,Cầu Hôn, Cáp treo:

- Dùng cơm trưa trên tàu- Câu cá, nướng cá

- Tắm biển và lặn ngắm san hô, ngắm biển chiều trên vịnh Thái Lan

(Chi phí câu cá, nướng cá, tắm biển, tắm nướt ngọt, lặn ngắm san hô sinh viêntự túc)

13h00: Đoàn tham quan học tập trải nghiệm các điểm:- Vườn sim

- Trại nuôi cấy ngọc trai

17h00: Đoàn về lại Dương Đông, nghỉ ngơi Dùng cơm tối và tự do.

 Nhà tù Phú Quốc

- Nhà tù Phú Quốc là một trại giam nằm ở số 350, đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Thới, cách trung tâm của phường Dương Đông, Phú Quốc 28km Trong chiến tranh Đông Dương nhà tù còn được gọi là nhà lao Cây Dừa Đây là trại giam tù binh toàn Việt Nam Cộng Hòa, từng giam hơn 32.000 tù binh Nhà tù này chứa đựng đầy tội ác tày trời về thời Pháp thuộc Mỹ - Ngụy.

- Nhà tù lớn nhất Đông Nam Á vào năm 1946, nhà lao có diện tích 40ha và được chia làm 4 phân khu A,B,C,D; và được chia thành 12 khu được đánh số từ 1 đến 12 (khu 12 và 14 cuối năm 1972 mới được xây dựng) Nơi này được canh giữ cực kỳ

nghiêm ngặt, xung quanh bao bọc bằng rào thép sắt, phía trên có đèn bảo vệ những phương pháp tra tấn càng man rợ Có tổng cộng 24 trò tra tấn khủng khiếp đã được các quản tù Phú Quốc áp dụng để bẻ gãy ý chí của những tù nhân Cộng sản, cũng như để moi móc thông tin, những cách hành hạ cả thể xác và tinh thần tưởng như chỉ có ở dưới Địa ngục:Đập vỡ mắt cá chân và xương bánh chè; Dùng ván gỗ và đinh ốc, ép siết đến vỡ lồng ngực nạn nhân; Dùng kìm để rút móng chân móng tay; Dùng giẻ tẩm dầu đốt cháy hạ bộ; Dùng dùi đục để đục gãy từng chiếc răng; Móc mắt, dùng đèn cao áp để gần mắt cho đến khi mắt nổ đôm đốp; Bỏ tù nhân vào chảo

Trang 25

nước sôi; Đóng đinh đủ mọi kích thước lên cơ thể tù nhân, cái nhỏ thì đóng xuyên ngón tay, cái lớn đóng vào cùi chỏ, đầu gối, những cái lớn nhất đóng vào hộp sọ để giết chết tù nhân; Tẩm xăng rồi đốt miệng những tù nhân không khai báo; Nã đạn cối vào trại tù binh; Cắt da “chỗ kín” của tù nhân, nhét đỉa sống vào rồi khâu lại; Nung thanh sắt đỏ rồi xuyên liên tục qua bắp chân; Mổ bụng, moi gan; Trong đó đục răng là một trong màn tra tấn được coi là nhẹ nhất trong 24 đòn tra tấn Và kinh khủng nhất là màn tra tấn bằng đèn cao

áp, người tù nhân bị đặt nằm trên ghế, sau đó để chiếc đèn cao áp đặt trên mắt tù nhân, quản ngục ép tù nhân phải mở to mắt và chiếu đèn vào trong thời gian dài cho đến khi mắt bị chín Người mà tạo ra các màn tra tấn ấy là ông Bảy Nhu - ông sinh năm 1926 tại Cao Lãnh, khi nhà tù được thành lập ông được lên làm Giám thị trưởng của nhà tù.

 Nhà thùng nước mắm

- Nước mắm Phú Quốc được ngâm ủ trong các thùng gỗ lớn Các thùng gỗ này được đặt trong nhà nhằm đảm bảo chất lượng nước mắm không bị tác động bởi thời tiết bên ngoài Lịch sử nhà thùng nước mắm Phú Quốc đã có từ 200 năm trước Tận dụng nguồn cá cơm dồi dào từ biển cả, người dân nơi đây bắt đầu tập trung sản xuất nước mắm theo phương thức ủ muối bí truyền, hình thành nên các làng nghề nước mắm sôi động trên đảo ngọc.

- Thùng thường được làm bằng gỗ bời lời hoặc gỗ vên vên, cao khoảng từ 2 - 4m, đường kính khoảng 1,5 - 3m Với kích thước “siêu to khổng lồ”, thùng có thể chứa khoảng từ 7 - 13 tấn cá cơm trên mỗi lần ủ Tuỳ vào độ lớn nhỏ khác nhau, thùng sẽ được ràng bằng 6 - 8 sợi đai (mỗi sợi đều được bện tỉ mỉ từ 120 sợi song mây) rất chắc chắn Nguyên liệu chính được sử dụng ở các nhà thùng nước mắm Phú Quốc là cá

cơm, chủ yếu là cá cơm đỏ, cá cơm than hoặc cá cơm sọc tiêu Cá và muối được ướp với nhau chuẩn theo tỉ lệ 3:1 Thời gian ủ tối thiểu là 12 tháng Khi kết thúc thời gian ủ, nước mắm sẽ được rút ra Nước mắm Phú Quốc thành phẩm đạt chuẩn có màu sắc vàng nâu hoàn toàn tự nhiên.

- Nhà thùng nước mắm Phụng Hưng là một trong những nhà thùng nước mắm nổi tiếng nhất tại Phú Quốc, có quy mô lớn, đầu tư hơn 100 thùng gỗ xếp thành 10 dãy

Trang 26

dài Nằm ở đường Nguyễn Văn Cừ, khu phố 4, hyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

 Nam Đảo

- Nam Đảo nằm phía bờ Nam của Phú Quốc, thuộc xã đảo Hòn Thơm, phường An Thới, tỉnh Kiên Giang Sở hữu nhiều bãi biển đẹp, có đường cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới Chúng ta có thể thuê thuyền chở từ chợ ra đảo để thưởng thức hải sản tại thuyền và chơi các hoạt động dưới biển như lặn ngắm san hô, câu cá, bơi lội,

Ăn trưa tại thuyền trên đảo Nam Đảo Thực đơn:

 Vườn sim

- Phú Quốc còn được biết đến với các sản phẩm từ sim rừng Sim Phú Quốc thường mọc ở ven biển, ven sông suối hay trong các khu rừng ngập mặn, ở độ cao 2400m so với mực nước biển Khi quả sim chín có màu tím sẫm, ăn ngọt, một chút vị chát nhẹ.

Quả sim có công dụng bổ huyết, điều trị thiếu máu, suy nhược, chống lão hóa, Và sim được sử dụng để làm ra các sản phẩm như mật sim, mứt, kẹo, socola, nhưng nổi tiếng phải kể đến rượu sim Phú Quốc.

- Vườn sim Bảy Gáo ở Tổ 3 - ấp Suối Mây - xã Dương Tơ - Thành phố Phú Quốc.

 Trại nuôi cấy ngọc trai

- Ngọc trai nuôi cấy là gì về bản chất thì ngọc trai được tạo thành do dị vật lọt vào con trai, con trai phản ứng lại bằng cách tiết ra chất xà cừ bảo phủ lấy dị vật và tạo thành ngọc trai Tuy nhiên tần số xác suất dị vật vào con trai rất ít, do đó ngọc trai rất hiếm Vì sao ngọc trai có hình tròn, vì tính thẩm mỹ, người sử dụng ngọc trai thích những hình dáng tròn trịa nên khi đưa dị vật vào họ thuongừ đưa hình tròn - Ngọc trai Quốc An tại Ngã 3 Suối Mây, xã Dương Tơ, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Nhà hàng Thanh Trà (Ăn tối)

Địa chỉ: 234 Đường 30/4, Khu phố 1, Dương Đông, Phú QuốcThực đơn: Chả cá Phú Quốc chiên

Trang 27

Khách sạn Haya 3 sao - nơi nghỉ đêm tại Phú Quốc

Địa chỉ: 82 Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.

NGÀY 05: PHÚ QUỐC – TP RẠCH GIÁ – TP CÀ MAU - ĐẤT MŨI (19/12)05h30: Đoàn trả phòng, ăn sáng, di chuyển ra bến tàu về lại TP Rạch Giá, lên

chuyến tàu khởi hành lúc 07h20.

10h00: Đoàn tham quan di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực.

10h30: Đoàn dùng cơm trưa tại TP Rạch Giá, sau đó theo Đại lộ xuyên Á về Đất

Mũi Cà Mau.

17h00: Đoàn lưu trú tại nhà nghỉ Đất Mũi, dùng cơm tối, nghỉ ngơi tự do.

 Di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực

- Tọa lạc trên đường Nguyễn Công Trứ thuộc phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá Giống như Lăng Mạc ở Hà Tiên, đây cũng là một trong những điểm mang giá trị lịch sử vô cùng to lớn đối với người dân Kiên Giang Đến thời điểm hiện tại thì tỉnh Kiên Giang có đến chín ngôi đền thờ phụng ông Nguyễn Trung Trực Trong đó, ngôi đền tại phía Tây trung tâm Rạch Giá này là quy mô lớn và lịch sử lâu đời nhất.

- Ban đầu, đền thờ chỉ được lợp bằng gỗ đơn sơ, mái lá do các ngư dân dựng nên bên cạnh Sông Kiên và Rạch Lăng Đền thờ chỉ cách Biển Đông khoảng chừng một trăm mét Trải qua nhiều thay đổi, biến động của lịch sử, mái đình này đã được tu sửa trở nên khang trang hơn Đình được khởi công xây dựng vào năm

Trang 28

1964 Năm 1970, đình được khánh thành với không gian rộng rãi, thoáng đãng - Được xây theo lối kiến trúc phương Đông với hình chữ “Tam” Trong đình bao gồm 3 khu vực là chánh điện, đông lan, tây lang Cổng đình được thiết kế theo kiến trúc tam quan (ba cửa) Điều ấn tượng của ngôi đền là có bức tượng ông Nguyễn Trung Trực được đúc bằng đồng có màu nâu đỏ Hiện nay, trước cửa chánh điện còn có lăng mộ của ông Nguyễn Trung Trực Trong khuôn viên còn được đặt một hòn non bộ bên gốc đa cổ thụ lúc nào cũng tỏa bóng mát.

Nhà hàng Hoa Biển (Ăn trưa)

Địa chỉ: Khu 16ha, phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.Thực đơn: Canh chua cá biển

Nhà hàng Hoàng Hôn Đất Mũi (Ăn tối)

Địa chỉ: Ấp Mũi, xã Đất Mũi,huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà MauThực đơn: Ốc len xào dừa

Trang 29

giác Tráng miệng

Nhà nghỉ Anh Cương - nơi nghỉ đêm tại Cà Mau

Địa chỉ: Ấp Mũi, xã Đất Mũi,huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.NGÀY 06: ĐẤT MŨI – TP CÀ MAU – TP BẠC LIÊU (20/12)06h30: Quý khách dùng bữa sáng (tô/ly) tại Đất Mũi.

07h30: Đoàn khởi hành đi tham quan:

- Cột mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh km 2436- Đền thờ Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ

- Cột mốc toạ độ GPS 001

11h30: Đoàn di chuyển về lại TP Cà Mau để dùng cơm trưa.

13h00: Đoàn khởi hành về lại TP Bạc Liêu, tham quan học tập trải nghiệm tại:- Nhà thờ Tắc Sậy

- Khu tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu- Nhà công tử Bạc Liêu

17h00: Đoàn dùng cơm chiều và nhận phòng khách sạn, nghỉ đêm tại TP Bạc Liêu.

 Cột mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh km 2436

- Mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh là điểm nhấn của tuyến đường Hồ Chí Minh, nơi khơi nguồn của cuộc cách mạng Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp Đường Hồ Chí Minh là trục xuyên Việt thứ 2 phía Tây Tổ quốc với tổng chiều dài 3.183km, trong đó tuyến chính đài 2.436km từ Pác Bó – Cao Bằng (điểm đầu) đến Đất Mũi- Cà Mau đi qua 28 tỉnh, thành phố được đầu tư trên cơ sở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp.

Tuyến đường có ý nghĩa rất lớn về giao thông cũng như văn hóa vì kết nối 28 tỉnh, thành phố với nhau Công trình nổi tiếng này được xây dựng vào năm 2017, gồm 1 trụ ở giữa cùng với hai bức phù điêu ở hai bên Trụ cao khoảng 19m điêu khắc

Trang 30

dòng chữ “Mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh” Bên phải trụ là hình ảnh về bức phù điêu với hình ảnh về quân dân ta đang anh dũng chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc Phía bên trái trụ là bức phù điêu về sự phát triển của người dân xứ Đất Mũi.

 Đền thờ Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ

- Đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ được khánh thành vào năm 2019.

 Cột mốc tọa độ GPS 0001

- Được xây dựng vào 1/1995 với kiến trúc kiên cố Mũi Cà Mau được xem như địa chỉ đỏ, trở thành điểm đến thiêng liêng và niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam Là 1 trong 4 điểm cực đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam trên đất liền Cực Bắc là cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) và cực Nam chính là cột mốc tọa độ quốc gia GPS0001 (Đất Mũi, Cà Mau) Hình tượng con tàu tại Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau cũng là một trong những điểm nhấn thú vị, với hình tượng chiếc thuyền căng đầy gió luôn hướng ra biển khơi Trên cánh buồm với dòng chữ “Mũi Cà Mau”, toạ độ: 8°37'30'' vĩ độ bắc, 104°43' kinh độ đông.

Nhà hàng Ánh Nguyệt Hotel (Ăn trưa)

Địa chỉ: 207 Phan Ngọc Hiển, phường 6, Thành phố Cà Mau Thực đơn:

 Nhà thờ Tắc Sậy

- Nhà thờ Tắc Sậy hay còn được gọi là nhà thờ Cha Diệp – Nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây Nằm ngay trên con đường quốc lộ 1A, cách Bạc Liêu 37km thuộc địa bàn Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

- Năm 1925, nhà thờ Tắc Sậy được thành lập Tháng 8 năm 1926, cha Phaolô Trần Minh Kính được cử về làm cha xứ đầu tiên của nhà thờ Đến tháng 3 năm 1930 thì cha Phanxico Trương Bửu Diệp về nhận nhiệm sở mới thay cha Kính Trong thời gian ở đây, cha Diệp đã chuyển nhà thờ từ phía trong ra ngoài mặt tiền như vị trí hiện tại Cha Diệp cũng là người có công to lớn trong việc hình thành và phát triển

Trang 31

nhà thờ Tắc Sậy.

- Nhà thờ có kiến trúc lạ và độc đáo gồm có 3 tầng, tầng trệt là nơi để cho khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng Gian cung thánh là nơi thờ phượng cũng được trang trí bằng các loại gỗ quý được điêu khắc Nơi an nghỉ của cha Diệp có kiến trúc như một tòa nhà có ba nóc rộng lớn, nóc chính giữa có đồng hồ lớn tạo điểm nhấn cho tòa nhà Được xây dựng theo kiến trúc Á Đông nhưng vẫn mang nét đẹp của văn hoá Việt Công trình này mang hình dáng giống như các đền đình ngày xưa của người Việt nhưng đã được cách tân, đổi mới cho phù hợp.

 Khu tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu

- Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu thuộc phường 2, TP Bạc Liêu Được biệt, khu lưu niệm trước đây là khu mộ của gia đình nhạc sĩ, sau được tu bổ và xây dựng thêm các công trình nhằm mục đích tổ chức các sự kiện quan trọng, đồng thời làm nơi tiếp đón du khách phương xa - Với tổng diện tích hơn 12.000 m2, khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đuợc xem là điểm du lịch Bạc Liêu thú vị, nơi khẳng định vị thế của bản Dạ cổ Hoài lang và tôn vinh tài hoa của nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

- Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (hay Sáu Lầu), sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, quận Vàm Cỏ, tỉnh Long An Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông trôi dạt nhiều nơi trước khi dừng chân tại Bạc Liêu Với sự hướng dẫn những bước đi đầu tiên của nhạc sĩ cổ nhạc Lê Tài Khị, tài năng của một người nhạc sĩ lớn trong ông đã được phát triển.

- Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu bao gồm nhiều công trình như khu mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng những người thân, tượng bán thân nhạc sĩ Cao Văn Lầu, khu trưng bày hình ảnh, hiện vật của các ông tổ của nền cải lương Nam Bộ, khu vực biểu tượng cây đàn kìm, sân khấu ngoài trời,… Khi vừa đi qua cổng chính, du khách sẽ bắt gặp tượng đài ống tre hiện ra sừng sững nằm ngay chính giữa khu lưu niệm, phía sau đài phun nước Tượng đài này chính là chiếc đàn kìm – biểu tượng của Đờn ca tài tử Nam Bộ – gắn liền với hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu – người con của tỉnh Bạc Liêu Đàn kìm được cách điệu từ đốt tre, phần đàn kìm được đục lõm tạo sự huyền bí, thiêng liêng, gợi lên sự hoài niệm và tưởng nhớ về những người đã

Trang 32

khuất Đây cũng là nơi du khách thắp hương tưởng niệm.

 Nhà công tử Bạc Liêu

- Nhà Công tử Bạc Liêu hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây sang trọng, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành.

- Dinh thự do ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch, cha Công tử Bạc Liêu xây khi công tử mới 19 tuổi Ông Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với

110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối Khi đó toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai Trong 3 người con trai, Trần Trinh Huy ăn chơi khét tiếng và nổi tiếng mê gái Được biết, tổng số tài sản mà công tử Bạc Liêu được thừa hưởng và “tiêu hao” vào ăn chơi xa xỉ ước tính lên tới trên 5 tấn vàng.

- Ngôi biệt thự do kĩ sư người Pháp thiết kế, hầu hết vật liệu xây dựng được mang từ Paris về Nhiều chi tiết, vật liệu, đồ nội thất trong nhà được nhập khẩu từ Pháp, từ các bù long, ốc vít cho đến các chi tiết xây dựng đều có đóng dấu chìm mẫu tự P thể hiện xuất xứ Tầng một (tầng trệt) của dinh thự gồm 2 phòng ngủ, phòng khách cùng hai đại sảnh rộng cùng với cầu thang lớn dẫn lên lầu Trên lầu cũng có 2 phòng ngủ và hai đại sảnh rộng Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng trước đây là nơi ông hội đồng Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền.

Ngoài ra còn có chiếc ôtô được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 tại Sài Gòn để đón con trai là Công tử Bạc Liêu đi du học Pháp trở về Những hiện vật quý giá còn sót lại như: 2 chiếc giường nóng và giường lạnh, bộ trường kỷ được làm từ 1 tấm gỗ nguyên, bộ bàn xoay “Tam lân”, bộ “Tượng bành”, sạp “Tam thành”, giường ngủ của ông bà Hội đồng Trạch, giường cho khách hút thuốc phiện, bàn đánh bài,

Nhà hàng Sài Gòn Bạc Liêu (Ăn tối)

Địa chỉ: Số 4-6 Hoàng Văn Thụ, phường 3, Thành phố Bạc Liêu,tỉnh Bạc Liêu.

Trang 33

Khách sạn Trần Vinh 3 sao - nơi nghỉ đêm Bạc Liêu

Địa chỉ: 85-87 Hai Bà Trưng, phường 3, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.NGÀY 07: BẠC LIÊU – SÓC TRĂNG - CẦN THƠ – GALA DINNER (21/12)06h30: Sinh viên ăn sáng, làm thủ tục trả phòng.

09h00: Đoàn di chuyển về TP Sóc Trăng, tham quan chùa Som Rong.

11h00: Tham quan chùa Dơi Ăn trưa tại TP Sóc Trăng.Dừng chân tham quan Cơ sở sản xuất bánh pía Quãng Trân và mua sắm đặc sản địa phương.15h30: Đoàn nhận phòng khách sạn tại TP Cần Thơ, nghỉ ngơi, chuẩn bị Gala

18h30: Đoàn tham dự Gala Dinner, tổng kết hành trình 8N7Đ miền Tây.

 Chùa Som Rong

- Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc

Trăng Chùa Som Rong được xây dựng năm 1785, đã trải qua 12 đời trụ trì Ban đầu là bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay Về cái tên Som Rong thì do nguyên nhân trước đây vùng này có rất nhiều cây dại mang tên Som Rong mọc quanh chùa, từ đó chùa có tên loại cây này hàng trăm năm qua.

Trang 34

Hiện nay chùa chỉ còn 2 cây Som Rong đang phát triển rất tốt.

- Cổng chùa được trang trí hoa văn với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng Phía trên cổng có 05 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), nơi năm vị Phật ở vị lai sẽ

thành đạo theo quan niệm Phật giáo và cũng là nơi năm vị thần thường an ngự theo học thuyết Bà-la-môn giáo Được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ Phần mái tiếp giáp với cột được trang trí hình tượng nữ thần Keynor và chim thần Krud Hai bên lối vào chánh điện là hình tượng Kỳ Lân với nét hung tợn, đứng canh giữ cửa nhằm ngăn cái ác và bảo vệ Đức Phật Trên những vách tường và trần của chánh điện là những bức bích họa mô tả về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Đặc biệt trong khuôn viên chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời với kích thước dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất.

 Chùa Dơi

- Chùa Dơi còn gọi chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp) nằm bên đường Văn Ngọc Chính (có bảng chỉ dẫn) thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng Sở dĩ có cái tên đặc biệt này là vì chùa là ngôi nhà của những bầy dơi đông đúc Ngôi chùa là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 440 năm Ban đầu, chính điện của chùa chỉ được xây dựng bằng tre lá, sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói Năm 1960, chùa được sửa chữa lớn ở chánh điện và cho đến khi có được vẻ khang trang đẹp đẽ như hiện nay Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sư sãi và tín đồ, phòng ở của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách… Toàn bộ các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04 hecta Chùa có mái được lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực…

- Khuôn viên chùa có nhiều cây sao và dầu – nơi trú ẩn của hàng vạn con dơi Cứ chiều đến hàng vạn con dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời Đàn dơi hoạt

Trang 35

động chủ yếu vào đêm, khoảng 6h chiều, chúng bay đi kiếm ăn và quay về vào khoảng 5h sáng hôm sau Mặc dù ở Sóc Trăng cũng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác với vườn cây bóng mát, nhưng việc bầy dơi này chỉ chọn chùa Dơi Sóc Trăng làm nơi cư trú là điều dường như vẫn còn bí ẩn Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.

Nhà hàng Khu du lịch Chùa Dơi (Ăn trưa)

Địa chỉ: Số 198 Văn Ngọc Chính, phường 3, Thành phố Sóc Trăng.Thực đơn: Bông bí nhồi thịt chiên

giòn Cá bống kho tiêu

 Cơ sở sản xuất bánh pía Quãng Trân - số 408, Quốc lộ 1A, ấp An Trạch,

xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

- Là món bánh đặc sản của Sóc Trăng Theo lời kể của người địa phương từ thế kỷ 17, bánh pía đã xuất hiện nơi đây Là một loại bánh do người Hán di cư mang sang Việt Nam Tuy nhiên, qua thời gian bánh pía đã được biến tấu, thay đổi theo khẩu vị người Việt và trở thành đặc sản của vùng Nam bộ.

- Nguyên liệu cũng chỉ bột mì, khoai môn, đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng vịt muối, nhưng bánh pía Sóc Trăng có hương vị, cách trình bày riêng, không giống bất kì loại bánh nào Bánh pía có 2 phần, phần nhân và vỏ Nhân làm từ khoai môn, đậu xanh, trứng Đậu xanh đã đãi, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch tất cả cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn Sau đó tiếp tục xào cùng với đường, nhân sầu riêng theo tỷ lệ vừa phải Để hỗn hợp trên nguội, lần lượt bọc nhân quanh từng lòng đỏ hột vịt Ngoài ra, muốn tăng vị béo đậm đà có thể thêm thịt heo vào phần nhân.

Khách sạn Holiday One 2 3sao - nơi nghỉ đêm tại Cần Thơ

Địa chỉ: 79 Phạm Ngọc Thạch, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Thành phố

Trang 36

Cần Thơ.

Khách sạn Holiday One 1 4sao (Ăn tối - Gala Dinner)

Địa chỉ: 59 Phạm Ngọc Thạch, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Thành phố

Lẩu hoa mực đông dương + bún Tráng miệng: rau câu

NGÀY 08: CẦN THƠ – TIỀN GIANG – CÙ LAO CỒN (22/12)

05h00: Sinh viên di chuyển ra bến tàu, lên tàu tham quan chợ nổi Cái Răng.

Về khách sạn, làm thủ tục trả phòng, dùng bữa sáng buffet.

08h00: Đoàn rời TP Cần Thơ, khởi hành về Tiền Giang.

10h30: Di chuyển ra bến tàu 30.04, đoàn lên tàu tham quan và ăn trưa tại cù lao Thới Sơn – Cồn Phụng.

15h00: Đoàn về lại bến tàu 30.04, tham quan chùa Vĩnh Tràng.

18h30: Đoàn khởi hành về lại trường Đại học Văn Hiến Kết thúc hành trình 8N7Đ.

 Chợ nổi Cái Răng

- Nằm trên nhánh sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, cách trung tâm thành phố khoảng 6km Vì sao có tên “Cái Răng”, theo truyền thuyết nói về con cá sấu với thân hình rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này Từ đó mà khi chợ nổi hình thành lên, người ta đã dùng tên Cái Răng để đặt cho chợ nổi Tuy nhiên theo một số tài liệu nghiên cứu thì tên gọi Cái Răng là có nguồn gốc từ chữ của người Khmer là “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo) Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi để phục vụ trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là họ bán rất nhiều tại khu vực sông nước Cần Thơ này Do từ khó đọc mà lâu dần, người Việt đã phát âm của chữ “karan” thành chữ “cà ràng” rồi Cái

Trang 37

- Chợ nổi họp từ rất sớm, khi trời còn chưa sáng, thời gian để đi là 4 đến 7h sáng Điểm ổi bật ở chợ nổi Cía Răng này là hình dáng của cây bẹo - là cây sào cao dùng treo các mặt hàng để bán Đây cũng là một cách “bẹo hàng” độc đáo của văn hóa chợ nổi miền Tây sông nước Khi trải nghiệm đi xuồng chúng ta có thể thưởng thức các đặc sản miền tây các loại nông sản, đồ ăn dân dã mang đậm nét Nam bộ, nhâm nhi ly cà phê trên xuồng ngắm cảnh người buôn bán trên sông.

 Cù lao Thới Sơn - Cồn Phụng

- Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ví như những viên ngọc quý của sông Tiền Bao phủ khắp cồn là một màu xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái xum xuê bốn mùa, trở thành điểm đến du lịch Miền Tây lý tưởng.

- Cồn Thới Sơn là cồn lớn nhất trong 4 cồn trên đoạn sông này, với diện tích khoảng 1.200ha, và được coi là hài hòa nhất trong bộ Tứ linh Cồn (Long – Lân – Quy – Phụng) Tuy cùng nằm trên một khúc sông, nhưng Cồn Thới Sơn và Cồn Tân Long (cồn Long) thì thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; còn cồn Quy và cồn Phụng thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

- Đến với Cù lao Thới Sơn, chúng ta có dịp trải nghiệm đi xuồng ba lá, được các cô các bác chèo xuồng xuôi theo những con rạch nhỏ Được trải nghiệm thử uống nước phấn hoa mật ong ăn cùng chuối ngào đường Thử đặc sản kẹo dừa Bến Tre - Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là

Trang 38

Cồn Phụng Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái.

Cồn Thới Sơn (Ăn trưa)

Thực đơn: Cá tai tượng chiên xù

- Chùa tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Mỹ Tho Sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, đến công viên Vĩnh Tràng, sau đó rẽ trái khoảng 300 m là đến chùa Vĩnh Tràng Được xây dựng vào thời Minh Mạng ở thế kỷ 19.

- Với lối kiến trúc trang trí tinh xảo, có diện tích khoảng 2ha gồm các khu vực như A di đà, chánh điện chính, đài quan âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách, Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng tam quan, đặc biệt của cổng tam quan là nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ với đủ hình dáng của ling, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục, Lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa kiến trúc Á - Âu như La Mã, Thái, Miên và Chàm Các gian nhà đều được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và xung quanh xây tường chắc chắn Có bộ bao lam Bát tiên kỵ đặt ở

Trang 39

gian giữa, bên

trong có hơn 60 bức tượng Phật quý được làm từ gỗ, đồng hoặc đất nung, trong đó có bộ tượng 18 vị La Hán nằm hai bên chánh điện được tạc bằng gỗ mít Trong chùa còn có 3 pho tượng Phật lớn là Phật Di đà cao 98cm; Quan Âm và Thế Chí cao 93cm và một chiếc chuông đồng lớn được gọi là Pháp Bảo Chuông cao 1,2m, nặng hoảng 150 kg trên thân có khắc chữ “Vĩnh Trường Tự” và tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 32m, cao 10m, nặng khoảng 250 tấn; tượng Phật Di Lặc được tôn trí ngồi giữa công viên chùa có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, cao 20m Năm 1984 chùa Vĩnh Tràng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia trở thành điểm du lịch miền Tây, du khách đến đây với ước vọng bình an một cuộc đời anh yên và yên bình.

2.2 Về nghiệp vụ

- Khi lên xe hướng dẫn viên xe số 1 là Anh Trương Quang Kỳ, anh Kỳ sẽ bắt đầu điểm danh các bạn trên xe và đếm số lượng khi đủ mới cho xe chạy Khi xe chạy rồi anh bắt đầu chào thầy đi trên xe cùng và các bạn trên xe số 1 Anh bắt đầu giới thiệu bản thân và giới thiệu đội ngũ trên xe (tài xế, phụ tài xế) Anh sẽ phổ biến tour đi cho các bạn, nhắc lại giờ giấc của từng hoạt động ngày đầu tiên Vì đây là chuyến tour thứ 2 trong 4 năm học, anh HDV sẽ chỉ các bạn cách chào đoàn để trước khi lên thuyết minh hay hoạt náo.

- Ngoài ra còn hướng dẫn cách cầm micro và đứng tư thế như thế nào để an toàn cho mình khi trên xe trong tình huống xe đột ngột dừng lại Luôn giải đáp những thắc mắc, kiến thức chuyên sâu, chia sẻ về những điểm trên cung đường mà xe đi ngang Thông qua đó nên chúng em biết được nhiều hơn, không chỉ về mặt kiến thức chuyên môn, về tuyến điểm mà còn là những cách xử lí tình huống, thái độ cư xử với khách hàng để quản lí cảm xúc mình tốt hơn, về những câu chuyện hoạt ngôn, đùa tạo nên sự thoải mái giữa hướng dẫn với khách hàng của mình Hơn nữa, còn cải thiện được kĩ năng thuyết minh của mình hơn thông qua cách hướng dẫn nhận xét trong chương trình tour Đồng thời cũng nâng cao tinh thần đoàn kết, quan tâm, chăm sóc nhau trong chuyến hành trình này.

2.3 Nhận xét tổng hợp

* Chương trình du lịch

Trang 40

Trong chương trình thực tập tham quan các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 8 ngày 7 đêm thì chương trình có lịch trình phù hợp, thời gian tham quan tại các điểm hợp lí Chương trình cũng tạo cơ hội cho sinh viên áp dụng từ lý thuyết đến thực tiễn một cách thực tế, cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức các tuyến và điểm tham quan, hiểu hơn về môi trường khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch Ngoài ra, giúp sinh viên hiểu hơn về nghiệp vụ và cọ sát với thực tế, hiểu hơn về cách sắp xếp lịch trình, có thể thêm hoặc bớt những địa điểm tham quan không hợp lí Như là nên bỏ một vài điểm ví dụ như Mũi Nai, các bữa ăn thì cũng khá hợp lí với số tiền bỏ ra, nên thay đổi một số món như là canh chua vì mỗi bữa ăn đều có món này nên sẽ khiến cho khách bị ngán, thêm vào đó là các món ăn ở đảo thì món cá chiếm đa số, một số bạn không ăn được cá và cũng không có món khác để các bạn có thể dùng

Dịch vụ ăn uống

Về dịch vụ ăn uống thì đa số các ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng có một vài món không hợp khẩu vị, có món thì khá nhạt cũng có món thì hơi ngọt Nhân viên tại nhà hàng thì phục vụ nhiệt tình, đưa các món ăn lên nhanh, quan sát và châm nước cho khách.

Dịch vụ lưu trú

Đoàn lưu trú tại khách sạn từ 3 đến 4 sao, hầu hết thì các khách sạn đều có nội thất đầy đủ và tiện nghi như khăn, bình đun nước, dép, nước suối, Ngoài ra thì thái độ của của nhân viên tại khách sạn rất tốt, thái độ phục vụ nhiệt tình, các anh chị giúp đỡ và hỗ trợ các vấn đề khi khách đề cập, tại các khách sạn thì còn có các dịch vụ như, giặt ủi, phục vụ các món ăn,

Phương tiện vận chuyển

Xe có đầy đủ thiết bị như điều hòa bật 24/24 khi trên xe, có thể ngã ghế nếu muốn nghĩ ngơi, loa và micro đều vừa đủ nghe, bác tài thì nhiệt tình luôn hỗ trợ các bạn trong việc sắp xếp hành lí khi lên và xuống xe.

Hướng dẫn viên

Ngày đăng: 10/04/2024, 05:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan