1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tiểu luận học phần lịch sử nhà nước và pháp luật Đề tài Địa vị và quyền lực nhà vua phong kiến việt nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 81 KB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆU Khi nói về vua Việt Nam- người đứng đầu nhà nước trong chế độ phong kiến, nhiều ý kiến cho rằng quyền lực của nhà vua là tuyệt đối và không bị hạn chế bởi bất kỳ yếu tố nà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA LUẬT

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Giảng viên: Trần Thị Hoa

Đề tài: Địa vị và quyền lực nhà vua phong kiến Việt Nam

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ YẾN LINH

Số thứ tự trong danh sách lớp: 23

Mã SV: 1117022460 Ngày/tháng/năm sinh: 02/01/2003 Lớp niên chế: D17KT06

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Lời giới thiệu……… 1

I CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM……….……2

II ĐỊA VỊ, QUYỀN LỰC CỦA NHÀ VUA PHONG KIẾN VIỆT NAM……….… 3

2.1.Địa vị của nhà vua phong kiến Việt Nam……… …….……3

2.2.Quyền lực của nhà vua phong kiến Việt Nam……….4

2.2.1 Vương quyền……… … …… 4

2.2.2 Thần quyền……… ……….… 4

2.2.3 Đặc quyền riêng của vua……… … 4

III NHỮNG YẾU TỐ HẠN CHẾ QUYỀN LỰC CỦA NHÀ VUA……….…….5

3.1.Bổn phận thân dân của nhà vua……… ………5

3.2.Tính tự quản của làng xã……… …………5

3.3. Chế độ khoa cử……….……… ….5

3.4.Phương thức nghị đình……….………….5

3.5 Tập quán chính trị……… ……….5

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Khi nói về vua Việt Nam- người đứng đầu nhà nước trong chế độ phong kiến, nhiều ý kiến cho rằng quyền lực của nhà vua là tuyệt đối và không bị hạn chế bởi bất kỳ yếu tố nào Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, nhà vua đều có một đặc điểm chung là nắm trong tay quyền lực tối cao và quyết định những công việc quan trọng của đất nước Tuy nhiên, địa vị và quyền lực ấy trong nhà nước phong kiến Việt Nam lại có nhiều điểm đặc thủ riêng biệt Để hiểu rõ hơn

về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “ Địa vị và quyền lực của nhà vua phong kiến Việt Nam”

Trang 4

I CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM

Chế độ phong kiến Việt Nam là giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ công xã nguyên thủy thông qua chế độ chiếm hữu nô lệ Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã trải qua rất nhiều các đời vua, chúa Và trong suốt thời kỳ lịch sử đó, với đặc trưng cơ bản của chế độ phong kiến nói chung cùng với những đặc trưng riêng của chế độ phong kiến Việt Nam đã xác lập nên địa vị thống trị và quyền lực tối cao của những nhà vua phong kiến nước ta

Trang 5

Trong gần chín thế kỷ (939-1858), đất nước ta đã trải qua các triều đại như: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu lê, Nguyễn với rất nhiều các vị vua nổi tiếng như: Tiền Ngô Vương, Đinh Tiên Hồng, Lê Đại Hành, Trần Nhân Tông…

II ĐỊA VỊ, QUYỀN LỰC CỦA NHÀ VUA PHONG KIẾN VIỆT NAM 2.1 Địa vị của nhà vua phong kiến Việt Nam

Trong chế độ phong kiến, đặc biệt là quan điểm của Nho giáo, vua được coi là

“Thiên tử” (con trời) Về địa vị của nhà vua, thuyết “Mệnh trời” (Thiên Mệnh)

đã chỉ rõ:

Vua là người đại diện cho Thượng đế (Trời) để cai trị dân, là người “thay trời hành đạo”, đồng thời cũng là người đại diện cho dân trước Thượng đế: Mọi ý chỉ, mệnh lệnh của vua đều được cho là theo “Mệnh trời” nên trong các chiếu chỉ thường có “ Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…” hay như trong Bình Ngô Đại Cáo, câu đầu tiên cũng khẳng định: “Thay trời hành hóa, Hoàng thượng truyền rằng ” Cũng chính vì thể theo “Mệnh trời” nên mệnh lệnh vua phải tuyệt đối được phục tùng và thực hiện như một điều tất yếu Bên cạnh đó, các vị vua Phong kiến Việt Nam cũng thường đại diện cho dân trước Thượng đế, thể hiện ở việc lập đàn tế Trời, cầu xin mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa để

Trang 6

người dân có cuộc sống ấm no, hưng thịnh, thái bình…

Địa vị và chức năng làm vua là do Trời định sẵn cho người đó (Thiên Mệnh): Đây được coi như một “sự ủy nhiệm của trời Nếu vị vua đó trở nên hoang tàn, bạo ngược, không thể chăm sóc được cho người dân, thì Trời sẽ bãi bỏ sự ủy nhiệm của mình và trao địa vị này cho người khác phù hợp hơn thông qua con đường lật đổ vị vua cũ, nếu việc lật đổ thành công thì sự ủy nhiệm đó đã được trao cho người mới và ngược lại

Vua với địa vị của mình chỉ đứng dưới một người là Trời, còn đứng trên muôn người: trong nước, quan lại là bầy tôi của vua, nhân dân là thần dân của nhà vua Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước Nước (sơn hà, xã tắc) là của vua Như vậy, địa vị của nhà vua đã bao trùm lên toàn bộ đất nước Và vị vua theo “Thiên Mệnh” sẽ phải chăm sóc, đảm bảo sự thịnh vượng của mọi người dân trong xã hội

2.2 Quyền lực của nhà vua phong kiến Việt Nam.

2.2.1 Vương quyền.

Với địa vị là một “Thiên tử”, vua là người nắm trọn vương quyền: Vua là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp: có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm và lương bổng

Trang 7

đối với quan lại trong cả nước và có quyền quyết định cuối cùng đối với bất cứ

vụ án nào Chỉ có vua mới có quyền đại xá cho các can phạm

2.2.2 Thần quyền.

Ngoài vương quyền, với tư cách là con của Trời, nhà vua còn nắm trong tay cả thần quyền:

- Trong các lễ nghi tôn giáo, nhà vua luôn là chủ tế Chỉ duy nhất nhà vua mới có quyền tế Trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên mình và thân thánh, quỷ thần Vì quyền tế trời là đặc quyền của nhà vua nên trong lễ tế trời hằng năm người ta thượng gọi là tế Nam Giao, ngôi chủ tế lễ bao giờ cũng thuộc về vua

- Nhà vua chính là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho thần thánh (bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy định nơi thờ cúng thần thánh), khiển trách bằng cách thủ tiêu bằng sắc hoặc phá hủy đền thờ…

2.2.3 Đặc quyền riêng của vua.

Với những địa vị và quyền lực về vương quyền và thần quyền như trên, thì nhà vua còn có thêm những đặc quyền, ưu quyền riêng cho mình như:

- Tên húy của vua và của một số người thân thích của vua mọi người không

Trang 8

được phạm đến.

- Những gì thuộc về nhà vua đều là cao quý, nên phải dùng những ngôn từ đặc biệt,các mỹ tự như: Thánh ý, Long thể, Ngọc tỷ, Hoàng bào…

- Màu vàng là màu y phục của vua Quan lại và thần dân cấm không được mặc quần áo màu vàng, trừ những người được vua ban mặc sắc vàng, làm trái là bị tội khi quân Từ thời Lý Cao Tông trở đi, chỉ nhà vua mới được mặc áo sắc vàng thêu rồng và trâm cài búi tóc bằng vàng

III NHỮNG YẾU TỐ HẠN CHẾ QUYỀN LỰC CỦA NHÀ VUA.

Mặc dù quyền lực của vua là rất lớn, nhưng không phải là tuyệt đối, quyền lực của vua bị hạn chế ở những điểm sau:

3.1 Bổn phận thân dân của nhà vua:

Theo Khổng giáo thì một vị vua được coi là minh quân khi người đó cư xử đức độ và trong phép trị nước phải lấy dân làm gốc Nhà vua không được làm trái với lòng dân vì ý dân tức là ý trời

Mạnh Tử nói rằng: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, dân vi khinh” ý muốn nói dân là quý hơn hết, sau mới tới giang sơn xã tắc, sau cùng mới là vua Lê Lợi cũng đã từng nói: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” Dưới triều đại nhà Lý, chính sách

Trang 9

thân dân được nhiều vua thực hiện “năm 1013 Lý Thái Tổ thi hành chính sách định lại các lệ thuế, nhiều năm xá thuế cho dân như năm 1016 xá tô thuế 3 năm, năm 1017 lại xá tô ruộng; Năm 1055 trời rét vua Lý Thái Tông ra lệnh cho Hữu

ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa cho người tù trong ngục…”

3.2 Tính tự quản của làng xã.

Có câu “ phép vua thu lệ làng”, làng xã Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chống đồng hóa thời Bắc thuộc nên tính tự quản cao Làng xã với những phong tục từ ngàn đời đã điều chỉnh các quan hệ nội bộ và với tính tự quản cao khiến cho Nhà nước buộc phải hợp pháp hóa lệ làng Vua không thể tự quyết, không xét đến lệ làng

3.3 Chế độ khoa cử.

Vua không thể độc đoán lựa chọn quan lại, bất kỳ ai khi thi cử đỗ đạt thì nhà vua không thể không trọng dụng, vua không thể vô lý thích ai thì bầu người đó làm quan được Đây là cách tuyển chọn quan lại công bằng và hạn chế được sự độc đoán chuyên quyền của nhà vua

3.4 Phương thức nghị đình.

Trước khi ra những quyết định quan trọng, thường thường vua phải tham khảo

ý kiến Hội đồng đình thần trong các phiên triều hay các vị Bô lão như trong Hội

Trang 10

nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng…, tuy chỉ mang tính chất tham khảo những điều đó cũng khiến cho vua không thể hành động một cách cực đoan, hoàn toàn theo ý mình

3.5 Tập quán chính trị.

Quyền lực của nhà vua còn bị ảnh hưởng bởi những tập quán chính trị- những quy tắc xử sự truyền thống, đã được hình thành định vị từ các đời vua trước Ngoài ra, quyền lực của vua phong kiến còn bị hạn chế bởi thể chính trị

“lưỡng đầu” (tồn tại hai vua), ở thời Trần ngay vị vua đầu tiên là Trần Thái Tông đã tôn cha là Trần Thừa làm Thái Thượng Hoàng Sau khi làm vua được

32 năm, Thái Tông cũng truyền ngôi cho con lui về làm Thái Thượng Hoàng

Trang 11

KẾT LUẬN

Tóm lại, vua Việt Nam thời kì phong kiến là người duy nhất nắm cả thần quyền và thế quyền, là người nắm trong tay quyền lực lớn nhất và có địa vị tối cao Khác với nhiều quốc gia khác, quyền hành của vua Việt Nam không phải là tuyệt đối, dẫn đến việc quyền lực của vua được tập trung cao độ nhưng lại không hề dẫn đến hiện tượng chuyên chế, cực đoan

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, 2007

2 Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007

3 Quốc triều hình luật, Nxb, pháp lý, Hà Nội, 1994

Ngày đăng: 02/12/2024, 20:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w