Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết này, dự án “Phủ xanh đồi trọc, kiến tạo không giankhu du lịch xanh” đã được nhóm triển khai như một giải pháp tích cực nhằm giải quyếtđồng thời nhiều vấn đ
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ DỰ ÁN TÊN ĐỀ TÀI: DỰ ÁN “FUTURE BLOOMING” - PHỦ XANH ĐỒI TRỌC,
KIẾN TẠO KHÔNG GIAN KHU DU LỊCH XANH
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Phương Thư
Nhóm thực hiện: 2
Nguyễn Ngọc Thảo Vy 2253410125
TP Hồ Chí Minh – 2024
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHÓM 2
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày … tháng … năm …
Giảng viên hướng dẫn
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Trang 4Hình 1.1: Dự án “Rừng Việt Nam” của ca sĩ Hà Anh Tuấn 2
Hình 1.2: Chung tay vì một “Mầm xanh Việt” 3
Hình 3.1: Work Breakdown Structure (WBS) 13
Hình 3.2: Sơ đồ Gantt Chart 14
Hình 3.3: Sơ đồ mạng CPM dạng AOA 15
Bảng 3.1: Mô tả các công việc và thứ tự thực hiện 9
Bảng 4.1: Chi phí tổng hợp của dự án 16
Bảng 4.2: Chi phí nhân sự 17
Bảng 4.3: Chi phí tổ chức gây quỹ 18
Bảng 4.4: Chi phí thiết bị và nguyên vật liệu 18
Bảng 4.5: Chi phí marketing và truyền thông 19
Bảng 4.6: Chi phí giống cây trồng và chăm sóc 19
Bảng 4.7: Bảng dự kiến doanh thu từ sản phẩm gây quỹ 21
Bảng 4.8: Bảng kế hoạch cụ thể của dự án 21
Bảng 4.9: Bảng dự kiến doanh thu từ các sản phẩm thương mại 22
Bảng 4.10: Bảng ngân sách tổng thể của dự án 23
Bảng 5.1: Minh họa trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong các nhiệm vụ trọng tâm 25
LỜI CẢM ƠN
Trang 5Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn ThịPhương Thư - giảng viên môn Quản trị dự án Trong quá trình tìm hiểu và học tập,chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của cô Cô đãtruyền đạt cho chúng em những kiến thức mới mẻ, hay và thật sự bổ ích Từ nhữngkiến thức mà cô giảng dạy, nhóm chúng em đã dựa vào đó để nghiên cứu và thực hiện
dự án “Phủ xanh đồi trọc, kiến tạo không gian khu du lịch xanh”
Mặc dù đã có những đầu tư tìm hiểu nhất định trong quá trình làm bài, nhưngnhững kiến thức về bộ môn Quản trị dự án khá đặc thù và mới mẻ nên nhóm chúng emvẫn còn những hạn chế và nhầm lẫn nhất định Do đó, không tránh khỏi những sai lầm
và sai sót trong quá trình hoàn thành bài tập này Nhóm chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để bài thuyết trình của nhóm được hoàn thiện hơn.Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn
MỤC LỤC BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHÓM 2 i
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN 1
1.1 Lý do hình thành dự án 1
1.2 Mục tiêu dự án 2
1.2.1 Mục tiêu ngắn hạn 2
1.2.2 Mục tiêu dài hạn 3
1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của dự án 3
1.3.1 Tầm nhìn 3
1.3.2 Sứ mệnh 3
1.3.3 Giá trị cốt lõi 4
1.4 Tính cấp thiết của dự án 4
1.5 Phạm vi của dự án 4
1.5.1 Phạm vi không gian 4 1.5.2 Phạm vi thời gian 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN 6
2.1 Quy mô đầu tư và lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ 6
2.1.1 Quy mô đầu tư 6
2.1.2 Lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ 6
2.2 Các phương án thực hiện dự án 6
2.2.1 Phương án giải phóng mặt bằng và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 6
2.2.2 Phương án kiến trúc và xây dựng công trình 7
Trang 72.3 Đánh giá tính khả thi của dự án 7
2.3.1 Tính khả thi về điều kiện tự nhiên 7
2.3.2 Tính khả thi về nguồn lực 7
2.3.3 Tính khả thi về tài chính 8
CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 9
3.1 Mô tả các công việc và thứ tự dự án 9
3.1.1 Mô tả chi tiết công việc 10
3.1.2 Vẽ Work Breakdown Structure (WBS) 13
3.2 Lập kế hoạch thời gian 13
3.2.1 Sơ đồ Gantt Chart 13
3.2.2 Sơ đồ mạng CPM (Critical Path Method) 14
CHƯƠNG 4: CHI PHÍ THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 16
4.1 Nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn thực hiện 16
4.1.1 Chi phí nhân sự 17
4.1.2 Chi phí tổ chức gây quỹ 17
4.1.3 Chi phí thiết bị và nguyên vật liệu 18
4.1.4 Chi phí marketing và truyền thông 18
4.1.5 Chi phí giống cây trồng và chăm sóc 19
4.2 Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án 19
4.2.1 Lợi ích kinh tế 20
4.2.2 Lợi ích xã hội 20
4.2.3 Công suất thiết kế và dự kiến doanh thu 21
4.3 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án 21
4.3.1 Công suất thiết kế 21
Trang 84.3.2 Dự kiến nguồn doanh thu 22
4.3.3 Xây dựng ngân sách dự án 23
4.3.4 Kế hoạch tài trợ 24
CHƯƠNG 5: TIẾN HÀNH DỰ ÁN 25
5.1 Hình thức tổ chức quản lý dự án 25
5.2 Giám sát tiến độ của dự án 27
5.2.1 Lập kế hoạch chi tiết 28
5.2.2 Công cụ giám sát .28
5.2.3 Báo cáo định kỳ 28
5.3 Nghiệm thu và kết thúc dự án 28
5.3.1 Kiểm tra chất lượng công việc 28
5.3.2 Phản hồi từ các bên liên quan 29
5.3.3 Tổng kết và bàn giao 29
CHƯƠNG 6: KIỂM SOÁT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 30
6.1 Quản lý rủi ro 30
6.2 Rủi ro về điều kiện tự nhiên 30
6.3 Rủi ro về người 30
6.4 Rủi ro về tài chính 31
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 9CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN 1.1 Lý do hình thành dự án
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và quá trình đôthị hóa mạnh mẽ tại Việt Nam đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môitrường tự nhiên Một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất là suy giảm diện tích rừng
và không gian xanh, không chỉ gây mất cân bằng sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe cộng đồng và làm mất cân bằng đa dạng sinh học – vốn là nền tảng của
sự ổn định môi trường Những khu vực từng được bao phủ bởi rừng xanh hiện nay đãbiến thành các khu đất trống đồi trọc, chịu tác động nặng nề từ mòn mỏi, ngập lụt vàcác hiện tượng thời tiết cực đoan Bên rìa đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càngtrở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến đời sống và sinh kế của hàng triệu người.Việt Nam - một trong những quốc gia chịu đựng tác động nặng nề từ hiện tượng nàyđang phải đối mặt với các thiên tai như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng cao và tìnhtrạng hạn hán kéo dài ở một số khu vực Trước những nguy cơ đó, việc bảo vệ và phụchồi môi trường tự nhiên đã trở thành yêu cầu cấp bách không chỉ đối với các cơ quanchức năng mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết này, dự án “Phủ xanh đồi trọc, kiến tạo không giankhu du lịch xanh” đã được nhóm triển khai như một giải pháp tích cực nhằm giải quyếtđồng thời nhiều vấn đề môi trường và xã hội Dự án không dừng lại ở việc khôi phụcdiện tích rừng đã bị mất mà hướng tới việc xây dựng một không gian du lịch sinh tháivững chắc Đây không chỉ là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là cơ hội để tạo
ra giá trị kinh tế, nâng cao nhận thức cộng đồng và cung cấp trách nhiệm xã hội trongcông việc bảo tồn thiên nhiên Lấy cảm hứng từ dự án “Rừng Việt Nam” của ca sĩ HàAnh Tuấn, dự án “Phủ xanh đồi trọc, kiến tạo không gian khu du lịch xanh” được tạo
ra nhằm lan tỏa thông điệp yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường đến cộng đồng, kết hợp
du lịch có trách nhiệm với bảo tồn thiên nhiên Các khu vực được phủ xanh sẽ khôngchỉ là lá phổi xanh của địa phương mà còn trở thành điểm nhấn cho ngành du lịch sinhthái, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước Điều này không chỉ giúp tạo thêmviệc làm cho người dân mà còn mang lại nguồn thu nhập bền vững, cải thiện đời sống
Trang 10kinh tế của các cộng đồng địa phương, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, nơi kinh tếcòn nhiều khó khăn.
Không chỉ hướng tới lợi ích ngắn hạn, dự án được trông chờ sẽ góp phần đónggóp vào mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam Theo chiến lược quốc gia, diệntích rừng che phủ cần đạt ít nhất 42% vào năm 2030 để đảm bảo cân bằng môi trường
và sinh thái Dự án với slogan “Phủ xanh đồi trọc” sẽ là một thành phần trong nỗ lựcchung này, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượngkhông khí và duy trì đa dạng sinh học tại các khu vực triển khai
Hình 1.1: Dự án “Rừng Việt Nam” của ca sĩ Hà Anh Tuấn 1.2 Mục tiêu dự án
Dự án xác định rõ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo tính khả thi và sự bềnvững
Trang 11- Tổ chức các chương trình giáo dục môi trường và khuyến khích sự tham gia củacộng đồng địa phương thông qua các hoạt động như trồng cây, dọn vệ sinh, và bảo
vệ rừng
1.2.2 Mục tiêu dài hạn
- Phát triển khu du lịch sinh thái bền vững, thu hút khoảng 10.000 lượt khách mỗinăm, tạo thêm việc làm và cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương
- Đóng góp vào mục tiêu quốc gia về tăng diện tích che phủ rừng lên 42% vào năm
2030, qua đó góp phần giảm lượng khí thải carbon
- Truyền cảm hứng và nhân rộng mô hình phát triển bền vững tại các khu vực kháctrong cả nước
1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của dự án
1.3.1 Tầm nhìn
Dự án hướng tới trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa giữa pháttriển kinh tế và bảo vệ môi trường Trong 10 năm tới, dự án sẽ là điểm đến hàng đầucủa du lịch sinh thái tại Việt Nam, đồng thời đóng vai trò tiên phong trong việc nângcao ý thức cộng đồng về bảo vệ thiên nhiên
1.3.2 Sứ mệnh
Sứ mệnh của dự án là phục hồi
các vùng đất suy thoái, kiến tạo môi
trường sống lành mạnh, và mang
đến giá trị kinh tế bền vững cho địa
phương Đồng thời, dự án hướng tới
việc giáo dục thế hệ trẻ về tầm quan
trọng của thiên nhiên, từ đó xây
dựng một cộng đồng sống xanh và
gắn kết
Hình 1.2: Chung tay vì một “Mầm xanh Việt”
Trang 12cơ suy thoái môi trường nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo.
Dự án không chỉ góp phần phục hồi hệ sinh thái địa phương mà còn tạo tiền đềcho việc phát triển du lịch xanh, cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng Vớinhững tác động kép này, dự án trở nên vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay
1.5 Phạm vi của dự án
1.5.1 Phạm vi không gian
Dự án được triển khai tại một khu vực miền núi thuộc tỉnh Lâm Đồng, nơi có khíhậu và điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phục hồi rừng Đây cũng là khu vực cótiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác hiệu quả
Trang 13Giai đoạn duy trì và mở rộng: Tiến hành các hoạt động bảo trì và phát triển tiếptheo từ năm 2027 trở đi.
Trang 14CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN 2.1 Quy mô đầu tư và lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ
2.1.1 Quy mô đầu tư
Dự án mang tên “Future Blooming”, một mô hình nông nghiệp kết hợp công
nghệ cao nhằm cung cấp rau sạch đạt chuẩn VietGAP cho người dân thành phố Tổngvốn đầu tư dự kiến là 2.000.000.000 VNĐ, được chia thành:
- Vốn tự có: 1.000.000.000 VNĐ (chiếm 50%) – đến từ nhóm 8 sinh viên
- Vốn vay ngân hàng: 800.000.000 VNĐ (chiếm 40%) với lãi suất ưu đãi 6%/nămtrong 6 năm
- Vốn huy động từ cộng đồng: 200.000.000 VNĐ (chiếm 10%) – thông qua nền tảnggọi vốn cộng đồng trực tuyến, khuyến khích những nhà đầu tư quan tâm đến nôngnghiệp bền vững
2.1.2 Lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ
Dự án sử dụng công nghệ thủy canh hồi lưu, đảm bảo tiết kiệm nước và đạt năngsuất cao Các phương án công nghệ cụ thể bao gồm:
- Hệ thống thủy canh nhà kính: Duy trì nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp cho câytrồng, giúp tối ưu hóa quá trình sinh trưởng
- Ứng dụng IoT (Internet of Things): Giám sát và điều chỉnh môi trường trồng trọt(độ pH, nhiệt độ, ánh sáng) thông qua điện thoại thông minh
- Tự động hóa trong khâu tưới tiêu và bón phân: Tiết kiệm chi phí nhân công, giảmthiểu thất thoát nước và dinh dưỡng
2.2 Các phương án thực hiện dự án
2.2.1 Phương án giải phóng mặt bằng và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
Dự án được triển khai trên diện tích 2.000 m² tại huyện Bảo Lâm, Tỉnh LâmĐồng – nơi có điều kiện đất đai màu mỡ và giá thuê đất hợp lý (khoảng 5 triệuĐ/tháng) Kế hoạch giải phóng mặt bằng bao gồm:
Trang 15Thỏa thuận với chủ đất: Ký hợp đồng thuê đất dài hạn (10 năm), kèm điều khoản
ưu tiên gia hạn
Chuẩn bị hạ tầng cơ bản: San lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống thoát nước và lắpđặt nhà kính
Thời gian hoàn thành: Trong vòng 3 tháng từ ngày ký hợp đồng
2.2.2 Phương án kiến trúc và xây dựng công trình
Nhà kính được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, có kết cấu bền vững, bao gồm:Khu vực trồng cây: Chiếm 1.800 m², thiết kế với 8 hàng thủy canh dài, mỗi hàng chứa
2.3 Đánh giá tính khả thi của dự án
2.3.1 Tính khả thi về điều kiện tự nhiên
Huyện Bảo Lâm có điều kiện khí hậu ổn định, đất đai phù hợp với việc triển khaicông nghệ thủy canh Khu vực này còn có nguồn nước ngầm dồi dào và chất lượng,đáp ứng nhu cầu sản xuất rau sạch
2.3.2 Tính khả thi về nguồn lực
- Nhân lực: Nhóm 8 sinh viên khởi nghiệp đều có kiến thức về nông nghiệp côngnghệ cao Ngoài ra, dự án dự kiến tuyển dụng 5 nhân viên kỹ thuật với mức lương7.000.000 VNĐ/tháng
- Nguồn vốn: Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hợp lý, kết hợp giữa vốn tự có, vay ngânhàng và huy động cộng đồng, đảm bảo tính ổn định tài chính
Trang 16- Nguồn tiêu thụ: Thị trường rau sạch tại Lâm Đồng đang tăng trưởng mạnh, vớinhiều đối tác tiềm năng như siêu thị, nhà hàng và các hộ gia đình.
Co : vốn đầu tư ban đầu (2.000.000.000 VNĐ)
Ai: Dòng tiền mỗi năm (400.000.000 VNĐ)
r: Lãi suất chiết khấu (6%)
Tính NPV của dự án trong giai đoạn triển khai (khoảng thời gian 2 năm):
NPV = −2000+∑
1
2
( 400(1+0.06)i) = -1266.64 triệu VNĐ
Dự án sẽ lỗ trong 2 năm đầu do chi phí xây dựng lớn nhưng dự kiến hoàn vốn vàocuối năm thứ 6 và bắt đầu sinh lời từ năm thứ 7
Kết luận:
Dự án Future Blooming có tính khả thi cao nhờ sự kết hợp giữa công nghệ tiêntiến, đội ngũ nhân sự giàu nhiệt huyết, và tiềm năng thị trường lớn Với tầm nhìn dàihạn, dự án không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào phát triển nông nghiệpbền vững
Trang 17CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 3.1 Mô tả các công việc và thứ tự dự án
Dự án “Future Blooming” nhằm phủ xanh đồi trọc và kiến tạo không gian khu dulịch sinh thái xanh, gồm các công việc cụ thể và thứ tự thực hiện rõ ràng để đảm bảotiến độ và hiệu quả
Bảng 3.1: Mô tả các công việc và thứ tự thực hiện
thực hiện
Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc
Ký hiệu
Công việc trước
1 Nghiên cứu và đánh giá
khu vực 14 ngày 01/11/2024 15/11/2024 A
-2 Lên kế hoạch triển khai 30 ngày 01/11/2024 01/12/2024 B
-3 Tuyển dụng và huấn
luyện đội ngũ 61 ngày 16/11/2024 16/01/2025 C A
4 Chuẩn bị nguyên vật liệu
Trang 18Giải thích ý nghĩa các ký hiệu:
- A-G: Là thứ tự mã hóa công việc để dễ quản lý và tham chiếu trong sơ đồ mạng
hoặc Gantt Chart
- Công việc trước: Thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa các nhiệm vụ.
3.1.1 Mô tả chi tiết công việc
(A) Nghiên cứu và đánh giá khu vực
Xác định vị trí đồi trọc cần phủ xanh là bước đầu tiên nhằm xác định các khu vựcmục tiêu cho dự án Thông qua việc sử dụng công nghệ GIS và tiến hành khảo sát thựcđịa, nhóm thực hiện có thể định vị chính xác những khu vực bị thoái hóa nghiêmtrọng, đảm bảo chọn đúng vị trí để phủ xanh hiệu quả
Phân tích điều kiện tự nhiên và môi trường tại khu vực giúp đánh giá tổng thể cácyếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng, và sinh thái Các dữ liệu này không chỉ xác định mức
độ phù hợp của loại cây trồng mà còn hỗ trợ dự đoán các thách thức trong quá trìnhthực hiện dự án
Lập báo cáo đánh giá là giai đoạn tổng hợp các thông tin thu thập được từ quátrình nghiên cứu Báo cáo này cung cấp cái nhìn toàn diện về khu vực, từ đó đề xuấtcác phương án phù hợp nhất để triển khai kế hoạch phủ xanh
(B) Lên kế hoạch triển khai
Thiết kế chi tiết các khu vực xanh hóa là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo việcphân bổ tài nguyên và diện tích một cách khoa học Việc này bao gồm phân chia khuvực trồng cây và xác định các vị trí cần xây dựng hạ tầng sinh thái bổ trợ
Chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng giúp tăng khảnăng sinh trưởng và duy trì hệ sinh thái bền vững Quyết định này cần dựa trên dữ liệuthực nghiệm, đồng thời cân nhắc các loại cây bản địa để giảm rủi ro môi trường.Phân chia khu vực trồng cây và khu vực xây dựng hạ tầng sinh thái đảm bảo sựhài hòa giữa công tác phủ xanh và việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo vệ,chăm sóc lâu dài
Trang 19(C) Tuyển dụng và huấn luyện đội ngũ
Tuyển dụng nhân sự chuyên trách là bước chuẩn bị lực lượng lao động, bao gồmcác chuyên gia như kỹ sư môi trường và đội ngũ công nhân trồng rừng Việc lựa chọnđúng người với kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp là yếu tố quyết định thành công banđầu của dự án
Đào tạo kỹ năng trồng cây và bảo vệ môi trường trang bị cho đội ngũ nhân sựnhững kiến thức chuyên môn, từ kỹ thuật trồng cây đến cách ứng phó với các vấn đềmôi trường, nhằm đảm bảo chất lượng thực hiện công việc
(D) Chuẩn bị nguyên vật liệu và thiết bị
Thu mua cây giống, phân bón, và dụng cụ làm việc là nhiệm vụ ưu tiên để đảmbảo nguồn cung ứng đầy đủ cho quá trình triển khai Cây giống cần được lựa chọn kỹlưỡng từ các cơ sở uy tín nhằm đạt hiệu quả tối đa
Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí hỗ trợ trồng cây giúp giảm thiểu nguy
cơ hỏng hóc trong quá trình sử dụng, đồng thời tăng hiệu suất làm việc của đội ngũ thicông
(E) Triển khai thi công
San lấp mặt bằng và cải tạo đất là bước khởi đầu, nhằm đảm bảo nền đất đạt yêucầu cho việc trồng cây và xây dựng các công trình phụ trợ Quá trình này cần thực hiệncẩn thận để tránh gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh
Trồng cây theo thiết kế đòi hỏi sự phối hợp chính xác từ đội ngũ nhân sự để đảmbảo cây trồng đúng vị trí, mật độ phù hợp, và tuân thủ kế hoạch ban đầu
Xây dựng các công trình phụ trợ như đường mòn và khu nghỉ chân tạo điều kiệnthuận lợi cho việc quản lý và theo dõi khu vực phủ xanh, đồng thời khuyến khích cộngđồng tham gia bảo vệ môi trường
(F) Quản lý và theo dõi tiến độ
Kiểm tra sự sinh trưởng của cây trồng cần được thực hiện định kỳ để đánh giáhiệu quả của dự án Việc này giúp phát hiện sớm các vấn đề như sâu bệnh hay điều
Trang 20Ghi nhận và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đảm bảo sự linhhoạt và kịp thời, giúp duy trì tiến độ và chất lượng của dự án.
(G) Hoàn thiện và bàn giao
Hoàn tất phủ xanh khu vực đánh dấu sự hoàn thành công việc triển khai tại hiệntrường Khu vực được phủ xanh phải đạt yêu cầu về mật độ cây trồng và chất lượngmôi trường được cải thiện
Báo cáo tổng kết và bàn giao cho cơ quan quản lý địa phương là bước cuối cùng,cung cấp đầy đủ thông tin về tiến độ, kết quả và các khuyến nghị cho việc bảo trì, pháttriển khu vực về sau
Các công việc trên được xây dựng theo trình tự logic, đảm bảo tính khả thi vàhiệu quả của dự án Giai đoạn đầu tập trung vào việc đánh giá và lập kế hoạch, đóngvai trò định hướng chiến lược Giai đoạn giữa tập trung vào triển khai thực tế, với cácnhiệm vụ được thiết kế cụ thể để đạt được mục tiêu phủ xanh và cải thiện hệ sinh thái.Cuối cùng, việc theo dõi và bàn giao giúp đảm bảo dự án không chỉ thành công trongngắn hạn mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững