1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận học phần quản trị chuỗi cung Ứng Đề tài phân tích thành công và thách thức trong chuỗi cung Ứng của unilever việt nam

30 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thành công và thách thức trong chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam
Tác giả Bùi Thị Thu Trang, Đỗ Thị Kiều Trang, Trần Quỳnh Trang, Vũ Thị Quỳnh Trang, Đỗ Quang Trung, Nguyễn Thành Trung, Lê Quốc Tuấn, Hà Anh Tú, Nguyễn Văn Xuân
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 462,84 KB

Nội dung

Một cách chung nhất, chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều doanh nghiệp để cung ứnghàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho một loại nhu cầu nào đó của khác

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

- -BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Đề tài: Phân tích thành công và thách thức trong chuỗi cung ứng

của Unilever Việt Nam

Trang 2

STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ Điểm thảo luận

42 Bùi Thị Thu Trang

(Nhóm trưởng)

22D210226 Lên đề cương thảo luận

Nội dungTổng hợp word

A+

Thuyết trình

C+

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 6

1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng 7

1.3 Các thành viên của chuỗi cung ứng 9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA UNILEVER 12

2.1 Tổng quan về tập đoàn Unilever 12

2.1.1 Giới thiệu về Unilever Việt Nam 12

2.1.2 Mô hình chuỗi cung ứng tại Unilever 15

2.2 Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng Unilever Việt Nam 16

2.2.1 Nhà cung cấp 16

2.2.2 Nhà sản xuất 17

2.2.3 Phân phối 18

2.2.4 Khách hàng 20

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI UNILEVER VIỆT NAM 21

3.1 Mục tiêu 21

3.2 Thành công 22

3.3 Thách thức 24

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TẠI UNILEVER VIỆT NAM 26

Trang 4

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 29

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, quy mô nền kinh tếngày càng mở rộng, cùng với đó là mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt đồng nghĩa vớiviệc sẽ có nhiều cách thức hơn cho các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh phát triển, tạo

và khẳng định vị thế của mình trên chiến trường ấy Do đó, tối ưu hóa sản xuất kinhdoanh là ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp cần hướng đến Trong số đó, việc tối ưuhóa hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết địnhphần nào sự thành công của doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân,gia đình và thực phẩm, Unilever Việt Nam đã thành công xây dựng cho mình một chuỗicung ứng linh hoạt và hiệu quả Từ đó, cho thấy vị trí và vai trò của các thành viên trongchuỗi đã xây dựng nên thành công của cả chuỗi cung ứng của Unilever

Bên cạnh đó chuỗi cung ứng tại Unilever còn tồn tại những hạn chế nhất định nên nhóm

6 chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Phân tích những thành công và hạn chế củachuỗi cung ứng Unilever và đưa ra một số giải pháp giúp chuỗi cung ứng tại Unileverđược tối ưu hơn"

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, các doanh nghiệpcần phải tham gia cả vào các công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như kháchhàng của họ Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến dòngdịch chuyển nguyên vật liệu, thiết kế cũng như đóng gói sản phẩm của nhà cung cấp,cách vận chuyển và bảo quản sản phẩm của nhà phân phối, nhà bán lẻ, hay nói cách khác

là phải tích cực tham gia vào các chuỗi cung ứng Một cách chung nhất, chuỗi cung ứng

là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều doanh nghiệp để cung ứnghàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho một loại nhu cầu nào đó của khách hàng trên thị trường.Chuỗi bao gồm tất cả hoạt động (của các tổ chức) trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đếnviệc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về một loại hàng hóa nhất định

Từ góc độ học thuật, khái niệm khá phổ biến của Christopher (1992) cho rằng: “Chuỗicung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua các liên kếtxuôi và ngược, bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trị cho sảnphẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng"

Học giả Lambert và các cộng sự (1998) thì định nghĩa: “Chuỗi cung ứng không chỉ làmột chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà còn là mối quan hệ thương mại giữa doanhnghiệp với doanh nghiệp và với thị trường"

Theo Govil và Proth (2002), chuỗi cung ứng là “Một hệ thống các tổ chức, con người,thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từnhà cung cấp tới khách hàng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng"

Các khái niệm và quan điểm nêu trên cho thấy, chuỗi cung ứng được nhìn nhận và nghiêncứu dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên ở góc độ tiếp cận từ doanh nghiệp có vai trò

là công ty trung tâm (focal firm) thì khái niệm chuỗi cung ứng được hiểu như sau:

Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường.

Theo khái niệm này, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành viên Trong đó có các thànhviên cơ bản như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, họ sở hữu và thamgia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi phân phối dòng vật chất từ các nguyên liệu thô bảnđầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường Các quá trình này tập trung chủ yếu vào các

Trang 7

hoạt động biến đổi (tạo ra) các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm thànhsản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh và đưa tới (duy trì và phân phối) người tiêu dùng cuối cùng.Đồng thời chuỗi cung ứng cũng bao gồm cả các doanh nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động

và quá trình trên như công ty vận tải, kho bãi, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, ngânhàng, thông tin Họ tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng với vai trò là các công ty bênthứ 3, giúp làm tăng tính chuyên môn hóa cũng như hiệu quả trong các chuỗi cung ứng

Mỗi chuỗi cung ứng gắn liền với một loại sản phẩm và một thị trường mục tiêu cụ thể,đồng thời vận hành như một thực thể độc lập để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lạilợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi Về cơ bản các thành viên chuỗi cung ứng

là các tổ chức kinh doanh độc lập, do đó để tạo ra sự thống nhất họ liên kết với nhau bằngnhiều dòng chảy và các mối quan hệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực tiếp và gián tiếp

Có 3 dòng chảy chính là dòng vật chất, dòng tài chính và dòng thông tin

Dòng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hoá và dịch

vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng cũng như chấtlượng

Dòng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp, bao

gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các dàn xếp về trao đổiquyền sở hữu

Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển

của hàng hóa, chứng từ giữa người gửi và người nhận, thể hiện sự trao đổi thông tin haichiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung ứng,giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả

1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng có tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanhnghiệp, và đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều doanh nghiệp hiện nay Việc quản

lý chuỗi cung ứng đúng nghĩa là quản lý sự cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu trong hệthống doanh nghiệp Nếu quản lý chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cóđược lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước, mởrộng tầm ảnh hưởng, chiến lược kinh doanh và phát triển bền vững trong tương lai

Chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặcmột hệ thống sản xuất Vai trò chính của chuỗi cung ứng là đảm bảo các nguồn lực, vật

Trang 8

liệu, thông tin và dịch vụ được cung cấp và điều phối hiệu quả từ nguồn gốc đến ngườitiêu dùng cuối cùng Vai trò của chuỗi cung ứng bao gồm:

 Cung cấp liên tục: Đảm bảo nguồn cung ổn định và đáp ứng được nhu cầu sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp quản lý kho lưu trữ sảnphẩm, đảm bảo doanh nghiệp luôn trong tư thế sẵn sàng cung ứng cho khách hàngkhi có nhu cầu

 Tối ưu hóa chi phí: Một chuỗi cung ứng vận hành tốt giúp tối ưu hóa chi phí bằngcách quản lý quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ một cách hiệu quả Bằngcách tối giản hóa thời gian và khoảng cách trong chuỗi cung ứng, tối ưu hóa quytrình sản xuất, vận chuyển và tìm kiếm các nhà cung cấp có chi phí hợp lý

 Đảm bảo chất lượng: Thông qua việc thiết lập các quy trình kiểm tra chất lượng vàtiêu chuẩn, chuỗi cung ứng có thể đảm bảo chất lượng của thành phẩm cuối cùng.Đảm bảo các sản phẩm giao đến người tiêu dùng đáp ứng được chất lượng mongmuốn, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn quy định

 Quản lý rủi ro: Trong một chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bao gồm nhiều nhàcung cấp và đối tác khác nhau trên khắp các quốc gia Điều này giúp giảm rủi robằng cách tránh sự phụ thuộc đơn lẻ vào một nhà cung cấp hay một khu vực cụthể Nếu một nhà cung cấp gặp vấn đề, doanh nghiệp có thể chuyển sang mộtnguồn cung ứng khác trong chuỗi

Để đảm bảo số lượng hàng hoá được duy trì ổn định và hợp lý, cân bằng giữa hàngtồn kho và hàng bán, một chuỗi cung ứng hoạt động tối ưu là rất quan trọng Tuynhiên, để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần có những dự báo chính xác vềcung cầu hàng hoá để xác định mức tồn kho hợp lý và tránh tình trạng lũng đoạnthị trường

 Dự báo và lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn: Để có những dự báo chính xác,doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến thị trường, baogồm thông tin về xu hướng tiêu dùng, tình hình kinh tế, cạnh tranh và các yếu tốliên quan có ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng

 Tăng cường tương tác: Chuỗi cung ứng tạo điều kiện cho sự tương tác, hợp tácgiữa các đối tác trong quá trình cung cấp và sản xuất Việc chia sẻ thông tin, kếhoạch và dữ liệu giữa các bên trong chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu suất, hiệuquả của toàn bộ hệ thống

Trang 9

 Tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp: Bằng cách cải thiện quy trình sản xuất,lưu kho, vận chuyển và phân phối, chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu lãng phí vàtăng hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp Điều này dẫn đến việc cắt giảm chi phí,tăng cường tổ chức hiệu quả hơn, và cuối cùng dẫn đến tăng lợi nhuận sau thuếcho doanh nghiệp

 Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và tạo nhiều phân khúc thị trường hơn: Bằng cách xây dựng các kênh phân phối đa dạng và linh hoạt, chuỗi cung ứnggiúp mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhucầu của từng đối tượng khách hàng cụ thể Điều này giúp nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp và tối ưu hóa việc tiếp cận thị trường, từ đó tạo ra cơ hộiphát triển bền vững cho doanh nghiệp

1.3 Các thành viên của chuỗi cung ứng

Các thành viên cơ bản (trực tiếp) của chuỗi bao gồm các nhóm: Nhà cung cấp, nhà sảnxuất, nhà phân phối bán buôn, nhà bán lẻ Hỗ trợ cho các công ty này là các nhà cung cấpdịch vụ vận chuyển, kho bãi, thiết kế sản phẩm, tư vấn thủ tục hải quan, dịch vụ côngnghệ thông tin

a) Nhà cung cấp: Là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên liệu,

bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tập trung vào 2nhóm chính:

 Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Chuỗi cung ứng bắt đầu từ những vật liệu thô,được khai thác từ dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản Họ có thể

là các mỏ khai khoáng cung cấp nguyên liệu cho ngành luyện kim, có thể là cácnông trại chăn nuôi, trồng trọt hay đánh bắt hải sản cung cấp nguyên liệu chongành chế biến thực phẩm; các giếng dầu cung cấp nguyên liệu cho ngành hóachất hoặc chế biến hạt nhựa

 Nhà cung cấp bán thành phẩm: Từ quặng sắt, các công ty thép sẽ chế tạo thànhcác loại thép tròn, thép thanh, thép tấm với kích cỡ và tính chất khác nhau đểphục vụ cho ngành xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo Từ cây đay, các nhà máy

sẽ sản xuất ra bột giấy để phục vụ cho ngành giấy in, giấy bao bì Từ trang trại,các nông hộ sẽ cung cấp sữa bò tươi cho các nhà máy chế biến sữa

Theo cách nhìn rộng hơn, mọi thành viên trong chuỗi cung ứng cũng đều được gọi là cácnhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của thành viên đứng sau Vì vậy

Trang 10

nhà sản xuất cũng được gọi là nhà cung cấp của doanh nghiệp bán buôn hay bán lẻ Nhàbán buôn là nhà cung cấp của doanh nghiệp bán lẻ, nhà bán lẻ là nhà cung cấp của ngườitiêu dùng cuối Do đó, khái niệm chuỗi cung ứng tổng thể còn được hiểu là một tập hợpcác nhà cung cấp hợp tác với nhau để cung ứng một loại hàng hóa phục vụ một thị trườngmục tiêu nhất định.

b) Nhà sản xuất:

Nhà sản xuất là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi cungứng Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của các công ty khác để sản xuất rathành phẩm hay các sản phẩm cuối cùng, nhờ đó người tiêu dùng có thể sử dụng mộtcách thuận tiện, dễ dàng Tùy thuộc vào loại sản phẩm và đặc điểm của công nghiệp chếtạo mà sản xuất được phân chia thành nhiều khâu khác nhau Các khâu sản xuất chế tạolinh kiện và bán thành phẩm cũng có thể được coi là nhà sản xuất, hoặc nhà cung cấp, tùythuộc vào mức độ sở hữu của tổ chức và cách phân chia công việc trong chuỗi cung ứng

c) Nhà phân phối:

Nhà phân phối có chức năng duy trì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng Nhàbán khối lượng lớn vào hấu lại cho nhà bán lẻ hoặc các doanh nghiệp khác để sử dụngvào mục đích kinh doanh Đối với các nhà sản xuất, bán buôn là nơi điều phối và cânbằng cung cầu trên thị trường bằng cách dự trữ hàng hóa và thực hiện các hoạt động tìmkiếm và phục vụ khách hàng Đối với bán lẻ, các nhà bán buôn thực hiện chức năng dựtrữ và tổ chức mặt hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của mạng lưới bán lẻ rộng khắp, baotrùm đúng thời gian và địa điểm

d) Nhà bán lẻ:

Nhà bán lẻ là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàng cho ngườitiêu dùng cuối Bán lẻ thường mua hàng từ nhà bán buôn hoặc mua trực tiếp từ nhà sảnxuất để bán tới tay người tiêu dùng cuối cùng Đặc điểm mua hàng của người tiêu dùng là

số lượng nhỏ, cơ cấu phức tạp và tần số mua lặp lại nhiều lần trong tuần/tháng/năm.Doanh nghiệp bán lẻ phối hợp nhiều yếu tố như: mặt hàng đa dạng phong phú, giá cả phùhợp, tiện ích và thoải mái trong mua sắm, để thu hút khách hàng tới các điểm bán củamình

e) Nhà cung cấp dịch vụ:

Đây là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng và cung cấpcác loại hình dịch vụ khác nhau cho các thành viên chính trong chuỗi Các doanh nghiệp

Trang 11

dịch vụ đóng góp những lợi ích thiết thực cho chuỗi cung ứng qua nỗ lực giúp các thànhviên chính trong chuỗi có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, cho phép người mua và ngườibán giao tiếp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp phục vụ các thị trường xa xôi, giúptiết kiệm chi phí trong vận tải nội địa và quốc tế, giúp phục vụ tốt khách hàng với tổngchi phí thấp nhất có thể Nhờ những năng lực chuyên môn hóa cao với các tài sản, thiết bịđặc thù họ có thể thực hiện các dịch vụ hiệu quả hơn ở một mức giá hợp lý hơn so vớiviệc các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ, hay khách hàng tự làm.

Khách hàng của chuỗi cung ứng được chia làm hai nhóm là người tiêu dùng (consumers)

và khách hàng tổ chức (organizations) Hai nhóm khách hàng này có vai trò hoàn toànkhác nhau Khách hàng tổ chức là các thành viên chuỗi cung ứng hay mọi thành viênchuỗi cung ứng luôn là khách hàng tổ chức của các thành viên mà nó đứng sau Họ đóngvai trò "kép" vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp trong các mối quan hệ giao dịchdiễn ra trong chuỗi cung ứng Trong khi đó khách hàng cá nhân hay người tiêu dùngkhông phải là thành viên chuỗi cung ứng, họ không tham dự với tư cách là nhà cung cấp

mà có vai trò là mục đích của chuỗi cung ứng

Khi bàn về chuỗi cung ứng nội bộ của doanh nghiệp, cần chia khách hàng thành hainhóm, khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài Khách hàng bên trong là tất cả cáckhâu, bộ phận trong doanh nghiệp, họ sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của các khâu,

bộ phận đứng trước trong quy trình cung ứng nội bộ Toàn bộ quá trình sản xuất hoặccung cấp dịch vụ tại một doanh nghiệp về bản chất là chuỗi các mắt xích nhà cung cấp -khách hàng, tại các mắt xích này mỗi đối tượng vừa là nhà cung cấp lại vừa là kháchhàng Xác định các khách hàng bên trong có ý nghĩa đặc biệt đối với mục tiêu cải tiến cácchuỗi cung ứng nội bộ của doanh nghiệp

Trang 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA UNILEVER 2.1 Tổng quan về tập đoàn Unilever

2.1.1 Giới thiệu về Unilever Việt Nam

Giới thiệu chung về công ty:

- Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về mặt hàng tiêu dùngnhanh về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm (FMCG: FastMoving Consumer Good)

Trụ sở là: London của Anh và Rotterdam của Hà Lan Lý giải cho điều này, Unilever làkết quả của sự sát nhập hai doanh nghiệp Lever Brothers của Anh và Magarine Unie của

Hà Lan vào năm 1930

Những mặt hàng mà Unilever chuyên sản xuất rất đa dạng có tới hơn 400 thương hiệu từ

mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy cho đến kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm và hơn thế HiệnUnilever đang có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đóUnilever bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1995

 Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam:

Địa chỉ: A2-3, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh.Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh BắcNinh

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều thành tựulớn tại Việt Nam Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn 300.000 nhà

Trang 13

bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người cũng nhưhơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối.

Với các sản phẩm trải dài trong các lĩnh vực khác nhau từ sản phẩm chăm sóc tóc, chămsóc da cho đến các sản phẩm chăm sóc nhà cửa, thực phẩm,… rất nhiều các nhãn hàngcủa Unilever như OMO, P/S, Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Lipton,Sunlight, VISO, Rexona … đã trở thành những cái tên quen thuộc với các hộ gia đìnhViệt Nam Unilever đã thực sự trở thành “ông lớn” trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanhtại thị trường Việt Nam Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm củaUnilever được sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn quốc, chính điều này giúp cải thiệnđiều kiện sống, sức khỏe và điều kiện vệ sinh cho mọi người dân Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường trong suốthơn 22 năm qua, Unilever Việt Nam đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoàithành công nhất tại thị trường Việt Nam Tháng 4/2010, Unilever Việt Nam vinh dự đượcchủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất vì thành tích xuất sắc trongkinh doanh và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người Minh chứng cho điều này là những nhãn hiệu nổitiếng của Unilever rất đa dạng từ bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho đến trà nhưOmo, Dove, Close-up, Lipton,…

- Tầm nhìn của Unilever :

Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được xâydựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu Về tầm nhìn của Unilever toàn cầu,

Trang 14

đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn chính là phát triểnsong song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môitrường Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn

và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có khảnăng phục vụ được xã hội Điều này cũng lý giải cho sự hình thành của Kế Hoạch PhátTriển Bền Vững mà Unilever đã triển khai cách đây 10 năm, trong đó Unilever cố gắngtách biệt giữa sự phát triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời giatăng sức ảnh hưởng tích cực lên xã hội

Trong đó, tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam chính là làm cho cuộc sống của người Việttốt hơn Unilever đến Việt Nam với mong muốn tạo ra một tương lai tốt hơn cho ngườidân nơi đây Thông qua những sản phẩm của mình, Unilever muốn giúp người Việt cócuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe, ngoại hình cho đến tinh thần, giúp họ tận hưởngcuộc sống và dịch vụ tốt cho bản thân cũng như mọi người xung quanh Ngoài ra,Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi người để chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹphơn

2.1.2 Mô hình chuỗi cung ứng tại Unilever

Trang 15

− Nhà cung cấp nguyên liệu thô: Gồm có tổng công ty hóa chất Việt Nam; Hiệp hội sảnxuất chè, công ty sản xuất chè Mỹ Lâm; 76 nhà cung cấp máy móc, nguyên vật liệu; 54nhà máy cung cấp bao bì với vai trò là những nhà cung cấp nguyên vật liệu của các nhàcung cấp nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp cho Unilever Việt Nam

− Các nhà máy sản xuất chính: Các nhà máy sản xuất chính của Unilever Việt Nam baogồm có 5 nhà máy sản xuất tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và các nhà máy tại khu côngnghiệp Biên Hòa, chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm tới công đoạn cuối cùng đểphân phối cho các đại lý, siêu thị, các nhà bán lẻ,

− Nhà phân phối: Các nhà phân phối của Unilever gồm có 150 nhà phân phối lớn, hơn300.000 các nhà bán lẻ bao gồm Siêu thị, Đại lý bán buôn, bán lẻ, cửa hàng tiện lợi Cóvai trò trong việc kết nối khách hàng với nơi sản xuất ra sản phẩm mà họ sử dụng Nhữngnhà phân phối này còn giữ nhiệm vụ giúp cho sợi dây cung cầu trên thị trường không bịngắt quãng Vừa giúp đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng vừa giúp chonhà sản xuất có được nguồn khách hàng tiềm năng và tạo danh tiếng cho họ trên thịtrường hàng hóa

− Khách hàng: Là khách hàng cuối cùng tiêu dùng sản phẩm của Unilever Việt Nam

2.2 Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng Unilever Việt Nam

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w