1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp unilever việt nam đi cùng với việc tái hợp tác phát triển với shopee trong năm 2024

53 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Sự kết hợp giữa nghiên cứu về chiến lược kinh doanh và quá trình hợp tác cùng Shopee mang lại một góc nhìn đa chiều về cách Unilever đáp ứng và tận dụng những thách thức và cơ hội trong

Trang 1

hực hiện:Nhóm 02

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024

Nhóm: 02

Tên đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Unilever Việt Nam đi cùng với việc tái hợp tác phát triển với Shopee trong năm 2024.

TỈ LỆ %

HOÀN THÀNH

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

Nhận xét của giáo viên

……….

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin kính gửi một lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM đã đưa môn học Quản trị học căn bản vào chương trình giảng dạy Đặc biệt hơn, em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Hà Nguyễn Minh Quân đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua

Trong suốt thời gian học hỏi trên lớp, em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích và rèn luyện được tinh thần học tập nghiêm túc, hiệu quả và tự giác Cũng như là những kiến thức thực tiễn đầy mới mẻ đây sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững vàng trong con đường học vấn cũng như sự nghiệp sắp tới.

Em muốn gửi lời cảm ơn đến các anh chị trợ giảng đã góp phần xây dựng nên những mô hình doanh nghiệp đầy tính chuyên nghiệp và thực tiễn Các kiến thức và những điều học hỏi từ thầy và các anh chị là những kiến thức đặc biệt và độc đáo nhất mà chúng em đã được tiếp cận trong năm đầu của đại học.

Biết ơn và trân trọng đối với thời gian, nỗ lực mà thầy đã bỏ ra cùng với sự kiên nhẫn và động viên của là nguồn cảm hứng cũng như động lực to lớn để chúng em tiếp bước trên con đường học vấn.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu……….

4 Bố cục đề tài………

B NỘI DUNG

Trang 4

1.3.2 Hoạt động của công ty tại Shopee………

1.4 Tình hình kinh doanh của Unilever Việt Nam

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

2.1.Môi trường doanh nghiệp

2.1.1 SWOT………

2.1.2 PESTEL 2.2 Đối thủ cạnh tranh tại sàn Shopee

CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3.1 Tổng quan về kinh doanh và chiến lược thúc đẩy các mặt hàng

3.2 Yêu cầu đối với đối tác Shopee………

CHƯƠNG 4 CHIẾN LƯỢC MARKETING……….

4.1 Mục tiêu chiến lược……….

4.2 Triển khai thực hiện chiến lược………

4.2.1 Chiến lược về giá………

Trang 5

4.3 Kết quả thực hiện chiến lược………

Đề tài "Phân tích Chiến lược Kinh doanh của Doanh nghiệp Unilever trong năm 2024 đi cùng với sự Hợp tác Phát triển với Shopee" được nhóm tác giả lựa chọn vì nó đặt ra nhiều thách thức và cơ hội quan trọng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh ngày nay Sự kết hợp giữa nghiên cứu về chiến lược kinh doanh và quá trình hợp tác cùng Shopee mang lại một góc nhìn đa chiều về cách Unilever đáp ứng và tận dụng những thách thức và cơ hội trong thị trường năm 2024.

Unilever, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, đang đối mặt với nhiều biến động, từ thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng đến cạnh tranh ngày càng gay gắt Hợp tác với Shopee, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu, không chỉ mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mà còn đặt ra những câu hỏi quan trọng về việc thích ứng với môi

Trang 6

và tạo ra giá trị cho cả hai bên Việc nghiên cứu chi tiết về cách họ tích hợp chiến lược sản phẩm, tiếp thị và phân phối trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử đang phát triển sẽ cung cấp thông tin quý giá về cách doanh nghiệp hiện đại có thể linh hoạt và đổi mới để đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của khách hàng và môi trường kinh doanh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh của Unilever trong năm 2024, đặc biệt là những chiến lược liên quan đến thị trường thương mại điện tử Nghiên cứu sẽ tập trung vào cách Unilever xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh của mình để đối mặt với những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động Đồng thời, mục tiêu của đề tài là đi sâu vào chiến lược hợp tác giữa Unilever và Shopee, xem xét cách hai đối tác này cùng nhau phát triển và tận dụng những ưu điểm của thị trường thương mại điện tử để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và tạo ra giá trị cho cả hai bên Mục tiêu nghiên cứu là cung cấp cái nhìn chi tiết và toàn diện về cách Unilever định hình chiến lược kinh doanh của mình trong mối quan hệ hợp tác với Shopee trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển."

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này dùng để thu thập dữ liệu về các ý kiến, quan điểm của các bên liên quan đến việc hợp tác giữa Shopee và Unilever, chẳng hạn như: Đại diện của Unilever và Shopee; người tiêu dùng, doanh thu của Unilever.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này sử dụng để thu thập dữ liệu về các số liệu, thống kê và xu hướng liên quan đến việc hợp tác giữa Shopee và Unilever, chẳng hạn như: thị phần của Shopee và Unilever, doanh số bán hàng của Shopee và Unilever, lượt truy cập của người dùng vào Shopee và Unilever.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích tài liệu là phương pháp nghiên cứu tài liệu về một chủ đề bằng cách tách chúng thành từng bộ phận, từng mặt, từng vấn đề để hiểu chúng một cách sâu sắc, tìm thông tin phục vụ vấn đề nghiên cứu Phân tích tài liệu nhằm xác định độ tin cậy, tính khách quan, cập nhật của tài liệu, giới hạn và phạm vi của vấn đề mà tài liệu đề cập đến

Nghiên cứu thực nghiệm: Một cách chặt chẽ, nghiên cứu kinh nghiệm liên quan đến kiến thức đạt được từ sự thực nghiệm Một cách thông thường nhiều kiến thức như thế đạt được từ kinh nghiệm Kinh nghiệm được coi như là một dạng thức của sự học của con người – học qua công việc hoặc học qua quan quan sát người khác

4. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của đề tài được chia làm 4 chương trọng tâm:

Trang 7

Chương 3: Chiến lược kinh doanh

Chương 4: Chiến lược Marketing

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ UNILEVER

1.1Giới thiệu chung về Unilever Việt Nam

Unilever là doanh nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Good) Công ty Unilever có trụ sở chính đặt tại London – nước Anh và RotterDam – Hà Lan.

Tầm nhìn toàn cầu của Unilever là phổ biến lối sống bền vững, hay cụ thể hơn là để hoạt động kinh doanh phát triển song song với các hoạt động xã hội, giảm thiểu tác hại đến môi trường Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội Điều này cũng lý giải cho sự hình thành của Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà Unilever đã triển khai cách đây 10 năm, trong đó Unilever cố gắng tách biệt giữa

Trang 8

cho đến tâm hồn, giúp họ có cuộc sống và công việc tốt đối với bản thân cũng như mọi người chung quanh Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng cho mọi người cùng góp sức vì một thế giới tốt đẹp hơn nữa.

Hình: Unilever là gì?

Unilever tập trung vào nhiều mục tiêu, bao gồm:

Bền vững: Unilever cam kết thúc đẩy sự phát triển bền vững thông qua các hoạt động kinh doanh của họ Điều này bao gồm cả việc giảm lượng chất thải, sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững và hỗ trợ cộng đồng.

Sức khỏe và Sắc đẹp: Unilever tập trung vào việc cung cấp sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân có chất lượng cao, an toàn và đáng tin cậy để cải thiện chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.

Duy trì giá trị: Unilever coi trọng việc duy trì giá trị cho cổ đông thông qua việc phát triển kinh doanh bền vững và tăng cường hiệu suất tài chính.

Cộng đồng và Xã hội: Unilever hỗ trợ các cộng đồng và xã hội thông qua các chương trình giáo dục, y tế, và các sáng kiến khác nhằm cải

Trang 9

‘mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến” đến hàng triệu người dân Việt Nam mà còn góp phần hiện thực hóa các Mục tiêu Toàn cầu về Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc.

1.2Sự hình thành và phát triển của Unilever tại Việt Nam

Năm 1995, Unilever chính thức hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam với vốn đầu tư ban đầu là 300 triệu USD Nền móng của Unilever tại Việt Nam chính là một nhà máy sản xuất hiện đại tại TP Hồ Chí Minh và Bắc Ninh.Lịch sử hình thành và phát triển.

Unilever Việt nam đã cung cấp trực tiếp cho hơn 1.500 người và 15.000 việc làm gián tiếp cho những người làm việc trong các bên thứ 3 thông qua mạng lưới với hơn 300.000 nhà bán lẻ và 150 nhà phân phối.

Các nhãn hàng nổi bật của Unilever Việt Nam như: Omo, P/S, Clear, Pond's, Knorr,…Và đó là những cái tên quen thuộc đối với các hộ gia đình tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, thì một ngày tại Việt Nam có khoảng 35 triệu sản phẩm của Unilever được sử dụng trên toàn quốc Chính điều đó cho thấy dự tin tưởng của khách hàng dành cho Unilever là không hề nhỏ.

Trong suốt 26 năm qua, tốc độ tăng trưởng của thị trường cao đã giúp cho Unilever tại thị trường Việt Nam được đánh giá là một trong những nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất Minh chứng cho thấy, tháng 4/2020, Unilever đã được nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng khi có thành tích xuất sắc trong kinh doanh đồng thời có đóng góp lớn cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà.

1.3 Phân tích sản phẩm chính và hoạt động của Unilever Việt Nam

Shopee hiện tại đang là sàn thương mại điện tử đứng đầu trong ngành thương mại điện tử ở Việt Nam Theo thống kê, có hơn 7.000 thương hiệu và các nhà phân phối, cung cấp đa dạng các loại mặt hàng từ thời trang đến tiêu dùng hàng ngày.

Trang 10

Số lượng người tương tác hàng ngày: 50%

Vì là sàn thương mại điện tử chiếm vị thế đầu bảng tại Việt Nam, đa dạng nhiều loại loại sản phẩkm và dịch vụ kèm theo các chương trình khuyến mãi đặc sắc Việc Unilever lựa chọn phân phối các sản phẩm của mình là nhằm tăng độ phủ sóng và có cơ hội tiếp cận hơn với khách hàng

Hiện nay, các mặt hàng chủ lực của Unilever hiện diện trên Shopee bao gồm các mặt hàng đa dạng về Skincare, Haircare, Homecare đến từ nhiều thương hiệu lớn như Vaseline, Dove, Tresemme, Omo, Comfort, Đặc biệt, các sản phẩm thiên về Beauty của Unilever lại chiếm được danh thu cao trong các mặt hàng, có sức cạnh tranh các các mặt hàng sản phẩm với công ty khác.

1.3.1 Sản phẩm

Unilever, một tập đoàn hàng tiêu dùng quốc tế, đã thực sự làm chủ thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng ở Việt Nam thông qua danh mục sản phẩm đa dạng và chất lượng cao như:

Chăm sóc Cá Nhân (Personal Care): Bao gồm các sản phẩm nổi tiếng, quốc dân mà người Việt Nam gần như đã từng trải nghiệm qua ít nhất một trong số đó như các sản phẩm đến từ thương hiệu:

Chăm sóc Gia Đình (Home Care): Trong lĩnh vực chăm sóc gia đình, Unilever cũng là một cái tên nổi bật Những cái tên hầu như có mặt trong mọi không gian sinh hoạt của các gia đình tại Việt Nam như:

Trang 11

1.3.2 Hoạt động của công ty tại Shopee

Ngoài việc Shopee luôn quan tâm đến việc tạo ra các chương trình ưu đãi lớn thu hút khách hàng mà còn có đa dạng về chất lượng và giá cả, 90% ngân sách hoạt động của Shopee được đổ vào Marketing hiện đại, điều này làm thu hút các doanh nghiệp tin tưởng phân phối sản phẩm trên sàn Shopee, trong đó có cả Unilever.

Hiểu biết bản sắc người dùng để xây dựng thương hiệu thương mại điện tử Bắt kịp nhanh chóng sự thay đổi của hành vi người tiêu dùng, các yếu tố kích hoạt, rào cản mua hàng để xác định chiến lược kinh doanh

Thông qua các hoạch định chiến lược rõ ràng về phát triển kinh doanh, Shopee đã kết nối được một mạng lưới khổng lồ giữa người mua và người bán tạo nên các dịch vụ chăm sóc và tìm hiểu khách hàng đặc biệt đều này đã giúp dễ dàng nghiên cứu được thông tin và thói quan yêu thích của người tiêu dùng, từ đó xác định các sản phẩm cần được xúc tiến mạnh mẽ trên sàn Shopee và đặt ra cơ cấu giá phù hợp với từng phân khúc nhóm hàng.

Sau khi đã có được sự am hiểu về nhu cầu cảu người tiêu dùng thông qua các công cụ hỗ trợ của Shopee, Unilever đã căn nhắc lựa chọn tập trung bán các dòng sản phẩm như thế nào trên Shopee Unilever đã lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh về Beauty, ít phân phối ra các cửa hàng nhỏ lẻ bên ngoài, kèm theo nhiều ưu đãi trên sàn thương mại điện tử.

Unilever cũng thường xuyên tổ chức các các chương trình ưu đãi đặc biệt, tập trung vào các tháng có lượng người tiêu dùng có nhu cầu cao nhất để hoạt động các chiến lược truyền thông và thúc đẩy quá trình bán sản phẩm.

Unilever cũng có thể sử dụng Shopee như một kênh quảng cáo để giới thiệu sản phẩm và xây dựng thương hiệu Công ty có thể đăng các bài quảng cáo, thông điệp chữ để truyền đạt thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Trang 12

xuất và phân phối một loạt các sản phẩm bao gồm thực phẩm, đồ uống, chăm sóc cá nhân và sản phẩm chăm sóc gia đình Doanh thu và lợi nhuận của Unilever thường ổn định và đều có xu hướng tăng trưởng do mạng lưới toàn cầu và danh tiếng của họ trong ngành công nghiệp.

Chiến lược Phát triển: Unilever thường xuyên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đưa ra thị trường các sản phẩm mới và cải thiện các sản phẩm hiện tại Họ cũng tập trung vào bảo vệ môi trường và bền vững thông qua các chiến lược như giảm chất thải và sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững.

Mở rộng Thị trường: Unilever hoạt động toàn cầu và có mặt ở nhiều quốc gia Công ty này thường xuyên mở rộng thị trường của mình, chủ yếu bằng cách thích ứng sản phẩm cho nhu cầu cục bộ và mua lại các công ty có tiềm năng.

Thách thức và Cơ hội: Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh có thể đối mặt với thách thức từ sự biến động giá cả nguyên liệu, thị trường cạnh tranh cao và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng Tuy nhiên, với sự tập trung vào đổi mới và bền vững, Unilever có cơ hội tận dụng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm bền vững và an toàn cho môi trường.

Unilever Việt Nam đã ghi dấu ấn và được vinh danh ở hạng mục “Top Doanh nghiệp Công nghiệp 4.0” nhờ vào các dự án chuyển đổi số thành công, tiêu biểu, có định hướng tương lai trong việc xây dựng nhà máy thông minh, và quản lý chuỗi cung ứng thông minh.

Hành trình chuyển đổi số của Unilever Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2019 với tầm nhìn trở thành công ty hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số Trong đó, công tác số hóa tại chuỗi sản suất và phân phối được Unilever Việt Nam đặt ra các mục tiêu, lộ trình cùng kế hoạch hành động cụ thể và đầy tính cam kết.

Đầu tiên, công ty đã hiện thực mục tiêu số hóa toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng Hệ thống kết nối vạn vật (IoT – Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI) và siêu ứng dụng giúp kết nối mọi hoạt động trên cùng một nền tảng, từ đó tăng tốc độ hoạt động trong toàn chuỗi lên gấp 10 lần, xử lý một khối lượng dữ liệu và công việc lên gấp nhiều lần một cách chính xác, hiệu quả.

Là một mắt xích quan trọng để chuyển đổi từ kế hoạch kinh doanh thành sản phẩm cuối cùng đưa đến tay khách hàng, các nhà máy của Unilever không dừng ở việc tự động hóa dây chuyền sản xuất mà còn nhanh chóng hướng đến mô hình nhà máy thông minh (Smart Factory) và robot hóa.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng đang hướng tới mô hình hoạt động liên tục theo thời gian thực (Real-time Operations) để có thể đáp ứng ngay lập tức các nhu cầu của khách hàng và thị trường Đây được coi là đích đến quan trọng của chuỗi cung ứng mà các công ty

Trang 41

công trong việc cung cấp các sản phẩm đa dạng và chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, gia tăng doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee

2 Mục tiêu năm 2024

Trong năm 2024, Unilerver Việt Nam đối với ngành Chăm sóc gia đình đưa ra mục tiêu tập trung đổi mới sản phẩm, tiếp tục phát triển các sản phẩm mới và cải thiện hiệu suất của chúng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trên sàn TMĐT Shopee trong việc làm sạch và chăm sóc nhà cửa Đồng thời, công ty sẽ tăng cường các sản phẩm và quy trình sản xuất hướng đến bền vững môi trường và an toàn cho người sử dụng, xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu, đồng thời triển khai chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng Vì vậy, mục tiêu cụ thể mà công ty đã đặt ra trong năm sau là:

- Đạt tỉ lệ tăng trưởng doanh số 42%, GMV 18 triệu đô la, cụ thể:

Dầu gội: 65% doanh thu Dầu xả: 15% doanh thu Treatment: 20% doanh thu.

- Vươn lên vị trí Top 1 sản phẩm chất lượng với doanh thu cao nhất hàng tháng trong ngành hàng Chăm sóc gia đình trên Shopee.

3 Chiến lược kinh doanh

Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, Unilever Việt Nam đã lên kế hoạch kinh doanh cụ thể và rõ ràng trong năm 2024 Công ty đẩy mạnh đổi mới sản phẩm, tập trung vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm, từ việc tạo ra các sản phẩm chăm sóc gia đình hiệu quả đến việc đáp ứng nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng Công ty cam kết phát triển sản phẩm và quy trình sản xuất với hướng tới bền vững môi trường và an toàn cho người sử dụng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Unilever tiếp tục đầu tư xây dựng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ thông qua chiến lược tiếp thị sáng tạo để tạo sự nhận biết và tin cậy với khách hàng Công ty cố gắng cung cấp các sản phẩm đa dạng, từ bột giặt đến chất tẩy rửa, nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhóm khách hàng khác nhau và tạo ra lựa chọn đa dạng trên thị trường.

Đối với việc đầu tư kinh doanh về Ngành hàng Chăm sóc tóc trên sàn Shopee, Unilever đã thiết lập bảng ngân sách rõ ràng theo

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:54

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w