1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần quản trị dự Án cơ bản dự Án xây dựng công viên khoa học và giáo dục cho trẻ em wonderlab park

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự án xây dựng công viên khoa học và giáo dục cho trẻ em Wonderlab Park
Tác giả Đồng Nhật Linh, Nguyễn Đức Thịnh, Trần Hà My, Hoàng Thị Thanh Hà, Hoàng Xuân Mạnh, Nguyễn Hoàng Nguyên
Người hướng dẫn Cao Hải Vân
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 108,73 KB

Nội dung

Mục đích của dự án: - Mục đích của dự án nhằm xây dựng lên một công trình hiện đại, thân thiện, thú vị, có tính thu hút và hấp dẫn đối với trẻ nhỏ song phải đảm bảo chất lượng, có sự đán

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tiểu luận

Học phần: QUẢN TRỊ DỰ ÁN CƠ BẢN

Dự án: Xây dựng công viên khoa học và giáo dục cho trẻ em

Wonderlab Park

Giảng viên hướng dẫn : Cao Hải Vân

Mã môn học : 232ECO12A04 Nhóm thực hiện : Nhóm 5

1 Đồng Nhật Linh - 25A4030910

2 Nguyễn Đức Thịnh - 25A4031976

3 Trần Hà My - 25A4031260

4 Hoàng Thị Thanh Hà - 25A4030608

5 Hoàng Xuân Mạnh - 25A4031249

6 Nguyễn Hoàng Nguyên - 25A4031599

Trang 2

BẢN ĐIỀU LỆ DỰ ÁN

I PHẦN TÓM TẮT:

1 Tên dự án: Dự án xây dựng công viên khoa học và giáo dục cho trẻ em Wonderlab park

2 Thời gian bắt đầu - kết thúc:

- Thời gian bắt đầu: 1/3/2024

- Thời gian kết thúc: sau 5 năm kể từ khi dự án bắt đầu

3 Ngân sách dự kiến: 30 tỷ đồng

II MỤC ĐÍCH/ DIỄN GIẢI DỰ ÁN:

1 Mục đích của dự án:

- Mục đích của dự án nhằm xây dựng lên một công trình hiện đại, thân thiện, thú vị, có tính thu hút và hấp dẫn đối với trẻ nhỏ song phải đảm bảo chất lượng, có sự đánh giá và kiểm tra nghiêm ngặt để mang lại sự

an toàn tuyệt đối cho trẻ em Dự án mang đến một môi trường học tập

và giải trí sáng tạo, khám phá cho trẻ em Tạo ra một môi trường học tập thu hút cho trẻ em, khuyến khích sự tò mò và khám phá khoa học thông qua các hoạt động và trải nghiệm thực tế Công viên có thể cung cấp một loạt các hoạt động giải trí và giáo dục ngoại khóa cho trẻ em, bao gồm trò chơi tương tác, triển lãm khoa học, buổi tham quan, chương trình giảng dạy và các hoạt động thể thao Khuyến khích trẻ em phát triển tư duy logic, sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động như xây dựng, trò chơi xây dựng, giải đố và các nhiệm vụ thực hành Tạo ra một không gian giao lưu và tương tác giữa trẻ em, gia đình và các cộng đồng

2 Nhu cầu/ tình huống kinh doanh:

- Nhu cầu của khách hàng

+ Môi trường an toàn: Khách hàng mục tiêu sẽ là các trẻ nhỏ nên từ chất liệu làm nên đồ chơi cũng cần an toàn, các mô hình cũng phải có sự chắc chắn, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

+ Đồ chơi phải được xây dựng và lắp ráp chắc chắn, an toàn: đối tượng khách hàng mục tiêu mà dự án nhắm tới là trẻ em vậy nên mọi đồ vật ở công viên sẽ phải có sự an toàn

+ Thiết kế phù hợp: Thiết kế công viên nên tạo ra một môi trường thân thiện và hấp dẫn cho trẻ em Có thể sử dụng màu sắc tươi sáng, các hình thức và cấu trúc độc đáo để thu hút sự chú ý của trẻ Các khu vực và phòng học nên được bố trí một cách hợp lý

để tối ưu hóa không gian và thuận tiện cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục

Trang 3

+ Các trạm thí nghiệm và trò chơi tương tác: Công viên nên có các trạm thí nghiệm và trò chơi tương tác để trẻ em có thể khám phá

và tìm hiểu thông qua trải nghiệm thực tế Các trạm thí nghiệm

có thể bao gồm các thiết bị khoa học đơn giản như kính hiển vi, các bộ kit thí nghiệm và các hoạt động thực hành Các trò chơi tương tác có thể là trò chơi điện tử, trò chơi bảo tồn môi trường hoặc các trò chơi xây dựng logic để khuyến khích tư duy sáng tạo

và phản biện

+ Khu vực ngoài trời và không gian tự nhiên: Ngoài các khu vực trong nhà, công viên cũng nên có các khu vực ngoài trời và không gian tự nhiên để trẻ em có thể khám phá và tương tác với môi trường xung quanh Khu vườn, khu vực trồng cây, ao hồ nhỏ

và đường đi ngoài trời có thể được xây dựng để trẻ em có thể học

về hệ sinh thái, quan sát thiên nhiên và tham gia vào các hoạt động ngoài trời

+ Các hoạt động nhóm và dự án: Công viên nên cung cấp không gian và thiết kế cho các hoạt động nhóm và dự án Có thể có các phòng học nhóm, khu vực làm việc nhóm, thư viện, bộ sưu tập sách, đĩa CD/DVD và không gian triển khai các dự án Điều này

sẽ khuyến khích trẻ em học hỏi từ nhau, phát triển kỹ năng xã hội

và hợp tác trong quá trình học tập

+ Đánh giá và cải tiến: Cần thiết lập quá trình đánh giá và cải tiến liên tục để đảm bảo công viên giáo dục và khoa học hoạt động hiệu quả Điều này có thể bao gồm việc thu thập phản hồi từ trẻ

em, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng để điều chỉnh và cải thiện các hoạt động, chương trình và dịch vụ của công viên

+ Quan trọng nhất là tạo ra một môi trường thân thiện, kích thích sự

tò mò và sáng tạo của trẻ em, và khuyến khích họ yêu thích việc học và khám phá khoa học

+ Kết nối khoa học với cuộc sống hàng ngày: công viên giúp trẻ

em nhìn thấy mối liên hệ giữa khoa học và cuộc sống hàng ngày

áp dụng kiến thức khoa học vào thực tế và hiểu rõ cách khoa học ảnh hưởng đến các khía cạnh của cuộc sống

Trang 4

3 Mô tả dự án:

- Mục tiêu của dự án: Mục đích của dự án nhằm xây dựng lên một công trình hiện đại, thân thiện, thú vị, có tính thu hút và hấp dẫn đối với trẻ nhỏ song phải đảm bảo chất lượng, có sự đánh giá và kiểm tra nghiêm ngặt để mang lại sự an toàn tuyệt đối cho trẻ em Dự án mang đến một môi trường học tập và giải trí sáng tạo, khám phá cho trẻ em Tạo ra một môi trường học tập thu hút cho trẻ em, khuyến khích sự tò mò và khám phá khoa học thông qua các hoạt động và trải nghiệm thực tế Công viên

có thể cung cấp một loạt các hoạt động giải trí và giáo dục ngoại khóa cho trẻ em, bao gồm trò chơi tương tác, triển lãm khoa học, buổi tham quan, chương trình giảng dạy và các hoạt động thể thao Khuyến khích trẻ em phát triển tư duy logic, sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động như xây dựng, trò chơi xây dựng, giải đố và các nhiệm vụ thực hành Tạo ra một không gian giao lưu và tương tác giữa trẻ em, gia đình và các cộng đồng

- Tiêu chí thành công của dự án:

+ Hoàn thành dự án theo kế hoạch

+ Đạt chất lượng: Các tiêu chuẩn chất lượng cần được đáp ứng và các yêu cầu kỹ thuật cần được tuân thủ, với mong muốn giảm thiểu rủi ro về sự cố, đảm bảo sự an toàn bền vững

+ Chi phí không được vượt quá ngân sách ban đầu hoặc tối đa chỉ được phép vượt quá 100 triệu đồng

+ Công viên phải đi vào hoạt động muộn nhất sau 2 tháng kể từ khi kết thúc dự án

+ Công viên phải được xây và trang trí theo những gì đã thiết kế, không được phép thiếu hay thừa bất kỳ chi tiết nào (trừ khi có sự thay đổi bất đắc dĩ trong kế hoạch của ban thiết kế, xây dựng)

- Yêu cầu:

+ Mọi thanh toán đều phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản và bắt buộc cần lưu lại hóa đơn đi kèm nội dung thanh toán

+ Mọi chi phí phát sinh cần được báo cáo lại cho trưởng ban kế toán hoặc trưởng ban dự án

+ Công việc xây dựng cần phải được tiến hành dưới sự giám sát thường xuyên của trưởng ban dự án

+ Mọi công nhân phải tuân thủ quy tắc bảo hộ thi công để đảm bảo

an toàn, phòng tránh tai nạn không đáng có

+ Trong trường hợp phải nghỉ làm (trừ trường hợp đột xuất) cần phải báo trước ít nhất 3 ngày cho trưởng ban quản lý công việc

Trang 5

+ Phải đảm bảo được tiến độ của dự án, tránh trì hoãn trừ những

trường hợp bất đắc dĩ hoặc không thể tránh khỏi

III TỔNG QUAN PHẠM VI

1 Phạm vi trong dự án:

Tên dự án Dự án xây dựng công viên khoa học và giáo dục cho trẻ em

Wonderlab park

Vị trí Long Biên, Hà Nội

Diện tích 8.000 m2

Ngân sách 30 tỷ đồng

Kết quả dự án - Các thiết bị nội thất phải đạt chuẩn như trong

bản thiết kế và thỏa thuận hai bên đề ra.

- Móng, kết cấu hạ tầng cần được xây dựng đảm bảo an toàn, chắc chắn.

- Hệ thống ánh sáng, nguồn điện, nước phải đi vào hoạt động bình thường, không có trục trặc.

- Khu trung tâm: bao gồm 2 tầng, mỗi tầng có chiều cao 10m

- Khu khuôn viên có 30 cây xanh và 2 bãi cỏ, mỗi bãi cỏ rộng 60m2 Bãi cỏ phải tươi tốt, đều, phục

vụ cho khách hoạt động vui chơi

- Khu để xe rộng 200m2 đảm bảo khách hàng vào tham quan có chỗ để xe thoải mái.

2 Phạm vi ngoài dự án:

- Môi trường tự nhiên: Đối với một công viên khoa học, môi trường tự

nhiên xung quanh có thể ảnh hưởng đến dự án Điều này bao gồm địa

hình, đặc điểm địa chất, thực vật, động vật và các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường

- Du lịch: Sự phát triển du lịch, mô hình khách tham quan, cơ sở hạ tầng

và trải nghiệm du lịch có thể ảnh hưởng đến dự án

- Gia đình và nhà trường: Có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và

khuyến khích trẻ em, môi trường gia đình và nhà trường có thể ảnh

hưởng đến quan điểm và sự quan tâm của trẻ em đối với khoa học và

công nghệ

- Công nghệ và đổi mới: Sự phát triển công nghệ và xu hướng đổi mới,sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, robot học, trí

Trang 6

tuệ nhân tạo và các công nghệ mới khác có thế cung cấp cơ hội và giải pháp cho dự án

IV LỊCH TRÌNH CỘT MỐC

Năm 1: 2024

● Tháng 3 - Tháng 6: Tiến hành thiết kế kiến trúc và kỹ thuật chi tiết

● Tháng 7 - Tháng 11: Xây dựng công trình cơ bản như móng, kết cấu, và

hạ tầng

● Tháng 12: Kiểm tra và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng

Năm 2: 2025

● Tháng 1 - Tháng 4: Hoàn thiện các công trình xây dựng chính

● Tháng 5 - Tháng 8: Lắp đặt thiết bị và trang thiết bị trong công viên

● Tháng 9 - Tháng 12: Hoàn thiện công tác trang trí và nội thất

Năm 3: 2026

● Tháng 1 - Tháng 3: Thử nghiệm và kiểm tra hệ thống

● Tháng 4 - Tháng 5: Chuẩn bị cho giai đoạn đưa vào hoạt động

● Tháng 6: Lễ khai trương công viên và bắt đầu hoạt động kinh doanh

Năm 4: 2027

● Tháng 1 - Tháng 12: Đảm bảo hoạt động và bảo dưỡng định kỳ của công viên

Năm 5: 2028

● Tháng 1 - Tháng 12: Tiếp tục hoạt động kinh doanh, bảo dưỡng và cải tiến công viên

V NGÂN SÁCH SƠ BỘ

Tổng chi phí: 30 tỷ

1 Xây dựng công trình cơ bản:

- Móng, kết cấu và hạ tầng: 8 tỷ đồng

- Công trình xây dựng chính: 10 tỷ đồng

- Công tác trang trí và nội thất: 4 tỷ đồng

- Xây dựng khuôn viên: 2 tỷ đồng

- Trồng cây xanh: 500 triệu đồng

2 Thiết bị và trang thiết bị:

- Thiết bị khoa học và giáo dục: 2 tỷ đồng

- Trang thiết bị trong công viên: 1 tỷ đồng

3 Thử nghiệm, kiểm tra và bảo dưỡng:

- Thử nghiệm và kiểm tra hệ thống: 1 tỷ đồng

- Bảo dưỡng và cải tiến công viên: 1 tỷ đồng

Trang 7

4 Thủ tục pháp lý và xây dựng khuôn viên:

- Phí xin giấy phép xây dựng: 200 triệu đồng

- Chi phí thủ tục và tư vấn pháp lý: 300 triệu đồng

VI NGUỒN LỰC DỰ ÁN:

- Nguồn nhân lực:

+ Nhóm quản lý:

- Giám đốc dự án ( Đồng Nhật Linh): chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ dự án, bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, phân công, thực hiện và giám sát

- Trưởng bộ phận kế hoạch (Nguyễn Đức Thịnh): chịu trách nhiệm quản lý thiết kế, tiến độ thi công và giám sát công trường, kỹ thuật dự án

- Trưởng bộ phận tài chính (Hoàng Thị Thanh Hà): chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách và thanh toán

- Trưởng bộ phận nhân sự (Trần Hà My): chịu trách nhiệm tuyển dụng, và quản lý nhân sự

+ Nhóm chuyên môn:

- Kiến trúc sư ( Hoàng Xuân Mạnh): thiết kế kiến trúc tổng thể của công viên

- Kỹ sư xây dựng: thiết kế và thi công các hạng mục công trình

- Kỹ sư cơ điện: thiết kế và thi công hệ thống điện, nước, thông gió, điều hòa

kiếm và quản lý nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng công trình Trong đó, phải đảm bảo hai yếu tố đầy đủ

về số lượng và đảm bảo về chất lượng

- Kỹ sư an toàn lao động: thực hiện kiểm tra hiện trường xây dựng, đào tạo nhân viên về an toàn và quản lý các biện pháp phòng ngừa tai nạn và nguy hiểm

- Chuyên gia quản lý vận hành: quản lý vận hành công viên sau khi hoàn thành

+ Lưu ý:

- Nên tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của dự án

- Cần xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể cho từng chức

vụ để đảm bảo hiệu quả công việc

- Nguồn tài chính:

+ Quỹ phát triển dự án

Trang 8

- Một số dự án xây dựng có thể được hỗ trợ thông qua các quỹ phát triển dự án từ các tổ chức chính phủ hoặc các tổ chức tài chính phát triển Các quỹ này cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ cho các dự

án có tính cộng đồng, phát triển kinh tế hoặc hạ tầng

+ Kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân:

- Doanh nghiệp kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc hợp tác đầu tư

+ Đối tác kinh doanh và công nghiệp:

- Dự án có thể thiết lập quan hệ đối tác với các công ty và doanh nghiệp có liên quan để đảm bảo nguồn tài chính dài hạn Các công ty có thể cung cấp tài trợ, tài nguyên, hoặc hỗ trợ kỹ thuật

để hỗ trợ hoạt động của dự án

+ Quỹ đầu tư

- Có thể sử dụng quỹ đầu tư từ các tổ chức đầu tư, quỹ hưu trí hoặc quỹ tài sản để hỗ trợ tài chính cho dự án xây dựng Các quỹ đầu

tư này thường đầu tư vào dự án xây dựng nhăm tạo ra lợi nhuận

và tăng giá trị cho quỹ

+ Hợp đồng phụ:

- Công ty xây dựng có thể ký hợp đồng với các nhà thầu phụ để thực hiện phần công việc cụ thể trong dự án Việc này giúp chia

sẻ nguồn tài chính và rủi ro với các nhà thầu phụ, giảm áp lực tài chính đối với công ty xây dựng

VII TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

- Chi phí tiết kiệm: Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí vật liệu, quản

lý chi phí hiệu quả, sử dụng công nghệ tiết kiệm

- Hoàn thành dự án theo kế hoạch: Đánh giá xem dự án đã hoàn thành đúng theo kế hoạch ban đầu hay không Bao gồm việc đánh giá thời gian, phạm vi và nguồn lực đã được sử dụng

- Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ: Đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm đánh giá tính hoàn thiện, tính chính xác, hiệu suất

và sự phù hợp với yêu cầu

- Sự hài lòng của các bên liên quan: Đánh giá sự hài lòng và đánh giá của các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhà đầu tư, đối tác hoặc cộng đồng

- Tính tuân thủ của nhóm làm việc: Tuân thủ quy trình và quy định, tương tác và giao tiếp,chia sẻ trách nhiệm, tính cống hiến và trách nhiệm

- Năng suất làm việc cao: Lập kế hoạch làm việc khoa học, phân chia nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, quản lý thời gian khoa học, áp dụng công nghệ phương pháp làm việc hiệu quả

Trang 9

VIII RỦI RO, RÀNG BUỘC VÀ GIẢ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN

Rủi ro:

1 Rủi ro tài chính:

- Vượt ngân sách: Chi phí xây dựng có thể tăng cao hơn dự kiến do nhiều yếu tố như giá vật liệu, nhân công, biến động thị trường, dẫn đến thiếu hụt ngân sách và ảnh hưởng đến tiến độ dự án

2 Rủi ro về mặt tiến độ:

- Trì hoãn tiến độ: Quá trình thi công có thể bị trì hoãn do các yếu tố như thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, điều kiện thời tiết, dịch bệnh, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án

- Chất lượng công trình không đảm bảo: Việc thi công không đúng quy trình, sử dụng vật liệu kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng công trình xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng

3 Rủi ro về môi trường:

- Ô nhiễm môi trường: Quá trình thi công và hoạt động của công viên khoa học và giáo dục có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh

- Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể gây ra các hiện tượng như thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến công trình và hoạt động của dự án

4 Rủi ro về chính sách:

- Thiếu hụt chính sách hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, quỹ phát triển dự án bị thiếu hụt so với dự tính

5 Rủi ro về nhân sự:

- Chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, về kỷ luật

- Vấn đề sức khỏe và an toàn của nhân sự

- Thiếu hụt nguồn nhân lực: không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng công việc, dẫn đến chậm tiến độ và mất thêm chi phí

Ràng buộc:

- Ngân sách: 30 tỷ đồng

- Thời gian: sau 5 năm kể từ khi dự án bắt đầu

- Ràng buộc pháp lý: Dự án phải tuân thủ các quy định pháp lý và quy định liên quan đến lĩnh vực hoạt động bao gồm quy định về an toàn, bảo

vệ môi trường, quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan đến

dự án

Giả định:

- Trong quá trình nghiên cứu và phát triển hoàn thiện dự án phát hiện rằng nhiều máy móc không đáp ứng được nhu cầu mong muốn, tiến độ bị kéo

Trang 10

dài làm tăng chi phí sản xuất Từ đó, cần có phương án dự phòng để xử

lý kịp thời

IX.BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Lập kế hoạch cẩn thận: Việc lập kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu dự án là rất quan trọng Điều này bao gồm việc xác định rõ ràng mục tiêu, phạm vi và lộ trình, cũng như đánh giá các rủi ro tiềm năng và lập kế hoạch cho chúng Lập kế hoạch cẩn thận giúp tăng khả năng thành công và giảm thiểu sự cố không đáng có

- Quản lý rủi ro hiệu quả: Rủi ro là một phần không thể thiếu trong dự án Việc xác định, đánh giá và quản lý rủi ro là rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực Có một kế hoạch rủi ro rõ ràng, cập nhật thường xuyên và sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra

- Quản lý nguồn lực và thời gian: Thực hiện giám sát và kiểm soát chặt chế việc sử dụng nguồn lực và tiến độ dự án Điều này đảm bảo rằng các tài nguyên được sử dụng hiệu quả và dự án được hoàn thành đúng hạn

- Thích nghi và linh hoạt: Cần linh hoạt và thích nghi với những thay đổi này, đồng thời tìm cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả

Người lập điều lệ:

- Trưởng bộ phận kế hoạch (Nguyễn Đức Thịnh) - Ngày 20/2/2024

- Trưởng bộ phận tài chính (Hoàng Thị Thanh Hà) - Ngày 20/2/2024 Người phê duyệt

- Giám đốc dự án ( Đồng Nhật Linh) - Ngày 20/2/2024

Ngày đăng: 04/11/2024, 20:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w