1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần hoá môi trường Đề tài chất thải luyện kim là nguồn tài nguyên cho sự bền vững của ngành thép

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất thải luyện kim là nguồn tài nguyên cho sự bền vững của ngành thép
Tác giả Lê Minh Khương
Người hướng dẫn GVHD
Trường học Trường Đại học Đà Lạt
Chuyên ngành Hóa Môi Trường
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Trong ngành luyện kim phát sinh rất nhiều các loại chất thải như: bụi và bùn thải từ quá trình hoả luyện; bụi lò cao bùn thải từ lò cao; bụi , xỉ, nước thải từ quá trình luyện kim [ 1, 2

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA SƯ PHẠM

-o0o -TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: HOÁ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: CHẤT THẢI LUYỆN KIM LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN CHO

SỰ BỀN VỮNG CỦA NGÀNH THÉP

GVHD:

SVTH: Lê Minh Khương LỚP: HHK45SP

MSSV: 2113499

Đà Lạt, ngày 21 tháng 6 năm 2023

Trang 2

PHỤ LỤC

I Lí do chọn đề tài 2

II Nội dung 2

1 Các nguồn ô nhiễm kim loại nặng từ ngành luyện kim 2

1.1 Ngành luyện kim tại Việt Nam 2

1.2 Phân loại ngành luyện kim 3

1.2.1 Luyện kim đen 3

1.2.2 Luyện kim màu 3

1.3 Chất thải gây ô nhiễm 3

2 Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất từ ngành luyện kim 5

2.1 Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất 5

2.1.1 Miền Bắc 5

2.2.2 Miền Trung 5

2.2.3 Miền Nam 6

2.2 Tác động của ô nhiễm kim loại nặng đến thực vật 7

2.3 Tác động của ô nhiễm kim loại nặng đến sức khoẻ con người 7

3 Chất thải luyện kim là nguồn tài nguyên cho ngành thép 8

3.1 Vật liệu và phương pháp 8

3.1.1 Xác định thành phần của mẫu 8

3.1.2 Các ứng dụng tiềm năng trong các lĩnh vực 11

3.2 Phương pháp thu hồi kim loại cần thiết trong xỉ luyện kim 12

3.3 Tiềm năng thu hồi từ bãi xỉ 13

3.4 Định hướng phát triển 14

III Kêt luận 15

IV Tài liệu tham khảo 16

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thành phần hoá học của chất thải luyện kim và độ lệch chuẩn (trung bình

± độ lệch chuẩn) (%) 10 Bảng 3.2: Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong chất thải luyện kim 11 Bảng 3.3 Tỷ lệ phần trăm khối lượng của các pha khoáng vật đã xác định 11 Bảng 3.4: Các ứng dụng tiềm năng của các hợp chất

khoáng vật học trong các lĩnh vực khác nhau 12 Bảng 3.5: Bảng 3.5: Nồng độ kim loại trung bình và khả năng thu hồi kim loại từ bãi xỉ 15

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Hàm lượng các kim loại nặng trong đất vùng có nguy cơ ô nhiễm bơt chất sinh hoạt và công nghiệp năm 2020(Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ -

TS1,TS2,TS3,TS4,TS5 và Thanh Trì, Hà Nội – QT, VQ2, TH2, TL1, TL2) 6 Biểu đồ 2.2: Hàm lượng kim loại nặng trong đất chịu ảnh hưởng của chất thải khu công nghiệp Phú Tài – Bình Định (KCN3, KCN4) và Liên Chiều – Đà Nẵng

(KCN6, KCN7) năm 2019 và giai đoạn 2016 – 2020 7 Biểu đồ 2.3: Hàm lượng kim loại nặng trong đất chịu ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt và công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (ÔN6, ÔN7), Bình Dương (ÔN9, ÔN10), Tây Ninh (ÔN11, ÔN12) và Đồng Nai (ÔN13, ÔN14, ÔN15) năm 2020 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Sơ đồ khái niệm với các giai đoạn xử lý chất thải luyện kim để thu hồi kim loại quan tâm 13 Hình 3.2: Sơ đồ khái niệm các công đoạn xử lý chất thải luyện kim nhằm thu hồi kim loại nặng và thu hồi kim loại cần quan tâm (kim loại có giá trị) 14

Trang 4

I Lí do chọn đề tài

Luyện kim là một phương pháp được sử dụng rộng rãi để chiết xuất kim loại từ quặng của chúng sau khi khai thác Có rất nhiều biến thể của luyện kim, và cũng nhiều như để chiết xuất nhiều kim loại được sử dụng trong xã hội hiện đại Tuy nhiên nhiều trong số các quá trình này cũng đã được biết là gây ra thiệt hại và ô nhiễm môi trường Trong ngành luyện kim phát sinh rất nhiều các loại chất thải như: bụi và bùn thải từ quá trình hoả luyện; bụi lò cao bùn thải từ lò cao; bụi , xỉ, nước thải từ quá trình luyện kim [ 1, 2 ] Trong quá trình luyện kim thì lượng chất thải sinh ra là rất lớn dẫn đến nhiều vấn đề ô nhiễm như đất, nước và cả không khí

Đê doạ nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống của con người, đồng thời làm ô nhiễm các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, chủ yếu là đất

và nước Vì vậy việc xử lý an toàn các chất thải này là rất quan trọng Về chất thải này chúng ta có thể xử lý bằng việc chôn lấp chúng

Việc xử lý chất thải luyện kim bằng chôn lấp sẽ gây ảnh hường đến các yếu tố môi trường nghư đất, nước Hàm lượng kim loại nặng trong chất thải luyện kim có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Độc tính kim loại nặng có thể làm giảm mức năng lượng và làm hỏng chức năng của não, phổi, thận, gan, thành phần máu và các cơ quan quan trọng khác. Tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến các quá trình thoái hóa dần dần về thể chất, cơ bắp và thần kinh sẽ mắc các bệnh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và chứng loạn dưỡng

cơ. Việc tiếp xúc nhiều lần trong thời gian dài với một số kim loại và hợp chất của chúng thậm chí có thể gây ung thư [ 6 ]

Thông thường một tấn gang sản xuất từ lò cao sẽ sản sinh ra 0,3 – 0,4 tấn xỉ Thông thường một tấn gang sản xuất từ lò cao sẽ sản sinh ra 0,3 – 0,4 tấn xỉ, 1 tấn đồng thải ra 10 ÷ 30 tấn xỉ đồng, sản xuất ra 1 MW điện dùng 4 tấn than antraxit và thải

ra khoảng trên 1 tấn tro xỉ nhiệt điện [ 4, 5 ]

Để giải quyết, xử lý và giảm thiểu tác động đến môi trường từ các phế thải này Thì việc thu gôm và tái chế là một trong các biện pháp để ngăn ngừa lãng phí, giảm chất thải và cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác

Phương pháp trong bài sẽ đánh giá tiềm năng thu hồi và đặc tính của chất thải luyện kim từ bãi xỉ và đánh giá giá trị kinh tế của kim loại có giá trị từ chất thải luyện kim từ bãi xỉ; sự cần thiết phải cải thiện việc quản lý chất thải luyện kim cụ thể cho ngành thép, thông các đặc tính của các chất thải luyện kim ở bãi xỉ mà phương pháp nghiên cứu được Từ đó xác định tiềm năng của nó trong ngành thép

II Nội dung

1 Các nguồn ô nhiễm kim loại nặng từ ngành luyện kim

1.1 Ngành luyện kim tại Việt Nam

Luyện kim là một ngành công nghiệp rộng lớn, phức tạp và còn non trẻ ở nước ta, đây là lĩnh vực khoa học kĩ thuật và là ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ các loại quặng hoặc là từ các nguyên liệu khác Việt Nam hiện nay đang nằm trong

số 10 quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng chủ yếu thì chưa được thăm dò, khảo sát đầy đủ Trong đó ngành luyện kim đen của nước ta có xu hướng phát triển

Trang 5

mạnh vì khai thác nhiều hơn từ các mỏ quặng sắt và phát triển việc nhập nguyên liệu từ các nước đang phát triển [ 2, 7 ]

Hiện nay trên thị trường, có hai kiểu luyện kim chính đó là hoả luyện kim và thuỷ luyện kim

• “Hỏa luyện” là quá trình hoàn nguyên kim loại trong môi trường có các chất oxy hóa mạnh như C, H2,… Phản ứng hoàn nguyên thường sẽ tỏa nhiều nhiệt nên người ta gọi phương pháp “hoàn nguyên” này là “hỏa luyện”

• “Thủy luyện” là quá trình hoàn nguyên kim loại trong môi trường có các tác dụng

từ các chất hóa học hoặc là trong môi trường điện phân ( thường là điện phân nóng chảy hoặc điện phân trong môi trường nhiệt độ cao ) [ 2, 7 ]

1.2 Phân loại ngành luyện kim

-Luyện kim hiện nay được phân làm 2 loại chính: quá trình luyện kim đen và quá trình luyện kim màu

1.2.1 Luyện kim đen

-Luyện kim đen là quá trình sản xuất ra thép và gang đều có nguồn gốc từ sắt Đây chính là một trong những ngành quan trọng nhất là của công nghiệp nặng Chúng tạo ra nguyên liệu để sản xuất các loại máy móc và tiến hành gia công kim loại Hầu như hiện nay trong tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm lớn nhỏ của ngành luyên kim Kim loại đen hiện nay chiếm khoảng 90% trong tổng khối lượng sản xuất trên thế giới [ 7 ]

-Nguyên liệu từ quặng Hematit, quặng Manhetit,… Ngoài ra cần thêm các nguyên liệu như than cốc, đá vôi

1.2.2 Luyện kim màu

Qúa trình sản xuất ra các kim loại như đồng, nhôm, kẽm, chì, thiếc, bạc, vàng … không có kim loại sắt Nhiều kim loại có giá trị sẽ chiến lược Dùng để sản xuất ra máy bay, các công trình xây dựng, tàu cảng, dụng cụ, điện tử, hóa chất , cơ khí, được dùng trong cả các ngành bưu chính và công nghệ thông tin, tin học … Tất cả các kim loại màu được phân thành 4 nhóm chính là nhóm kim loại màu cơ bản, nhóm kim loại màu hợp kim, nhóm kim loại màu quý và nhóm kim loại màu hiếm [ 7 ]

1.3 Chất thải gây ô nhiễm

Quy trình làm việc của luyện kim trải qua nhiều bước khác nhau, ở mỗi giai đoạn đều sản sinh ra các gây ô nhiễm chất thải luyện kim có sự tác động tiêu cực rất lớn đối với môi trường và con người

Công đoạn chuẩn bị, xử lý nguyên liệu như vận chuyển, bốc dỡ, phối trộn, nghiền, sàng lọc và khử bỏ các tạp chất (trong quặng sắt), khoáng chất không cần thiết (trong than): Bụi và tiếng ồn; nước mưa chảy tràn qua các khu vực bãi tập kết, xử

lý nguyên liệu; kim loại nặng (khi khử bỏ tạp chất trong quặng sắt);

Quá trình thiêu kết, tạo viên: có bụi, khí SO2, NOx, CO, VOC,…tiếng ồn rung; nước thải từ quá trình làm sạch hệ thống xử lý khí bụi bằng phương pháp ướt (nếu có); nước làm mát có nhiệt độ cao; nước thải từ hệ thống xử lý khí thải ướt (nếu

Trang 6

có); chất thải/sản phẩm phụ: bùn thải (nếu áp dụng hệ thống xử lý khí thải ướt), bụi; nhiệt dư;

Quá trình luyện cốc (đối với nhà máy luyện thép), có thể phát sinh: bụi, H2S, SO2,

NH3, CO, Hg, PAH, VOC, BTX …; ngoài ra gồm phát thải bụi/khí khác: do rò rỉ từ các nắp đậy, tới các cửa lò, cửa ngang, ống tăng áp, các lỗ nạp liệu than vào và ra khỏi buồng lò; từ quá trình nghiền, sàng cốc, vận chuyển và xử lý, lưu kho cốc; tiếng ồn, rung do hoạt động vận chuyển, cấp liệu, do hoạt động của thiết bị nghiền sàng…; nước thải từ quá trình làm sạch hệ thống xử lý khí bụi bằng phương pháp ướt (nếu có); nước làm mát có nhiệt độ cao; nước thải từ quá trình dập cốc bằng phương pháp ướt (nếu có) có chứa các thành phần nguy hại như phenol, xianua…; chất thải rắn: bao gồm gạch chịu lửa sau khi dùng; bùn gom từ các thùng chứa…; bùn thải này chứa nhiều các thành phần nguy hại như benzen, hắc ín; nhiệt dư Vận hành lò cao, lò thổi ôxy,  (trong luyện thép): Bụi, VOC, SO2, NOx, H2S, CO, bụi phóng xạ, tiếng ồn…; nước làm mát có nhiệt độ cao; nước thải từ thiết bị lọc/xử

lý khí của lò cao bằng phương pháp ướt (nếu có); chất thải rắn/sản phẩm phụ: Bụi, bùn thải từ quá trình làm sạch khí bằng phương pháp ướt, xỉ thải, vật liệu chịu lửa được thải bỏ; nhiệt dư

Vận hành lò điện hồ quang (luyện thép), luyện hợp kim bằng lò điện hồ quang bán kín (luyện ferromangan, silicomangan): gồm khí thải từ ống khói: Bụi, SO2, NOx,

CO, kim loại nặng, VOC, Dioxin/Furan, PAH, bụi PM, ), bụi hơi kim loại (Pb, Cd,

Hg, As, Cu )…; chất thải rắn như xỉ thải, bụi và vật liệu chịu lửa; nước thải: nước làm mát, nước thải khác;

Cán thép (cán nóng): đúc từ lò nung phôi với các thành phần như CO, CO2, SO2, NOx, bụi hạt, …, tiếng ồn, rung; nước thải từ quá trình phun vào để tróc vảy bề mặt tấm thép, với thành phần bao gồm chất rắn lơ lửng và dầu mỡ…

Quá trình luyện sten đồng: Bụi, khí SOx, NOx, hơi kim loại, VOCs, PAH…Trong

đó thành phần SO2 là chính: tiếng ồn, rung; nước thải từ hệ thống xử lý khí thải; nước thải từ hệ thống làm mát…; chất thải rắn: bùn thải từ hệ thống xử lý khí, xỉ thải chứa khoảng 3% đồng (được thu hồi lại); Chất thải rắn: vẩy thép hoặc các đoạn thép cắt, gạch chịu lửa (thải ra từ lò nung phôi), bùn xử lý, dầu mỡ và các chất khác

Quá trình luyện đồng thô (Lò chuyển) và Hỏa tinh luyện đồng (Lò phản xạ); Hỏa tinh luyện thiếc (thiếc sạch):  bụi, khí SOx, NOx, hơi kim loại và hợp chất, hơi axit, VOCs, PAH, PCDD/F; tiếng ồn, rung; bước thải từ hệ thống xử lý khí thải; nước thải từ hệ thống làm mát…chất thải rắn: bùn thải từ hệ thống xử lý khí, xỉ thải còn chứa Cu đưa về luyện lại trong lò luyện sten; : bùn thải từ hệ thống xử lý khí, xỉ thải chứa khoảng 3% đồng (được thu hồi lại

Điện phân (đồng, thiếc, chì, kẽm ): Khí thải, hơi axit; tiếng ồn, rung; nước thải: dung dịch điện phân mang tính axit, dung dịch xử lý bùn dương cực…; chất thải rắn: bùn dương cực có chứa các kim loại quý hiếm như Au, Ag (được mang đi thu hồi Au, Ag) [ 9 ]

Những chất thải trong quá trình luyện kim sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường và con người nếu không được xử lý

Trang 7

2 Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất từ ngành luyện kim.

2.1 Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất

Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng tại một số khu vực quan trắc ở Việt Nam vượt

ngưỡng cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất)

2.1.1 Miền Bắc

Kết quả quan trắc của nghiên cứu [ 11 ] tại các khu đồng He, đồng Bưởi, đồng Rổ, đồng Thây và đồng Vạc (xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) cho thấy các điểm quan trắc có nguy cơ cao bị ô nhiễm nặng(Cu, Pb, Zn, Cd)

Biểu đồ 2.1: Hàm lượng các kim loại nặng trong đất vùng có nguy cơ ô nhiễm bơt chất sinh hoạt và công nghiệp năm 2020(Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ -

TS1,TS2,TS3,TS4,TS5 và Thanh Trì, Hà Nội – QT, VQ2, TH2, TL1, TL2)

Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp – Báo cáo kết quả quan

trắc và phân tích môi trường đất các năm 2016 - 2020

2.2.2 Miền Trung

Đất nông nghiệp khu vực KCN (Khu công nghiệp) Phú Tài (Bình Định) có dấu hiệu bị ô nhiễm Cu, Cd và có nguy cơ ô nhiễm Zn Đất nông nghiệp xung quanh KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng) cũng có nguy cơ bị ô nhiễm Cd Trong giai đoạn 2016

- 2020, hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong đất khu vực này có xu hướng gia tăng [ 11 ]

Trang 8

Biểu đồ 2.2: Hàm lượng kim loại nặng trong đất chịu ảnh hưởng của chất thải khu công nghiệp Phú Tài – Bình Định (KCN3, KCN4) và Liên Chiều – Đà Nẵng

(KCN6, KCN7) năm 2019 và giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp – Báo cáo kết quả quan

trắc và phân tích môi trường đất các năm 2016 - 2020

2.2.3 Miền Nam

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đất sản xuất nông nghiệp khu vực KCN quận 12 có hàm lượng As, Hg trong đất khá cao Bên cạnh đó, chất thải rắn (túi ni lông, hộp nhựa, bao bì thuốc bảo vệ thực vật…) bị xả thải bừa bãi dọc mương tưới tiêu Nguồn nước phục vụ sản xuất được lấy từ sông Vàm Thuật qua các hệ thống kênh, rạch nhỏ Hiện nay, sông Vàm Thuật cùng với kênh Tham Lương, kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Tân Hóa - Lò Gốm đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nước thải từ các KCN (Vĩnh Lộc, Tân Bình) và rất nhiều cơ sở sản xuất, dệt nhuộm dọc bờ kênh tại quận Tân Phú, quận Tân Bình, quận 12 Tại khu vực nông trường Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, hàm lượng Cd trong đất nông nghiệp là 1,57 mg/kg (vượt 1,05 lần ngưỡng của QCVN 03- MT:2015/BTNMT đối với đất nông nghiệp) [ 11 ]

Trang 9

Biểu đồ 2.3: Hàm lượng kim loại nặng trong đất chịu ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt và công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (ÔN6, ÔN7), Bình Dương (ÔN9, ÔN10), Tây Ninh (ÔN11, ÔN12) và Đồng Nai (ÔN13, ÔN14, ÔN15) năm 2020

Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp – Báo cáo kết quả quan

trắc và phân tích môi trường đất các năm 2016 - 2020

2.2 Tác động của ô nhiễm kim loại nặng đến thực vật

Các kim loại nặng có sẵn để cây hấp thụ là những kim loại hiện diện dưới dạng các thành phần hòa tan trong dung dịch đất hoặc những kim loại dễ hòa tan bởi dịch tiết của rễ  Mặc dù thực vật cần một số kim loại nặng nhất định để phát triển và duy trì, nhưng lượng kim loại này quá mức có thể trở nên độc hại đối với thực vật. Khả năng tích lũy kim loại thiết yếu của thực vật đồng đều cho phép chúng thu được các kim loại không thiết yếu khác. Vì kim loại không thể bị phân hủy trong cây mà tích luỹ trông cây Khi con người sử dụng phải các lại thực vật có hàm lượng kim loại nặng vướt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

2.3 Tác động của ô nhiễm kim loại nặng đến sức khoẻ con người

Kim loại nặng có thể xâm nhập vào con người theo bốn cách; ăn phải thực phẩm bị

ô nhiễm; hít thở không khí, uống nước bị ô nhiễm ; và do tiếp xúc với da từ các khu vực nông nghiệp , dược phẩm, sản xuất, khu dân cư và công nghiệp [ 6, 13 ]

Độc tính kim loại nặng có thể làm giảm mức năng lượng và làm hỏng chức năng của não, phổi, thận, gan, thành phần máu và các cơ quan quan trọng khác. Tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến các quá trình thoái hóa dần dần về thể chất, cơ bắp và thần kinh bắt chước các bệnh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và chứng loạn dưỡng cơ. Việc tiếp xúc nhiều lần trong thời gian dài với một số kim loại và hợp chất của chúng thậm chí có thể gây ung thư [ 6 ]

Trang 10

3 Chất thải luyện kim là nguồn tài nguyên cho ngành thép

3.1 Vật liệu và phương pháp

3.1.1 Xác định thành phần của mẫu

Hai mẫu chất thải luyện kim phân tích được lấy từ bãi xỉ Păgida, Alba, Romania Lấy hai mẫu bao gồm hỗn hợp gồm 128 mẫu con chất thải luyện kim (mẫu 1 gồm

64 mẫu con, mẫu 2 gồm 64 mẫu con) được lấy từ 8 điểm lấy mẫu đại diện cho phía bắc, đông bắc, hướng đông, đông nam, nam, tây nam, tây, tây bắc Một mẫu chất thải luyện kim bao gồm 64 mẫu con Mẫu thứ nhất bao gồm hỗn hợp chất thải rắn luyện kim, được lấy từ một vòng tròn có bán kính 5 m bao quanh mỗi điểm trong

số tám điểm lấy mẫu Mẫu thứ hai gồm hỗn hợp chất thải rắn luyện kim, được lấy theo vòng tròn có bán kính 15 m bao quanh mỗi điểm trong số 8 điểm lấy mẫu [ 10 ]

Thành phần hóa học của hai mẫu chất thải được phân tích bằng kỹ thuật XRF (huỳnh quang tia X) sử dụng thiết bị XRF Spectro X-LAB 2000 (SPECTRO

Analytical Instruments Inc Kleve, Đức) Quy trình chuẩn bị mẫu được thực hiện theo tài liệu tham khảo Tiêu chuẩn sử dụng được trình bày trong tài liệu tham khảo Thành phần khoáng vật học được phân tích bằng kỹ thuật XRD (nhiễu xạ tia X) Các pha khoáng vật tồn tại trong 2 mẫu chất thải luyện kim được xác định bằng máy đo nhiễu xạ tia X DRON 3 (Công ty cổ phần “BOURVESTNIK”, Saint

Petersburg, Nga) Cuộc điều tra được thực hiện bằng cách sử dụng bức xạ đơn sắc CuKα Các nhiễu xạ được ghi lại với các thông số sau: 2θ = 30(độ) ÷ 110(độ), điện

áp (U = 25 kV), dòng điện (I = 20 mA), bước sóng (λ = 1,54187 Å), đếm thời gian (5 s ) và bước góc (1 độ) Các hợp chất khoáng vật học được xác định dựa trên tối thiểu 3 đỉnh nhiễu xạ

Các nhiễu xạ được ghi lại và giải thích bằng phần mềm Matmec Việc ghi lại các biểu đồ nhiễu xạ được thực hiện thông qua một máy tính được kết nối với máy đo nhiễu xạ tia X Đối với việc giải thích các nhiễu xạ, Match! phần mềm (Crystal Impact GbR, Bon, Đức) đã được sử dụng, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu PDF-2 (Tệp nhiễu xạ bột) (ICDD, Trung tâm dữ liệu nhiễu xạ quốc tế, Quảng trường Newtown, PA, Hoa Kỳ) Tùy thuộc vào cường độ (I) của các pic, các hợp chất khoáng vật học được xác định trong các mẫu chất thải luyện kim được xác định là chính, trung gian và phụ Khoảng cách giữa các hành tinh (d) được xác định bằng

hệ thức Bragg [ 10 ]

2dsinθ = nλ Trong đó:

d là khoảng cách giữa các hạt;

θ là góc Bragg (góc giữa chùm tia X và các mặt phẳng mạng tinh thể);

n là hệ số phản xạ;

λ là bước sóng (A)

Ngày đăng: 23/11/2024, 06:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w