Vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế thực trạng và giải pháp khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở việt nam

25 4 0
Vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế thực trạng và giải pháp khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuy nhiên, do quản lý thiếu đồng bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, nhất là việc khai thác, sử dụng nhiều nhóm tài nguyên chưa hợp lý… đang là những nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNTRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒNTÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM

Giáo viên: TS Trần Mạnh Hải Lớp học phần: K67QLKTA

Khoa: Kinh tế và phát triển nông thôn Nhóm thực hiện: Nhóm 11

Hà Nội, 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 4

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Phương pháp nghiên cứu 4

II.NỘI DUNG 5

1 Tổng quan về tài nguyên thiên nhiên 5

1.1 Tài nguyên thiên nhiên là gì? 5

1.2 Phân loại 5

1.3 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng và phát triển kinh tế 6

1.4 Một số thuật ngữ: Căn bệnh Hà Lan; Lời nguyền tài nguyên 7

1.5 Kinh nghiệm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia trên thế giới 9

2 Thực trạng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam 10

2.1 Thực trạng về các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam 10

2.2 Thực trạng về khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.14 2.2.1 Thực trạng, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên 14

2.2.2 Đóng góp của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 19

2.2.3 Những hạn chế, yếu kém trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam 20

3 Giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.20 III.KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, nó không chỉ cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội mà còn phục vụ cho nhu cầu sống trực tiếp của con người Sự phát triển và sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều nguồn tài nguyên Những nguồn tài nguyên quý giá như: đất đai, khoáng sản, rừng và nguồn nước Rất nhiều nước phát triển cho trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đội lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương Những vấn đề sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lạm dụng và khai thác không có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên cho mục đích phát triển kinh tế là những vấn đề hết sức quan trọng Khai thác các nguồn lực tự nhiên, đồng thời cải tạo và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững… Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng trên thế giới Tuy nhiên, do quản lý thiếu đồng bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, nhất là việc khai thác, sử dụng nhiều nhóm tài nguyên chưa hợp lý… đang là những nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực quốc gia, tài nguyên bị suy thoái, cạn kiệt, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước Tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam tuy phong phú nhưng không phải là vô tận và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam Để làm rõ hơn thực trạng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế, từ đó tìm ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề đang tồn đọng, vậu nên nhóm quyết định chọn đề tài này Mục tiêu chung của đề tài phân tích thực trạng tài nguyên thiên nhiên, mức độ ảnh hưởng và giải pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thực trạng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam

- Đánh giá sự tác động của tài nguyên thiên nhiên hạn chế đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

- Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài

3 Phương pháp nghiên cứu

- Dựa trên việc nhận định khách quan phân tích đánh giá Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm Internet sách báo và các tạp chí truyền thống.

- Đối tượng: Tài nguyên thiên nhiên và sự tác động của nó trong phát triển kinh tế Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam Tầm ảnh hưởng của tác nhân tài nghiên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế Việt Nam.

Trang 5

II.NỘI DUNG

1 Tổng quan về tài nguyên thiên nhiên1.1 Tài nguyên thiên nhiên là gì?

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên Nói một cách khác, tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển.

1.2 Phân loại

- Phân loại theo khả năng tái sinh: theo cách này chia thành 3 loại:

+ Tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái sinh: đất, nước, dầu mỏ, khoáng sản…

+ Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh thông qua tác động hợp lí của con người: nước, rừng, thổ nhưỡng, hệ động vật, thực vật…

+ Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh vô hạn trong thiên nhiên Đây là loại tài nguyên có trữ lượng vô định, được cung cấp liên tục, và khi khai thác, sử dụng

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNGió, thủy triều,

Trang 6

không gây ô nhiễm môi trường Ví dụ: năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước, thủy triều, địa nhiệt…

- Phân loại theo công dụng: cách phân loại này nhằm xem xét vai trò của tài

nguyên

thiên nhiên trong quá trình hoạt động kinh tế cũng như trong đời sống của con người Theo đó, tài nguyên thiên nhiên bao gồm: nguồn năng lượng, các khoáng sản, tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, biển và thủy sản, khí hậu…

- Phân loại theo sự liên quan đến bề mặt đất: phân loại này nhằm tìm cách sử

dụng

nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả nhất thông qua việc xác định quyền sở hữu cho các nguồn tài nguyên Theo cách này, tài nguyên thiên nhiên bao gồm hai loại:

+ Tài nguyên không liên quan đến bề mặt đất (VD: nguồn năng lượng mới, không khí…)

+ Tài nguyên có liên quan đến bề mặt đất

Nhóm tài nguyên không hoặc rất khó phân chia giới hạn cho nên không thuộc phạm vi xác định quyền sở hữu, VD: nước (sông, suối), biển…

Nhóm tài nguyên có khả năng phân chia giới hạn cho nên thuộc phạm vi xác định quyền sở hữu, VD: đất đai, rừng, khoáng sản, nhiên liệu (dầu khí) ….

1.3 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng:

Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ Trên thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng của tài nguyên thiên nhiên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép… Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả Có thể thấy một số quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, song vẫn là nước nghèo như Kuwait, Venezuela, Chile Ngược lại các quốc gia như Anh, Pháp, Nhật lại trở thành những nước công nghiệp phát triển.

Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, các nước đang phát triển thường quan tâm đến xuất khẩu sản phẩm thô Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, công nghiệp nặng…

- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định:

Trang 7

Đối với hầu hết các nước đang phát triển thì việc tích lũy vốn cần một quá trình lâu dài, song nhờ ưu đãi của tự nhiên mà một số quốc gia có thể rút ngắn quá trình bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước

Nguồn tài nguyên thiên nhiên thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp cho một số quốc gia ít bị lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ổn định, độc lập, khi thị trường tài nguyên thế giới rơi vào trạng thái bất ổn.

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển: tài nguyên thiên

nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển ở thời kì đầu công nghiệp hóa như Việt Nam Tuy vậy, cần đề phòng tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu nguyên liệu thô.

- Tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững: giữa

khai thác sử dụng tài nguyên và sự phát triển bền vững có mối liên hệ mật thiết với nhau Để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, con người đã tận dụng, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên Sự khai thác quá mức của con người là nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, phá hoạt môi trường, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau như biến đổi khí hậu, thảm họa tự nhiên, dịch bệnh… Đe dọa đến sự phát triển bền vững Do vậy, trong quá trình phát triển, con người cần phải phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và bảo vệ môi trường.

1.4 Một số thuật ngữ: Căn bệnh Hà Lan; Lời nguyền tài nguyên(hà)

 Khái quát về căn bệnh Hà Lan

Căn bệnh Hà Lan là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới sự suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa Thuật ngữ căn bệnh Hà Lan đôi khi được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi phụ thuộc nguồn lực vào bên ngoài dẫn tới sự suy giảm các nguồn lực trong nước.

Căn bệnh Hà Lan là một thuật ngữ trong kinh tế học ra đời năm 1977 để mô tả sự suy giảm của khu vực sản xuất Hà Lan sau khi nước này tìm ra mỏ khí gas lớn Từ đó về sau thuật ngữ này được dùng để nói về mối quan hệ giữa việc phát hiện nguồn tài nguyên thiên nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuất trong nước của một quốc gia.

Vào năm 1959, Hà Lan phát hiện trữ lượng khí đốt lớn ở vùng Biển Bắc Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu nước này tăng vọt, Hà Lan có thêm một khoản rất lớn nhưng lại gây ra một hẩu quả nghiêm trọng cho đất nước Từ năm 1970, tỉ lệ thất nghiệm tăng, đầu tư doanh nghiệp sụt giảm Do thời điểm đó xuất khẩu khí đốt kéo

Trang 8

theo nguồn ngoại tệ tràn vào làm tăng cầu đồng Guilder là tiền tệ hà lan lúc đó Điều này khiến các lĩnh vực khác của nên kinh tế trở nên kém cạnhtranh hơn Cùng với việc khai khác khí đã và đang là ngành kinh doanh thâm hụt vốn, tạo ra rất ít việc làm Hạn chế đồng Guilder tăng giá quá nhanh, Hà lan phải giữ mức lãi suất thấp khiến đầu tư tháo chạy, hạn chế tiềm năng kinh tế trong tương lai Hiện tượng này được biết đến với tên gọi “Căn bệnh Hà Lan”.

 Tác động của Căn bệnh Hà Lan:

- Khi các ngành khai thác tài nguyên bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tăng lên, lao động từ khu sản xuất sẽ chuyển sang khu vực khai thác làm cho khu vực sản xuất bị thiếu lao động và trở nên suy thoái.

- Sự phát triển mạnh mẽ ở khu vực khai thác đã làm tăng thu nhập của người lao động Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực không xuất khẩu, sự tăng trưởng này kéo theo sự di chuyển nguồn lực từ khu vực chế tạo và khiến khu vực này trì trệ hơn.

- Việc ngoại tệ đổ vào làm cho tỷ giá thực giảm nghĩa là sức mua của đồng tiền nội tệ tăng hay giá hàng nội bộ đắt hơn so với hàng cùng loại của nước ngoài Và chính điều đó làm cho khu vực sản xuất hàng xuất khẩu suy thoái

 Lời nguyền tài nguyên

Lời nguyền tài nguyên là hiện tượng khi một quốc gia có tài nguyên tự nhiên phong phú, như dầu mỏ, khoáng sản, hay các nguồn tài nguyên quan trọng khác nhưng lại gặp khó khăn trong công việc phát triển kinh tế và xã hội Nó xảy ra khi một quốc gia tập trung mọi phương tiện sản xuất của mình vào một ngành công nghiệp duy nhất, chẳng hạn như khai thác mỏ và bỏ qua việc đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác.

Kết quả là nước này trở nên quá phụ thuộc vào giá cả hàng hóa và tổng sản phẩm quốc nội biến động rất mạnh Ngoài ra, tình trạng tham nhũng thường xuyên diễn ra nếu quốc gia này không có luật tài nguyên và chế độ phân phối thu nhập phù hợp, dẫn đến tới các qui định không công bằng.

 Bản chất của lời nguyền tài nguyên:

Lời nguyền tài nguyên nảy sinh ở các nước kém phát triển với các ngành công nghiệp tương đối tập trung và chưa được phân hóa Khi phát hiện một nguồn tài nguyên thiên nhiên mới, vốn đầu tư sẵn có có xu hướng đổ dồn vào ngành công nghiệp này.

Lời nguyền bắt nguồn từ việc ngành công nghiệp mới đang mang lại sự thịnh vượng kinh tế này bắt đầu tác động tiêu cực đến các bộ phận khác của nền kinh tế với việc chuyển hướng mọi phương tiện sản xuất và nguồn vốn đầu tư sẵn có cho chính nó.

Trang 9

Sự tập trung vốn, lao động và các nguồn lực kinh tế cho một ngành duy nhất có thể khiến các quốc gia dễ bị tổn thương khi ngành công nghiệp đó gặp suy thoái Các quốc gia có nền kinh tế đa dạng hơn có xu hướng vượt qua các chu kì kinh tế tốt hơn so với các quốc gia có nền kinh tế tập trung.

 Hóa giải lời nguyền:

- Nhận thức và quản lí rộng hơn các tác động kinh tế vĩ mô - Sử dụng nguồn thu khoáng sản để đầu tư vào sản xuất - Đưa ngành khai thác lại gần hơn với các hoạt động kinh tế khác - Nhận thức và giải quyết các tác động kinh tế - xã hội địa phương - Giảm các căng thẳng xã hội tiềm ẩn bằng cách kiểm soát các kì vọng - Áp dụng cơ chế trách nhiệm giải trình

1.5 Kinh nghiệm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia trên thế giới

Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên là một phần quan trọng của phát triển kinh tế và xã hội Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra nhiều thách thức liên quan đến bảo vệ môi trường và bền vững Dưới đây là một số kinh nghiệm và thực hành tốt trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số quốc gia trên thế giới:

*Bảo vệ rừng và đa dạng sinh học:

 Brazil (Amazon): Chính sách bảo vệ rừng Amazon và các biện pháp kiểm soát mục đích sử dụng đất đã được thực hiện để ngăn chặn việc phá hủy rừng và bảo vệ đa dạng sinh học

 Thụy Điển: Quản lý rừng bền vững đã được áp dụng, bao gồm việc chọn mục tiêu cắt tỉa hợp lý và thực hiện các chuẩn mực quốc tế như FSC (Forest Stewardship Council)

*Quản lý nước:

 Australia: Hệ thống quản lý nước chính thức với việc thiết lập quy tắc về việc sử dụng nước, giảm thiểu lãng phí và thúc đẩy việc tái sử dụng nước  Hà Lan: Quản lý đập và hệ thống chống lụt hiệu quả để đảm bảo an toàn và sử

dụng hiệu quả nguồn nước

*Năng lượng tái tạo:

Trang 10

 Đức: Được biết đến với Chính sách Energiewende, Đức đã chuyển đổi hệ thống năng lượng từ năng lượng hạt nhân và năng lượng fosil sang năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời

 Tây Ban Nha Đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời, đặt:

mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo

*Quản lý đất đai:

 New Zealand: Áp dụng các biện pháp bảo vệ đất đai, giảm ô nhiễm và thúc đẩy phục hồi đất đai

 Singapore: Sử dụng công nghệ và quản lý chặt chẽ để duy trì chất lượng đất đai

trong điều kiện đô thị cao cấp

Những kinh nghiệm này cho thấy sự đa dạng trong cách các quốc gia tiếp cận và quản lý tài nguyên thiên nhiên Các chiến lược này thường bao gồm sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để đảm bảo bền vững và bảo vệ môi trường.

2 Thực trạng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở VN2.1 Thực trạng về các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam

Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam phong phú và có nhiều tiềm năng để khai thác, sử dụng như tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và đa dạng sinh học (tài nguyên rừng Việt Nam, hệ thực vật Việt Nam, hệ động vật Việt Nam) Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài gần 3.500 km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng ngàn con sông, với rất nhiều sản vật, diện tích núi rừng chiếm đến 40% với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú, nguồn tài nguyên khoáng sản cũng phong phú, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có gồm thủy điện quy mô nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng khí sinh học, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt, năng lượng mặt trời, và năng lượng địa nhiệt.

 Tài nguyên sinh học

- Bao gồm tất cả các loài động vật, thực vật, vi sinh vật hoang dã trong

Trang 11

ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 1.000 loài cá nước ngọt; dưới biển có trên 7.000 loài động vật không xương sống, khoảng 2.500 loài cá và xấp xỉ 50 loài rắn biển, rùa biển và thú biển Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đang trên đà suy giảm do các áp lực từ biến đổi khí hậu và hoạt động của con người như chia cắt, thu hẹp các sinh cảnh, phá rừng, ô nhiễm môi trường, săn bắt, khai thác hủy diệt và buôn bán trái phép, không bền vững các loài động vật hoang dã.

 Tài nguyên rừng

- Rừng là tài nguyên quan trọng của đất nước ta Rừng không những là cơ sở phát

triển kinh tế-xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng, rừng tham gia vào điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxi và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định màu mỡ của đất làm giảm nhẹ sự tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí, - Năm 2022, diện tích rừng bao gồm rừng trồng chưa khép tán là 14.790.075ha; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02% Cụ thể, trong số diện tích rừng trồng chưa khép tán 14.790.075ha, rừng tự nhiên có 10.134.082ha, rừng trồng có 4.655.993ha;

diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 13.926.043ha (theo Bộ nông nghiệp

và phát triển nông thôn)

Trang 12

Ảnh hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022

 Tài nguyên khoáng sản và năng lượng

- Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng.

 Tài nguyên đất

- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh - Tính đến ngày 31/12/2022, tổng diện tích tự nhiên cả nước là 33.134.482 ha,

bao

gồm: Diện tích nhóm đất nông nghiệp 28.002.574 ha; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 3.961.324 ha; diện tích nhóm đất chưa sử dụng 1.170.584 ha Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2022 được sử dụng thống nhất trong cả nước Trong đó diện tích đất của tổ chức trong nước 10.698.125 ha (tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:40

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan