1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đề tài phân tích chuỗi cung ứng ngành thép

34 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Chuỗi Cung Ứng Ngành Thép
Tác giả Hoàng Cao Tín, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Khôi Nguyên, Trần Khánh Hưng, Nguyễn Thanh Nhả
Người hướng dẫn Nguyễn Trọng Hưng
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,57 MB

Cấu trúc

  • 1. Mở đầu (5)
  • 2. Nội dung chính (5)
    • 2.1. Phân tích các khâu trong chuỗi cung ứng thép (5)
      • 2.1.1. Khai thác quặng sắt (6)
      • 2.1.2. Luyện quặng sắt (9)
      • 2.1.3. Sản xuất thép (10)
      • 2.1.4. Gia công thép (11)
      • 2.1.5. Phân phối và bán lẻ thép (12)
      • 2.1.6. Vận chuyển thép (13)
    • 2.2. Phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thép (16)
      • 2.2.1. Yếu tố kinh tế (16)
      • 2.2.2. Yếu tố chính trị (17)
      • 2.2.3. Yếu tố xã hội (17)
      • 2.2.4. Yếu tố môi trường (18)
    • 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng thép (18)
      • 2.3.1. Chi phí (18)
      • 2.3.2. Thời gian giao hàng (19)
      • 2.3.3. Chất lượng sản phẩm (20)
      • 2.3.4. Sự hài lòng của khách hàng (21)
      • 2.3.5. Phân tích SWOT của chuỗi cung ứng thép (22)
    • 2.4. Đề xuất giải pháp để tối ưu hóa chuỗi cung ứng thép (23)
      • 2.4.1. Áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến (4.0, IoT, Big Data) (23)
      • 2.4.2. Nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng (ERP, SCM) (25)
      • 2.4.3. Mở rộng thị trường xuất khẩu thép (27)
    • 2.5. Yếu tố xanh, công nghệ bảo vệ môi trường (28)
      • 2.5.1. Sử dụng Nguyên liệu tái chế (29)
      • 2.5.2. Công nghệ sản xuất xanh (29)
      • 2.5.3. Quản lý và Tiết kiệm Năng lượng (29)
      • 2.5.4. Quản lý chất thải (30)
      • 2.5.5. Sản phẩm và Thiết kế xanh (30)
      • 2.5.6. Tối Ưu Hóa Chuỗi Cung Ứng (30)
  • 3. Kết luận (31)
  • Tài liệu tham khảo (32)

Nội dung

Sản xuất thép từ quặng sắt là một quy trình dài và phức tạp, nhiều côngđoạn nhưng thành phẩm tạo ra sẽ vượt trội và chất lượng.Các phương pháp khai thác quặng sắtGồm 2 hình thức khai thá

Nội dung chính

Phân tích các khâu trong chuỗi cung ứng thép

Quặng sắt là một trong những nguyên liệu quan trọng cho đầu vào của quá trình sản xuất thép Sản xuất thép từ quặng sắt là một quy trình dài và phức tạp, nhiều công đoạn nhưng thành phẩm tạo ra sẽ vượt trội và chất lượng.

Các phương pháp khai thác quặng sắt

Gồm 2 hình thức khai thác mỏ phổ biến nhất hiện nay đó là khai thác mỏ lộ thiên và khai thác mỏ hầm lò

- Khai thác mỏ lộ thiên:

Là một trong những hình thức khai thác khoáng sản lâu đời nhất trên thế giới, khi được áp dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 16 và trở nên phổ biến vào thế kỉ 20 Nguyên lý cơ bản của hình thức khai thác này chính là bóc dỡ lớp đất đá bao phủ trên bề mặt của loại vật liệu cần khai thác bằng các loại máy móc có năng suất lớn như máy xúc đất, để loại bỏ lớp đất đá bề mặt Hình thức khai thác này phải đòi hỏi công nghệ cao như công nghệ khoan, công nghệ định vị, công nghệ hút chân không Bên cạnh đó thì phương pháp này cũng đòi hỏi biện pháp an toàn cao Việc khai thác mỏ nổi có thể mang lại lợi ích kinh tế nhưng cũng cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên Hiện nay thì số lượng các mỏ lộ thiên không còn nhiều.

- Khai thác mỏ hầm lò:

Khi các mỏ lộ thiên ngày một cạn kiện, việc chuyển dịch sang hình thức khai thác mỏ hầm lò là điều tất yếu, vừa giúp tận dụng nguồn tài nguyên, vừa bảo đảm môi trường sinh thái được bền vững Khai thác mỏ hầm lò là việc khai thác mỏ từ lòng đất.

Việckhai thác mỏ này sẽ diễn ra theo quy trình sau:

 Khảo sát và thăm dò: Tiến hành xác định vị trí, trữ lượng và chất lượng của mỏ quặng sắt dự định khai thác.

 Lập kế hoạch khai thác: Xin giấy phép khai thác mỏ, thiết kế hệ thống hầm lò, xác định phương pháp khai thác tối ưu.

 Đào hầm lò: Tiến hành đào hầm lò, tạo ra các đường hầm chính, hầm phụ và hệ thống thông gió đảm bảo an toàn lao động.

 Khai thác: Sử dụng máy móc và công nghệ để lấy quặng ra khỏi lòng đất Công đoạn này bao gồm rất nhiều bước như khoan nổ, bốc xúc, vận chuyển quặng lên mặt đất.

 Xử lý và chế biến: Tách và xử lý các tạp chất để lấy ra khoáng sản có giá trị.

Khai thác mỏ quặng hầm lò thường đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí đầu tư lớn và có nguy cơ cao về an toàn lao động, do điều kiện làm việc dưới lòng đất khắc nghiệt.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể khai thác được các mỏ quặng nằm sâu trong lòng đất mà các phương pháp khác không thể tiếp cận.

- Các khu vực khai thác quặng sắt tại Việt Nam

Các mỏ quặng sắt ở Việt Nam trải dài từ miền Bắc đến miền Trung với hơn 300 mỏ và điểm quặng sắt Tập trung chủ yếu ở các tỉnh là: Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Tĩnh,…Tuy nhiều nhưng đa số các mỏ quặng ở nước ta có quy mô nhỏ, nằm sâu dưới lòng đất

Những quặng sắt lớn có thể kể đến như:

 Mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) Vị trí: Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Trữ lượng: Ước tính khoảng 544 triệu tấn. Đặc điểm: Đây là mỏ quặng sắt lớn nhất Việt Nam và cũng thuộc hàng lớn trên thế giới Quặng sắt ở đây có hàm lượng sắt cao, lên tới 60-65%.

 Mỏ Quý Xa (Lào Cai) Vị trí: Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Trữ lượng: Khoảng 120 triệu tấn. Đặc điểm: Quặng sắt ở đây chủ yếu là quặng manhetit với hàm lượng sắt khoảng 55-60% Mỏ Quý Xa cũng được biết đến với các loại khoáng sản khác như mangan và apatit.

 Mỏ Tiến Bộ (Thái Nguyên) Vị trí: Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Trữ lượng: Khoảng 30 triệu tấn. Đặc điểm: Mỏ này có hàm lượng sắt tương đối cao và dễ khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy thép trong khu vực.

 Mỏ Trại Cau (Thái Nguyên) Vị trí: Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Trữ lượng: Khoảng 20 triệu tấn. Đặc điểm: Quặng sắt ở đây có hàm lượng sắt cao, phù hợp cho việc sản xuất thép.

Mỏ Nà Lũng (Cao Bằng) Vị trí: Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Trữ lượng: Khoảng 2 triệu tấn. Đặc điểm: Quặng sắt ở đây có hàm lượng sắt tương đối cao, phù hợp cho việc sản xuất thép và các sản phẩm sắt khác.

Quy trình luyện quặng sắt thành gang thép.

Quặng sắt: Quặng sắt được nghiền nhỏ và tinh chế để loại bỏ các tạp chất.

Than cốc: Than được chuyển hóa thành than cốc bằng cách nung nóng trong lò cốc ở nhiệt độ cao, loại bỏ các chất bốc (như nước, nhựa đường, khí metan).

Chất trợ dung: Thường là đá vôi (CaCO3), được thêm vào để loại bỏ tạp chất như silica (SiO2) trong quặng sắt.

- Nạp nguyên liệu vào lò cao:

Nguyên liệu được nạp vào lò cao theo các lớp: một lớp quặng sắt, một lớp than cốc, và một lớp chất trợ dung Quá trình này diễn ra liên tục để đảm bảo hoạt động ổn định của lò cao.

- Phản ứng hoá học trong lò nung:

Sẽ diễn ra các phản ứng hoá học trong lò nung.

Thu gom lang gỏng: Gang lỏng thu được ở đáy lò cao, được xả ra và đổ vào khuôn hoặc chuyển sang lò luyện thép để chế biến tiếp.

Làm nguội và xử lý: Gang lỏng sau khi được đổ ra khỏi lò sẽ được làm nguội và định hình thành các thỏi gang hoặc được chuyển trực tiếp sang các quá trình luyện thép tiếp theo.

 Các loại lò luyện quặng sắt phổ biến Để luyện quặng sắt thành gang lỏng, các doanh nghiệp có thể sử dụng lò cao và lò điện Nếu sử dụng lò cao thì khả năng gây ô nhiễm môi trường cao hơn do khí CO2 thải ra từ quá trình đốt than cốc liên tục Lò điện sẽ ít gây ô nhiễm môi trường hơn tuy nhiên lượng điện tiêu thụ rất lớn.

- Quy trình sản xuất thép từ gang thép.

Quá trình khử Cacbon: Vì hàm lượng Cacbon trong gang lỏng rất cao nên gang thường giòn và không thể sản xuất thép được, vì vậy chúng ta phải loại bỏ bớt hàm lượng khí Cacbon khỏi gang lỏng.

- Các phương pháp sản xuất thép phổ biến

 Phương pháp lò oxy cơ bản BOF:

Nguyên liệu: Gang lỏng, thép phế liệu, và oxy tinh khiết.

Phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thép

- Biến động giá nguyên vật liệu:

 Quặng sắt: Giá quặng sắt có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất thép Sự gia tăng giá quặng sắt sẽ làm tăng chi phí đầu vào, dẫn đến giá thành thép cao hơn Ngược lại, khi giá quặng sắt giảm, chi phí sản xuất thép giảm và giá thép có thể giảm theo.

 Than: Than cốc là một nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất thép Sự biến động giá than cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất Giá than tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, trong khi giá giảm sẽ giúp giảm chi phí.

 Phế liệu: Thép phế liệu là một nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thép tái chế Biến động giá thép phế liệu cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tái chế.

 Biến động tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thép Khi đồng nội tệ mất giá, chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng Ngược lại, khi đồng nội tệ mạnh lên, chi phí nhập khẩu giảm nhưng thép xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn đối với khách hàng quốc tế.

- Chính sách tài khóa, tiền tệ của chính phủ:

 Chính sách tài khóa: Các chính sách về thuế, trợ cấp, và chi tiêu công có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tiêu thụ thép Thuế cao có thể làm tăng chi phí sản xuất và giá bán, trong khi trợ cấp có thể giảm chi phí.

 Chính sách tiền tệ: Lãi suất và cung tiền ảnh hưởng đến chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp sản xuất thép Lãi suất thấp làm giảm chi phí vay vốn, khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất.

- Chiến tranh, xung đột quốc tế: Chiến tranh và xung đột có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng thép, gây thiếu hụt nguyên liệu, tăng chi phí vận chuyển và rủi ro an ninh.

- Biến động chính trị trong các quốc gia cung cấp nguyên liệu: Các biến động chính trị như thay đổi chính phủ, bất ổn xã hội có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nguyên liệu, gây ra sự không ổn định trong chuỗi cung ứng.

- Chính sách thương mại quốc tế: Các hiệp định thương mại, thuế quan, và hạn chế xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến giá cả và khả năng tiếp cận nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ thép Các chính sách bảo hộ có thể làm tăng chi phí và gây khó khăn cho các nhà sản xuất thép.

- Nhu cầu tiêu dùng thép của các ngành công nghiệp: Nhu cầu thép phụ thuộc vào các ngành công nghiệp như xây dựng, đóng tàu, và ô tô Khi các ngành này phát triển, nhu cầu thép tăng và ngược lại.

- Mức sống và thu nhập của người dân: Mức sống và thu nhập cao hơn thường dẫn đến nhu cầu cao hơn về sản phẩm tiêu dùng và xây dựng, từ đó tăng nhu cầu thép.

- Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường Điều này bền vững, có thể làm tăng chi phí sản xuất nhưng cũng tạo ra cơ hội mới trên thị trường.

- Biến đổi khí hậu, thiên tai: Biến đổi khí hậu và thiên tai như bão, lũ lụt có thể làm gián đoạn khai thác nguyên liệu và sản xuất thép Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng.

- Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác và sản xuất thép: Hoạt động khai thác và sản xuất thép gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất Điều này có thể dẫn đến các quy định nghiêm ngặt hơn về môi trường, tăng chi phí sản xuất và yêu cầu đầu tư vào công nghệ giảm thiểu ô nhiễm.

- Quy định về bảo vệ môi trường: Các quy định về bảo vệ môi trường như giới hạn phát thải khí nhà kính và xử lý chất thải yêu cầu các nhà sản xuất thép phải đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn, làm tăng chi phí nhưng cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trong dài hạn.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng thép

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả (chi phí, thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng). Để đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng thép một cách chi tiết, ta cần xem xét các khía cạnh sau:

- Giá vốn hàng bán (COGS):

- Phân tích chi tiết COGS theo từng hạng mục chi phí (nguyên liệu, nhân công, vận chuyển, v.v.) để xác định điểm nào cần cải thiện.

- So sánh COGS với giá thị trường để đánh giá tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí như đàm phán giá cả với nhà cung cấp,sử dụng nguyên liệu thay thế, tối ưu hóa quy trình sản xuất, v.v.

- Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp nhất dựa trên các yếu tố như quãng đường, khối lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, v.v.

- Sử dụng phần mềm tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển để tiết kiệm chi phí.

- Đàm phán giá cả và điều kiện thanh toán với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải.

- Áp dụng các phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả như FIFO, LIFO, v.v.

- Sử dụng phần mềm quản lý kho hàng để theo dõi và kiểm soát lượng hàng tồn kho.

- Dự báo nhu cầu khách hàng một cách chính xác để tránh tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc quá ít.

- Thời gian trung bình giao hàng (ADT):

 Theo dõi ADT theo từng đơn hàng, khu vực giao hàng, v.v để xác định những điểm yếu trong quy trình giao hàng.

 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ giao hàng như thiếu hụt nguyên liệu, sự cố vận chuyển, v.v.

 Áp dụng các biện pháp cải thiện quy trình giao hàng để rút ngắn ADT.

- Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn (OTIF):

 Theo dõi OTIF theo từng nhà cung cấp, sản phẩm, v.v để xác định những điểm yếu trong chuỗi cung ứng.

 Khen thưởng các nhà cung cấp có OTIF cao và có biện pháp khắc phục đối với những nhà cung cấp có OTIF thấp.

 Thiết lập hệ thống thông báo để theo dõi tình trạng đơn hàng và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

 Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn giao hàng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

 Có kế hoạch dự phòng cho các trường hợp bất ngờ như thiên tai, sự cố vận chuyển, v.v.

 Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho khách hàng về tình trạng đơn hàng của họ.

 Theo dõi tỷ lệ phế phẩm theo từng giai đoạn sản xuất để xác định điểm yếu trong quy trình sản xuất.

 Phân tích nguyên nhân dẫn đến sản phẩm phế phẩm như lỗi kỹ thuật, chất lượng nguyên liệu, v.v.

 Áp dụng các biện pháp cải tiến quy trình sản xuất để giảm tỷ lệ phế phẩm.

- Số lần khiếu nại của khách hàng:

 Phân tích các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm để xác định các vấn đề chung.

 Tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề về chất lượng sản phẩm và đưa ra giải pháp khắc phục.

 Duy trì kênh giao tiếp thông tin với khách hàng để tiếp nhận phản hồi và giải quyết khiếu nại kịp thời.

-Tỷ lệ sản phẩm trả lại:

 Theo dõi tỷ lệ sản phẩm trả lại theo từng sản phẩm, lô hàng, v.v để xác định những sản phẩm hoặc lô hàng có vấn đề về chất lượng.

 Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng trả lại sản phẩm và đưa ra biện pháp khắc phục.

 Có chính sách đổi trả sản phẩm linh hoạt và hợp lý để đảm bảo lợi ích của khách hàng.

2.3.4 Sự hài lòng của khách hàng:

- Mức độ hài lòng của khách hàng:

 Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng thông qua các kênh như phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, v.v.

 Phân tích các ý kiến phản hồi của khách hàng để xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

 Triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

 Đo lường giá trị thương hiệu của khách hàng thông qua các chỉ số như nhận thức về thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, v.v.

 Hỗ trợ khách hàng xây dựng và phát triển thương hiệu của họ.

 Tạo dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng.

 Đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường dựa trên hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.

 Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng so với các đối thủ cạnh tranh.

 Triển khai các chiến lược để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng thép, tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược cụ thể của mình.

Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng từ các sản phẩm thép.

Lợi nhuận: Lợi nhuận thu được từ việc bán các sản phẩm thép.

Tỷ lệ thị phần: Tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp trong thị trường thép.

Mức độ đổi mới: Mức độ đổi mới của doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm và quy trình mới.

Trách nhiệm xã hội: Mức độ đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội và môi trường.

2.3.5 Phân tích SWOT của chuỗi cung ứng thép. Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

Nguồn cung nguyên liệu dồi dào: Việt Nam có trữ lượng quặng sắt lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất thép.

Công nghệ sản xuất còn lạc hậu:

Một số doanh nghiệp thép Việt Nam sử dụng công nghệ sản xuất cũ, dẫn đến hiệu quả thấp và ô nhiễm môi trường.

Nhu cầu thép tăng cao: Nhu cầu thép trong nước và quốc tế đang ngày càng tăng, mở ra cơ hội cho ngành thép

Giá nguyên liệu biến động: Giá quặng sắt và than đá - hai nguyên liệu chính sản xuất thép - biến động mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và chi phí lao động thấp.

Hạ tầng giao thông chưa phát triển: Hệ thống giao thông chưa đồng bộ, chi phí vận chuyển cao, ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi

Hiệp định thương mại tự do: Việt

Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, giúp giảm thuế và mở rộng thị trường

Sự cạnh tranh gay gắt: Ngành thép có nhiều doanh nghiệp tham gia, cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng sản phẩm. cung ứng xuất khẩu cho thép.

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ:

Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành thép như ưu đãi thuế, tín dụng.

Rào cản thương mại: Một số quốc gia áp dụng rào cản thương mại đối với thép Việt Nam, gây khó khăn cho việc xuất khẩu.

Nhu cầu về thép xanh: Nhu cầu về thép xanh - loại thép sản xuất thân thiện với môi trường - ngày càng tăng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu và sản xuất thép.

Thương hiệu uy tín: Một số doanh nghiệp thép Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.

Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Ngành thép cần nhiều lao động kỹ thuật cao nhưng nguồn cung còn hạn chế.

Tiềm năng thị trường trong nước:

Nhu cầu thép trong nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Rủi ro tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu thép.

Đề xuất giải pháp để tối ưu hóa chuỗi cung ứng thép

2.4.1 Áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến (4.0, IoT, Big Data).

IOT ( Internet of things ) Công nghệ IoT cũng đang được áp dụng rộng rãi trong ngành sản xuất thép.

Nhờ vào các thiết bị được kết nối với mạng Internet, các nhà sản xuất có thể thu thập thông tin liên quan đến quá trình sản xuất và các thông số kỹ thuật của sản phẩm Điều này giúp cho các nhà sản xuất có thể đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Các hệ thống IoT cũng giúp các nhà sản xuất giảm thiểu thời gian dừng máy và sự cố trong quá trình sản xuất Các thiết bị được kết nối với mạng Internet có thể phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và gửi cảnh báo cho nhân viên để khắc phục sự cố kịp thời.

Các doanh nghiệp khi ứng dụng Big Data khi chuyển đổi số ngành sắt thép đã nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về hiệu quả, năng suất làm việc và quản trị tốt vấn đề ngân sách dự án Big Data cho phép để giảm thời gian thiết lập và tối ưu ngân sách vật liệu bằng việc trình bày thông tin dễ hiểu, rõ ràng và xác định những lỗi cấu trúc tiềm ẩn.

Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn cụ thể về dữ liệu chuỗi cung ứng và đánh giá được hiệu suất Một khi những rủi ro hay vấn đề được kiểm soát trước khi xuất hiện sẽ giúp công ty tiết kiệm được lượng lớn chi phí.

Tự động hóa quy trình sản xuất

Tự động hóa là một trong những công nghệ mới quan trọng nhất trong ngành sản xuất hiện nay Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều thiết bị tự động hóa và robot trong ngành thép đặc biệt là ống thép đúc mạ kẽm Những thiết bị này có thể giúp giảm thiểu nhân lực, tăng năng suất và giảm chi phí cho các công ty sản xuất.

Công nghệ này cũng giúp tăng tốc độ sản xuất và giảm chi phí cho các nhà sản xuất Điều này là do công nghệ tạo hình kim loại có khả năng sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn và giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI Ứng dụng công nghệ AI giúp doanh nghiệp thúc đẩy tính tin cậy, hiệu quả và năng suất khi sản xuất sắt thép bằng việc giảm lao động thủ công, thay thế bằng kết nối với máy và phân tích theo quy định, bảo đảm thành phẩm được chế tạo kịp tiến độ dự án của công ty.

Bên cạnh đó, AI sẽ giúp các doanh nghiệp sắt thép hoạt động trơn tru để thu về lợi nhuận cao, làm tăng đáng kể hiệu quả chuỗi cung ứng sắt thép, từ đó giảm chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho và rút ngắn thời gian đưa ra thị thị trường khi thị trường có biến động.

2.4.2 Nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng (ERP, SCM).

Sản xuất thép ứng dụng ERP

Hệ thống ERP (Enterprise resource planning – lập kế hoạch nguồn lực, quản trị tổng thể doanh nghiệp) là mô hình công nghệ được chuẩn hóa, sắp xếp hợp lý và tích hợp các quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp – xuyên các mảng tài chính, nguồn nhân lực, mua sắm, phân phối và các phòng ban khác

Giải pháp ERP kết nối thống nhất gần như tất cả các quy trình kinh doanh tôn thép khi được tập hợp nhiều tính năng chính như:

Lập kế hoạch sản xuất tự động bằng cách kết nối dữ liệu nhịp nhàng giữa các bộ phận.

Theo dõi tiến độ sản xuất, tự động cảnh báo sai sót trong quá trình sản xuất.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn sản xuất.

Quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm, tồn kho,…

Quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Dễ dàng quản lý chuỗi cung ứng phức tạp.

Duyệt đơn hàng, duyệt báo cáo… ở bất kỳ đâu.

Xuất dữ liệu báo cáo, phân tích đa chiều bằng nhiều định dạng khác nhau giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn nhận toàn diện mọi hoạt động doanh nghiệp.

Công cụ quản lý chuỗi cung ứng (SCM) theo quan điểm chung có thể được mô tả như sau: chuỗi cung ứng là dòng quy trình chuyển hàng hóa từ đơn đặt hàng của khách hàng qua giai đoạn nguyên liệu, cung ứng, sản xuất và phân phối sản phẩm đến

Lợi ích trong chuỗi cung ứng thép

Hệ thống quản lý kho (WMS - Warehouse Management System): Sử dụng WMS để tự động hóa các hoạt động trong kho, từ nhập kho, lưu trữ, quản lý hàng tồn kho, đến xuất kho

Hệ thống điều hành sản xuất (MES - Manufacturing Execution System): MES giúp theo dõi và kiểm soát quy trình sản xuất từ nguyên liệu thô đến thành phẩm, tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Hệ thống quản lý vận tải (TMS - Transportation Management System): Sử dụng TMS để tối ưu hóa lộ trình vận tải, giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng.

 Phát triển chuỗi cung ứng xanh, bền vững.

Ngành thép Việt Nam đang phải chịu trách nhiệm cho 7-9% tổng lượng phát thải quốc gia và 45% các quá trình công nghiệp.

Theo đó, Hòa Phát đã tận dụng lượng nhiệt dư tạo ra trong quá trình sản xuất để chuyển hoá thành đầu vào sản xuất điện và đáp ứng được 80% lượng điện sản xuất.

Yếu tố xanh, công nghệ bảo vệ môi trường

Theo tính toán, sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5-1 tấn xỉ, 10.000m3 khí thải, 100kg bụi Rất nhiều các chất ô nhiễm như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim thải ra môi trường Trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ lệ gần 60%.

Ngoài nguyên liệu chính là thép phế, sắt xốp, gang thỏi hoặc gang lỏng, vôi, việc sản xuất thép còn sử dụng năng lượng như than, gas, điện, dầu, oxy, nước và các chất phụ trợ như hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò Quá trình sản xuất thép sinh ra các chất thải khí, rắn và tiếng ồn Trong một số trường hợp, nước làm mát không được tuần hoàn tuyệt đối cũng phát thải ra môi trường. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất gang và thép đã tạo ra một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường với một lượng bụi lên tới hàng ngàn tấn/năm, thành phần chủ yếu là các oxit kim loại và những loại oxit khác (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO) và các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2 cùng với một số khí độc khác.

Bụi sinh ra chứa các oxit và những tác nhân khác có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà trực tiếp là những công nhân làm việc trong nhà máy. Để giảm thiểu tác động môi trường của chuỗi cung ứng thép, các biện pháp yếu tố xanh và công nghệ bảo vệ môi trường cần được triển khai từ khâu sản xuất đến phân phối

2.5.1 Sử dụng Nguyên liệu tái chế

Việc tăng tỷ lệ sử dụng thép phế liệu mang lại nhiều lợi ích cho môi trường Sử dụng thép tái chế giúp giảm nhu cầu khai thác quặng sắt, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động khai thác mỏ và lượng khí thải CO2 phát sinh.

Thêm vào đó, hợp tác với các ngành công nghiệp khác như sản xuất ô tô, xây dựng và các ngành liên quan để thu thập và tái chế thép phế liệu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tái chế và tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn hiệu quả hơn.

2.5.2 Công nghệ sản xuất xanh

- Lò hồ quang điện (Electric Arc Furnace - EAF): Sử dụng lò EAF thay cho lò cao truyền thống giúp giảm lượng khí thải CO2 và tiêu thụ năng lượng.

ThyssenKrupp, tập đoàn thép hàng đầu châu Âu, đã đầu tư vào các nhà máy EAF hiện đại, giảm lượng khí thải CO2 của họ xuống 30%.

- Công nghệ giảm thiểu khí thải: Áp dụng công nghệ lọc bụi và xử lý khí thải tiên tiến để giảm thiểu phát thải các chất gây ô nhiễm không khí như CO2, SO2, và NOx Posco, nhà sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc, đã áp dụng công nghệ lọc bụi tiên tiến, giảm lượng bụi phát thải xuống 99%.

- Sử dụng năng lượng tái tạo: Tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió vào quá trình sản xuất thép để giảm thiểu lượng khí nhà kính SSAB, tập đoàn thép Thụy Điển, cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho sản xuất thép vào năm 2030.

2.5.3 Quản lý và Tiết kiệm Năng lượng

- Hệ thống quản lý năng lượng (Energy Management Systems - EMS): Triển khai hệ thống EMS để giám sát và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

- Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất: Sử dụng các thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng như lò nung tiết kiệm năng lượng, hệ thống cách nhiệt hiệu quả.

- Công nghệ IoT và AI: Sử dụng IoT và AI để giám sát và quản lý hiệu quả năng lượng trong quy trình sản xuất, từ đó tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và giảm khí thải.

- Xử lý nước thải: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến để loại bỏ các chất ô nhiễm trước khi xả ra môi trường, đồng thời tái sử dụng nước thải trong quá trình sản xuất.

- Xử lý khí thải: Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải hiệu quả để giảm phát thải các chất ô nhiễm như CO2, SO2 và NOx.

- Xử lý chất thải rắn: Áp dụng các biện pháp xử lý và tái chế chất thải rắn để giảm lượng chất thải chôn lấp và ô nhiễm môi trường.

- Tái sử dụng chất thải rắn: Sử dụng xỉ thép và các chất thải rắn khác làm vật liệu xây dựng hoặc trong các ứng dụng công nghiệp khác.

2.5.5 Sản phẩm và Thiết kế xanh

- Thép nhẹ và bền vững: Nghiên cứu và phát triển các loại thép nhẹ hơn, bền hơn, giúp giảm lượng nguyên liệu cần thiết và tăng tuổi thọ sản phẩm.

- Sản phẩm có thể tái chế: Thiết kế các sản phẩm thép dễ dàng tái chế và tái sử dụng, giảm tác động môi trường khi sản phẩm hết vòng đời.

- Chứng nhận môi trường: Đạt được các chứng nhận môi trường quốc tế như ISO 14001, LEED để khẳng định cam kết bảo vệ môi trường.

2.5.6 Tối Ưu Hóa Chuỗi Cung Ứng

- Cải thiện logistics: Sử dụng các phương tiện vận chuyển ít phát thải như xe điện hoặc xe tải nhiên liệu sạch để giảm khí thải trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thép.

- Quản lý tồn kho thông minh: Sử dụng hệ thống quản lý tồn kho thông minh để tối ưu hóa quy trình lưu trữ và vận chuyển, giảm lãng phí năng lượng và tài nguyên.

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w