1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài phân tích hệ thống quản lý chuỗi cung ứng củacông ty coca cola việt nam

31 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 5,69 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM (4)
    • 1. Sự ra đời của công ty Coca-cola (4)
    • 3. Tầm nhìn -Sứ mệnh-giá trị cốt lõi, định hướng và mục tiêu phát triển:5 4. Tình hình hoạt động chung của Công ty Coca cola Việt Nam (5)
    • 5. Các sản phẩm của thương hiệu coca cola (8)
  • PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG(SCM) (9)
    • I. Khái niệm (9)
    • II. Các thành phần cơ bản của SCM (9)
    • IV. Lợi ích và hạn chế (10)
  • PHẦN III: HỆ THỐNG SCM CỦA COCA-COLA Ở VIỆT (12)
    • 1. Giai đoạn thượng lưu: Quản lý nhà cung cấp (12)
    • 2. Giai đoạn trung lưu: Quá trình sản xuất (13)
    • 3. Giai đoạn hạ lưu: Quá trình phân phối (15)
  • PHẦN IV: SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA COLA (19)
    • I. Giới thiệu về phần mềm ODOO (19)
    • II. Sử dụng ODOO vào quản lý chuỗi cung ứng (20)
  • PHẦN V: Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống SCM của Coca-Cola (28)

Nội dung

MỤC LỤCPHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM:...41.Sự ra đời của công ty Coca-cola:...43.Tầm nhìn -Sứ mệnh-giá trị cốt lõi, định hướng và mục tiêu phát triển:54.Tình hình hoạt

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM

Sự ra đời của công ty Coca-cola

Ngày 8 tháng 5 năm 1886, Tiến sĩ John Pemberton đã phục vụ sản phẩm Coca-Cola đầu tiên trên thế giới tại nhà thuốc Jacobs' Pharmacy ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ Bắt đầu từ một thức uống mang tính biểu tượng, chúng tôi dần phát triển thành một công ty nước giải khát toàn diện.

2 Lịch sử hình thành của công ty Coca-cola tại Việt Nam:

Tên đầy đủ: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM

I Trụ sở: 485 Xa lộ Hà Nội, P Linh Trung, Q Thủ Đức, TP HCM

Website: http://www.coca-colaietnam.com.vn

Hình 1 Logo của công ty Coca Cola

Các giai đoạn hình thành:

- Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.

- Năm 1994 -1995: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài và hình thành liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam là công ty Vinafimex, công ty Chương Dương, Công ty nước giải khát Đà Nẵng

- Năm 1998: Chính Phủ Việt Năm 1960: Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

- Năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát

Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tầm nhìn -Sứ mệnh-giá trị cốt lõi, định hướng và mục tiêu phát triển:5 4 Tình hình hoạt động chung của Công ty Coca cola Việt Nam

- Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người yêu thích, khơi gợi cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần Đồng thời, phát triểnmột cách bền vững và hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn,mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới.

- Coca-cola khoác lên mình một sứ mệnh mới, hướng về một tương lai tươi sáng

- Coca-cola, đổi mới thế giới và làm nên sự khác biệt

- Hành động dựa trên tư duy cầu tiến và thấu hiểu.

- Phát triển thương hiệu và trở thành sự lựa trọn yêu thích.

- Phát triển doanh nghiệp bền vững hơn

- Hướng đến một tương lai tốt đẹp.

Giá trị cốt lõi hỗ trợ rất nhiều cho tầm nhìn, sứ mệnh, định hình văn hóa và phản ánh giá trị của doanh nghiệp Bao gồm các nguyên tắc, niềm tin và triết lý của doanh nghiệp hướng đi trong suốt quá trình hoạt động Nếu không có hệ giá trị cốt lõi mạnh thì doanh nghiệp chắc chắn không thể tiến xa cũng như tồn tại trong ngành. Đối với Coca thì giá trị cốt lõi chính là lộ trình cho những hành động và cách mô tả các doanh nghiệp thể hiện với thế giới Cụ thể, giá trị cốt lõi của Coca Cola bao gồm 7 giá trị quan trọng sau đây:

Lãnh đạo:Giá trị này có nghĩa là can đảm để định hình sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai được tốt hơn Coca Cola không chỉ tồn tại bằng cách đứng đầu mà đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải có những kỳ vọng rõ ràng, truyền đạt dễ hiểu và làm gương cho nhân viên của mình.Ngoài ra, những nhà lãnh đạo phải ngồi cùng nhau để chỉ ra đâu là văn hóa mà Coca Cola cần duy trì, đâu là điểm không phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Hợp tác:Sự hợp tác, đề cao tinh thần đồng đội Công ty cố gắng thúc đẩy mối quan hệ tạo nên môi trường lý tưởng để mọi người chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng và cùng nhau nâng cao thành tích

Hơn thế nữa, hợp tác tập thể tạo nên hiệu suất công việc cực kỳ cao.Với sự giúp đỡ độc lập trong trong doanh nghiệp của bạn, các nhà đầu tư và người lao động cảm thấy như những thành phần không thể thiếu Việc này giúp bạn thực hiện tốt trách nhiệm của mình, có trách nhiệm và đáng tin cậy cho sự phát triển của công ty.

Chính trực:Tài sản lớn nhất của Coca Cola chính là thương hiệu, công ty sẽ không làm bất kỳ điều gì gây tổn hại đến sự chính trực của thương hiệu Coca Cola luôn cởi mở, thẳng thắng để đối tác, khách hàng cũng như nhân viên có quyền biết công ty sẽ làm gì với số tiền mà họ đã bỏ ra. Ứng xử trên nền tảng chính trực thì doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin lớn và chính họ được hưởng lợi từ những mối quan hệ đó Sự chính trực trong phong cách làm việc sẽ giúp Coca Cola “quảng cáo” gián tiếp nhanh nhất hơn bất kỳ chiến lược kinh doanh nào.

Trách nhiệm: Trách nhiệm giá trị cốt lõi của Coca Cola được hiểu là nếu nó như vậy, nó tùy thuộc vào tôi Mọi nhân viên trong công ty phải tuân thủ và giữ gìn các giá trị, văn hóa ứng xử đã được thiết lập theo tiêu chuẩn chung Luôn chủ động hoàn thành công việc mà mình được giao Đam mê: Tại Coca Cola bạn phải đáp ứng về tầm nhìn, cải tiến và đam mê Mỗi ngày làm việc tại đây bạn sẽ cải thiện các mối quan hệ thành công và phát triển sự nghiệp của bản thân

Doanh nghiệp hết mình truyền tải niềm vui đến mọi người Bạn phải thực hiện đam mê theo đúng cam kết trong trái tim và tâm trí. Đa dạng: Giá trị cốt lõi của Coca Cola nữa là đa dạng, có nghĩa là bao gồm như thương hiệu của chúng tôi Công ty không ngừng tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng vượt xa sự kỳ vọng của khách hàng.

Chất lượng: Công ty Coca Cola hoạt động theo những gì đã cam kết, mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng Nhân viên không ngừng đưa ra sáng kiến, giải pháp mới nhằm đảm bảo sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm của Coca Cola.

Tập trung vào khách hàng: Công ty đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi việc mình làm, cố gắng hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ cũng như vượt quá mong đợi của họ.

Quản lý: Coca Cola cam kết trở thành người quản lý có trách nhiệm đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu tác động của nó đối với hành tinh

Cải tiến liên tục: Công ty luôn tìm cách cải thiện các hoạt động kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời đổi mới và dẫn đầu đối thủ. Định hướng và mục tiêu phát triển:

- Mục tiêu của Coca Cola trong hiện tại đến năm 2020 là phát triển biền vững Coca - Cola hướng đến việc đạt được các mục tiêu của mình thông qua nỗ lực phối hợpgiữa Công ty Coca-Cola và gần 250 đối tác đóng chai tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnhthổ. Coca-Cola đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng để thúc đẩy sự thay đổi trên toàn hệthống, vượt ra khỏi khuôn khổ những cải tiến trong quy mô nhỏ

4 Tình hình hoạt động chung của Công ty Coca cola Việt Nam

Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi các công ty sẽ luôn đưa ra các chiến lược để thu hút khách hàng và thu lợi nhuận về cho công ty Chẳng hạn, các công ty sẽ truyền thông qua những nền tảng như sau:

- Quảng cáo của Coca Cola qua kênh truyền hình: Các công ty Coca-Cola Việt Nam sử dụng các kênh truyền hình nổi bật như VTV, HTV, VTC, THVL,… để quảng cáo sản phẩm của mình, tạo ra những đoạn phim ngắn, clip quảng cáo vào những chiến dịch quảng bá gây ấn tượng và độc đáo cho người tiêu dùng.

Quảng cáo của Coca Cola ở ngoài trời: Coca-Cola Việt Nam lựa chọn các bảng hiệu, hộp đèn để quảng cáo ở những nơi có nhiều người qua lại

Các sản phẩm của thương hiệu coca cola

- Hiện nay Coca-Cola là hãng nước ngọt nổi tiếng hàng đầu thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng Các nhãn hiệu nước giải khát nổi tiếng của Coca Cola tại Việt Nam không thể không nhắc tới là Coca Cola, Coca Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid, Nutriboost, Dasani, Aquarius, Fuze Tea, Schweppes,…

Hình 2 Một số sản phẩm của Coca Cola

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG(SCM)

Khái niệm

Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng(SCM): hệ thống các hoạt động quản lý, phối hợp và vận hành giữa các khâu trong toàn hệ thống của doanh nghiệp từ cung cấp nguyên liệu, thu mua, sản xuất cho đến thành phẩm, phân phối và dịch vụ

Các thành phần cơ bản của SCM

1 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu thô: Đây là thành phần đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng Bởi vì, nguyên liệu đầu vào là yếu tố then chốt, quyết định đến chất lượng sản phẩm Nếu nguồn cung cấp nguyên liệu bị gián đoạn, các kế hoạch sản xuất và chuỗi cung ứng đều sẽ gặp vấn đề.

2 Nhà sản xuất: Nhà sản xuất sẽ thực hiện các công việc để hoàn thiện nguyên liệu thô thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Hai thành phần đầu tiên này có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với nhau và nếu một trong 2 thành phần gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi

3 Nhà phân phối: Nhà phân phối làm nhiệm vụ đưa sản phẩm đến với từng khách hàng Tuy nhiên nhà phân phối thường giao hàng hóa với số lượng lớn mà ít khi bán lẻ nên để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thì nhà phân phối sẽ liên kết với một thành phần trung gian và đại lý bán lẻ Đại lý bán lẻ là cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị…có chức năng bán lẻ đến từng khách hàng.

4 Khách hàng: Khách hàng là thành phần cuối cùng của chuỗi cung ứng và họ chính là những người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

5 Đơn vị bán lẻ: Đại lý bán lẻ là những cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung gian giữa nhà phân phối đến người tiêu dùng.

Hình 3 Mô hình chuõi cung ứng ( SCM)

Cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng, những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Thứ hai , mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tính hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống, có nghĩa từ tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển,phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu cần phải được tối thiểu Nói cách khác,mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống.

Lợi ích và hạn chế

Tối ưu hóa các quy trình vận chuyển và lưu kho để giảm chi phí và thời gian giao hàng

Tăng tính linh hoạt cho việc thay đổi yêu cầu của khách hàng, giúp đáp ứng nhanh chóng những thay đổi và nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện niềm tin của khách hàng

Cải thiện hiệu suất tổng thể của chuỗi cung ứng

Giảm rủi ro liên quan đến thiếu hụt vật tư, sản phẩm lỗi hoặc trục trặc vận chuyển giữa các bên trong chuỗi cung ứng

Tăng độ tin cậy của các thông tin liên quan đến chuỗi cung ứng, giúp quản lý theo thời gian thực và giảm thiểu lỗi phát sinh. b) Hạn chế:

Doanh nghiệp cần phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn để thực hiện và duy trì hệ thống SCM

Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối

Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không thể phân tích

Quá trình triển khai và duy trì hệ thống SCM cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp và liên tục để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất

HỆ THỐNG SCM CỦA COCA-COLA Ở VIỆT

Giai đoạn thượng lưu: Quản lý nhà cung cấp

- Vỏ chai: Do công ty TNHH Dynaplast Packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho Coca Cola

- Thùng đóng gói: Do công ty cổ phần Biên Hòa cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam

- Nước: Coca Cola đã tìm kiếm nguồn cung cấp nước từ các nhà máy nước trên địa bản nơi sản xuất

- Đường: được cung cấp từ nhà máy đường KCP

- CO2: hai nguồn cung cấp là phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất bia, cồn hoặc đốt cháy dầu với chất trung gian là Monoethanol Amine (MEA)

- Caffein: từ nguồn cung cấp tự nhiên có trong các loại thực vật như cà phê, lá trà, hạt cola,

- Màu thực phẩm: có màu nâu nhạt tạo nên màu sắc bắt mắt cho sản phẩm, được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học amoniac

- Lá Coca Cola: được cung cấp bởi công ty chế biến Stepan tại Hoa Kỳ

- Hạt Kola: Công ty Steoan tại Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca Coca Cola tuyển chọn các nhà cung cấp của mình một cách kỹ càng về mọi mặt từ chất lượng sản phẩm, tình trạng công ty , mức độ hài lòng của khách hàng, Các công ty được Coca Cola lựa chọn sẽ được tập huấn từ công ty và VCCI, USABC để đảm bảo các thành viên trong chuỗi hoạt động khớp nhau và đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng.

Coca Cola Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với hơn 300 nhà cung cấp trên toàn quốc Vào tháng 10/2017, Coca Cola công bố danh sách 8 công ty đầu tiên được chọn tham gia vào chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của mình Đó là: Công ty Á Đông ADG, M&H, Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), Nam Phương, Tam Phú Hưng, Mai Anh Đồng Tháp và Hoàng Thiên Phúc Hầu hết các công ty đều hoạt động trong nhiều ngành như logistics, đóng lon, bao bì, và có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh Họ đã trở thành đối tác bán hàng của Coca Cola Coca Cola sẽ ưu tiên lựa chọn 8 công ty trên khi có dự án hoặc kế hoạch cần sự tham gia của đối tác Tuy nhiên việc tham gia vào chuỗi cung ứng này không có đặc quyền vĩnh viễn Nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng được tiêu chuẩn hoặc gặp vấn đề trong quá trình hợp tác, Coca-Cola Việt Nam có thể loại bỏ họ khỏi danh sách và tìm nhà cung cấp dự bị thay thế.

Giai đoạn trung lưu: Quá trình sản xuất

2.1.Tổ chức sản xuất: Đây là khâu trung tâm của chuỗi cung ứng của Coca Cola, bao gồm 2 bộ phận chính là The Coca Cola Company (TCC) và The Coca Cola Bottler) Trong đó:

- TCC: Chịu trách nhiệm sản xuất phần nước cốt Coca cola,phần nước này sau đó sẽ được bán cho các nhà máy đóng chai Coca Cola trên toàn quốc; thực hiện việc quảng bá và quản lý thương hiệu TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P là Price (Giá), Product (Sản phẩm) và Promotion ( Khuyến mãi).

- TCB: Đóng vai trò trong việc sản xuất thành phẩm, dự trữ kho bãi , phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola TCB chịu trách nghiệm về chữ P còn lại là Place (Địa điểm).

- Tại Việt Nam, Coca Cola có 3 nhà máy lớn đặt tại 3 trung tâm kinh tế của nước ta là

Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.Coca Cola Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài nên hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty Vì vậy đây được xem là một mắt xích cố định của chuỗi cung ứng Coca Cola Việt Nam Mỗi nhà máy cung cấp sản phẩm đến thị trường tại ba miền Bắc - Trung – Nam tương ứng.

- Vào tháng 6/2001: Ba Công ty nước giải khát Coca Cola tại ba miền đã hợp nhất lại và có chung sự quản lý của Coca Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh.

- Ngày 01/03/2004: Coca Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho một trong những tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca Cola – Sabco Hiện nay, tại Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai: Hà Tây, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với tổng số vốn trên 163 triệu USD

- Để cho ra những sản phẩm nước giải khát chất lượng đến tay người tiêu dùng,

Coca đã kiểm soát nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất của mình Với mục tiêu mang lại đảm bảo chất lượng và mang lại hiệu quả cao, từ khâu chế biến đến đóng gói, dây chuyền sản xuất của Coca Cola đã sử dụng các thiết bị và máy móc đặt biệt bao gồm máy lọc, bồ trộn, máy đóng chai, Dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động mang lại hiêu suất cao ổn định.Quy trình sản xuất trải qua các bước sau: Bước 1:Xử lý nước: Nước tinh khiết được lọc, làm mềm và khử trùng phức tạp để loại bỏ tạp chất.

Bước 2: Xử lý Siro: Đường được thêm vào cùng với nước giải khát cô đặc thích hợp để tạo ra ‘Siro’, thành phần cơ bản của nước giải khát

Bước 3: Bão hòa CO2: Hỗn hợp này được bão hòa bằng carbon dioxide ở nhiệt độ thấp và dưới áp suất cao để tạo cho đồ uống có độ ga nổi tiếng.

Bước 4: Chiết rót – đóng nắp: : Máy móc tự động phân phối hỗn hợp, với số lượng được tính toán chính xác, vào các chai đã được khử trùng trong khi một máy khác đóng hộp, đậy nắp hoặc niêm phong chúng.

Bước 5:Dán nhãn: Các container được chuyển sang máy khác dán nhãn và mã vạch, sau đó chúng được tự động kiểm tra để đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu. Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm: Sau khi kiểm tra lần cuối, chai, lon được vận chuyển đến máy đóng gói vào thùng carton hoặc hộp trước khi buộc lên pallet gỗ. Bước 7:Bảo quản: Đồ uống đóng gói được vận chuyển bằng xe tải đến kho bảo quản để chờ giao cho khách hàng và người tiêu dùng sẽ được thưởng thức.

Hình 5 Quy trình sản xuất của Coca Cola

Theo thông tin từ Coca Cola Journey, vào năm 2017, Coca Cola Việt Nam có khoảng 2.500 nhân viên, trong đó hơn 99% là người Việt Nam Công ty này có ba nhà máy sản xuất lớn đặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Hiện tại, Coca Cola sở hữu hoàn toàn các nhà máy lớn và có 100% vốn đầu tư nước ngoài Điều này khiến cho các nhà máy này trở thành các yếu tố cố định không thể thay thế trong chuỗi cung ứng Coca Cola tại Việt Nam Mỗi nhà máy có khả năng sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong các khu vực tương ứng của 3 miền Bắc-Trung-Nam.

Giai đoạn hạ lưu: Quá trình phân phối

Các kênh cung cấp sản phẩm

Hình 6 Mô hình các kênh phân phối của Coca Cola Việt Nam

Tại mắt xích này có nhiều kênh phân phối Mỗi kênh được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau bao gồm ba trung tâm phân phối chính thuộc quyền sở hữu của Coca Cola Việt Nam được đặt gần ba nhà máy sản xuất tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh Sau đó là nhà phân phối, đại lý bán sỉ rồi đến các nhà bán lẻ đưa sản phẩm đến với khách hàng.

Kênh phân phối trực tiếp:

Hình 7 Kênh phân phối trực tiếp Đây là chiến lược được Coca Cola sử dụng ngay từ thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh sản xuất Thay vì phải qua các bước trung gian, giảm thiểu thời gian trung chuyển của hàng hóa, Coca Cola lựa chọn chiến lược đưa hàng hóa đến trực tiếp điểm bán trong vòng 48h.Với chiến lược này, các sản phẩm của Coca Cola luôn được đảm bảo sẵn sàng trên quầy, kệ, luân chuyển hàng hóa tồn, cũ, chai định kỳ.Việc này giúp công ty giảm thiểu chi phí trung gian, giảm thiểu khả năng hư hỏng của hàng hóa. Hiện nay, bạn có thể mua hàng trực tiếp qua các gian hàng chính hãng trên các kênh thương mai điện tư như: Tiki,Shopee,Lazada,

Hệ thống cây bán hàng tự động của Coca Cola được đặt tại các nhà hàng, địa điểm vui chơi giải trí, khu bệnh viện, trường học,… Coca Cola kiếm hàng tỷ USD hàng năm nhờ hệ thống máy bán hàng tự động trên hàng ngàn địa điểm khác nhau Chiến lược phân phối của Coca Cola qua máy bán nước tự động đã mang lại doanh thu lớn.

Hình 8 Hệ thống máy bán hàng tự động

Kênh phân phối bán lẻ: Đây là bộ phận trung gian tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, họ hiểu rõ nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn bất kì ai Sản phẩm của Coca Cola được phủ sóng trên khắp các kênh bán lẻ từ các cửa hàng tạp hóa, bách hóa đến các trung tâm thương mại, trung tâm mua sóng, Đa số các nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng của Coca Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Kênh phân phối bán sỉ: Coca Cola cung cấp sản phẩm của mình cho các đại lý và hầu hết các siêu thị tại Việt Nam Sau đó, các trung gian này lại bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm của Coca Cola trên tất cả các hệ thống siêu thị lớn nhỏ như AEON, Big C, Vinmart, Coopmart, Lotte Mart, Emart, Ưu điểm của việc phân phối qua hệ thống đại lý, siêu thị giúp quy trình sản xuất hàng trong một lần tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn Bên cạnh đó, do không phải di chuyển đi nhiều nơi nên việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng cũng đơn giản hơn.

Coca Cola phân phối sản phẩm cho các kênh mục tiêu

Hiện tại, Coca Cola Việt Nam có ba nhà máy tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, cung cấp đồ uống cho chuỗi công ty như quán bar, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, bệnh viện, hệ thống trường học,… Trên thực tế, các công ty bán buôn hoặc tái phân phối ngày nay có tiềm năng lớn về tiếp thị, truyền thông, vốn, khoa học và công nghệ.

Chính vì vậy, Coca Cola đã rất thông minh khi vạch ra chiến lược phân phối cho các địa điểm lớn như: Lotte Mart, KFC, rạp chiếu phim… Suy cho cùng, hợp tác với các kênh phân phối lớn sẽ giúp Coca tăng nhanh chóng về lượng sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra, điều này còn giúp các công ty tiết kiệm được nhiều chi phí tiếp thị và truyền thông.

Logistics ngược: Coca thực hiện việc thu hồi bao bì sản phẩm và sản phẩm

Thu hồi bao bì sản phẩm: Coca Cola thực hiện chiến lược xây dựng “ Chuỗi cung ứng xanh” Thực hiện chiến lược này, các đại lý, nhà bán lẻ sẽ thu hồi các bao bì sản phẩm từ khách hàng như vỏ chai, két để tái chế lại Coca Cola còn mở các nhà máy tái chế để trực tiếp thực hiện việc này.

Thu hồi sản phẩm: Các sản phẩm gặp phải những sai sót trong quá trình sản xuất sẽ được Coca Cola thu hồi lại Từ đó công ty sẽ nhanh chóng nhận ra và thực hiện việc khắc phục những sai sót, hạn chế trong sản phẩm của mình Ở đây có sự phối hợp giữa các mắt xích trong chuỗi để kịp thời ứng phó với khách hàng, tiết kiếm chi phí sản xuất và hạn chế ảnh hưởng xấu đến thương hiệu Tuy việc, việc thu hồi sản phẩm gây tâm lý nghi ngại và mất niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA COLA

Giới thiệu về phần mềm ODOO

Phần mềm Odoo là một hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp tích hợp, được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của họ Với tính năng tích hợp mạnh mẽ, Odoo ERP cung cấp một nền tảng hoàn chỉnh để quản lý tài chính, sản xuất, bán hàng, dịch vụ khách hàng, quản lý nhân sự và nhiều hơn nữa.

2 Tính năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng của ODOO

Odoo cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều các tính năng quản lý như: tài chính, nhân sự, chuỗi cung ứng, Trong đó, với chức năng quản trị chuỗi cung ứng, Odoo có các tính năng sau:

3 Lợi ích và hạn chế của phần mềm Odoo: a Lợi ích:

Cải thiện hiệu suất: Odoo tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình, giúp giảm thiểu các sai sót, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Tăng cường khả năng cạnh tranh: Giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, phát triên sản phẩm, mở rộng thị trường từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Nâng cao chất lượng dịch vụ: Cải thiện trải nghiệm của khách hàng, làm tăng sự hàng lòng và gắn bỏ, tạo ra sự trung thành và giá trị kéo dài

Tùy chỉnh tính linh hoạt, mở rộng và tích hợp dễ dàng

Thời gian triển khai nhanh chóng b Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm của mình thì Odoo cũng có các hạn chế như: Việc hỗ trợ khách hàng ít được đảm bảo

Việc duy trì và cập nhật hệ thống gặp nhiều khó khăn

Khả năng tương thích chưa được đánh giá cao

Odoo đòi hỏi bộ máy lập trình viên và quản trị hệ thống mạnh mẽ để tùy chỉnh hệ thống đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp

Một số module theo chuẩn quốc tế, khó áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam

Sử dụng ODOO vào quản lý chuỗi cung ứng

Truy cập vào trang web https://www.odoo.com/vi_VN/trial để vào trang chủ chính của phần mềm Odoo

Hình 9 Trang chủ của Odoo

1 Thượng lưu : Mua hàng Để dễ dàng quản lý quá trình mua các nguyên vật liệu từ nhà cung cấp thì Công ty Coca-cola đã áp dụng phần mềm Odoo để dễ dàng hơn trong việc quản lý và lưu trữ dữ liệu mua hàng Dưới đây, là các bước cụ thể về quá trình mua hàng của Coca-cola với công ty cổ phần Biên Hòa qua phần mềm Odoo

Bước 1: chọn vào hoạt động Mua hàng và chọn Tạo yêu cầu báo giá và bấm vào Mới để tạo một yêu cầu báo giá

Hình 10 Tạo lệnh mua hàng mới

Bước 2: Nhập các dữ liệu vào các ô: Nhà cung cấp; Thêm sản phẩm; số lượng; đơn giá

Bước 3:Bấm chọn gửi qua email cho nhà cung cấp và bấm gửi

Bước 4: Bấm xác nhận đơn hàng và chọn nhận sản phẩm

Hình 12 Xác nhận mua hàng

Quản lý mua hàng trong phần mềm Odoo hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?

- Hỗ trợ về vấn đề thời gian, thay vì nhân viên phải mua hàng một cách tính toán, dự trù quá mức đã khiến doanh nghiệp không kiểm soát được khi nào là thời điểm cần mua sắm trên thực tế

- Bên cạnh đó là còn hỗ trợ trong việc định hình được số lượng đơn đặt hàng mà không cần phải hỏi thông tin từ nhiều phòng ban khác.

- Giải quyết vấn đề trùng lặp dữ liệu – như cùng một thông tin mua sắm do phòng quản lý mua sắm nhập, đến khi hàng về kho thì kho nhập, khi nhận hoá đơn thì kế toán lại nhập lại thông tin đó

Vì vậy, quản lý mua hàng trong phần mềm Odoo giúp doanh nghiệp kiểm soát các vấn đề tối ưu và cần thiết để đảm bảo các thông tin khi mua hàng không bị sai sót và phải đúng mặt hàng, số lượng, thời gian,…

Phần mềm Odoo có khả năng hỗ trợ quy trình sản xuất bằng cách cung cấp nhiều tính năng và ứng dụng cho việc quản lý sản xuất và quy trình liên quan Dưới đây là các bước để phần mềm Odoo hỗ trợ Coca-Cola quy trình sản xuất:

Bước 1: Người dung truy cập vào danh mục Sản xuất >> Sản phẩm >> Sản phẩm để hiển thị thư mục tạo sản phẩm đang có trên hệ thống.

Bước 2: Click Mới để tạo sản phẩm, nhập các thông tin về nguyên liệu, số lượng

Bước 4: Sau khi đã nhập đủ các thông tin sản phẩm, click chọn Xác nhận

Bước 5: Sau khi đã Click chọn xác nhận thành công, chọn Sản xuất tất cả, giao diện Hoàn tất sẽ hiện ra.

Hình 13 Đặt đơn sản xuất

Như vậy là đã hoàn thành các thao tác để tạo và thiết lập lệnh sản xuất trên phần mềm quản lý sản xuất chỉ với một vài thao tác đơn giản Ứng dụng của Odoo trong quy trình sản xuất sản phẩm của Coca-Cola là một bước quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất và quản lý một cách hiệu quả Odoo giúp quản lý sản xuất, theo dõi kho, và kiểm tra chất lượng sản phẩm Nó cho phép tạo và quản lý đơn đặt hàng sản xuất, lên kế hoạch sản xuất, và theo dõi tồn kho nguyên liệu và sản phẩm hoàn thành

Ngoài ra, Odoo còn hỗ trợ quy trình kiểm tra chất lượng và tạo báo cáo để theo dõi hiệu suất sản xuất Tích hợp tính năng quản lý tài liệu cũng giúp lưu trữ và quản lý các hướng dẫn sản xuất và tài liệu quan trọng khác

Tính linh hoạt và tùy chỉnh của Odoo cho phép Coca-Cola điều chỉnh quy trình sản xuất theo nhu cầu cụ thể của họ Tích hợp Odoo vào quy trình sản xuất sản phẩm của Coca-Cola giúp tạo ra sự hiệu quả và trong sáng hơn trong quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất Việc sử dụng Odoo cho phép dự đoán và kiểm soát tiến độ sản xuất, giúp đảm bảo rằng sản phẩm Coca-Cola luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Tính năng bán hàng trong Odoo giúp cho các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng, từ khâu tạo đơn hàng đến vận chuyển sản phẩm và quản lý hóa đơn Dưới đây là quy trình sử dụng Odoo cho việc bán hàng:

Bước 1: Tại trang chủ của Odoo, chọn ứng dụng bán hàng

Bước 2: Chọn đơn hàng -> Mới để tạo một đơn hàng mới

Bước 3: Điền thông tin khách hàng như tên, địa chỉ, mã số thuế, sau đó chọn xác nhận đơn hàng.

Bước 4: Tạo hóa đơn sau đó chọn gửi hóa đơn đến khách hàng

Hình 14 Một số khách hàng của Coca Cola

Lợi ích khi sử dụng ứng dụng Sales trong Odoo

Quản lý khách hàng tốt hơn Ứng dụng Sales trong Odoo cho phép bạn quản lý thông tin khách hàng một cách chi tiết và dễ dàng Bạn có thể lưu trữ thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin sản phẩm yêu thích của khách hàng và nhiều hơn nữa Điều này giúp bạn hiểu khách hàng của mình hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho họ.

Tăng năng suất bán hàng Ứng dụng Sales trong Odoo giúp tăng năng suất bán hàng bằng cách cung cấp một quy trình bán hàng được tự động hóa Bạn có thể tạo báo giá, đơn đặt hàng và hóa đơn một cách dễ dàng và nhanh chóng Nó cũng cung cấp các công cụ để theo dõi các tình trạng của các đơn đặt hàng và báo giá, giúp bạn có thể phản ứng nhanh chóng đối với yêu cầu của khách hàng.

Nâng cao khả năng tương tác với khách hàng Ứng dụng Sales trong Odoo cho phép bạn tạo các báo giá và đơn hàng trực tiếp từ các yêu cầu báo giá và đơn hàng của khách hàng Bạn có thể tùy chỉnh các báo giá và đơn hàng để phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng khách hàng và gửi chúng trực tiếp đến khách hàng của mình Điều này giúp tăng tính tương tác của bạn với khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống SCM của Coca-Cola

Coca cola đã tận dụng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả và có những ưu điểm như:

- Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời: Coca cola luôn biết lắng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng của mình để kịp thời cản thiện và cung cấp những sản phẩm tốt hơn đến với khách hàng của mình

+ Luôn theo dõi tình hình của đối thủ để có những chiến lược cạnh tranh phù hợp, hiệu quả

+ Nắm bắt xu hướng trong thời đại công nghệ và có những chiến dịch quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội như Tik Tok, Facebook

- Biết tận dụng tối đa mọi nguồn cung của hệ thống chuỗi cung ứng đem lại

- Thực hiện quản lý tồn kho: Lập kế hoạch dựa trên những dự đoán nhu cầu thị trường và quản lý tồn kho hiệu quả để đảm bảo sản phẩm luôn trong tình trạng sẵn sàng và không bị thiếu hụt.

- Áp dụng tính năng quản lý nhà cung cấp để theo dõi hiệu suất và đảm bảo rằng các nhà cung cấp cũng tuân thủ theo tiêu chuẩn và chất lượng, đáp ứng đúng thời hạn.

- Tối ưu hóa quãng đường vận chuyển, giao hàng trực tiếp tới tay khách hàng từ đó cắt giảm một lượng chi phí trong quá trình phân phối vận chuyển sản phẩm. b Nhược điểm

Mặc dù đã đạt được những thành công trong việc ứng dụng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng Tuy nhiên, bên cạnh đó thì việc ứng dụng này còn có những hạn chế như:

- Chưa có sự liên kết rõ giữa các mắt xích: Các mắt xích còn chưa được thống nhất thống tin với nhau một cách chặt chẽ dẫn tới sự bất đồng về quan điểm, lợi ích.

- Các khâu vận chuyển kho bãi, quản lý hay sản xuất còn chưa có sự thống nhất chặt chẽ: công tác vận chuyển và kho bãi còn nhiều hạn chế hay những lỗi trong quá trình quản lý sản xuất dẫn đến các sản phẩm chưa đạt được tiêu chuẩn khi đến tay người tiêu dùng.

- Các mắt xích trong chuỗi cung ứng vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý: các nhà cung cấp nguyên vật liệu vẫn chưa được tối, quản lý luồng hàng dự trữ còn thiếu.

Sự nắm bắt thông tin của các yếu tố trong mắt xích, từ nhà cung cấp, nhà sản xuất cho đến vận chuyển còn nhiều yếu kém.

- Chuỗi cung ứng vẫn chưa có sự linh hoạt

More from: by Ngân Tr ầ n

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w