1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích hệ thống quản lí chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm haccp của acecook

22 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 163,34 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN VỆSINH THỰC PHẨM HACCP CỦA ACECOOK

Giảng viên hướng dẫn : Trịnh Đoàn Tuấn Linh

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM 6

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Lương Phạm Hải Đăng Làm nội dung III, chỉnhsửa, tổng hợp, làm ppt 100%

Huỳnh Nhật Khánh Làm nội dung phần II,phụ làm ppt100%

Trang 4

II.Cơ sở lí thuyết 4

1 Khái niệm quản trị chất lượng 5

2 HACCP là gì? 5

3 Các bước áp dụng hợp lý hệ thống HACCP 7

B.NỘI DUNG 9

I Tổng quan về Công ty Acecook 9

1 Giới thiệu về Công ty Acecook 9

2 Tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty Acecook 10

1.4 Thực hiện phân tích mối nguy 13

1.5 Xác định và kiểm soát các điểm tới hạn (CCPs) 16

1.6 Kế hoạch thẩm tra 16

1.7 Thủ tục đánh giá nội bộ 18

1.7.1.Mục đích và phạm vi áp dụng 18

1.7.2.Đánh giá viên và nội dung đánh giá 18

2 Chương trình tiên quyết và các bước chuẩn bị thiết lập kết hoạch HACPP182.1 Chương trình tiên quyết 18

2.2 Các bước chuẩn bị 18

3 Quản trị rủi ro an toàn thực phẩm tại công ty ACECOOK 18

3.1 Rủi ro cạnh tranh 18

3.2 Rủi ro trong sản xuất 19

3.3 Rủi tro công nghệ 19

3.4 Rủi ro cán bộ, công nhân viên 19

3.5 Rủi ro do các nguyên nhân khác 19

III.Đề xuất giải pháp nâng cao quản lí chất lượng HACCP tại ACECOOK 20

1 Những khó khăn khi áp dụng HACCP 20

Trang 5

A MỞ ĐẦU

I.Giới thiệu chung 1 Lý do chọn đề tài

ACECOOK là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam và Quốc tế Với danh tiếng và uy tín mà ACECOOK đã xây dựng được qua nhiều năm hoạt động Từ việc lựa chọn nguyên liệu đến quá trình chế biến và đóng gói, mọi khía cạnh của sản xuất thực phẩm đều được điều chỉnh và kiểm soát một cách cẩn thận để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng an toàn của ACECOOK xuất phát từ nhiều lý do quan trọng Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP không chỉ là một nhu cầu mà còn là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng Với vị thế hàng đầu trong ngành và cam kết về chất lượng sản phẩm, ACECOOK đã chọn HACCP là một trong những công cụ quản lý chất lượng chính Sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng đối với nguồn gốc và chất lượng thực phẩm đặt ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp như ACECOOK Việc phân tích hệ thống HACCP không chỉ là một nhiệm vụ quản lý mà còn là một cơ hội để tăng cường lòng tin từ phía khách hàng Sự đổi mới và cải tiến liên tục là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện đại HACCP của ACECOOK sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách họ áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và tạo ra các biện pháp cải tiến liên tục để đảm bảo sự an toàn và chất lượng của sản phẩm Tóm lại, việc nghiên cứu và phân tích hệ thống chất lượng HACCP của ACECOOK không chỉ mang lại kiến thức sâu rộng về quản lý chất lượng trong ngành thực phẩm mà còn giúp hiểu rõ hơn về cam kết và nỗ lực của doanh nghiệp này trong việc đảm bảo sự an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu “phân tích hệ thống chất lượng HACCP của ACECOOK” là đề xuất chi tiết về cách tổ chức và duy trì hệ thống quản lý chất lượng HACCP trong quy trình sản xuất thực phẩm của ACECOOK

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ tập trung vào các quy trình sản xuất thực phẩm để đánh giá và phân tích hiệu quả cũng như các biện pháp kiểm soát nguy cơ.

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào phân tích chi tiết hệ thống chất lượng HACCP của ACECOOK, từ việc đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn đến xác định các điểm kiểm soát quan trọng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát.

II.Cơ sở lí thuyết

Trang 6

1 Khái niệm quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng là tổng hợp các hoạt động quản trị xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng, nội dung, phương pháp và trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã xác định bằng các phương tiện thích hợp như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng xác định với hiệu quả cao nhất.

2 HACCP là gì?

HACCP “Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn” là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.

Gồm 7 nguyên tắc cơ bản:

Phân tích mối nguy hại-HA (Hazard Analysis)

Nhằm xác định mối nguy hại tiềm ẩn ở mọi giai đoạn có thể ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm Từ đó đánh giá khả năng xuất hiện và đề ra các biện pháp kiểm soát chúng Mối nguy là các yếu tố hoặc tác nhân sinh học, hoá học và vật lý có thể làm cho thực phẩm không an toàn khi sử dụng Phân tích mối nguy là bước cơ bản của hệ thống HACCP Để thiết lập các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả các mối nguy về an toàn thực phẩm, điều mấu chốt là phải xác định được tất cả các mối nguy đáng kể và các biện pháp phòng ngừa chúng.

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn - CCP( Critical Control Point)

Nhằm xác định các điểm cần phải được kiểm soát tại các công đoạn chế biến để loại bỏ hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của các mối nguy hại.

Điểm kiểm soát trọng yếu là điểm, bước hoặc thủ tục tại đó có thể tiến hành các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy đáng kể về an toàn thực phẩm tới mức chấp nhận được Đối với mỗi mối nguy đáng kể đã được xác định trong nguyên tắc 1 thì cần phải có một hay nhiều CCP để kiểm soát các mối nguy đó Các CCP là những điểm cụ thể trong quá trình sản xuất mà ở đó diễn ra các hoạt động kiểm soát của chương trình HACCP Các CCP có thể thay đổi tuỳ theo sự khác nhau về bố trí mặt bằng xí nghiệp, định dạng sản phẩm, quy trình công nghệ, loại thiết bị sử dụng, nguyên vật liệu và các chương trình tiên quyết Để xác định các CCP trong suốt quá trình sản xuất của doanh nghiệp ta có thể dạng “cây quyết định” Nếu sử dụng đúng, “cây quyết định” có thể trở thành công cụ hữu ích để xác định CCP Tuy nhiên, “cây quyết định” không thay thế được kiến thức chuyên gia, vì nếu chỉ dựa hoàn toàn vào “cây quyết định” có thể dẫn tới những kết luận sai.

Xác lập các ngưỡng tới hạn

Nhằm xây dựng các ngưỡng mà quá trình sản xuất không vượt quá để đảm bảo khống hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn

Trang 7

Đây là các mức độ đặt ra và mức sai biệt có thể chấp nhận được để đảm bảo cho các điểm CCPs nằm trong vòng kiểm soát được Ngưỡng tới hạn là một chuẩn mực nhằm xác định ranh giới giữa mức chấp nhận được và mức không thể chấp nhận Mỗi CCPs phải có một hoặc nhiều giới hạn tới hạn cho mỗi mối nguy đáng kể Khi vi phạm giới hạn tới hạn, phải tiến hành hành động sửa chữa để đảm bảo an toàn thực phẩm Trong nhiều trường hợp, giới hạn tới hạn có thể không rõ ràng hoặc không có, do vậy vẫn phải tiến hành thử nghiệm hoặc thu thập thông tin từ các nguồn như các tài liệu khoa học, các hướng dẫn, quy định của cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia hoặc các nghiên cứu thực nghiệm Nếu không có các thông tin cần thiết để xác định ngưỡng tới hạn thì cần phải chọn trị số an toàn Cơ sở và tài liệu tham khảo để thiết lập ngưỡng tới hạn phải là một phần của tài liệu hỗ trợ cho kế hoạch HACCP.

Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn

Nhằm xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm, quan sát để giám sát các điểm kiểm soát tới hạn.

Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đảm bảo kiểm soát các CCPs bằng các thủ tục xét nghiệm, quan trắc Hệ thống giám sát là các hoạt động được tiến hành một cách tuần tự và liên tục bằng việc quan trắc hay đo đạc các thông số cần kiểm soát để đánh giá một điểm CCPs nào đó có được kiểm soát hay không Hệ thống giám sát phải được xác định một cách cụ thể như: Giám sát cái gì? Giám sát các ngưỡng tới hạn và các biện pháp phòng ngừa như thế nào? Tần suất giám sát như thế nào và ai sẽ giám sát.

Các hành động sửa chữa

Thu hồi sản phẩm: Khi phát hiện sản phẩm có vấn đề về chất lượng, Acecook sẽ tiến hành thu hồi sản phẩm khỏi thị trường để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Ví dụ, vào năm 2017, Acecook đã thu hồi sản phẩm mì Hảo Hảo vị gà do phát hiện có dư lượng Chlorpyrifos-methyl vượt quá mức cho phép Cải thiện quy trình sản xuất: Acecook thường xuyên cải thiện quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm

Đầu tư vào trang thiết bị: Acecook đầu tư vào trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Kiem tra chất lượng sản phẩm Acecook thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng Hợp tác với các tổ chức uy tín: Acecook hợp tác với các tổ chức uy tín để kiểm tra chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực của công ty.

Cải thiện bao bì sản phẩm: Acecook đã cải thiện bao bì sản phẩm để bảo quản sản phẩm tốt hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường Tăng cường hoạt động marketing: Acecook đã tăng cường hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu Acecook.

Các thủ tục lưu trữ hồ sơ

Các thủ tục của kế hoạch HACCP phải được lập thành văn bản Hồ sơ của quá trình sản xuất được kiểm soát theo kế hoạch HACCP phải được lưu giữ đầy đủ Tài liệu và hồ sơ này nhằm chứng minh kế hoạch HACCP có hiệu quả và giúp cho việc thực hiện, duy trì, cải tiếng kế hoạch

Các thủ tục thẩm tra

Thiết lập các thủ tục thẩm tra:Là áp dụng các phương pháp, thủ tục, thử nghiệm mẫu và các hình thức giám sát, đánh giá khác nhằm xác định:

Trang 8

Kế hoạch HACCP đã được xây dựng là phù hợp mục tiêu mong muốn, Quá trình sản xuất phù hợp với kế hoạch HACCP.

3 Các bước áp dụng hợp lý hệ thống HACCP

Bước 1: Lập nhóm công tác về HACCP

Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu chuyên môn Do đó, các phân tích phải được tiến hành bởi nhóm cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau nhằm cải thiện chất lượng các phân tích và chất lượng các quyết định sẽ được đưa ra Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng chương trình HACCP.

Bước 2: Mô tả sản phẩm

Phải mô tả đầy đủ những chi tiết quan trọng của sản phẩm sẽ nghiên cứu, kể cả những sản phẩm trung gian tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được xét có liên quan đến tính an toàn và chất lượng thực phẩm.

Bước 3: Xác định mục đích sử dụng

Căn cứ vào cách sử dụng dự kiến của sản phẩm đối với nhóm người sử dụng cuối cùng hay người tiêu thụ để xác định mục đích sử dụng.

1 Phương thức sử dụng 2 Phương thức phân phối

3 Điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng 4 Yêu cầu về ghi nhãn

Bước 4: Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất

Sơ đồ này và sơ đồ mặt bằng, bố trí thiết bị phải do nhóm HACCP thiết lập bao gồm tất cả các bước trong quá trình sản xuất Đây là công cụ quan trọng để xây dựng kế hoạch HACCP.

Bước 5: Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất

Nhóm HACCP phải thẩm tra lại từng bước trong sơ đồ một cách cẩn thận bảo đảm sơ đồ đó thể hiện một cách đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế Phải kiểm tra sơ đồ này ứng với hoạt động của quy trình cả vào ban ngày lẫn ban đêm và những ngày nghỉ Sơ đồ phải được chỉnh sửa cẩn thận sau khi nhận thấy những thay đổi so với sơ đồ gốc.

Bước 6: Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa Nhận diện tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra Những nguy hại được xem xét phải là những nguy hại mà việc xóa bỏ nó hay hạn chế nó đến mức độ chấp nhận được sẽ có tầm quan trọng thiết yếu đến chất lượng an toàn thực phẩm xét theo những yêu cầu đã được đặt ra.

Trang 9

Tiến hành phân tích mối nguy để xác định các biện pháp phòng ngừa kiểm soát chúng Các biện pháp phòng ngừa là những hành động được tiến hành nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt mức độ gây hại của mối nguy đến một mức độ có thể chấp nhận được.

Bước 7: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs

Để xác định các CCPs có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó phổ biến là sử dụng CÂY QUYẾT ĐỊNH Cây quyết định là sơ đồ có tính logic nhằm xác định một cách khoa học và hợp lý các CCPs trong một chu trình thực phẩm cụ thể Rà soát lại các kết quả phân tích mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa đã lập Loại bỏ các mối nguy hại có thể kiểm soát bằng việc áp dụng các phương pháp Các mối nguy còn lại là các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ bằng các phương pháp thì tiến hành phân tích để xác định CCPs.

Bước 8: Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP

Ngưỡng tới hạn là các giá trị được định trước cho các biện pháp an toàn nhằm triệt tiêu hoặc kiểm soát một mối nguy tại một CCP trong suốt quá trình vận hành Mỗi điểm CCP có thể có nhiều ngưỡng tới hạn Để thiết lập chúng, cần căn cứ vào các quy định vệ sinh, an toàn của nhà nước, các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn kiến nghị quốc tế của FAO, WHO, các cứ liệu khoa học, các tài liệu kỹ thuật, các thông số quy trình công nghệ, các số liệu thực nghiệm.

Để đảm bảo các chỉ tiêu cần kiểm soát không có cơ hội vượt ngưỡng tới hạn, cần xác định giới hạn an toàn để tại đó phải tiến hành điều chỉnh quá trình chế biến nhằm ngăn ngừa khả năng vi phạm ngưỡng tới hạn Trong thực tế, đưa ra khái niệm “Ngưỡng vận hành” là giá trị tại đó của chỉ tiêu cần kiểm soát, người điều khiển phải kịp thời điều chỉnh thiết bị hay quy trình để đảm bảo giá trị đó không quá ngưỡng tới hạn Như vậy, ngưỡng vận hành luôn luôn có hệ số an toàn cao hơn ngưỡng tới hạn và có giá trị luôn nằm trong vùng an toàn của ngưỡng tới hạn.

Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP

Giám sát là đo lường hay quan trắc theo lịch trình các thông số của CCP để so sánh chúng với các ngưỡng tới hạn Hệ thống giám sát mô tả phương pháp quản lý sử dụng để đảm bảo cho các điểm CCP được kiểm soát, đồng thời nó cũng cung cấp những hồ sơ về tình trạng của quá trình để sử dụng về sau trong giai đoạn thẩm tra Việc giám sát phải cung cấp thông tin đúng để hiệu chỉnh nhằm bảo đảm kiểm soát quá trình, ngăn ngừa vi phạm các ngưỡng tới hạn.

Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục

Các hành động khắc phục được tiến hành khi kết quả cho thấy một CCP nào đó không được kiểm soát đầy đủ Phải thiết lập các hành động khắc phục cho từng CCP trong hệ thống HACCP để xử lý các sai lệch khi chúng xảy ra nhằm điều chỉnh đưa quá trình trở lại vòng kiểm soát.

Bước 11: Thiết lập các thủ tục thẩm tra

Trang 10

Hoạt động thẩm tra phải được tiến hành nhằm để đánh giá lại toàn bộ hệ thống HACCP và những hồ sơ của hệ thống Tần suất thẩm tra cần phải đủ để khẳng định là hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.

Các phương pháp thẩm tra có thể bao gồm các hệ thống nội bộ, kiểm tra về mặt vi sinh các mẫu sản phẩm trung gian và cuối cùng, tiến hành thêm các xét nghiệm tại những điểm CCP có chọn lọc, tiến hành điều tra thị trường để phát hiện những vấn đề sức khỏe không bình thường do tiêu thụ sản phẩm, cập nhật số liệu từ phía người tiêu dùng sản phẩm Đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP.

Thủ tục thẩm tra bao gồm:

1 Xem xét lại nghiên cứu HACCP và những hồ sơ ghi chép2 Đánh giá lại những lệch lạc và khuyết tật sản phẩm3 Quan sát nếu các điểm CCP còn đang kiểm soát được4 Xác nhận những ngưỡng tới hạn được xác định

5 Đánh giá lại chương trình HACCP và tình hình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.

Bước 12: Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP

Việc lưu giữ hồ sơ có hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hệ thống HACCP Các thủ tục HACCP phải được ghi thành văn bản Việc lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ phải phù hợp với tính chất và quy mô của quá trình hoạt động.

Các loại tài liệu là: phân tích mối nguy, xác định các CCP, xác định ngưỡng tới hạn Các loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ giám sát CCP, hồ sơ về các sai lệch và những hành động khắc phục kèm theo, hồ sơ về hoạt động thẩm tra.

Ngoài các bước nêu trên, để thực thi kế hoạch HACCP hiệu quả thì việc đào tạo nhận thức của công nhân viên trong cơ sở về các nguyên tắc và các ứng dụng hệ thống

HACCP là những yếu tố quan trọng Thông qua việc nâng cao hiểu biết của toàn thể cán bộ công nhân viên về vấn đề chất lượng và hệ thống HACCP sẽ tạo ra sự đồng lòng nhất trí trong quá trình thực hiện HACCP.

B NỘI DUNG

I.Tổng quan về Công ty Acecook1 Giới thiệu về Công ty Acecook

Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành mì ăn liền Việt Nam Tại thị trường nội địa, công ty có quy mô gồm 10 nhà máy sản xuất từ Bắc vào Nam, 6000 nhân viên, với hơn 700 đại lý phân phối, chiếm 51,5% thị phần trong nước Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có các nước thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, Singapore, Cambodia, Lào, Canada

Sự hình thành của công ty: Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao

Trang 11

Lịch sử hình thành:

 Năm 1993: 15/12/1993 thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook

 Năm 1995: 07/07/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh  Năm 1996: 28/02/1996: Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ, Thành lập chi nhánh

Cần Thơ

 Năm 1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu HVNCLC

 Năm 2000: Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo Bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền

 Năm 2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam

 Năm 2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dười nhà máy về KCN Tân BÌnh

 Năm 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xaay dựng nahf máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay

 Năm 2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01) Thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới

 Năm 2010: 07/07/2010 đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất

 Năm 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đạị hàng đàu Đông Nam Á Xếp hạng 81 trong bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Xếp hạng 100 trong bảng xếp hạng V1000 - Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam Giải thưởng Rồng Vàng Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển ngành Công thương" Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng

 Năm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới

2 Tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty Acecook

Là một thành viên của Tập đoàn Acecook, triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam cũng được thiết lập dựa trên triết lý của tập đoàn

Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam “Thông qua con đường ẩm thực để cống

hiến cho xã hội Việt Nam”

Tầm nhìn “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng

lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”

Sứ Mệnh “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE –AN

TOÀN –AN TÂM cho khách hàng”

Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng Những năm gần đây, Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền

3 Thành tích đạt được.

1 12 năm liền đạt danh hiệu hàng việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình

chọn

Ngày đăng: 06/04/2024, 22:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w