1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN học PHẦN MARKETING căn bản CHỦ đề phân tích thực trạng các chính sách marketing của công ty cổ phần acecook việt nam

23 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 725,44 KB

Nội dung

1.1.1.Chính sách sản phẩm:- Khái niệm sản phẩm theo quan điểm Marketing: Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốnđược đưa ra chào bán trên thị trườ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MARKETING CĂN BẢN

CHỦ ĐỀ: Phân tích thực trạng các chính sách Marketing của Công ty cổ phần

Acecook Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

Chương 1 Cơ sở lý luận về các chính sách Marketing trong doanh nghiệp.4 1.1 Các khái niệm từng chính sách theo quan điểm Marketing 4

1.2 Mục tiêu và nội dung của từng chính sách 5

Chương 2 Thực trạng các chính sách Marketing của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam 10

2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam 10

2.2 Giới thiệu về các sản phẩm 12

2.3 Khách hàng mục tiêu 12

2.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường 12

2.5 Thực trạng các chính sách Marketing được áp dụng vào Công ty cổ phần Acecook Việt Nam 12

2.5.1 Chính sách về sản phẩm 12

2.5.2 Chính sách về giá cả 13

2.5.3 Chính sách về phân phối 15

2.5.4 Chính sách về quản bá, truyền thông 16

2.5.5 Chính sách con người, chính sách nhân sự, đào tạo, khuyến khích.16 2.5.6 Chính sách về quy trình, hệ thống, tính chuyên nghiệp 16

2.5.7 Chính sách về triết lý, tư tưởng, văn hóa 16

Chương 3: Đánh giá chung về các chính sách Marketing của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam 18

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 3

Mì ăn liền đã từng có một thời hoàng kim với mức tăng trưởng nóng 20%/năm.Năm 2015, Hiệp hội mì ăn liền thế giới cho biết, mức tiêu thụ sản phẩm này tại ViệtNam đang đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản Theo

đó, tổng sản lượng thị trường trong nước hiện ở mức khoảng hơn 7 tỷ gói/năm

Ngày nay, thị trường mì ăn liền bị chia sẻ rất nhiều,đã qua thời sản xuất rakhông kịp bán Dù sản phẩm có tốt và ngon đến đâu, hình thức có đẹp đến đâu, nếukhông có một chiến lược Marketing mì ăn liền cụ thể, bài bản và mới lạ chắc chắn sẽcầm thua

Cuộc cạnh tranh trên thị trường diễn ra khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Trước hết, phải kể đến Acecook Việt Nam, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này Hảo Hảo nhận danh hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất suốt 8 năm liền, trở thành thương hiệu quenthuộc của gia đình Việt, trong 20 năm qua

Chương 1 Cơ sở lý luận về các chính sách Marketing trong doanh nghiệp

Trang 4

1.1.1.Chính sách sản phẩm:

- Khái niệm sản phẩm theo quan điểm Marketing:

Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốnđược đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng haytiêu dùng

Theo quan niệm này sản phẩm và hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình( các dịch vụ), bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất

- Bộ phận cấu thành: Tên nhãn hiệu, dấu hiệu của nhãn hiệu, dấu hiệu của hàng hóa, quyềntác giả

- Tầm quan trọng của nhãn hiệu:

Trang 5

 Là phương tiện để bảo vệ hợp lý các lợi thế và đặc điểm riêng của sản phẩm

 Khắc họa sản phẩm vào tâm trí khách hàng

 Lợi thế cạnh tranh

 Là phương tiện gọi vốn hữu hiệu và thu hút nhân tài

 Khẳng định đảng cấp chất lượng trước khách hàng

-Có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu:

 Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng có đặc tính khácnhau ít nhiều

 Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty

 Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm

 Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng) do công tysản xuất

-Khi đặt tên cho nhãn hiệu phải đảm bảo bốn yêu cầu:

 Nó phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm

 Nó phải hàm ý về chất lượng sản phẩm

 Nó phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ

 Nó phải khác biệt hẳn với những tên khác

Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm.

-Các lớp bao gói:

 Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

 Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc

 Lớp bao bì vận chuyển

- Vai trò của bao gói:

 Để bảo vệ, giới thiệu và xác định sản phẩm chủng loại

góp phần tạo ra hình ảnh, niềm tin, ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp

 Giúp tạo ra ý niệm của người tiêu dùng về sự cải tiến sản phẩm

-Các quyết định về bao gói

 Xây dựng thống nhất quan niệm về bao gói

 Quyết định về các khía cạnh: Kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày…

 Quyết định về các thông tin trên bao gói về: sản phẩm, phẩm chất sản phẩm, ngày sản xuất, nơi sản xuất, đặc tính sản phẩm, kỹ thuật an toàn sử dụng…

 Quyết định về thử nghiệm bao gói

 Quyết định về chi phí cho bao gói

Trang 6

Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm.

Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm

Bề sâu của danh mục sản phẩm

.Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm

Giá cả được định nghĩa là mối tương quan trao đổi trên thị trường

-Với người mua: Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phảitrả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng dịch vụ đó

Trang 7

-Với người bán: Giá cả là một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận đượcnhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó.

Theo quan niệm của marketing

 Giá là biến số duy nhất của marketing - mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp.Các quyết định về giá luôn gắn với kết quả tài chính của doanh nghiệp

 Thông tin về giá luôn giữ vị trí quan trọng trong việc đề xuất các quyết địnhkinh doanh Quản trị giá được coi là một trọng tâm của quản trị marketing

2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định về giá

2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.1.2 Chiến lược định vị và các biến số khác của marketing - mix

Có thể tóm tắt ảnh hưởng của chiến lược định vị, các chữ P khác đến quyết định giáqua sơ đồ sau:

Chiến lược định vị => Lựa chọn 4Ps => Quyết định về giá

Sơ đồ này đòi hỏi:

 Giá và các chiến lược khác của marketing - mix phải có sự hỗ trợ lẫn nhau

để doanh nghiệp thực hiện được chiến lược định vị và các mục tiêu đã chọn

 Sự lựa chọn về giá phải được đặt trên cơ sở của các sự lựa chọn về các biến

số khác của marketing đã được thông qua

2.1.3 Chi phí

2.1.4 Các nhân tố khác

2.2 Những yếu tố bên ngoài

2.2.1 Đặc điểm của thị trường và cầu

Ảnh hưởng của thị trường và cầu đến giá chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề:

 Thứ nhất, mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu Mỗi mức giá mà doanhnghiệp đưa ra để chào hàng sẽ dẫn đến một mức cầu khác nhau

Trang 8

 Thứ hai, sự nhạy cảm về giá hay độ co giãn của cầu theo giá Sự nhạy cảm

về giá hay độ co giãn của cầu theo giá được sử dụng để mô tả mức độ phản ứng củacầu khi giá bán sản phẩm thay đổi

 Thứ ba, các yếu tố tâm lý của khách hàng khi chấp nhận mức giá

 Phản ứng của đối thủ cạnh tranh về giá

2.2.3 Các yếu tố bên ngoài khác

 Môi trường kinh tế

 Nắm nội dung của các chính sách sản phẩm; phân phối và xúc tiến

 Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của giá gồm: phạm vi và vai trò của giá, sự

hỗ trợ của giá với các chữ P khác trong việc thực hiện chiến lược định vị và mụctiêu của doanh nghiệp

3.3 Xác định cầu ở thị trường mục tiêu

3.3.1 Xác định cầu ở thị trường mục tiêu

 Xác định tổng cầu

 Xác định hệ số co giãn của cầu

3.4 Xác định chi phí phục vụ cho việc định giá

 Xác định các chi tiêu chi phí

 Phân tích mối quan hệ giữa giá thành,sản lượng và mức giá dự kiến

 Tìm kiếm tiềm năng hạ thấp giá thành

3.5 Phân tích sản phẩm và giá cả của đối thủ cạnh tranh

Trang 9

3.6 Lựa chọn phương pháp định giá.

 Phương pháp định giá dựa vào chi phí

 Định giá theo giá trị cảm nhận

 Định giá theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh

 Định giá đấu thầu

3.7 Lựa chọn mức giá cụ thể

4 Các chiến lược về giá

4.1 Xác định giá cho sản phẩm mới

 Chiến lược giá “Hớt phần ngon”

 Chiến lược giá “bám chắc thị trường”

4.2 Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm

 Định giá cho chủng loại sản phẩm

 Xác định giá cho những sản phẩm phụ thêm

 Xác định giá cho sản phẩm kèm theo bắt buộc

4.3 Các chiến lược điều chỉnh mức giá cơ bản

 Định giá 2 phần

 Định giá trọn gói

 Định giá theo nguyên tắc địa lý

 Chiết giá và bớt giá

 Định giá khuyến mại

 Định giá phân biệt

4.4 Thay đổi giá

 Chủ động cắt giảm giá

 Chủ động tăng giá

Trang 11

Chương 2: Thực trạng các chính sách Marketing của doanh nghiệp ……

2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

 Tên: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

 Trụ sở chính: Lô II3, Đường số 11 KCN Tân Bình Phường Tây Thạnh Quận Tân Phú - TP Hồ Chí Minh

- Điện thoại: (028) 38154064 Fax: (028) 38154067

 Email: info@acecookvietnam.com

 Vốn điều lệ: 298,4 tỷ đồng (dữ liệu của VietTimes, tính đến cuối năm 2018)

Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tưvào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook NhậtBản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam ( Vifon) vào ngày 15/12/1993 Kết quảcủa quá trình đầu tư đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam, vào ngày18/01/2008, công ty đã chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần

Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 11 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cảnước Công ty có 7 chi nhánh với hơn 300 đại lý trên toàn quốc và xuất khẩu sang hơn

40 quốc gia: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na

Uy, Cộng Hoà Czech, Nga, Australia, New Zealand, Slovakia, Hàn Quốc, Singapore,Hồng Kông, Đài loan, Malaysia, Campuchia, Nhật, UAE,…

2.2 Giới thiệu về các sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thànhcông ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thịtrường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.Sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồmcác sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, với những thươnghiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Siukay, Bốn Phương,

Số Đỏ,

Hiện Acecook Việt Nam có:

 14 loại mì gói: mì Hảo Hảo, Thế giới mì, mì nấu Maxkay, mì Siukay, mì UdonSưki Sưki, mì Doraemon, mì Đệ Nhất, mì Mikochi, mì Bốn Phương, mì Hảo

100, mì Số Đỏ, mì Good, mì không chiên block, mì Spaghetti Bistro

Trang 12

 11 loại mì tô- ly- khay: Mì ly ăn liền Caykay, mì ly Handy Hảo Hảo, mì lyMeme, Mì ly Modern, mì ly Enjoy, mì xào Táo Quân, mì trộn Today, mì Nhớ,

mì ly mini ăn liền Doraemon, mì ly ăn liền mini Handy Hảo Hảo, mì tô ăn liền

mì trộn Caykay

 8 loại phở- hủ tiếu- bún: Đệ Nhất phở, phở trộn Đệ Nhất, Hủ tiếu khô Nhịpsống hương vị Nam Vang, Hủ tiếu Nhịp sống, Bún Hằng Nga, Phở Xưa & Nay,Phở khô Xưa & Nay, Phở Xưa & Nay Premium

 3 loại miến: Miến trộn Phú Hương, miến Phú Hương, miến Phú Hương YếnTiệc

 Mới đây nhất, Acecook Việt Nam đã cho ra mắt muối chẩm Hảo Hảo và snack

mì Nà Ní

2.3 Khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng mục tiêu của Acecook:

-Độ tuổi: trẻ em từ 6-15 tuổi và khách hàng từ 16-35 tuổi

-Nghề nghiệp: Sinh viên là thị trường mục tiêu lớn nhất mà Mì Hảo Hảo hướng tới,ngoài ra trẻ em, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng cũng là những khách hàngAcecook hướng tới

-Giới tính: cả nam và nữ

-Nơi ở: bất kỳ nơi nào ở Việt Nam đều có thể mua được sản phẩm của Acecook

-Hành vi:

 Lý do mua hàng: Mua thường xuyên phục vụ bữa ăn, tiết kiệm thời gian

 Lợi ích khách hàng tìm kiếm: Chất lượng, ngon, rẻ, tiện lợi

2.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.

Xác định thị trường mục tiêu mì Hảo Hảo

Sinh viên là thị trường mục tiêu lớn nhất mà Mì Hảo Hảo hướng tới, ngoài ratrẻ em, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng cũng là những khách hàng Mì Hảo Hảohướng tới

Mì Hảo Hảo cho ra đời nhiều loại sản phẩm nhằm phục vụ tốt và định vị thương hiệucủa mình không chỉ với khách hàng mục tiêu và còn với cả khách hàng tiềm năng:

 Hảo Hảo chua cay: dành cho những khách hàng thích vị cay và chua, với đủcác hương vị tôm, gà, bò

 Mì xào khô làm thỏa mãn những người thích món mì xào

 Mì hảo hảo hương nấm cung cấp thêm khoáng và protein

 Mới đây cho ra đời Hảo Hảo đậu xanh: bổ sung tinh chất đậu xanh, ngon, bổdưỡng và không sợ nóng

Trang 13

là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng Hảo Hảo Đó nhưmột sự “ tra tấn” đối với người tiêu dùng trong thời gian dài nhưng lại khá hiệu quả.Kết quả là mọi người đều biết tới mì Hảo Hảo biết tới tính năng tiện dụng của nó :

"phục vụ trên 2 tỷ bữa ăn ngon mỗi năm"

2.5 Thực trạng của các chính sách Marketing của doanh nghiệp…

2.5.1 Chính sách về sản phẩm

- Tên nhãn hiệu Công ty Acecook được in trên tất cả các bao bì sản phẩm tạo

sự tin tưởng cho người tiêu dùng

- Nhãn hiệu mì “Hảo Hảo” được in nổi bật với hai màu đỏ-trắng , dễ gọi, dễnhớ, tạo cho người tiêu dùng ấn tượng tốt về sản phẩm và dễ hình dung được về chấtlượng sản phẩm

- Bao bì sản phẩm bằng chất liệu nilon khá chắc chắn, tiện lợi, dễ dàng cất giữ,vận chuyển, hình dáng, màu sắc được thiết kế đẹp mắt, nổi bật, thông tin về sản phẩmđược in rõ ràng, đầy đủ giúp người tiêu dùng tiện tìm hiểu

- Chất lượng sản phẩm: Hương vị mì ngon, phù hợp khẩu vị người Việt, dinhdưỡng trong mỗi gói mì được đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001,ISO14001,HACCP,IFS

- Không ngừng đầu tư nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới phù hợp vớikhách hàng, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nét riêng cho sản phẩm

Ví dụ như sản phẩm mì gói Hảo Hảo: với cái tên dễ nhớ, in đậm trong tâm trí mỗingười dân Việt Nam với hương vị đặc trưng, sợi mì dai, bao bì sặc sỡ, nổi bật, bắtmắt Điểm nổi bật trên bao bì là có hình ảnh bát mì tượng trưng trông rất bắt mắt.Hiện nay dòng sản phẩm mì gói Hảo Hảo đã phát triển đa dạng hơn với 6 hương vị,chiều lòng nhiều khẩu vị ẩm thực khác nhau

Trang 14

2.5.2 Chính sách về giá cả

Các hoạt động khuyến mãi

 Hoạt động thẻ cào may mắn trúng thưởng các phần thưởng có giá trị cao như:điện thoại Smartphone, xe máy, nhiều thùng mì,

 Tổ chức các chương trình phát mẫu dùng thử khi ra sản phẩm mới

 Thưởng sản lượng: mỗi trung gian thương mại khi đặt đủ số lượng (tính theothùng) trên mỗi đơn hàng sẽ được thưởng thêm sản lượng của cùng chủng loạisản phẩm hoặc các sản phẩm khác

 Hợp tác với các hệ thống siêu thị lớn như Big C, Co.opmart, Vinmart, Metrotrong việc tổ chức các chương trình phục vụ khách hàng

2.5.3 Chính sách về phân phối

Acecook quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc,hơn 600 đại lý phân phối hàng trải đều trong cả nước, mỗi khu vực đều có một vănphòng chi nhánh như ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM Sự phát triển mạnh mẽ

Trang 15

của các kênh phân phối, tạo điều kiện cho công ty bán được nhiều hàng và thu lợinhuận lớn.

Mì Hảo Hảo đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau để mangsản phẩm tới người tiêu dùng nhưng chủ yếu vẫn là phân phối theo hệ thống đại lý(bán sỉ ) - doanh nghiệp chọn ra nhiều nhà bán sỉ (đại lý cấp 1 ) và nhiệm vụ của cácnhà bán sỉ này là phân phối xuống các nhà bán sỉ cấp dưới rồi phủ đến các tiệm bán lẻ.Khi khách hàng có nhu cầu, các tiệm bán lẻ sẽ báo lên các nhà bán sỉ và doanh nghiệpnày sẽ cung cấp sản phẩm theo hình thức bán đứt

 Ưu điểm : Vốn đầu tư không cao, phù hợp với những thương hiệu mạnh, đượcthị trường ưa chuộng

 Nhược điểm: Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với sản phẩm (chẳng hạn chấtlượng sản phẩm có vấn đề ), chắc chắn khả năng đẩy hàng xuống các cấp phân phốicủa nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng Mặt khác, do phân phối theo nhu cầu nên sản phẩmđến tay người tiêu dùng sẽ có lúc nhanh, lúc chậm

Ngoài ra kênh phân phối kênh phân phối: Nhà sản xuất = > nhà bán lẻ = > người tiêudùng Cũng được công ty Acecook chú trọng để tiêu thụ mì Hảo Hảo

Ngày đăng: 18/01/2022, 12:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w