- Tạo sự tương thích đúng: tạo ra sự ưu đải tốt hơn tới các đồng minh vì thông thường mỗi công ty dù là ai cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình.Để tối đa hoá lợi nhuận của tổng thể thì:
2. Nhà cung cấp của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn
2.1 Nhà cung cấp trong chuỗi: Các hộ nông dân với Trang trại trồng mía 2.1.1 Nhận định chung 2.1.1 Nhận định chung
Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn Có nguồn nguyên liệu tập trung ổn định là thế mạnh lớn nhất của đường Lam Sơn. Công ty có nguồn nguyên liệu
tập trung, diện tích ổn định 15,000 – 16,000 ha liên tục trong 5 năm gần nhất. Nguyên nhân chính do công ty có công suất ép mía cao, có khả năng tiêu thụ hết số mía từ nông dân. Do vậy, người dân không phải phá mía khi giá xuống. Bên cạnh đó, các cây công nghiệp khác cũng không dễ dàng tìm được đầu ra trong khu vực và giá cũng biến động như cao su, sắn, nên về cơ bản, diện tích mía của LSS được xem là rất ổn định.
Mặt khác, giá mua mía ở miền Bắc thường thấp hơn miền Nam do các
công ty đường quy mô nhỏ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thường tranh nhau mua mía khiến mặt bằng giá bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, giá mua mía của LSS cao hơn so với công ty trong khu vực như mía đường Sông Con, mía đường Việt Nam – Đài Loan.
Các hộ nông dân trông mía trong vùng, hiện tại có khoảng 35.000 hộ nông dân (trên địa bàn các huyện phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, khoảng 15.000 – 20.000 ha) cung cấp nguyên liệu mía cho Công ty và tổ chức thành công Hiệp hội mía đường Lam sơn, đại diện cho người nông dân, người trồng mía và nhà máy để điều phối và bảo vệ lợi ích của người nông dân. Hiện Hiệp hội mía đường Lam Sơn có 800 hội viên.
Rất quan trọng vì là nguồn cung cấp nguyên liệu mía đầu vào duy nhất cho Công ty. Sự ổn định của vùng nguyên liệu mía, năng suất và chất lượng mía có ý nghĩa sống còn đối với cả chuỗi cung ứng. Vấn đề này đã được Công ty mía đường Lam Sơn nhận thức nhưng sự nhận thức trong cả chuỗi vẫn chưa được rõ ràng. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, điệp khúc “thiếu nguyên liệu” diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam.
* Đặc điểm:
- Sản xuất nhỏ lẻ (trung bình 0.3 – 0.5 ha/hộ, sản lượng mỗi hộ trung bình 30 – 40 tấn mía/vụ);
- Đa số diện tích trồng mía đều trên đồi, sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết;
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật: giống mới, kỹ thuật canh tác, thu hoạch tiên tiến còn rất nhiều hạn chế;
- Năng suất chưa cao (khoảng 60 tấn/ha), sản lượng toàn vùng nguyên liệu dao động khoảng 900.000 tấn/năm.
- Quan hệ chặt chẽ với Công ty CP mía đường Lam Sơn, thông qua các chính sách hỗ trợ của Công ty (về giống, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, …), các hợp đồng tiêu thụ nông sản được ký kết giữa Công ty và từng hộ hàng năm (ký từ khoảng tháng 9-10 năm trước) về việc thu mua mía và Hiệp hội mía đường Lam Sơn nhằm hài hòa lợi ích của cả người trồng mía và doanh nghiệp để cùng phát triển.
Công ty tự cung cấp 35% - 40% lượng mật rỉ cho hoạt động sản xuất cồn,
còn lại phải mua từ các công ty khác nên nhà máy này luôn hoạt động dưới công suất. Để thu được 1 lít cồn cần 3.5 - 4kg rỉ đường mía. Theo ước tính của SBS, với khoảng 900,000 tấn mía hàng năm, LSS tự cung cấp được khoảng 31,500 tấn rỉ mật dùng để sản xuất 9 triệu lít cồn, ~ 35% công suất. Nếu công ty có thể thu mua đủ lượng mật rỉ để sản xuất cồn, nhà máy này sẽ mang lại lợi nhuận rất cao. Với giá 1kg mật rỉ khoảng VND1,600/kg (đã bao gồm chi phí vận chuyển), giá thành sản xuất 1 lít cồn sau khấu hao khoảng VND6,200 – 7000 (trong trường hợp hoạt động 75% công suất như 2008). Với giá bán cồn ở mức VND10,000/lít, nhà máy này có thể mang lại lợi nhuận hàng năm khoảng VND50 tỷ.
2.2 Những khó khăn trong quá trình sản xuất nguồn nguyên liệu: 2.2.1 Vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp
- Đây là một bài toán khó, đau đầu cho hiệp hội mía đường Việt Nam, trong đó có công ty mía đường Lam Sơn. Sở dĩ như vậy vì :Thu nhập từ cây mía
của người nông dân quá thấp . Hầu hết các nhà máy sản xuất đường ở các tỉnh- thành đều kêu cứu lên Bộ NN-PTNT cũng như UBND các tỉnh về việc sớm phê duyệt, điều chỉnh vùng trồng mía để họ yên tâm sản xuất, tránh tình trạng bấp bênh như lâu nay dẫn đến tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu. Do các vùng trồng mía nhiều năm không được đầu tư cơ giới hóa để cày lật, cải tạo đất khiến độ phì nhiêu giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất. Hiện nay người trồng mía không còn mặn mà với cây mía do năng suất thấp, thu nhập kém hơn nhiều so với trồng các loại cây khác. Điều này khiến người nông dân chặt bỏ cây mía để trồng những loại cây khác có thu nhập cao hơn như cà phê, điều, cây ăn quả...
2.2.2 Đường ngoại sẽ tràn về
Gần đây, giá đường trên thị trường tăng khá cao (có loại tăng gần cả ngàn đồng/kg) nên đường nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc có cơ hội tràn về. Giám đốc Công ty Mía đường Lam S¬n cho biết giá đường nhập lậu bày bán tại khu vực An Giang, Cần Thơ chỉ có 10.400 đồng/kg, còn giá đường trong nước tại Cần Thơ khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Công ty Đường Bến Tre, cho biết tại chợ Gò (Campuchia), nơi tập trung mặt hàng đường Thái Lan để “đánh” về VN, loại ngon nhất chưa tới 9.500 đồng/kg nên giới buôn lậu dùng ô tô, tàu thủy chở về VN tiêu thụ khá nhiều.
Dự báo giá đường thế giới sẽ tiếp tục giảm, khi đó các nhà nhập khẩu sẽ tăng lượng hàng nhập lên gấp nhiều lần.
2.3 Một số giải pháp
- Cần đầu tư thật nhiều cho khoa học công nghệ, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
- Cây mía hiện nay có sức cạnh tranh yếu nên việc gắn kết nông dân với nhà máy đường trong mối liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông) cần phải chặt chẽ hơn nữa.
- Cần phải tập trung chỉ đạo quyết liệt việc đầu tư áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh để nâng nhanh năng suất và chất lượng mía. Phải xác định đây là giải pháp cơ bản, đảm bảo cho các nhà máy đủ nguyên liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của ngành mía đường. Nếu cần thiết có thể thành lập Ban chỉ đạo phát triển mía nguyên liệu; xã hội hoá việc nhân và sản xuất mía giống. Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ đầu tư, cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất vốn đầu tư, kinh doanh cho các dự án này...
- Cần có chính sách điều tiết vĩ mô về giá đường, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ đường, từng bước nâng cao và ổn định giá cả sản phẩm mía đường
nội địa, nhằm giúp người trồng mía an tâm sản xuất, giữ vững và phát triển diện tích trồng mía.