Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi cung ứng ngành sữa Việt Nam - Lựa chọn DN trong chuỗi cung ứng làm trọng tâm nghiên cứu Công ty sữa VINAMILK.doc (Trang 33 - 34)

- Tạo sự tương thích đúng: tạo ra sự ưu đải tốt hơn tới các đồng minh vì thông thường mỗi công ty dù là ai cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình.Để tối đa hoá lợi nhuận của tổng thể thì:

1.1Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn

c) Lĩnh hội mô hình bốn trụ cột của sự hoàn hảo trong chuỗi cung ứng.

1.1Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Thương hiệu LASUCO - Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. LASUCO đã bước sang năm thứ 28,

chặng đường lịch sử hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm thử thách cùng cả những dấu ấn và thành công.

Thời kỳ 1980 – 1988: Năm 1980 nhà máy bắt đầu xây dựng, thời

gian xây dựng kéo dài hơn 5 năm, năm 1986 nhà máy đi vào sản xuất, đây là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới. Nhà máy thiếu vốn, nguyên liệu không đủ 5% công suất, hơn 600 công nhân không có việc làm, nhà máy đứng bên bờ vực phá sản, đã nhiều lần bàn tới việc phá dỡ chuyển đi nơi khác.

Thời kỳ phát triển 1989 – 1999: Đây là thời kỳ mười năm sáng tạo

đổi mới từ Nhà máy phát triển thành Công ty. Nhà máy đã phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ hợp tác của các nhà khoa học, đặc biệt là bắt đầu từ việc xác định gắn bó với dân, dựa vào dân, giúp nông dân giải quyết 3 cái khó, 3 cái thiếu là vốn, kỹ thuật, thị trường, vùng nguyên liệu được phát triển bền vững. Hiệp hội mía đường Lam Sơn, một mô hình kinh tế hợp tác mới liên kết giữa nông nghiệp gắn với công nghiệp, liên kết các thành phần kinh tế, tạo ra một mô hình liên minh Công – Nông – Trí thức, làm sống dậy cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía rộng, xanh tươi trù phú trên phạm vi 97 xã, 4 nông trường thuộc 9 huyện phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá. Sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất, văn hoá xã hội của nông dân, công nhân được cải thiện và ngày càng nâng cao, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn vùng Lam Sơn được đổi mới. Công ty trở thành mô hình tiêu biểu về liên minh Công – Nông. Năm 1999 Công ty và Tổng giám đốc Lê Văn Tam (nay là Chủ tịch HĐQT) được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

Thời kỳ 2000 – 2007: Ngày 06/12/1999 Thủ tướng Chính phủ quyết

định chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ ngày 01/01/2000, vốn điều lệ ban đầu: 186 tỉ đồng, đặc biệt là nông dân trồng mía cũng được mua cổ phần (22,5%), đây là lần đầu tiên ở nước ta người nông dân tham gia làm chủ doanh nghiệp. Hơn 8 năm qua sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân tăng từ 18-20% năm,

lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập của người lao động, cổ tức đều tăng, vượt các mục tiêu đề ra.

Các Nhà máy đường, Nhà máy cồn được đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, ngành nghề kinh doanh được mở rộng. Thương hiệu LASUCO được vang xa và in đậm trên thương trường trong nước và ngoài nước, được Nhà nước khen tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý và các giải thưởng lớn của quốc gia, quốc tế.

Trụ sở chính với diện tích 46 héc ta tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng đất Lam Sơn lịch sử. Phía Đông giáp quốc lộ 15A và cách 4 km là sân bay quân sự Sao Vàng. Phía Tây giáp Đường Hồ Chí Minh, cách 3 km là đập Bái Thượng, cách 12 km là công trình thuỷ lợi thuỷ điện Hồ Cửa Đặt. Phía Bắc là Sông Chu, cách 3 km là Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Phía Nam theo đường Hồ Chí Minh cách 22 km là khu du lịch sinh thái quốc gia Bến En.

Ngày 09/01/2008: Công ty đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là LSS. Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng. Có vùng nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sở hữu 1.200 héc ta đất, trong đó có 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 triệu lít/năm lớn nhất Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, CNLĐ trên 1 nghìn người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14,90%, 100% công nhân được đào tạo nghề, trên 50% là thợ bậc cao.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi cung ứng ngành sữa Việt Nam - Lựa chọn DN trong chuỗi cung ứng làm trọng tâm nghiên cứu Công ty sữa VINAMILK.doc (Trang 33 - 34)