Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

38 493 0
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007 2.1. Ngành Da - Giầy Việt Nam 2.1.1.Bối cảnh chung ngành Da - Giầy Việt Nam Ngành Da - Giầy Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế nước ta phát triển. Da - Giầy là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành Da - Giầy đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động hàng năm. Hiện nay ngành Da - Giầy Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, thế nhưng 90% sản phẩm của giầy da Việt Nam là hàng gia công.Kim ngạch xuất khẩu của ngành Da - Giầy vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm.Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện nay ngành này đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về thương hiệu, chiến lược phát triển và mất dần lợi thế. Các doanh nghiệp nội địa ngành Da - Giầy Việt Nam đang ba bất lợi lớn: Thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Thứ hai là tiềm lực khoa học công nghệ chưa mạnh nên không sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các Công ty liên doanh nước ngoài là chủ yếu.Và cuối cùng là công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3.Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành Da - Giầy đều thuộc về các Công ty lớn của Trung Quốc, Đài Loan…đặt tại Việt Nam.Theo Bộ Công Thương, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ sản xuất để xuất khẩu. Ngoài ra trong số 30% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào sản xuất giầy da thì tới 70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhuận đích thực do ngành này mang lại không lớn.Và chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng dạng FOB. Giầy vải vốn là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đang bị hàng của Trung Quốc chiếm chỗ và Việt Nam hiện đang xuất khẩu chủ yếu là hàng thể thao, giầy dép, hài đi trong nhà. Hiện nay, giầy Trung Quốc chiếm phần lớn là giầy thể thao( bằng vải hoặc bằng cao su đúc nguyên khối), kế đến là giầy thời trang giả da lót simili và một số ít dép xốp đi trong nhà bằng cao su mềm(EVA). Mặc dù hàng Trung Quốc chất lượng thật sự không cao nhưng với tốc độ mẫu mới ra liên tục, đủ màu sắc mà giá lại mềm nên đã thu hút được người tiêu dùng. Điểm yếu của các Công ty sản xuất giầy Việt Nam là chưa sự định hướng rõ rệt, chưa tạo được dấu ấn cho thương hiệu của mình dẫn đến người tiêu dùng nhận thức khá mơ hồ về các thương hiệu. Công ty cổ phần Long Sơn là một doanh nghiệp trẻ của ngành Da - Giầy Việt Nam cũng đang được rất nhiều thuận lợi và phải đối mặt với không ít những thách thức do sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Để thể đứng vững và không ngừng phát triển, Công ty đang tiếp tục duy trì và hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ nhất định. Thuận lợi và khó khăn của ngành Da - Giầy Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần Long Sơn nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới và khu vực: 2.1.1.1. Thuận lợi: - Được EU dành cho thuế ưu đãi GSP, sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam bán tại các nước EU mức giá cạnh tranh ( do thuế nhập khẩu thấp hơn các nước trong khu vực ). Lợi thế này các đối tác với Việt Nam đang hưởng lợi nhiều hơn chính các doanh nghiệp Việt Nam. - Nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng giá trị của đồng EURO. - Chất lượng sản phẩm giầy dép của Việt Nam phù hợp và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong các nước EU. - Các nước EU mở rộng tạo thêm nhiều hội để các doanh nghiệp Da – Giầy Việt Nam xuất khẩu sang EU ( với chính sách đồng nhất của EU được thực thi từ tháng 5/2004 ). - Các lợi thế khác từ mối quan hệ Việt Nam – EU , giữa các doanh nghiệp Da – Giầy Việt Nam với các nhà nhập khẩu EU ( quan hệ trực tiếp và thông qua đối tác EU ). 2.1.1.2.Khó khăn, thách thức: - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trong thời gian qua. Hiện tại chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của EU ( khi vượt qua 25%, EU sẽ biện pháp mạnh để hạn chế ). - Sức ép do Trung Quốc gia nhập WTO, hiện tại sản lượng giầy dép của Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường EU rất lớn với mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả rất cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu nhanh ( tuy chất lượng không được đảm bảo như giầy dép sản xuất tại Việt Nam. Khi chính thức Trung Quốc được thực thi các quy định của WTO ( sau năm 2005 ), các lợi thế đã tăng lên nhiều và các sản phẩm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn. - Những hạn chế do phương thức gia công, các doanh nghiệp Việt Nam ít quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng EU để nắm bắt xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và những biến động của thị trường theo thời gian nhằm chiến lược kinh doanh thích hợp. - Hạn chế về khả năng tự thiết kế, ra mẫu chào hàng, chủ động cân đối các điều kiện cho sản xuất ( từ nguồn vật tư trong nước ) và khả năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu ( về tiêu chuẩn sản phẩm, về môi trường và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ). - Các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu EU xem xét không cho phép được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế quan ( GSP ), đặc biệt các đối tác sẽ di dời sản xuất tới các quốc gia lợi thế xuất khẩu hơn trong khu vực. 2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng Da – Giầy Việt Nam - Việt Nam chiếm vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu hàng giầy dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, với kim ngạch đạt trên 2,6 tỷ USD trong năm 2004, tăng gần 15% so với năm 2003. Và năm 2005, ngành Da - Giầy Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 470 triệu đôi giáy dép với tổng kim ngạch xuất khẩu ngành đạt 3,3 tỷ USD. Năm 2005, Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu với Nhật, Nga, các nước Đông Nam Á, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi. - Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành này trong vài năm gần đây đạt khá cao. Việt Nam hiện là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép. Trong đó, 20% lượng giầy dép nhập khẩu của EU là từ Việt Nam, chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành với trên 200 triệu đôi năm 2002, đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu Da - Giầy Việt Nam 2001-2006 ĐVT: Triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị xuất khẩu 1500 1600 1800 2250 2700 3039 3550 (Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam) Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại trong tháng 10 năm 2006 đạt 280,9 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành 10 tháng đầu năm 2006 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2005. Năm 2006, tình hình sản xuất kinh doanh của toàn ngành nhiều biến động so với năm 2005, một phần do 3 tháng đầu năm 2006, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc ít đơn hàng hơn do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá các loại giầy mũ từ da xuất xứ Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu vào các nước EU, một phần do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, sức ép của quá trình hội nhập ngày càng gia tăng, cùng với việc phải đáp ứng nhiều yêu cầu của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế (yêu cầu về cải thiện sở hạ tầng và môi trường làm việc, đáp ứng các tiêu chuẩn về nhãn mác, yêu cầu hạn chế các hoá chất độc hại trong sản phẩm, yêu cầu thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và yêu cầu thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế .). Tuy nhiên, các biến động lớn nhất là thị trường và cấu sản phẩm, cụ thể: Theo đề án phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 2002-2010 đã được Bộ Công nghiệp( nay là Bộ Công Thương ) trình Chính phủ phê duyệt, để đạt được mục tiêu trên, ngành Da - Giầy sẽ cần phải đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng từ đây đến năm 2005 và 14.000 tỷ đồng giai đoạn 2005-2010. Với chiến lược phát triển này, ngành Da - Giầy dự kiến sẽ sản xuất được khoảng 50% nguyên liệu cho sản xuất giầy vào năm 2005 và tăng lên 80% vào năm 2010. Các chuyên gia của ngành này cho biết, mặc dù đến 90% sản lượng xuất khẩu nhưng lợi nhuận thu về từ ngành Da - Giầy chỉ đạt ở mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn gia công hàng cho các đối tác nước ngoài. Nguyên vật liệu sản xuất trong ngành Da - Giầy (chiếm đến 80% giá trị gia tăng của sản phẩm) hiện nay đang là khâu yếu nhất của ngành Da - Giầy Việt Nam, trong đó đặc biệt là khâu chế biến da, nguyên liệu chính cho ngành sản xuất giầy. Các loại giầy như giầy thể thao, giầy nữ là những mặt hàng Việt Nam đang lợi thế cạnh tranh do thị trường tiêu thụ lớn. Thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp trong ngành song nhiều biến động do ảnh hưởng vụ kiện, sức mua và cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc nhiều vào các đối tác đặt hàng, hợp tác sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng đáng kể. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 37%. Thị trường Hoa kỳ được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, các doanh nghiệp chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi VN chính thức gia nhập WTO. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa kỳ, các doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng (Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giầy tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu. Thị trường Nhật vẫn là thị trường yêu cầu chất lượng cao và khó tính, hiện tại kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào Nhật chiếm tỷ trọng rất thấp và khó khả năng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới đây. Để xâm nhập thị trượng này, các doanh nghiệp phải sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất, sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu, đồng thời sản xuất các loại giầy chất lượng cao. Thị trường Mêhicô, tuy chiếm tỷ trọng không lớn (Năm 2005 đạt 105,257 triệu USD), song dấu hiệu sẽ bị kiện phá giá do tốc độ xuất khẩu từ Việt Nam vào Mehicô tăng nhanh, giá cả thấp (các doanh nghiệp và đối tác tranh thủ xuất khẩu qua thị trường này để vào Hoa Kỳ và các nước lân cận với lợi thế ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)). Các thị trường khác (như Đông Âu, các nước Nam Phi .) đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm khảo sát và tìm hiểu, song hạn chế của thị trường này là khâu thanh toán, rủi ro cao. Hàng Việt Nam khó thể cạnh tranh với Trung Quốc về mặt giá cả trên hầu hết các thị trường. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của nước ta cần đặc biệt chú trọng những sản phẩm chất lượng cao để tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công nghiệp( nay là Bộ Công Thương ), giá trị gia tăng trong xuất khẩu mặt hàng này còn thấp (bình quân khoảng 25%) do phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào theo đơn hàng của các tập đoàn lớn. Vấn đề này đòi hỏi ngành trong năm 2005 và những năm tới phải những giải pháp nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước cao hơn. Ngoài ra, các thị trường khác như Nhật Bản, Đông Âu và Nam Phi cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp trong ngành đang hướng tới. Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những giải pháp tích cực để đề suất và kiến nghị Uỷ ban Châu Âu xem xét lại quyết định áp thuế càng sớm, càng tốt, đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp trong ngành Da - Giầy Việt Nam, đặc biệt trong quá trình hội nhập. 2.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 2.2.1.Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn được tổng hợp và đánh giá qua Bảng 2.2: Bảng 2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 ĐVT: 1000VNĐ Stt Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1 Doanh thu thuần 28.922.489 27.318.568 41.315.412 0,94 1,51 2 Giá vốn hàng bán (CPSX) 24.665.639 23.741.178 34.154.054 0,96 1,44 3 Chi phí quản lý kinh doanh 4.225.857 3.402.416 6.911.551 0,805 2,03 4 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30.993 174.973 249.807 5,76 1,43 5 Thuế TNDN phải nộp 8.678 49.992 69.946 5,76 1,399 6 Lợi nhuận sau thuế 22.315 125.981 179.861 5,04 1,43 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Công ty cổ phần Long Sơn) Từ bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn ta thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực song lại chưa ổn định. Cụ thể là: - Doanh thu thuần năm 2006 giảm 6% so với doanh thu thuần năm 2005 tương ứng với số tiền giảm là 1.603.921.000VNĐ, nhưng đến năm 2007 doanh thu thuần lại tăng 51% so với năm 2006 tương ứng với số tiền tăng lên là 13.996.844.000VNĐ. - Giá vốn hàng bán năm 2006 giảm 4% so với giá vốn hàng bán năm 2005 tương ứng với số tiền giảm là 924.461.000VNĐ, giá vốn hàng bán năm 2007 lại tăng 44% so với giá vốn hàng bán năm 2006 tương ứng với số tiền tăng lên là 10.412.876.000VNĐ. - Chi phí quản lý năm 2006 giảm 19,5% nhưng năm 2007, khoản chi phí này lại tăng lên 103% so với chi phí quản lý năm 2006 tương ứng với số tiền tăng lên là 3.509.135.000VNĐ. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn năm 2006 tăng lên tới mức 476% so với năm 2005 tương ứng với số tiền tăng lên là 144.580.000VNĐ, năm 2007 khoản lợi nhuận này tăng lên 43% so với năm 2006 tương ứng với số tiền tăng là 74.834.000VNĐ. - Khoản đóng góp của Công ty cổ phần Long Sơn vào Ngân sách Nhà nước tăng từ 8.678.000VNĐ (2005) lên đến 48.992.000VNĐ(2006) và 69.946.000VNĐ(20070, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đóng góp một phần làm tăng GDP của nước ta. - Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 và 2007 đều tăng lên cụ thể là: năm 2006 tăng 404% so với năm 2005 tương ứng với số tiền tăng lên là 102.666.000VNĐ, năm 2007 tăng 43% so với năm 2006 tương ứng với số tiền tăng lên là 53.880.000VNĐ. Về hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng giầy dép các loại thì doanh thu thuần chiếm 7,69% so với tổng doanh thu thuần(2005), chiếm 93% so với tổng doanh thu thuần( 2006), chiếm 73,5% so với tổng doanh thu thuần(2007). Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giầy dép của Công ty chiếm 56,1% năm 2005, 33,2% năm 2006 và 57,2% năm 2007 so với tổng lợi nhuận của Công ty. Từ đó, ta thể thấy doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giầy dép chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty. Tuy nhiên, Công ty chủ yếu nhận đặt hàng gia công các sản phẩm giầy dép từ đối tác nước ngoài nên còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập nguyên, phụ liệu cho hoạt động sản xuất của Công ty và do đó lợi nhuận thu được tuy đã tăng nhưng chưa cao, hoạt động sản xuất chưa thực sự ổn định. Hoạt động xuất khẩu giầy dép các loại là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh giầy dép chiếm tới 56,12% ( năm 2005), 33,22% ( năm 2006 ), và chiếm 57,23% trong tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty.Dưới đây là bảng tình hình xuất khẩu của Công ty: Bảng 2.3.Tình hình xuất khẩu giầy dép của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: Đôi Stt Thị trường tiêu thụ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Đức 1.155.032 903.318 1.042.843 2 Pháp 69.540 27.999 70.458 3 Bỉ 3.828 12.663 15.354 4 Canada 16.544 15.856 15.844 5 Hà Lan 161.071 110.328 81.980 6 Đan Mạch 12.837 22.517 2.706 7 Italia 264.937 205.191 170.844 8 Thụy Điển 74.592 74.881 144.924 9 Anh 16.791 52.700 6.300 10 Các nước khác 289.418 446.060 605.120 ( Nguồn: Phòng Xuất – Nhập khẩu Công ty cổ phần Long Sơn ) Trong thời gian qua, Công ty cổ phần Long Sơn vẫn duy trì việc xuất khẩu giầy dép sang các nước thuộc thị trường châu Âu ( EU ) và không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước ngoài khối Liên minh EU. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu lớn của Công ty cổ phần Long Sơn vẫn là thị trường các nước như Đức, Anh. Tuy nhiên, sản lượng giầy dép xuất khẩu sang các nước không đều qua các năm, do sự biến động về số lượng giầy dép ký kết trong hợp đồng với các đối tác nước ngoài và do sự biến động về giá cả nguyên, phụ liệu cho hoạt động gia công. Biểu 2.1; 2.2; 2.3 sẽ cho ta thấy sản lượng giầy dáp xuất khẩu sang thị trường các nước của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007: Biểu 2.1.Sản lượng giầy dép tiêu thụ trên thị thường các nước của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 -2007 Tại thị trường các nước Anh, Đức, Pháp vẫn được Công ty duy trì và mở rộng, tuy nhiên thị trường Bỉ, Canada và Đan Mạch vẫn chưa được chú trọng. Sản lượng giầy dép xuất khẩu sang các nước này chỉ chiếm khoảng 0,7 – 1,2% so với tổng sản lượng xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường châu Âu. [...]... tiếp với đối tác chủ yếu là Công ty Thực nghiệp Lữ Việt: Sơ đồ 2.1.Kênh phân phối hiện tại của Công ty cổ phần Long Sơn Công ty cổ phần Long Sơn Công ty Thực nghiệp Lữ Việt Nhà bán buôn nước ngoài Nhà bán lẻ Người tiêu dùng So sánh kênh phân phối của Công ty cổ phần Long Sơn với kênh phân phối của Công ty giầy Thụy Khuê: Sơ đồ 2.2.Kênh phân phối của Công ty giầy Thụy Khuê Công ty giầy Thụy Khuê nhập khẩu... Đôi/năm Công ty cổ phần Long Sơn 2.3000.000 Công ty Cổ phần Da – Giầy Việt Nam 3.500.000 Công ty XNK Da giầy 3.000.000 Công ty TNHH – SXKD giầy Quốc Bằng 7.000.000 Công ty cổ phần đầu tư – SX giầy Thái Bình 8.500.000 ( Nguồn: Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam và Công ty Cổ phần Long Sơn) Biểu 2.5.Sản lượng tiêu thụ trung bình của một số Công ty trong ngành Da - Giầy Việt Nam Thị phần tương đối của Công ty cổ phần. .. Phòng Kế toán – Tài vụ của Công ty cổ phần Long Sơn) Từ bảng số liệu trên ta biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa giá trị tài sản và giá trị nguồn vốn của Công ty cổ phần Long Sơn như sau: Biểu đồ 2.3.Tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Long Sơn 2.2.2.2.Nguồn nhân lực Lực lượng lao động trong Công ty cổ phần Long Sơn phần lớn là lao động trẻ, nhiệt tình, sáng tạo nhưng nếu phân theo trình độ giáo... sự Công ty cổ phần Long Sơn) Từ bảng số liệu về lao động của Công ty ta Biểu 2.4 cho thấy cấu lao động của Công ty cổ phần Long Sơn thay đổi từ năm 2005 đến năm 2007 như sau: Biểu 2.4.Biểu đồ cấu lao động trong Công ty cổ phần Long Sơn Theo bảng và biểu đồ trên ta thấy: Hện tại số nhân lực trình độ đại học, sau đại học trong Công ty cổ phần Long Sơn chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng số công. .. thêm năng lực tác nghiệp của Công ty • Biểu trưng văn hóa: Công ty cổ phần Long Sơn chưa thương hiệu riêng cho mình và cho sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Công ty • Khẩu hiệu trong Công ty cổ phần Long Sơn được vẽ bằng sơn màu đỏ trên nền hai bên tường màu trắng ở tòa nhà hành chính của Công ty với nội dung: “ Quyền lợi của chúng ta nằm trong sự phát triển của Công ty Vượt khó – Sáng tạo – Năng. .. Long Sơn so với ba đối thủ cạnh tranh tương đối mạnh: • Thị phần tương đối so với Công ty cổ phần Đầu tư – SX giầy Thái Bình = Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty cổ phần Long Sơn/ Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty cổ phần Đầu tư – SX giầy Thái Bình = 2.300.000/8.500.000 = 0,2706 Thị phần tương đối so với Công ty TNHH – SXKD giầy Quốc Bằng = Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty cổ. ..2.2.2 .Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố nội lực 2.2.2.1.Nguồn lực vật chất và tài chính Nguồn lực vật chất của Công ty cổ phần Long Sơn không chỉ biểu hiện ở hệ thống phân xưởng, nhà máy của Công ty mà còn được biểu hiện thông qua số lượng máy móc, thiết bị được sử dụng vào hoạt động sản xuất, gia công sản phẩm giầy dép các loại của Công ty: Bảng 2.4 Tình hình... Công ty cổ phần Long Sơn/ Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty TNHH – SXKD giầy Quốc Bằng = 2.300.000/7.000.000 = 0,328 • Thị phần tương đối so với Công ty giầy Thượng Đình • = Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty cổ phần Long Sơn/ Sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty giầy Thượng Đình = 2.300.000/6.800.000 = 0,338 Bảng 2.11.Sản lượng tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Thực hiện... xuất, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua Giai đoạn 2005 – 2007, Lọi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, xuất khẩu giầy da nói riêng của Công ty cổ phần Long Sơn đều tăng, cụ thể là: Bảng 2.14.Lợi nhuận của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 ĐVT: VNĐ Thực hiện Chỉ tiêu 2005 sau thuế 2007 22.315.000... ngoại Bảng 2.8.Một số mẫu giầy của Công ty cổ phần Long Sơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành Da - Giầy Giầy tây Sandal thể thao Công ty Biti’s Long Sơn Công ty giầy Thượng Đình (1) Khoản Mục Công ty cổ phần (2) (3) Giầy thể thao 2.2.3.2 .Cạnh tranh bằng giá cả Chiến lược giá cả cũng đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty cổ phần Long Sơn Mặc dù nó chỉ hiệu quả . hội nhập. 2.2 .Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 2.2.1 .Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 – 2007. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007 2.1. Ngành Da - Giầy Việt

Ngày đăng: 04/10/2013, 20:20

Hình ảnh liên quan

Từ bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn ta có thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh  của Công ty đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực song lại chưa ổn định - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

b.

ảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn ta có thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực song lại chưa ổn định Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.4 .Tình hình máy móc thiết bị của Công ty tính đến 31/12/2007 - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

Bảng 2.4.

Tình hình máy móc thiết bị của Công ty tính đến 31/12/2007 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.5.Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình của Công ty cổ phần Long Sơn tính đến 31/12/2007 - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

Bảng 2.5..

Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình của Công ty cổ phần Long Sơn tính đến 31/12/2007 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.6 .Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

Bảng 2.6.

Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.8.Một số mẫu giầy của Công ty cổ phần Long Sơn so với các doanh nghiệp khác trong  ngành Da - Giầy - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

Bảng 2.8..

Một số mẫu giầy của Công ty cổ phần Long Sơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành Da - Giầy Xem tại trang 20 của tài liệu.
Do Công ty giầy Thụy Khuê quyết định hình thức xuất khẩu là trực tiếp nên kênh phân phối của Công ty cũng được thiết kế sao cho Công ty có thể trực tiếp xuất khẩu sản phẩm giầy dép các loại cho Nhà nhập khẩu nước ngoài - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

o.

Công ty giầy Thụy Khuê quyết định hình thức xuất khẩu là trực tiếp nên kênh phân phối của Công ty cũng được thiết kế sao cho Công ty có thể trực tiếp xuất khẩu sản phẩm giầy dép các loại cho Nhà nhập khẩu nước ngoài Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.11.Sản lượng tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2005- 2007 - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

Bảng 2.11..

Sản lượng tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2005- 2007 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Theo bảng số liệu trên ta có biểu đồ sản lượng giầy dép tiêu thụ phân theo chủng loại sản phẩm của Công ty từ năm 2005 đến năm 2007 như sau: - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

heo.

bảng số liệu trên ta có biểu đồ sản lượng giầy dép tiêu thụ phân theo chủng loại sản phẩm của Công ty từ năm 2005 đến năm 2007 như sau: Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.14.Lợi nhuận của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công  ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005

Bảng 2.14..

Lợi nhuận của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan