Chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các hoạt động....liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -Tiểu luận môn:
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG (Học kỳ III nhóm 3 năm học 2020 – 2021)
Đề tài: Phân tích sự đồng bộ của chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thủy Sinh viên thực hiện: Phan Minh ÁnhMã sinh viên: A38811
Số điện thoại: 0986107778Email: aminh3978@gmail.com
HÀ NỘI – 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -Tiểu luận môn:
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG (Học kỳ III nhóm 3 năm học 2020 – 2021)
Đề tài: Phân tích sự đồng bộ của chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thủy Sinh viên thực hiện: Phan Minh ÁnhMã sinh viên: A38811
Số điện thoại: 0986107778Email: aminh3978@gmail.com
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ SỰ ĐỒNG BỘ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng………
2 Sự đồng bộ của chuỗi cung ứng………
II PHÂN TÍCH SỰ ĐỒNG BỘ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO VIỆT NAM 1 Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam………
2 Thực trạng chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam hiện nay………
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Từ đầu thập niên 1990s đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Ngành lúa gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng bắt đầu từ cột mốc lịch sử năm 1989, khi mà Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 1 triệu tấn gạo ngay năm đầu tiên xuất hiện trở lại trên thị trường gạo thế giới với vị thế là nước xuất khẩu sau khi kết thúc tình trạng thiếu lương thực trong một thời kỳ dài trước đó Song, vị thế cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn thường xuyên đứng sau Thái Lan với một khoảng cách khá xa Mặt khác, gạo cũng là một trong 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng xét về hiệu quả đóng góp của ngành hàng này cho nền kinh tế thì vẫn còn nhiều hạn chế.
Sản xuất lúa toàn quốc được phân bố trên 6 vùng kinh tế cơ bản Trong đó, 3 vùng lúa quan trọng là Đồng bằng Sông Hồng; khu vực Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền Trung; và Đồng bằng Sông Cửu Long (52,8% sản lượng) Về thời vụ, sản xuất lúa được phân bố đều 3 vụ trong năm Vụ Đông Xuân (thu hoạch từ tháng 02 đến tháng 04) là vụ chính có qui mô lớn nhất (năm 2009 chiếm 41,1% diện tích và 48,1% sản lượng) và chất lượng lúa tốt nhất trong năm Vụ Hè Thu (thu hoạch từ tháng 06 đến tháng 08) có quy mô lớn thứ hai (năm 2009 chiếm 31,7% diện tích và 28,7% sản lượng), nhưng do thu hoạch vào giữa mùa mưa mà công tác xử lý sau thu hoạch chưa tốt nên chất lượng lúa kém nhất trong năm Vụ mùa (thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12) có chất lượng lúa tốt tương đương vụ Đông Xuân, nhưng có qui mô nhỏ nhất (năm 2009 chiếm 27,2% diện tích và 23,2% sản lượng) Trong giai đoạn 1990 – 2010, việc gia tăng diện tích canh tác lúa không liên tục, chỉ lên đến đỉnh điểm vào năm 2000 rồi sau đó giảm dần đi (thực tế diện tích canh tác lúa năm 2010 đã giảm bớt 380.000 ha so với năm 2000) Nhưng hoạt động thâm canh đã mang lại kết quả rất tích cực, liên tục trong 20 năm diện tích gieo trồng lúa tăng bình quân 1,1%/năm; năng suất lúa tăng bình quân 2,6%/năm, tương ứng từ 3,2 tấn/ha năm 1990 lên 5,3 tấn/ha năm 2010 (đặc biệt trong đó, năng suất lúa vụ Đông Xuân của Đồng bằng Sông Cửu Long đạt từ 10 – 12 tấn/ha); dẫn đến sản lượng lúa đã tăng hơn 2 lần trong cùng kỳ, từ mức 19,2 triệu tấn năm 1990 lên đến 40 triệu tấn vào năm 2010, nhịp độ tăng bình quân đạt 3,7%/năm.
Trang 5Từ đầu năm 2020 đến nay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ do dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã khiến cho ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức Tuy nhiên, nhờ chủ động các phương án ứng phó phù hợp, cùng những nỗ lực trong tái cơ cấu nông nghiệp nên sản xuất lúa gạo của Việt Nam năm 2020 đã đạt được kết quả tích cực, đánh dấu một năm với nhiều thắng lợi.
Nhưng tại tới thời điểm hiện tại, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2021 đạt gần 3,6 triệu tấn, trị giá 1,937 tỷ USD; giảm 10,6% về lượng và giảm 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Xuất khẩu gạo sụt giảm do tác động từ dịch bệnh và phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ, dẫn tới giá xuất khẩu hiện ở mức thấp nhất trong vòng 16 tháng qua.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục đích:
Trên cơ sở phân tích sự đồng bộ của chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam 2.2 Nhiệm vụ:
Thứ nhất: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và sự đồng bộ của chuỗi cung ứng Thứ hai :Phân tích sự đồng bộ của chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam Thứ ba: Đề xuất giải pháp
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ SỰ ĐỒNG BỘ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng:
a Khái niệm chuỗi cung ứng :
Trang 6Chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các hoạt động liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.Chuỗi cung ứng không chỉ là hệ thống bao gồm các doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối sản phẩm mà còn bao gồm hệ thống kho vận, hệ thống bán lẻ và khách hàng của nó Trong quá trình vận hành của chuỗi, đòi hỏi các nhà phân phối phải gia tăng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, như vậy các nhà phân phối đóng vai trò là nhân vật chủ chốt có đặc quyền trong việc làm chủ dòng thực tế và dòng thông tin trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng dần trở thành một nhân tố cốt lõi để doanh nghiệp vận hành tốt và phát triển
Khái niệm về chuỗi cung ứng của Christopher (1992) được phát biểu như sau: “Một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua các liên kết trên (upstream) và liên kết dưới (downstream) bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng”
Dưới góc độ D M Lambert, M C Cooper và J D Pagh (1998), “Chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau”.
Theo Beamon (1999), chuỗi cung ứng là quá trình tích hợp trong đó nguyên vật liệu được sản xuất thành sản phẩm cuối cùng và giao cho khách hàng thông qua hệ thống phân phối, bán lẻ hoặc cả hai.
Dưới quan điểm của nhóm nghiên cứu thì “Chuỗi cung ứng là một tập hợp các hoạt động của tất cả các “mắt xích” tham gia chuỗi như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho, các công ty cung cấp dịch vụ, và các cửa hàng bán lẻ, để sản phẩm được sản xuất và phân phối đúng như mong muốn của khách hàng và tổ chức” Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và nó liên quan đến dòng thông tin nhất định về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp Chuỗi cung ứng bao gồm chuỗi cung ứng đầu vào và chuỗi cung ứng đầu ra:
- Chuỗi cung ứng đầu vào hay còn gọi là hoạt động cung ứng là quá trình đảm bảo NVL, máy móc thiết bị, dịch vụ…cho hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả.
- Chuỗi cung ứng đầu ra là quá trình đảm bảo sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, làm người tiêu dùng hài lòng với mức giá hợp lý và các dịch vụ đi kèm, đảm bảo lợi nhuận cao cho tổ chức/doanh nghiệp.
Trang 7b Cấu trúc của chuỗi cung ứng :
- Các bộ phận của chuỗi cung ứng (3 bộ phận) Thượng nguồn (upstream supply chain)
• Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp của họ (có thể là các nhà sản xuất khác, các nhà lắp ráp…) và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp (lớp 2) • Trong phần thượng lưu của chuỗi cung ứng, hoạt động chủ yếu là mua sắm (procurement) Trung lưu (internal supply chain): Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty để chuyển các đầu vào thành các đầu ra, các hoạt động chủ yếu là quản lý thu mua, sản xuất và quản lý hàng lưu kho.
Hạ lưu (downstream supply chain): Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng.
- Một hệ thống quản trị chuỗi cung cấp gồm tối thiểu gồm 3 yếu tố sau:
Nhà cung cấp: các công ty bán sản phẩm hay dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm, ….
Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng các nguyên liệu đầu vào dựa trên các quy trình công nghệ hiện đại hay thủ công để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Khách hàng: người sử dụng sản phẩm do đơn vị sản xuất làm ra.
Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản Mỗi thành phần là một nhóm chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng.
1 Sản xuất:
Các công việc cần quan tâm là: Sản xuất cái gì, làm như thế nào để tạo ra sản phẩm và vào lúc nào Việc sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất cũng là việc cần được quan tâm trong giai đoạn này Các nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
2 Vận chuyển
Đây là một bộ phận quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo sản xuất được kịp thời Câu hỏi cần đặt ra: Làm thế nào để đưa hàng hóa ở giai đoạn sản xuất đến khách hàng, và thời gian sẽ như thế nào.
Làm thế nào để vận chuyển hàng hóa?
Trang 8Có 6 phương thức cơ bản: • Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
• Đường sắt: rẻ, thời gian trung bình nhưng địa điểm giao nhận bị giới hạn.
• Đường biển: rẻ nhưng thời gian vận chuyển dài, về địa điểm giao nhận thường bị giới hạn • Đường hàng không: nhanh nhưng giá thành cao
• Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, về loại hàng hoá vận chuyển bị giới hạn chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh….
• Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá chỉ dành cho hàng hóa là chất lỏng, chất khí
3 Tồn kho
Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Số lượng tồn kho thể hiện hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu tồn kho ít đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm sản xuất ra và ngược lại
4 Định vị
Chính là việc các nhà quản trị sẽ xác định xem sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu là nơi tiêu thụ tốt nhất.
Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
5 Thông tin
Thông tin chính là thành phần không thể thiếu, là cơ sở để ra quyết định cho hệ thống quản lý cung ứng SCM Thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác và ngược lại Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lựa chọn những thông tin cần thiết nhiều nhất có thể.
c Các thành viên của chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng là chuỗi gồm nhiều thành phần tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, được xây dựng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.Các thành viên trong chuỗi bao gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà vận chuyển, kho vận, nhà phân phối, khách hàng… là một hệ thống liên quan, kết nối và có liên hệ chặt chẽ với nhau.Cụ thể hơn ta có thể goi đó là những công ty gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết như về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin Nhà sản xuất Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản
Trang 9phẩm, bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và sản xuất bán thành phẩm, thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ và cũng bao gồm những tổ 18 chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác Một mô hình chuỗi cung ứng giản đơn nhiều khi chỉ bao gồm 3 thành phần: Nhà cung cấp, công ty sản xuất và khách hàng như mô hình sau:
Hình 1: Chuỗi cung ứng giản đơn (Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh- 2010)
Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nó là đơn vị trung gian kết nối giữa hãng và các đại lý, hay hiểu đơn giản là họ lấy hàng từ nhà cung cấp (là các hãng) và sau đó bán buôn với số lượng lớn hơn nhà bán lẻ cho các đại lý Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa vào kho, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng bằng cách cung cấp thông tin kĩ thuật, hay dịch vụ bảo hành nếu có cho các mặt hàng này.
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kĩ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.
Trang 10Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.
Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp dịch vụ là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kĩ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng bao gồm hậu cần, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm và công nghệ thông tin Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
Một chuỗi cung ứng phức tạp và mở rộng hơn sẽ bao gồm nhiều đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng hơn, ví dụ như mô hình chuỗi cung ứng dưới dây:
Trang 11
Hình 2: Cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng (Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh- 2010)
Trang 122 Sự đồng bộ của chuỗi cung ứng :
a Đồng bộ chuỗi cung ứng là gì?
“Đồng bộ hóa chuỗi cung ứng là một hệ sinh thái gồm các đối tác dữ liệu hợp tác, được kết nối, nhờ đó thông tin được thu thập, phân tích và sử dụng trong thời gian thực Tất cả các bên liên quan trong lộ trình quan trọng có được khả năng hiển thị chính xác, xác định điểm yếu, hợp lý hóa quy trình và giảm thiểu rủi ro”.
Trong các chuỗi cung ứng truyền thống, mỗi trạng thái trong chuỗi có xu hướng tách biệt và không có sự kết nối Dẫn đến kết quả là các sự tương tác giữa các tổ chức và giữa các chức năng trong các tổ chức đó bị trễ làm gia tăng thêm bằng hàng dự trữ, kéo dài thời gian giao hàng, khả năng phản ứng thấp và tổng chi phí cao.Để khắc phục những vấn đề này, chuỗi cung ứng cần phải hoạt động như một mạng lưới đồng bộ - không phải là một tập hợp các hoạt động riêng biệt.Từ đó ta có thể suy ra rằng đồng bộ hóa chuỗi cung ứng là mỗi giai đoạn, mỗi thành phần trong chuỗi được kết nối với nhau và tất cả các yếu tố đó “cùng hành quân theo cùng tiếng trống hiệu lệnh”.
Thách thức đối với quản lý logistics là tìm ra những cách thức để đáp ứng được yêu cầu thực tế của khách hàng đặt ra mà không làm tăng chi phí Có thể phải đánh đổi (TRADE OFFS) nhưng mục tiêu phải là cải thiện hiệu quả chi phí chuỗi cung ứng Nguyên tắc cơ bản của đồng bộ hóa là đảm bảo rằng tất cả các thành phần của chuỗi hoạt động như một, và do đó phải có sự xác định trước các yêu cầu liên quan và tính kỷ luật cuả kế hoạch phải đặt lên hàng đầu Trong chuỗi cung ứng đồng bộ, việc quản lý dòng nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng.
Ví dụ: thay vì cung cấp một loạt các đơn hàng nhỏ cho khách hàng thì nên ưu tiên gộp các đơn đặt hàng này lại với nhau.
b Cơ sở của sự đồng bộ chuỗi cung ứng
Trang 13Đồng bộ hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi việc thu thập, phân tích và sử dụng thông tin phải diễn ra trong thời gian thực để cho phép quản lý vòng đời của trật tự đường dẫn quan trọng với độ chính xác cao nhằm giảm thiểu rủi ro để:
nhà cung cấp có thể tổ chức nguyên liệu thô và lập kế hoạch sản xuất trong khoảng thời gian thực tế và được định lượng
các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần có thể xác định các yêu cầu vận chuyển một cách chắc chắn
các trung tâm phân phối có khả năng hiển thị để tiếp nhận và lập kế hoạch, tối ưu hóa lao động và dự trữ
trình tối ưu hóa tầng cửa hàng hiểu được thời điểm sản phẩm đến hạn cửa hàng bộ phận tài chính biết chắc chắn khi nào nên kích hoạt các khoản thanh toán và tiền tệ phòng hộ, v.v.
Về bản chất, tất cả những người tham gia trong chuỗi cung ứng phải làm việc cùng nhau, biết sự đóng góp của họ có mối liên hệ với nhau Chúng ta đang sống trong một thế giới. nơi mà việc hoàn thành đơn hàng hoàn hảo đang rất được mong đợi, nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi tất cả những người tham gia trong chuỗi cung ứng hoạt động đồng bộ với nhau - điều cốt yếu là sự đồng bộ
c Điều kiện thực hiện đồng bộ chuỗi cung ứng
Trong khi việc hoàn thành đơn hàng hoàn hảo có lẽ được coi là vị trí dẫn đầu, thế giới chuỗi cung ứng đi kèm với nhiều biến số như một vòng đua F1.
Cung cấp tất cả thông tin bạn cần trong thời gian ngắn là cách duy nhất để hoạch định chiến lược của bạn được thực hiện một cách chủ động và dẫn đầu đối thủ bằng cách giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra khi có điều gì đó không mong muốn phát sinh Cách tốt nhất để duy trì sự đồng bộ hóa là thiết lập một hệ thống chuỗi cung ứng được số hóa để cung cấp khả năng hiển thị từ đầu đến cuối
Có năm bước chính để đạt được mức độ đồng bộ hóa này:
Trang 141 Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và tham gia 2 Thiết lập khả năng hiển thị đầy đủ
3 Thu thập và phân tích thời gian thực và dữ liệu đáng tin cậy 4 Theo dõi, quản lý và thực thi
5 Đo lường, sửa sang lại, thiết kế lại
Không cần thiết phải làm mọi thứ cùng một lúc Chiến lược tốt nhất là tiến hành theo từng giai đoạn bằng cách triển khai quy trình đồng bộ hóa trong các giai đoạn bắt đầu với các bộ phận ít kháng cự nhất trong chuỗi cung ứng Tương tự như trong một cuộc đua F1, khi lịch trình dừng pit không cứng nhắc mà được thay đổi theo nhu cầu của cuộc đua, một chuỗi cung ứng nhanh nhẹn cần tận dụng sức mạnh của giao tiếp rõ ràng để thời gian và đồng bộ hóa giảm thời gian dẫn đầu.
Chiến lược là một trong những thành phần thiết yếu của cả cuộc đua và chuỗi cung ứng Cả hai đều bao gồm một tập hợp các quy trình phải được giám sát trong thời gian gần thực tế Sử dụng các luồng thông tin rộng lớn có thể được sử dụng để phát triển, duy trì, đo lường và điều chỉnh các thông số trong chuỗi cung ứng trong các điều kiện thay đổi đảm bảo việc ra quyết định diễn ra một cách chắc chắn.
Các nhà vô địch không chỉ giành chiến thắng bằng cách có các đội tốt nhất tại chỗ, mà cuối cùng bằng cách tận dụng độ tin cậy của xe, kỹ năng và khả năng phán đoán bẩm sinh của họ, và khả năng thích ứng với những thay đổi chiến thuật trong cuộc đua Chỉ những người giỏi nhất mới có thể thành công!
II PHÂN TÍCH SỰ ĐỒNG BỘ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO VIỆT NAM
1 Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam
a Các thành viên của chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam :
Trong một thời gian dài, lúa là một cây trồng đóng vài trò chiến lược trong an ninh lương thực của Việt Nam Trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ đã nỗ lực tăng sản lượng lúa gạo trước là cho thị trường nội địa và sau đó là thị trường xuất khẩu Từ năm 1993, Việt Nam
Trang 15trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới Năm 2015, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 28 triệu tấn Tăng sản lượng và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm qua phần lớn dựa vào sản xuất lúa chất lượng thấp và xuất khẩu thông qua hình thức hợp đồng song phương giữa hai chính phủ ở thị trường châu Á, châu Phi, và Trung Đông với giá bán thấp Cùng với giảm giá thành sản xuất, chính sách này đã đưa Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng.
Sinh kế của hơn 15 triệu nông dân nhỏ lẻ dựa vào nguồn thu từ cây lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; tuy nhiên con số này đang giảm dần Ở An Giang, thu nhập bình quân hàngtháng của hộ nông dân từ cây lúa là 100 đô-la (tương đương với 2,2 triệu đồng), chỉ bằng 1/5 thu nhập của hộ trồng cà phê ở Tây nguyên (theo Oxfam đăng trên Thời báo Kinh Tế 2014)
b Sơ đồ chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam
Khảo sát về chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam (nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp tại khu vực phía Nam) có thể thấy 2 mô hình xuất khẩu gạo cơ bản như sau:
Sơ đồ 1: Mô hình A (Thu mua gạo – xuất khẩu)
Doanh nghiệp thu mua gạo nguyên liệu (gạo xô) từ thương lái để tái chế ra gạo
Trang 16thành phẩm xuất khẩu Theo mô hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho các hợp đồng G2G và các thị trường có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình như Philippines, Indonesia, Cuba, Châu Phi… Quy cách gạo thường khó đảm bảo độ thuần chủng nên giá không cao.
Đặc điểm kinh doanh của mô hình:
Gạo nguyên liệu chuyển đến doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều cấp hàng sáo Không truy xuất được nguồn gốc gạo nguyên liệu Chất lượng gạo không ổn định Qui trình chế biến gạo qua 2 giai đoạn (two process system).
Vận chuyển xuất khẩu theo xà lan đường sông tải trọng từ 100 – 1.000 tấn đến cảng Sài Gòn Gạo được đóng bao 25 – 50 kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Sơ đồ 2: Mô hình B (Đầu tư vùng lúa chuyên canh – xuất khẩu)
Doanh nghiệp xây dựng vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để xuất khẩu Theo mô hình này, gạo được cung ứng cho các thị trường có nhu cầu gạo cao cấp như Hongkong, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và giá gạo xuất khẩu (5% tấm) thường cao hơn giá gạo cùng phẩm cấp của mô hình A khoảng 40 USD (tại thời điểm khảo sát tháng 9/2011) Đây là xu hướng chuyển dịch cơ bản của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở các tỉnh phía Nam hiện nay Đặc điểm kinh doanh của mô hình:
Vùng nguyên liệu gieo trồng giống lúa cho gạo thơm đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp.
Kiểm soát được chất lượng và giống gạo tại nguồn cung cấp, gạo đồng nhất
Trang 17Cơ giới hóa các khâu thu hoạch, vận chuyển, dự trữ, xay xát theo qui trình khép kín (one process system), tỷ lệ hao hụt thấp.
Thực hiện chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra cũng thuận lợi, hiệu quả hơn Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều và qui mô diện tích đất canh tác phải
b Diện tích gieo trồng, thu hoạch
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến ngày 15/6, diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước đạt 3.006,7 nghìn ha, bằng 99,4% vụ đông xuân năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.086,6 nghìn ha, bằng 99%; các địa phương phía Nam đạt 1.920,1 nghìn ha, bằng 99,7% Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân của cả nước ước tính đạt 68,3 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước Các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1.846,2 nghìn ha lúa hè thu, bằng 105,6% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.448,7 nghìn ha, bằng 104,7% Đến nay có 147,7 nghìn ha diện tích lúa hè thu sớm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã cho thu hoạch, chiếm 10,2% diện tích xuống giống c Tình hình sâu, dịch bệnh, thời tiết
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vào cuối tháng 4.
• Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 2.991 ha (tăng 416 ha so với kỳ trước, giảm 3.853 ha so với cùng kỳ năm trước), phòng trừ 2.554 ha