1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn nguyên lý cơ bản logistics và quản lý chuỗi cung ứng phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị t mart 1

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Porter- một giáo tại đại học Havard viết năm 1980 cho rằng lợi thế cạnh tranh là thuật ngữ lợi thế cạnh tranh đề cập đến khả năng đạt được những thành tựu ở cấp độ cao hơn những người kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -Tiểu luận môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG (Học kỳ III nhóm 3 năm học 2022 – 2023)

Đề tài:

Phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thủy

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trước đây, những hoạt động mua bán chủ yếu được người dùng chọn phương thức online trong đại dịch Covid 19 nhưng trong vài năm gần đây khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, xã hội đã quay trở lại bình thường và nhiều người tiêu dùng đã quay trở lại với hình thức mua sắm trực tiếp tại siêu thị và cửa hàng Chính vì thế, việc tìm kiếm cửa hàng, siêu thị uy tín và chất lượng nhằm đáp ứng cho việc mua sắm của mọi người là rất cần thiết Hiện nay trên thị trường, chúng ta có thể thấy có khá nhiều chuỗi cửa hàng siêu thị như Coopmart, Winmart,…

Chuỗi siêu thị T-Mart là một trong những chuỗi siêu thị lâu đời và uy tín tại Việt Nam Với hơn 100 cửa hàng phủ đều khắp cả nước, T-Mart đã trở thành địa điểm mua sắm quen thuộc của hàng triệu người tiêu dùng.

Với phương châm đưa tới tận tay khách hàng những thực phẩm chất lượng với giá cả phải chăng, T-mart đã gây dựng được lòng tin yêu và sự tín nhiệm từ phía người dùng Không chỉ là nơi bán các hàng hoá cơ bản về lương thực, đồ dùng điện tử hay là áo quần, T-mart đã đưa đến cho khách hàng một giải pháp mua sắm tiện lợi với hàng loạt ưu đãi đi kèm với chính sách vận chuyển, giao nhận sản phẩm tận nơi cùng với dịch vụ hỗ trợ khách hàng ân cần.

Với việc thường xuyên cập nhật công nghệ mới nhất trong ngành hàng gia dụng cùng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, T-mart đã trở thành lựa chọn lý tưởng của tất cả gia đình Việt Hãy tới tham quan những cửa hàng của T-mart để có thêm trải nghiệm mua sắm tiện ích và an tâm!

Mục tiêu nghiên cứu

1 Xây dựng cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, hoạt động logistic và lợi thế cạnh tranh như khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng, hoạt động logistic và quản lý hoạt động logistic, lợi thế cạnh tranh về chi phí và giá trị,… 2 Phân tích tác động của hoạt động logistic đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung

ứng siêu thị T-mart.

3 Dựa vào những gì đã nghiên cứu về hoạt động logistic của chuỗi cung ứng siêu thị T mart đưa ra giải pháp và khuyến nghị.

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG

ỨNG 1

1.1.Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh 1

1.1.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí 1

1.1.2 Lợi thế cạnh tranh về giá trị 2

1.1.3 Lợi thế cạnh tranh tập trung( trọng tâm hóa) 2

1.2.Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng 2

1.2.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng 2

1.2.2 Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng 3

1.3.Các vấn đề dành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng 5

1.3.1 Khái niệm cạnh tranh thông qua chuỗi cung ứng 5

1.3.2 Các vấn đề dành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 5

1.3.3 Các vấn đề dành lợi thế cạnh tranh của các thành viên trong chuỗi 6

CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SIÊU THỊ T- MART 8

2.1.Giới thiệu về siêu thị T-Mart 8

2.2.Thực trạng chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 11

2.2.1 Thực trạng hướng đến hình thành chuỗi cung ứng của siêu thị T-Mart 11

2.2.2 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại T-Mart 12

2.2.3 Thực trạng chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart trong mùa dịch Covid- 19 12

2.3.Thực trạng về lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 13

2.3.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 13

Trang 4

2.3.2 So sánh lợi thế cạnh tranh về chi phí giữa T-Mart và Co.op Mart 15

2.3.3 Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 16

2.3.4 So sánh lợi thế cạnh tranh về giá trị của T-Mart và Co.op Mart 19

3.1.2 Tăng cường liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp, các nhà phân phối, các

doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ bổ trợ

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNGỨNG

1.1 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh

Theo cuốn “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” của Michael E Porter- một giáo tại đại học Havard viết năm 1980 cho rằng lợi thế cạnh tranh là thuật ngữ lợi thế cạnh tranh đề cập đến khả năng đạt được những thành tựu ở cấp độ cao hơn những người khác trong cùng lĩnh vực hoặc thị trường thông qua các khả năng và nguồn lực.

Theo Michael Porter, các tổ chức, doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ bằng hai cách: lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt Lợi thế chi phí có nghĩa là một tổ chức hay một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống hoặc tương tự như các đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn Lợi thế khác biệt hóa là khi một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ vượt trội hơn so với những đối thủ cạnh tranh của mình.

Cũng trong cuốn “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”, ông đã xác định ba chiến lược mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng để cạnh tranh Những chiến lược này có thể áp dụng được cho các tất cả doanh nghiệp, tổ chức, dù cho dựa trên sản phẩm hay dịch vụ Michael Porter đã gọi những chiến lược này là chiến lược phổ quát Trong đó bao gồm chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hóa( chiến lược giá trị) và chiến lược tập trung Những chiến lược này tạo ra để cải thiện và đạt lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

1.1.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Lợi thế cạnh tranh về chi phí, hay còn gọi là dẫn đầu về chi phí là khả năng sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ với chi phí thấp hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác Nếu doanh nghiệp, tổ chức có thể sản xuất cùng một sản phẩm, dịch vụ có cùng chất lượng, nhưng lại có giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì điều này sẽ mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ, doanh nghiệp khác trên thị trường Người dẫn đầu về chi phí có thể định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn đạt được mức lợi nhuận bằng với đối thủ cạnh tranh Nếu các doanh nghiệp trong cùng một ngành định giá tương tự cho các sản phẩm của họ, thì người dẫn đầu chi phí có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn do có chi phí thấp hơn Nếu doanh nghiệp không thể tạo ra lợi nhuận đủ lớn, Michael Porter đưa ra kiến nghị rằng doanh nghiệp, tổ chức nên tìm kiếm những cơ sở có chi phí về nhân công, cơ sở sản xuất và nguyên vật liệu thấp hơn Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể sản xuất sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn so với chi phí sản xuất của những đối thủ cạnh tranh khác.

Trang 6

1.1.2 Lợi thế cạnh tranh về giá trị

Lợi thế giá trị đạt được khi sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt với sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Trong cuốn sách “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”, Michael Porter đưa ra khuyến nghị các doanh nghiệp, tổ chức nên làm cho những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trở nên thu hút hơn, khác biệt hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác Các doanh nghiệp, tổ chức cần tư duy nghiên cứu, phát triển và đổi mới liên tục nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới có tính đột phá, sáng tạo và cạnh tranh hơn Những cải tiến này còn có thể bao gồm cả khả năng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ chất lượng cao, tốt hơn cho khách hàng Nếu khách hàng cảm nhận thấy sản phẩm, dịch vụ có sự khác biệt so với sản phẩm hay dịch vụ thông thường thì người tiêu dùng sẽ sẵn lòng chi trả với một số tiền cao hơn để có được những lợi ích, quyền lợi này.

1.1.3 Lợi thế cạnh tranh tập trung( trọng tâm hóa)

Trong cuốn Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” của Michael Porter còn đề cập đến một khái niệm khác đó là cạnh tranh tập trung hay còn có tên khác là cạnh tranh trọng tâm hóa Đó những chiến lược của doanh nghiệp khi họ nhắm vào một số khách hàng mục tiêu hơn là cố gắng nhắm tới mục tiêu là toàn bộ mọi người Chiến lược tập trung chủ yếu được áp dụng đối với những doanh nghiệp nhỏ bởi vị họ có thể không có nhiều nguồn lực hoặc cơ hội để nhắm tới mục tiêu là toàn bộ khách hàng, toàn bộ mọi người Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này chủ yếu tập trung vào khách hàng của họ và các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đem lại có thể giúp thay đổi cuộc sống của khách hàng Trong phương pháp này, một số tổ chức, doanh nghiệp cũng sẽ để người tiêu dùng trở thành người cung cấp đầu vào cho sản phẩm, dịch vụ của chính tổ chức, doanh nghiệp đó.

1.2 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng

1.2.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng hay Supply chain là một hệ thống các tổ chức bao gồm con người, thông tin, dữ liệu và những nguồn lực liên quan tới quá trình chuyển giao sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay sản xuất đến người tiêu dùng Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc biến đổi những tài nguyên thiên nhiên, vật liệu và các bộ phận trở thành một sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để có thể giao tới người tiêu dùng cuối cùng Trong mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, những sản phẩm đã sử dụng có thể tái nhập trở lại chuỗi cung ứng tại bất cứ thời điểm nếu giá trị còn lại có thể tái chế được Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị.

Trang 7

Thuật ngữ chuỗi cung ứng luôn đi liền với khái niệm quản trị chuỗi cung ứng có sự liên quan chặt chẽ với một hàng hoá nhất định Tất cả hàng hoá đều có một chuỗi cung ứng nhất định và có những đặc trưng khác nhau về hệ thống tổ chức và cách thức quản lý Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP) đã định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng như sau: Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ những hoạt động lập kế hoạch và quản trị liên quan đến chuỗi cung ứng như thầu, chuyển đổi và những hoạt động quản trị logistic Quan trọng không kém, quản trị chuỗi cung ứng còn bao gồm việc phối hợp là kết nối với những bên đối tác như là các bên cung ứng, bên trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng.

1.2.2 Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng

Trong bất cứ chuỗi cung ứng nào cũng đều có sự liên kết của những công ty với các chức năng khác nhau Ở dạng cơ bản nhất thì một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm một công ty, nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Các thành viên chính của một chuỗi cung ứng là những nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào, nhà sản xuất và nhà phân phối, các nhà bán lẻ và những người tiêu thụ cuối Hỗ trợ cho những công ty là các nhà cung cấp dịch vụ cần thiết cho hoạt động trong những lĩnh vực: Logistics (hậu cần - vận chuyển, giao nhận ), tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm và công nghệ thông tin,…

Ảnh 1 Minh họa các thành viên trong chuỗi cung ứng

Nhà cung ứng: là đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào cần thiết để tiến hành tạo ra sản phẩm hay dịch vụ của một chuỗi cung ứng Những nhà máy sản xuất có

Trang 8

thể mua nguyên liệu từ nhiều nhà cung ứng khác nhau và những nhà cung ứng này cũng có thể nhận nguyên vật liệu từ những nhà cung cấp khác nữa.

Trang 9

Nhà sản xuất: là những doanh nghiệp trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm hay dịch vụ hoàn chỉnh từ nguyên vật liệu đầu vào và những bộ phận lắp ráp từ các doanh nghiệp khác sản xuất ra để tạo thành những sản phẩm, dịch vụ của riêng mình.

Nhà phân phối bán buôn là những công ty, doanh nghiệp chuyên tiếp nhận một khối lượng hàng hoá với lưu lượng lớn từ kho nhà sản xuất và sau đó vận chuyển đến tay khách hàng Đối với các nhà sản xuất thì nhà phân phối là nơi điều tiết và cân bằng cung cầu trên thị trường thông qua việc tích trữ hàng hóa, đồng thời thực hiện công tác tìm kiếm, phục vụ và chăm sóc khách hàng Trong vài trường hợp, nhà phân phối còn đảm nhiệm thêm chức năng quản lý hệ thống hàng lưu kho, quản lý và kiểm kê kho hàng, phân phối hàng hóa, cũng đồng thời kiêm luôn dịch vụ bảo hành Có những trường hợp nhà phân phối chỉ phải thực hiện chức năng trung gian, đưa hàng hóa, sản phẩm từ tay nhà sản xuất đế tay khách hàng Đối với khách hàng, các nhà phân phối là đơn vị thực hiện chức năng “thời gian và địa điểm”, bằng cách giao hàng hóa đến tay khách hàng mọi lúc mọi nơi mà khách hàng yêu cầu.

Nhà bán lẻ là những doanh nghiệp, đơn vị mua hàng thông qua những nhà phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất rồi bán số lượng ít hơn tới khách hàng tiêu dùng cuối Họ có thể nắm bắt được các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mà mình phục vụ và tiếp cận Các nhà bán lẻ sử dụng nhiều cách nhằm thuyết phục khách hàng tới địa điểm bán của mình cũng như làm cho hàng hóa đa dạng, phong phú hơn, giá cả hợp lý và phục vụ tận tình chu đáo tạo cảm giác tiện lợi khi mua sắm, …

Khách hàng: là bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào thực hiện hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ Khách hàng là thành phần trung tâm của toàn bộ chuỗi cung ứng và mọi hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu từ khi khách hàng thực hiện đơn đặt hàng cho tới khi khách hàng hoàn tất thanh toán đơn đặt hàng Sự hài lòng của khách hàng là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một chuỗi cung ứng Khách hàng có thể là người dùng cuối - mua sản phẩm, dịch vụ với mục đích sử dụng, nhưng cũng có thể là mua sản phẩm, dịch vụ và kết hợp chúng với những sản phẩm khác, sau đó bán lại cho các khách hàng khác Ngoài ra trong chuỗi cung ứng có thể có nhà cung cấp dịch vụ: đây là các cá nhân hay công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối hay nhà bán lẻ và khách hàng Đó có thể là công ty cung cấp dịch vụ vận tải hay dịch vụ lưu kho hàng, hay các công ty tài chính đưa ra những dịch vụ cho vay, phân tích tín dụng, thu hồi các đơn

Trang 10

hàng hết hạn,… cũng có thể là công ty chuyên về phân tích dữ liệu, marketing, bán quảng cáo, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ khách hàng như tư vấn pháp lý, tư vấn quản trị… và ngoài

Trang 11

ra còn có nhiều công ty khác cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu.

Một doanh nghiệp có thể tham gia vào một hay nhiều chuỗi cung ứng Trong chuỗi cung ứng này các doanh nghiệp có thể đảm nhận vai trò khách hàng của một hay nhiều nhà cung ứng, nhưng cũng có khi trở thành nhà cung ứng của những doanh nghiệp khác trong những chuỗi cung ứng khác Chuỗi cung ứng liên kết các thành viên trong mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau.

1.3 Các vấn đề dành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng

1.3.1 Khái niệm cạnh tranh thông qua chuỗi cung ứng

Cạnh tranh thông qua chuỗi cung ứng (Supply Chain Competitiveness) đề cập đến việc tận dụng những hoạt động và lợi thế trong chuỗi cung ứng để tăng ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Điều này liên quan đến việc tối ưu thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh và qua đó tạo ra sự khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh.

1.3.2 Các vấn đề dành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng là một hệ thống phức tạp gồm các bước từ việc sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng Để đạt được lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần xem xét và giải quyết một số vấn đề quan trọng sau:

Hiệu quả chi phí: Tối ưu hoá chi phí trong chuỗi cung ứng là một yếu tố then chốt để đạt được lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp cần đánh giá và tìm hiểu cách để giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

Quản lý rủi ro: Chuỗi cung ứng có thể phải đối mặt với các rủi ro như sự cố trong sản xuất, thiên tai, biến đổi thị trường và các vấn đề pháp lý Quản lý rủi ro thông qua kế hoạch dự phòng, hợp đồng linh hoạt và việc xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy là cách để tạo lợi thế cạnh tranh.

Tăng cường khả năng đáp ứng: Doanh nghiệp cần có khả năng đáp ứng linh hoạt với nhu cầu của khách hàng Điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng các công nghệ thông tin và giao tiếp hiệu quả trong chuỗi cung ứng, từ việc theo dõi số lượng hàng tồn kho đến việc quản lý thông tin vận chuyển.

Quản lý mối quan hệ đối tác: Xây dựng mối quan hệ đối tác tốt là yếu tố quan trọng để tạo lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng Sự hợp tác với nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà vận chuyển và khách hàng sẽ giúp cải thiện hiệu suất và tăng cường sự tin cậy trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trang 12

Đổi mới công nghệ: Áp dụng công nghệ mới và tiên tiến vào chuỗi cung ứng có thể mang lại lợi thế cạnh tranh Các công nghệ như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain có thể giúp nâng cao quản lý và theo dõi hàng hóa, giảm thiểu lỗi và tăng cường sự minh bạch trong chuỗi cung ứng.

1.3.3 Các vấn đề dành lợi thế cạnh tranh của các thành viên trong chuỗi

Để dành được lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng, các thành viên trong chuỗi cung ứng cần thực hiện những hoạt động và chủ động trong các lĩnh vực sau:

Tối ưu hóa hiệu quả

Nhà sản xuất: Cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu suất, giảm thiểu lãng phí và tăng cường sự linh hoạt.

Nhà cung cấp: Đảm bảo nguồn cung ổn định, cung cấp hàng hóa chất lượng cao và đáp ứng đúng thời gian yêu cầu.

Nhà vận chuyển: Đảm bảo vận chuyển hàng hóa hiệu quả, đúng thời gian và giảm thiểu rủi ro hư hỏng hoặc mất mát.

Tăng cường khả năng linh hoạt và đáp ứng:

Các thành viên trong chuỗi cung ứng cần theo dõi và đánh giá thường xuyên nhu cầu của khách hàng để có thể đáp ứng kịp thời và chính xác.

Cải thiện thông tin liên lạc và chia sẻ thông tin với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng để tăng khả năng linh hoạt và đáp ứng.

Xây dựng mối quan hệ đối tác:

Tạo sự tin cậy và tương tác tích cực với các thành viên trong chuỗi cung ứng, xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài.

Hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, kế hoạch và nguồn lực để tận dụng những cơ hội và giải quyết các vấn đề chung.

Đầu tư vào công nghệ và quản lý thông tin:

Áp dụng công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý thông tin để theo dõi, quản lý và tối ưu hoá quy trình trong chuỗi cung ứng.

Sử dụng công nghệ như IoT, AI, blockchain để cải thiện việc quản lý hàng tồn kho, giao tiếp và truyền thông, theo dõi vận chuyển và tăng cường minh bạch trong chuỗi cung ứng.

Liên tục cải tiến và đổi mới:

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w