1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn nguyên lý cơ bản logistics và quản lý chuỗi cung ứng phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị t mart

46 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Trong bối cảnh này, việc phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-mart không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thành công của công ty mà còn đưa ra các gợi ý cả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN MÔN

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG (HỌC KỲ III NHÓM 3 NĂM HỌC 2022 – 2023)

Đề tài:

Phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ VÂN NGA

Sinh viên thực hiện-Mã sinh viên: NGUYỄN THU TRANG-A44601 ĐỖ THANH TÙNG-A44501 Số điện thoại: 0963363096/0867118604

Email: nguyenthutrang1512204@gmail.com

Trang 2

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN MÔN

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG (HỌC KỲ III NHÓM 3 NĂM HỌC 2022 – 2023)

Đề tài:

Phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ VÂN NGA

Sinh viên thực hiện-Mã sinh viên: NGUYỄN THU TRANG-A44601 ĐỖ THANH TÙNG-A44501 Số điện thoại: 0963363096/0867118604

Email: nguyenthutrang1512204@gmail.com

Trang 4

HÀ NỘI – 2023 MỤC LỤ

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH LỜI MỞ ĐẦU

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 1

1 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh 1

a Lợi thế cạnh tranh về chi phí 1

b Lợi thế cạnh tranh về giá trị 3

2 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng 4

3 Vấn đề dành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng 5

II.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SIÊU THỊ T-MART 8

2.1 Giới thiệu chung về siêu thị T-Mart 8

a Lịch sử hình thành và phát triển 8

b Đặc điểm hoạt động 9

c Đặc điểm nhà cung cấp/thị trường/khách hàng trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 10

2.2 Thực trạng về lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 12

a Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 12

b Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart 20

c Một số vấn đề xảy ra của siêu thị T-mart 27

a Nâng cao chất lượng sản phẩm 30

b Nâng cao giá trị thương hiệu 31

c Nâng cao trải nghiệm của khách hàng 33

Trang 6

3.2 Khuyến nghị 33 KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌ

Đồ thị 1.1 Đường cong kinh nghiệm 2Y

Hình 1.1 Hình ảnh minh họa cho mạng lưới chuỗi cung ứng 4

Hình 1.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng của trung lưu 5

Hình 2.1 Logo của siêu thị T-mart từ khi mới thành lập 8

Hình 2.2 Hình ảnh một cơ sở của T-mart khá là rộng trong Thủ Đô Hà Nội 13

Hình 2.3 Hình ảnh nhân viên của T-mart năng động và trần đầy năng lượng 15

Hình 2.4 Nhân viên thu ngân thanh toán bằng quét mã và hề thống tự động 16

Hình 2.5 Vinamilk là một trong những đối tác của T-mart 19

Hình 2.6 Sản phẩm của T-mart đa dạng và đều là hàng thiết yếu 22

Hình 2.7 Ví dụ về kích thước các chai dầu ăn ở T-mart 24

Hình 2.8 Một số mặt hàng được khuyễn mại ngày 12/7/2023 25

Hình 2.9 Hình ảnh mạng lưới siêu thị T-mart trên toàn quốc 26

Hình 3.1 .Logo T-mart thay đổi từ đỏ xanh sang đen trắng 32

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng cao, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tìm mọi cách dể tối đa hóa lợi nhuận Vì vậy, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản lý, cải tiến cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên và tăng cường công tác hoạch toán kế toán Bên cạnh đó, việc xây dựng và duy trì một chuỗi cung ứng hiệu quả đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ Năm 2019, Việt Nam được đánh giá là thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ đứng thứ 6 toàn cầu theo xếp hạng của hãng nghiên cứu thị trường A.T.Kearney, sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng gia tăng Mục tiêu đặt ra trong Dự thảo Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2035, mức bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 88% tổng mức bán lẻ và khu vực FDI chiếm khoảng 12% Đặt mục tiêu đến 2035, đạt 88% tổng mức bán lẻ

Để hiểu rõ hơn về thị trường bán lẻ của Việt Nam thì chúng ta đi tìm hiểu một doanh nghiệp điển hình trong lĩnh vực bán lẻ nay, đó là chuỗi siêu thị T-mart Trong bối cảnh này, việc phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-mart không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thành công của công ty mà còn đưa ra các gợi ý cải tiến để tối ưu hóa chuỗi cung ứng và gia tăng lợi thế cạnh tranh T-mart là một trong những chuỗi siêu thị phổ biến và thành công tại quốc gia Việt Nam Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm đa dạng và chất lượng cho khách hàng, T-mart đã xây dựng một chuỗi cung ứng toàn diện để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng, những nhu cầu cấp thiết hàng ngày của khách hàng Tuy nhiên, để đảm bảo sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp bán lẻ, T-mart cần liên tục phân tích và đánh giá lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng hiện tại Qua đó, công ty có thể tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh, điều này giúp doanh nghiệp xác định được những cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh, từ đó đề ra những chiến lược phù hợp để cải tiến và phát triển Với mục tiêu phân tích và đánh giá những những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-mart, nghiên cứu sẽ tập trung vào các yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng như quản lý hàng hóa, vận chuyển, quản lý kho, và các hệ thống thông tin liên quan đến chuỗi cung ứng Bằng cách phân tích các

Trang 9

lợi thế cạnh tranh hiện tại, nghiên cứu này mong muốn đưa ra những khuyến nghị cải tiến và phát triển cho T-mart để nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng và tăng cường sự cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Trang 10

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

1 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh a Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Trong các ngành khác nhau, thường sẽ có một đối thủ cạnh tranh sẽ là nhà sản xuất với chi phí thấp và thường đối thủ cạnh tranh đó sẽ có khối lượng bán hàng lớn nhất trong ngành Có bằng chứng đáng kể cho thấy rằng “lớn là đẹp” khi nói đến lợi thế về chi phí Điều này một phần là do tính kinh tế theo quy mô cho phép chi phí cố định được trải đều trên một khối lượng lớn hơn, nhưng đặc biệt hơn là tác động của “đường cong kinh nghiệm”.

Đường cong kinh nghệm là một hiện tượng có nguồn gốc từ khái niệm trước đó là “đường cong học tập” Các nhà nghiên cứu trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã phát hiện ra rằng có thể xác định và dự đoán sự cải thiện trong tỷ lệ sản lượng đầu ra của công nhân khi họ trở lên thành thạo hơn trong các quy trình và nhiệm vụ mà họ đang làm Công việc tiếp theo của Boston Consulting Group, đã mở rộng khái niệm bằng cách chứng minh tất cả các chi phí, không chỉ chi phí sản xuất, sẽ giảm ở một tỷ lệ nhất định khi khối lượng tăng lên Nói một cách chính xác, trên thực tế mối quan hệ mà đường cong kinh nghiệm mô tả là giữa chi phí đơn vị thực và khối lượng tích lũy.

Theo cách truyền thống, người ta cho rằng con đường chủ yếu để giảm chi phí là thông qua việc đạt được khối lượng bán hàng tốt hơn và đặc biệt là bằng cách cải thiện thị phần Tuy nhiên, sự theo đuổi mù quáng tính kinh tế theo quy mô thông qua tăng số lượng không phải lúc nào cũng dẫn đến lợi nhuận được cải thiện – Lý do là trong thế giới ngày nay, phần lớn chi phí của một sản phẩm nằm ngoài bốn bức tường của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng rộng lớn hơn Do đó, có thể lập luận rằng càng quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần tốt hơn, hiệu quả và năng suất có thể đạt được dẫn đến giảm đáng kể chi phí đơn vị.

Tóm lai, logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể cung cấp vô số cách khác nhau để tăng hiệu quả và năng suất và do đó góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí đơn vị.

1

Trang 11

Chi phí đơn vị thực

Khối lượng tích lũy

Đồ thị I.1.Đường cong kinh nghiệm Đồ thị 1.1 Đường cong kinh nghiệm

Trang 12

b Lợi thế cạnh tranh về giá trị

Từ lâu đã có một sự thật hiển nhiên trong marketing rằng “khách hàng không mua sản phẩm, họ mua lợi ích” Nói cách khác, sản phẩm được mua vì chính nó mà vì lời hứa về những gì nó sẽ “đem lại” Những lợi ích này có thể vô hình, tức là chúng không liên quan đến các tính năng cụ thể của sản phẩm mà là những thứ như hình ảnh hoặc dịch vụ Ngoài ra, đề nghị vận chuyển có thể được xem như là vượt trội hơn các đối thủ của nó trong một số khía cạnh chức năng.

Trừ khi sản phẩm hoặc dịch chúng ta cung cấp có thể được phân biệt theo một cách nào đó với các đối thủ cạnh tranh, có khả năng cao thị trường sẽ xem nó như một “hàng hóa” và do đó việc bán hàng sẽ có hướng tới nhà cung cấp rẻ nhất Do đó, tầm quan trọng của việc tìm cách thêm các giá trị gia tăng vào sản phẩm của chúng ta để khiến nó đánh dấu khỏi sự cạnh tranh.

Các phương tiện mà có thể đạt được sự khác biệt về giá trị là gì? Về cơ bản, việc phát triển một chiến lược dựa trên gái trị gia tăng thường sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận phân khúc hơn đối với thị trường Khi một công ty xem xét kỹ lưỡng thị trường, nó thường thấy rằng có những “phân khúc giá trị” riêng biệt Nói cách khác, các nhóm khách hàng khác nhau trong toàn bộ thị trường coi trọng những lợi ích khác nhau Tầm quan trọng của phân khúc lợi ích như vậy nằm ở chỗ thường có những cơ hội đáng kể để tạo ra sự hấp dẫn khác biệt cho các phân khúc cụ thể Lấy ngành công nghiệp xe hơi làm ví dụ Hầu hết các nhà sản xuất ô tô khối lượng lớn như Toyota hoặc Ford cung cấp một loạt các mẫu xe được định vị ở các mức giá khác nhau trên thị trường Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trường hợp mỗi mẫu xe được cung cấp dưới nhiều phiên bản khác nhau Do đó, ở một đầu thái cực, có thể là phiên bản cơ bản với một động cơ nhỏ và hai cửa và ở đầu thái cực kia, một phiên bản bốn cửa, hiệu suất cao Ở giữa là một loạt các lựa chọn, mỗi lựa chọn cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu của các “phân khúc lợi ích” khá khác nhau Gia tăng giá trị thông qua sự khác biệt hóa là một phương tiện mạnh mẽ để đạt được lợi thế phòng thủ trên thị trường.

Một phương tiện gia tăng giá trị mạnh mẽ không kém là dịch vụ Ngày càng có nhiều trường hợp thị trường trở nên nhạy cảm hơn với dịch vụ và điều này tất nhiên đặt ra thách thứ đặc biệt cho quản lý logistics Có một xu hướng ở nhiều thị trường hướng tới sự suy giảm sức mạnh của “thương hiệu” và hậu quả là chuyển sang trạng

3

Trang 19

c Đặc điểm nhà cung cấp/thị trường/khách hàng trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart

- Nhà cung cấp:

Đa dạng và đáng tin cậy: T- mart là một chuỗi siêu thị lớn do đó nhà cung cấp của họ phải đảm bảo đa dạng sản phẩm và đáng tin cậy Sản phẩm của T-mart đa dạng mẫu mã do sự đa dạng về nhà cung cấp Do đó, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn cùng với sự thuận tiện đi kèm.

Quan hệ đối tác lâu dài: T- mart thường xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với nhà cung cấp Điều này giúp tạo ra một môi trường hợp tác bền vững và tạo sự ổn định trong chuỗi cung ứng.

Chất lượng sản phẩm: T-mart đặt mức tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm Nhà cung cấp của T-mart phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Giá cả cạnh tranh: T-mart thường tìm kiếm nhà cung cấp có giá cả cạnh tranh để đảm bảo rằng sản phẩm được bán với giá hợp lý và cạnh tranh trên thị trường.

Đáp ứng nhu cầu và xu hướng thị trường: Nhà cung cấp của T-mart phải có khả năng đáp ứng nhu cầu và xu hướng thị trường Họ cần cung cấp các sản phẩm mới nhất và phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng.

Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định: T-mart đòi hỏi nhà cung cấp của họ phải đảm bảo nguồn cung ứng ổn định để đảm bảo rằng sản phẩm luôn có sẵn và không bị thiếu hụt.

Ví dụ: T-mart có rất nhiều nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp chỉ phân phối sản phẩm nhất định của nhãn hàng hoặc cùng loại hàng Sữa Vinamilk thì nhập ở nhà phân phối chính hãng của Vinamilk, bánh kẹo thì nhập ở công ty Hải Hà, thịt lợn thịt gà nhập của CP Mỗi nhà cung cấp của T-mart đều cần phải có hóa đơn VAT đầu vào, bản công bố sản phẩm, bản kiểm định sản phẩm Về yêu cầu với nhà cung cấp mỗi bên sẽ khác nhau Đa phần là yêu cầu date còn tối thiểu 2/3 thời gian, hoặc nếu date ngắn hơn thì yêu cầu hỗ trợ khuyến mãi shock, như mua 1 tặng 1 hoặc cử PG của hãng xuống trực trực tiếp cửa hàng để hỗ trợ đẩy số

10

Trang 20

- Thị trường:

Đa dạng sản phẩm: T-mart cung cấp một loạt các sản phẩm từ thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhanh, đóng hộp, mĩ phẩm, đồ gia dụng và nhiều hơn nữa Điều này tạo một thị trường đa dạng và đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng, Mở rộng được thị trường.

Quy mô lớn: T-mart là một chuỗi siêu thị lớn với nhiều cửa hàng trên khắp quốc gia Điều này tạo ra một thị trường có quy mô lớn có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho một số lượng lớn khách hàng.

Cạnh tranh cao: Thị trường trong chuỗi cung ứng T-mart là một thị trường cạnh tranh với nhiều đối thủ cạnh tranh khác như các chuỗi siêu thị khác và các cửa hàng địa phương Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh thúc đẩy T- mart phải cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thu hút và giữ chân khách hàng Để giữ vững vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh.

Quan hệ đối tác: T-mart phải thiết lập và duy trì quan hệ đối tác với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng sản phẩm Điều này đòi hỏi T-mart phải xây dựng một mạng lưới đối tác tin cậy và hiệu quả.

Tiêu chuẩn chất lượng: T-mart đặt tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm được cung cấp trong chuỗi ứng của mình Điều này đảm bảo rằng khách hàng được tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm chất lượng và an toàn.

Quản lý rủi ro: Thị trường trong chuỗi cung ứng của T- mart đòi hỏi quản lý rủi ro kỹ lưỡng để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển và lưu trữ một cách an toàn và hiệu quả Điều này bao gồm quản lý rủi ro về vấn đề như hư hỏng hàng hóa, mất mát và thất thoát.

- Khách hàng:

Như chúng ta đã biết, khách hàng là người quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, nó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Do đó khách có vai trò quan trong với các doanh nghiệp nói chung và T-mart nói riêng Khách hàng mà T-mart hướng đến là toàn bộ người dân, họ cung cấp các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, thiết yếu cho khách hàng.

11

Trang 21

Bước vào T-mart, với hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm đa dạng mẫu mã, từ sữa của trẻ con, đến thức ăn tươi sống, đóng hộp, tiếp đến là mĩ phẩm, đồ gia dụng…Đã đáp ứng nhu cầu của phần lớn khách hàng trên thị trường ngày nay.

T-mart cũng đưa ra các chiến dịch nhằm thu hút khách hàng bằng cách giảm giá ưu đãi, khuyến mại…Cụ thể như T-mart áp dụng chiến lược giá lẻ: 99k thay cho 100k hay 999k thay cho 1tr…Sự thay đổi nhỏ, không đáng kể nhưng cũng đánh vào tâm lý khách hàng, để khuyến khích họ mua hàng nhiều hơn.

2.2 Thực trạng về lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart a Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart Để tồn tại và đứng vững trên thị trường hiện nay, tất cả các doanh nghiệp nói chung và chuỗi siêu thị T-mart nói riêng đã phải bỏ ra không ít chi phí trên mọi mặt Để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì T-mart cần phải rút ngẵn chi phí trong các khâu của chuỗi cung ứng của mình Cách T-mart đã làm để thực hiện điều đó là:

- Lợi thế cạnh tranh về toàn bộ các nhóm chi phí trong chuỗi cung ứng: T-mart có quy mô lớn: quy mô lớn giúp T-mart có lợi thế cạnh tranh về chi phí bằng cách mua hàng với giá ưu đãi, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, đàm phán giá tốt với nhà cung cấp và tối ưu hóa hoạt động:

Mua hàng với giá ưu đãi: Do quy mô lớn T-mart có khả năng mua hàng với số lượng lớn các nhà cung cấp Điều này giúp họ đàm phán được tốt hơn và nhận được các ưu đãi đặc biệt từ các nhà cung cấp T-mart có thể mua hàng với giá sỉ giảm chi phí mua hàng và tăng lợi nhuận.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: Quy mô lớn cho phép T- mart xây dựng một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả Họ có thể tối ưu hóa quá trình vận chuyển lưu trữ và phân phối hàng hóa Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển lưu trữ và xử lý hàng hóa.

Đàm phán giá tốt với nhà cung cấp: Với quy mô lớn T- mart có thể đàm phán giá tốt hơn với các nhà cung cấp Họ có thể yêu cầu giá ưu đãi chiết khấu hoặc điều kiện thanh toán linh hoạt Điều này giúp giảm chi phí mua hàng và tăng lợi nhuận.

12

Trang 22

Tối ưu hóa hoạt động: Quy mô lớn cho phép T-mart tối ưu hóa hoạt động của mình Họ có thể sử dụng công nghệ, hệ thống quản lý hiện đại để giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất Ví dụ họ có thể sử dụng hệ thống tự động hóa để giảm thiểu lao động và tối ưu hóa quy trình làm việc.

Hình 2.4 Hình ảnh một cơ sở của T-mart khá là rộng trong Thủ Đô Hà Nội Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: điều này đã giúp tối ưu hóa quy trình và sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí, tăng hiệu xuất và giảm thiểu chi phí, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí:

Tối ưu hóa quy trình vận chuyển: T-mart có thể tận dụng quy mô lớn để đàm phán với các nhà vận chuyển và đạt được giá ưu đãi cho việc vận chuyển hàng hóa Đồng thời T-mart cũng có thể sử dụng công nghệ để theo dõi và quản lý quy trình vận chuyển giúp giảm thiểu thời gian và chi phí.

Tối ưu hóa quy trình đặt hàng: T-mart có thể sử dụng công nghệ để tự động hóa quy trình đặt hàng từ việc theo dõi hàng tồn kho dự báo nhu cầu đặt hàng tự động và quản lý nhà cung cấp Điều này giúp giảm thiểu sai sót và thời gian xử lý, từ đó giúp giảm chi phí một cách hiệu quả.

Tối ưu hóa quy trình lưu trữ và phân phối: T-mart có thể sử dụng công nghệ quản lý và tối ưu hóa quy trình lưu trữ và phân phối hàng hóa Việc sử dụng hệ thống quản lý kho thông minh và tự động giúp giảm thiểu lỗi nhầm hàng tối ưu hóa không gian lưu trữ và tăng hiệu suất làm việc.

Tăng cường tích hợp với nhà cung cấp: T-mart có thể tích hợp với các nhà cung cấp để chia sẻ thông tin và tối ưu hóa quy trình cung ứng Việc chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa T-mart và nhà cung cấp giúp cả hai bên cùng tối ưu hóa quy trình giảm thiểu lãng phí và chi phí.

13

Trang 23

Sử dụng công nghệ để tăng cường quản lý và kiểm soát: T-mart có thể sử dụng công nghệ để theo dõi và kiểm soát quy trình cung ứng từ việc theo dõi hàng hóa kiểm tra chất lượng đảm bảo tuân thủ quy định và quản lý rủi ro Điều này giúp giảm thiểu lỗi và chi phí phát sinh do sai sót.

Tối ưu hóa chi phí nhân viên: bằng cách tập trung vào đào tạo nhân viên sử dụng công nghệ và quy trình làm việc hiệu quả, T-mart có thể giảm thiểu số lượng nhân viên cần thiết để vận hành cửa hàng mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ:

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên có chất lượng cao: Đầu tiên T-mart cần tuyển dụng nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên có khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả và không cần đào tạo quá nhiều Đồng thời T-mart cũng cần đầu tư vào việc đào tạo nhân viên để nâng cao năng lực và kỹ năng của họ từ đó giảm thiểu chi phí đào tạo liên quan.

Tăng cường hiệu suất làm việc: T-mart cần tạo ra môi trường làm việc tích cực và động lực cho nhân viên Điều này có thể được đạt được thông qua việc cung cấp chính sách thưởng hấp dẫn đảm bảo công bằng và cơ hội thăng tiến Khi nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và có cơ hội phát triển vàm việc hiệu quả hơn giúp giảm thiểu chi phí do hiệu suất làm việc thấp.

Tối ưu hóa lịch làm việc: T- mart có thể tối ưu hóa lịch làm việc của nhân viên để đảm bảo rằng có đủ nhân lực trong các khung giờ cao điểm và giảm thiểu nhân lực không cần thiết trong các khung giờ thấp điểm Điều này giúp giảm chi phí lao động và tăng hiệu suất sử dụng nhân lực.

Sử dụng công nghệ và tự động hóa: T-mart có thể sử dụng công nghệ tự động hóa trong các quy trình làm việc để giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động và giảm chi phí nhân viên Ví dụ sử dụng hệ thống quản lý kho tự động giúp giảm thiểu sai sót và tối ưu h quy trình lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.

14

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị I.1.Đường cong kinh nghiệm Đồ thị 1.1. Đường cong kinh nghiệm - tiểu luận môn nguyên lý cơ bản logistics và quản lý chuỗi cung ứng phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị t mart
th ị I.1.Đường cong kinh nghiệm Đồ thị 1.1. Đường cong kinh nghiệm (Trang 11)
Hình 2.4. Hình ảnh một cơ sở của T-mart khá là rộng trong Thủ Đô Hà Nội  Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: điều này đã giúp tối ưu hóa quy trình và sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí, tăng hiệu xuất và giảm thiểu chi phí, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh - tiểu luận môn nguyên lý cơ bản logistics và quản lý chuỗi cung ứng phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị t mart
Hình 2.4. Hình ảnh một cơ sở của T-mart khá là rộng trong Thủ Đô Hà Nội Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: điều này đã giúp tối ưu hóa quy trình và sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí, tăng hiệu xuất và giảm thiểu chi phí, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh (Trang 22)
Hình 2.5. Hình ảnh nhân viên của T-mart năng động và trần đầy năng lượng  Đàm phán tốt với các nhà cung cấp: với quy mô lớn và uy tín trong nghành T-mart có thể đàm phán giá tốt với nhà cung cấp - tiểu luận môn nguyên lý cơ bản logistics và quản lý chuỗi cung ứng phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị t mart
Hình 2.5. Hình ảnh nhân viên của T-mart năng động và trần đầy năng lượng Đàm phán tốt với các nhà cung cấp: với quy mô lớn và uy tín trong nghành T-mart có thể đàm phán giá tốt với nhà cung cấp (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w