Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tài sản quan trọng của quốc gia, do vậy, việc phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả; nhằm bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
2 Phương pháp nghiên cứu.
3 Tổng quan đề tài.
4 Kết cấu
Chương 1: Vấn đề suy thoái nguồn tài nguyên đất ở nước ta.
1.1.6 Khái niệm suy thoái tài nguyên đất
2.1.6 Thực trạng suy thoái nguồn tài nguyên đất
3.1.6 Biểu hiện suy thoái nguồn tài nguyên đất
4.1.6 Nguyên nhân làm suy thoái nguồn tài nguyên đất 5.1.6 Hậu quả của suy thoái nguồn tài nguyên đất
6.1.6 Tiểu kết chương 1
Chương 2: Vấn đề lãng phí nguồn tài nguyên đất ở nước ta
2.1.1 Khái niệm lãng phí nguồn tài nguyên đất
2.1.2 Thực trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất
2.1.3 Biểu hiện lãng phí nguồn tài nguyên đất
2.1.4 Hậu quả của lãng phí nguồn tài nguyên đất
2.1.5 Biện pháp khắc phục lãng phí nguồn tài nguyên đất 2.1.6 Tiểu kết chương 2
5 Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tài nguyên đất là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia Với diện tích đất đai phong phú, Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị hóa phục vụ cho đời sống và con người Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng suy thoái và lãng phí nguồn tài nguyên đất đã trở thành vấn đề cấp bách, đe dọa sự phát triển kinh tế và đời sống của hàng triệu người dân Bài báo cáo này nhằm nêu ra thực trạng của nguồn tài nguyên đất nước ta hiện nay Qua đó, chúng ta sẽ nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ đất đai, từ đó đưa ra những hành động thiết thực để đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai
Trang 41 Lí do chọn đề tài
Đất đai là bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường Đất không chỉ là nguồn tài nguyên mà còn
là nền tảng không gian để phân bổ dân cư và các hoạt động kinh tế-xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thể được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Có thể nói, đất là một trong những yếu tố quan trọng để điêu hoà nhiệt độ và khí hậu trên trái đất Đất còn là túi lọc nước trên bề mặt thành nước ngầm và chứa trong những túi nước ngầm tinh khiết Đất còn có vai trò điều hoà lưu lượng nước trên toàn bộ hành tinh Nhà văn Margaret Mitchell: "Đất đai là thứ duy nhất trên thế giới quan trọng hơn bất cứ thứ gì", đúng như vậy đất đai có vai trò vô cùng quý giá với con người nhưng trong những thập kỉ gần đây đã xuất hiện tình trạng suy thoái và lãng phí nguồn tài nguyên đất
Trước tình hình đó, nước ta đã có nhiều chính sách được đề ra nhằm giải quyết những vấn đề liên quan tới đất đai trong đó có vấn đề suy thoái và lãng phí nguồn tài nguyên đất Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; các chính sách mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 Chính vì thế chúng ta cần phải nắm rõ các kiến thức để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này
Theo báo “ Quân đội nhân dân” ngày 13/10/2021 : “Đi vào những nội dung cụ thể, phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, quy hoạch sử dụng đất quốc gia là một vấn đề quan trọng và đánh giá báo cáo của Chính phủ khá công phu, sử dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại, tiệm cận được việc quản trị tiên tiến để xây dựng quy hoạch này.” Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tài sản quan trọng của quốc gia, do vậy, việc phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả; nhằm bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn
là vấn đề xuyên suốt trong hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai Song với đó hiện trạng suy thoái và lãng phí nguồn tài nguyên đất hiện nay vẫn xảy ra khá nghiêm trọng, còn là vấn đề nan giải đặt ra trước mắt chúng ta
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng em quyết định tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này với đề tài “ Tình trạng suy thoái và lãng phí tài nguyên đất ở nước ta”.
2 Phương pháp
Để thực hiện tốt các mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích thông tin qua các bài báo cáo,
bài viết, từ đó đánh giá nhận xét về thực trạng và đề ra các phương pháp giải quyết
Phương pháp thống kê: dựa trên nguồn tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó đưa ra thực trạng của tình
trạng suy thoái và lãng phí nguồn tài nguyên
Phương pháp thảo luận nhóm: thảo luận nhóm để đưa ra kết luận chung cho đề tài.
Phương pháp quan sát: quan sát những biểu hiện xung quanh, qua cuộc sống, qua các phương tiện truyền
thông đại chúng
3 Tổng quan đề tài
Đất là tài nguyên vô tận và quý giá, song nó có vai trò thiết yếu nhất với con người; nhưng lại phải đối mặt với nguy cơ suy thoái và lãng phí nghiêm trọng Điều này khiến cho quỹ đất mất đi giá trị vô tận mà nguồn tài nguyên này vốn có
Trang 5Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUSSH), đã tập trung vào việc phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường gây ra suy thoái đất và lãng phí tài nguyên đất ở Việt Nam Các điểm nổi bật trong nghiên cứu bao gồm:
Kinh tế: Tác động của phát triển đô thị, công nghiệp hóa và các hoạt động kinh tế khác đến việc sử dụng và quản lý đất đai
Xã hội: Vai trò của dân số, chính sách đất đai và sự quản lý của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Môi trường: Các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, xói mòn đất và tác động của các biện pháp canh tác nông nghiệp lên tài nguyên đất
Nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân gây ra suy thoái và lãng phí nguồn tài nguyên đất ở nước ta, các tác động của con người và tự nhiên tác động lên đất đai Vì thế, chúng ta cần phải phát triển các chiến lược quản lý đất bền vững và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống của con người
Trước những tác động đó con người cần phải biết và hiểu rõ, nhằm giảm thiểu các tác động mà nguồn tài nguyên này đang phải hứng chịu, song với đó là những tác động lên đời sống kinh tế- xã hội của con người
Để thực hiện được những điều đó chúng ta có biện pháp chiến lược nhằm bảo vệ quỹ đất
Biện pháp nông nghiệp bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn tạo ra một tương lai lâu dài Đồng thời là chìa khóa bảo vệ tài nguyên đất và an ninh lương thực và phát triển kinh tế bền vững
Biện pháp quản lí tài nguyên đất hiệu quả, bảo vệ và quản lí nguồn tài nguyên đất hiểu quả là cách đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững
Nâng cao ý thức cộng đồng, con người là nhân tố quyết định để thực hiện các biện pháp, vì thế phải nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ thông qua tuyên truyền, vận động, giáo dục,…
Việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất hợp lí để không bị suy thoái và lãng phí đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này Như thế, chúng
ta mới có thể sử dụng nguồn tài nguyên này một cách bền vững và lâu dài nhất
Việc giải quyết vấn đề suy thoái và lãng phí tài nguyên đất ở Việt Nam đòi hỏi sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý giá này cho các thế hệ tương lai
4 Kết cấu
Chương 1: Chủ đề suy thoái nguồn tài nguyên đất của nước ta.
Chương 2: Chủ đề lãng phí nguồn tài nguyên đất ở nước ta.
1.1.1 Khái niệm suy thoái tài nguyên đất.
Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người
“ Tài nguyên đất là loại tài nguyên thiên nhiên được con người sử dụng trực tiếp hoặc biến thành
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ’’ ( Việt Nam biz.vn)
Đất đai là xác định điều kiện cần thiết cho việc xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như: nhà ở, giao thông, mặt bằng sản xuất công nghiệp (kỹ thuật hòa bình)
Trang 6Suy thoái là suy yếu và suy kém có tính chất kéo dài
Suy thoái đất là một quá trình mà trong đó giá trị của môi sinh bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các
quá trình do con người tác động lên đất
Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả
1.1.2 Thực trạng suy thoái nguồn tài nguyên đất.
Thực trạng suy thoái tài nguyên đất ở nước ta hết sức nặng nề Diện tích đất tự nhiên của nước ta là 33
triệu ha Trong đó có 26,1 triệu ha diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, 3,7 triệu ha dùng cho mục đích khác Thế nhưng hầu hết các diện tích đất bị ô nhiễm xuống cấp , hoang mạc hóa quá mức Trước tình hình đó tình trạng dân cư ngày càng tăng , các khu công nghiệp mọc lên, các khu vực đất phi nông nghiệp và nông nghiệp ô nhiễm nghiêm trọng (Báo Nỡ Yêu, 2021)
Ngày nay thực trạng các loại đất ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng hết sức nặng nề do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho đất ngày càng thoái hóa, suy thoái hết mức và ngày càng lan rộng ra nhiều nơi, các công trình đô thị vẫn tiếp tục và mở rộng diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, chuyển đổi mục đích sử dụng làm cho đất bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp nặng nề
https://media.moitruongvadothi.vn/2019/06/23/9804/1561266452-dat-bi-suy-thoai.jpg
Trang 7Việt Nam có tới 9,34 triệu ha đất bị hoang hóa, tuy nhiên trong đó có khoảng 7,85 triệu ha chịu tác động mạnh do sa mạc hóa gây ra, phần lớn là đất trống, đồi núi bạc màu, có nguy cơ bị thoái hóa nghiêm trọng Đất khô hạn đang chiếm tới 43% diện tích đất canh tác của thế giới (Sfarm.vn, 2018) Tài nguyên rừng cũng
bị suy giảm một cách đáng kể, nếu vào năm 1943 nước ta có tỷ lệ rừng che phủ là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các tình trạng mất rừng trong suốt 60 năm qua, tỷ lệ rừng che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6% (Tháng 12-2006) Rừng bị mất làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo đó là sự suy giảm đáng kể của các
hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn
1.1.3. Biểu hiện suy thoái tài nguyên đất
Theo thông tin của văn phòng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất nước ta đang dần bị giảm và thoái hóa một cách nghiêm trọng do bị xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sa mạc hóa Kéo theo đó tài nguyên rừng cũng suy giảm đáng kể Năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ rừng là 43%, cho đến nay tỷ lệ che phủ chỉ còn 37,6% ( số liệu công bố tháng 12/2006) dù đã cố khắc phục những nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua Rừng bị mất đi cùng với đó là sự giảm sút hệ sinh thái, hệ thực vật, làm suy thoái vùng đầu nguồn
(https://nhandan.vn/28-dien-tich-dat-dai-cua-viet-nam-bi-hoang-hoa-post423081.html)
1.1.4 Nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất:
Do canh tác, độc canh, thâm canh, lạm dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật khiến đất bị suy giảm độ phì nhiêu Đặc biệt, ở các cùng sản xuất quy mô lớn ít sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh khiến đất bị chua, mất chất, kiệt quệ về dinh dưỡng Ở các vùng ĐBSCL, nhất là cùng Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng
và Trà Vinh, người dân thay đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa, trồng cây hằng năm sang nuôi trồng thủy, hải sản khiến đất bị phèn, nhiễm mặn.Tập quán canh tác nương rẫy du canh (đốt nương làm rẫy) của đồng bào các dân tộc thiểu số gây xói mòn, rửa trôi.Do tình trạng canh tác, đốt nương, chặt phá rừng bừa bãi khiến đất đá bị xói mòn, rửa trôi, rừng trọc Suy giảm, chia cắt hệ thống tưới tiêu ở vùng đồng bằng do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, xây dựng nông thôn mới Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, xây dựng nông thôn mới phần nào làm suy giảm, chia cắt hệ thống tưới tiêu
Trang 81.1.5 Hậu quả của tài nguyên đất
Xói mòn, sạt lở.
Xói mòn đất là hiện tượng tự nhiên gây ảnh hưởng xấu đến đất ở nhiều địa hình khác nhau Là sự rửa trôi dưỡng chất cần thiết trên bề mặt đất làm giảm đi chất lượng đất, giảm năng suất cấy trồng, phá vỡ cân bằng
tự nhiên
Xói mòn đất là một trong những vấn đề nghiêm trọng được chú ý trong thời gian gần đây Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, có khoảng 25% diện tích đất trên toàn thế giới đang bị xói mòn, gây thiệt hại rất lớn cho môi trường sống, đồng thời ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới
( https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/hien-tuong-xoi-mon-dat-va-cac-bien-phap-khac-phuc-652416.html)
Ô nhiễm đất:
Đất ô nhiễm là sự tích tụ các chất độc hại, hóa chất, rác thải do con người thải ra hay là sự thay đổi trong môi trường tự nhiên Đó là đặc trưng gây ra bởi các nhà máy công nghiệp, hóa chất nông nghiệp và vứt rác không đúng quy định trong sinh hoạt hàng ngày của con người
Trang 9Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đô thị đông dân cư đang
bị ô nhiễm nghiêm trọng Ngày nay, trên các con đường, góc phố, chúng ta thường bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt hay bao bì đã qua sử dụng bị vứt bừa bãi, vừa gây mất mĩ quan vừa làm ô nhiễm môi trường Ngay cả vùng nông thôn, tình trạng vứt rác bừa bãi xảy ra không kiểm soát Tình trạng này gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến môi trường, sinh vật, sinh hoạt và sức khỏa con người
(
https://tnmt.nghean.gov.vn/moi-truong-62774/dang-bao-dong-ve-thuc-trang-o-nhiem-dat-tai-viet-nam-485591)
Đất nhiễm mặn:
Đất nhiễm mặn là tình trạng các loại muối hòa tan ở nồng độ cao hơn mức bình thường Lâu dần, lượng muối tích tụ nhiều dẫn đến tình trạng đất bị nhiễm mặn
Đất nhiễm mặn gây cản trở rất lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Khi cây bị nhiễm mặn, khả năng chống chịu bệnh kém dễ bị nấm bệnh tấn công, đất mặn lúa hay rau màu đều không thể phát triển khiên mùa mạng thất thu Gây thiệt hại nặng nề về sức người và tài sản
(https://wepar.vn/dat-nhiem-man-la-gi-bat-mi-cach-xu-ly-dat-nhiem-man-hieu-qua/)
1.1.6 Tiểu kết chương 1.
Thực trạng suy thoái nguồn tài nguyên đất ở nước ta hiện nay là đáng báo động và cần được mọi người quan tâm , việc dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên đất gồm rất nhiều nguyên nhân như khai thác nguồn tài nguyên quá mức , biến đổi khí hậu và ô nhiễm … Đất là một nguồn tài nguyên quan trọng vì vậy việc suy thoái nguồn tài nguyên đất gây nên rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng không chỉ trong việc
Trang 10phát triển kinh tế của đất nước mà còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội của con người Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những giải pháp được đưa ra nhằm hạn chế việc suy thoái đất Việc giảm thiểu suy thoái đất ở Việt Nam cần được xây dựng những chương trình hành động với một lộ trình cụ thể để hướng tới việc phát triển bền vững và đảm bảo tính khả thi
Phục hồi diện tích đất là động lực cho việc phục hồi đa dạng sinh học , mang lại khả năng phục hồi kinh tế , tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo hơn về an ninh lương thực
2.1.1 Khái niệm lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Lãng phí tài nguyên đất là tình trạng sử dụng đất không hiệu quả, dẫn đến việc đất đai không được khai thác tối ưu cho sản xuất nông nghiệp, phát triển đô thị, hoặc bảo tồn môi trường Điều này có thể bao gồm việc để đất trống không sử dụng, xây dựng không hợp lý, hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác mà không tính đến hậu quả lâu dài Hệ quả của lãng phí này là giảm năng suất, suy thoái môi trường, và mất đi cơ hội phát triển bền vững
2.1.2 Thực trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Thực trạng lãng phí tài nguyên đất hiện nay ở nước ta :
Hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa trong thời gian dài đã gây lãng phí rất lớn, ảnh hưởng nặng nề đời sống người dân, còn các dự án treo thì tiếp tục bế tắc, kẹt vốn Ở một số nơi, diện mạo khu vực nông thôn tuy đã có nhiều thay đổi số trước đây, nhưng người dân vẫn sống trong cảnh bị cái nghèo, cái đói bủa vây bởi không có ruộng đất, không có tư liệu để sản xuất Đây là một nghịch lý khó chấp nhận, gây lãng phí rất lớn về tài nguyên đất đai và tiền của, cản trở sự phát triển của đất nước cần được xử
lý nhưng vẫn bỏ ngỏ trong thời gian qua
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, các dãy nhà mọc lên như nấm ở những nơi mà cuộc sống của người dân gắn liền với canh tác nông nghiệp là chủ yếu Điều đáng buồn là sau nhiều năm bị thu hồi đất, những “bờ xôi, ruộng mật” trước kia lại được thay thế bằng những khối bê-tông lạnh lẽo chứ chẳng thấy một khu đô thị hiện đại, sầm uất đúng nghĩa ở đâu Trong khi ấy, nông dân nằm trong diện giải tỏa không được cấp phép xây dựng, cải tạo do vướng quy hoạch, phải rời bỏ làng quê để tìm về nơi phố thị kiếm kế mưu sinh
2.1.3 Biểu hiện lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Trong nhiều năm qua việc lãng phí tài nguyên đất đã diễn ra hết sức nặng nề đã ảnh hưởng đến nhiều vấn đề tác động đến đời sống kinh tế xã hội và lẫn cả môi trường sống của con người Tuy nhiên , vấn
đề suy thoái mà vấn đề lãng phí tài nguyên đất ở nước ta hiện nay là một trong những vấn đề cần được quan tâm và khắc phục
Việc lãng phí tài nguyên đất ở nước ta đặc biệt là ở các địa phương đã được quan tâm và đôn đốc xử
lý để tránh tình trạng lãng phí và suy thoái tài nguyên đất nhưng ở một số vùng thì tình trạng này vẫn rất phổ biến có thể biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau
Trong nông nghiệp: do nhu cầu của cuộc sống tăng ,người nông dân bỏ đất canh tác để đi làm giúp việc ,
làm thuê đáp ứng nhu cầu cuộc sống thì họ đã bỏ đất và để lãng phí ko cánh tác làm cho đất bị thoái hóa bạc màu ngày càng lớn Diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng để thay vào đó là xây dựng nên các nhà máy công nghiệp , các xí nghiệp phục cho tư bản Từ đó diện tích đất nông nghiệp mấy dần và các nhu cầu sản phẩm không còn để đáp ứng cho con người và ngày càng hạn chế các đồ nông nghiệp