1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài thảo luận đề tài mới xanh hóa làng nghề việt nam

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xanh hóa làng nghề Việt Nam
Tác giả Văn Thị Anh Thư, Mai Đức Toàn, Đỗ Linh Trang, Phạm Thị Quỳnh Trang, Ngô Sơn Tùng, Nguyễn Thục Uyên, Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Long Vũ, Bùi Vũ Thảo Vy, Trần Thị Hà Trang, Trần Thị Tú Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế Môi trường
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

b Ô nhiễm đất tại các làng nghề - Thực trạng:+ Giai đoạn 2016-2020, môi trường đất nông nghiệp xung quanh khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp hay các vùng đất chuyên canh đã có

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠ I H ỌC THƯƠNG MẠ I

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

-  -

BÀI TH O LU Ả ẬN

H C PH N: KINH T Ọ Ầ Ế MÔI TRƯỜNG

Đề tài: Xanh hóa làng nghề Việt Nam

Nhóm th c hi n: 10 ự ệ

Lớp h c ph n: 232_FECO1521_01 ọ ầ Giảng viên hướng dẫn: Nguy n Th Thanh ễ ị

Hà Nội, tháng 03 năm 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 10

STT Họ và tên Nhiệm vụ NT đánh giá Điểm

89 Văn Thị Anh Thư Nội dung tốt, đúng hạn Hoàn thành

tốt, đúng hạn

91 Đỗ Linh Trang (NT) Tổng hợp bài Nội dung, tốt, đúng hạn Hoàn thành

92 Phạm Thị Quỳnh Trang Nội dung tốt, đúng hạn Hoàn thành

93 Ngô Sơn Tùng Nội dung tốt, đúng hạn Hoàn thành

94 Nguyễn Thục Uyên Powerpoint Nội dung, tốt, đúng hạn Hoàn thành

95 Nguyễn Quang Vinh Nội dung,

Thuyết trình Hoàn thành tốt

96 Hoàng Long Vũ Nội dung tốt, đúng hạn Hoàn thành

97 Bùi Vũ Thảo Vy Thuyết trình Nội dung, tốt, đúng hạn Hoàn thành

Bổ

sung Trần Thị Hà Trang Nội dung

Hoàn thành tốt, đúng hạn

Bổ

sung Trần Thị Tú Anh Nội dung tốt, đúng hạn Hoàn thành

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 5

1.1 Gi i thi u chung v ớ ệ ề làng nghề Việt Nam 5

1.2 Thực trạng môi trường t i các làng ngh 5ạ ề 1.3 Sự chuyển dịch từ môi trường nâu sang môi trường xanh 8

CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG XANH HÓA TẠI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 11

2.1 Nội dung về xanh hóa làng nghề 11

2.1.1 Khái niệm và các cách thức xanh hóa làng nghề 11

2.1.2 Tầm quan trọng của xanh hóa làng nghề 12

2.2 Xu hướng xanh hóa tại các làng nghề 14

2.3 Đánh giá thành công và hạn chế trong xanh hóa tại các làng nghề Vi t Namệ 16

2.3.1 Thành công 16

2.3.2 Hạn chế 17

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XANH HÓA LÀNG NGH Ề VIỆT NAM 20

3.1 Đối với làng nghề 20

3.2 Đố ới nhà nưới v c 21

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LI U THAM KH O 24 Ệ Ả

BIÊN BẢN HỌP NHÓM L N 1 25 Ầ

BIÊN BẢN HỌP NHÓM L N 2 26 Ầ

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường t i các làng nghạ ề nói riêng đã trở thành vấn đề báo động bấy lâu Gi i quy t tình tr ng này, th i gian qua nhi u hả ế ạ ờ ề ội ngh , h i thị ộ ảo được các c p, ngành t ấ ổ chức để tìm gi i pháp x lý Tuy nhiên, hi n không ả ử ệ

ít địa phương vẫn còn đang lúng túng trong quản lý, x lý th c tr ng ô nhiử ự ạ ễm môi trường làng ngh , khiề ến hàng nghìn người dân t i các làng ngh v n ph i ch p nh n s ng chung ạ ề ẫ ả ấ ậ ố

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng bảo vệ môi trường nói chung, môi trường làng nghề nói riêng, nhóm 10 chúng em đã quyết định l a chự ọn đề tài: “Xanh hóa làng nghềtruy n th ng Viề ố ệt Nam” với mục tiêu nắm bắt rõ ràng, c ụ thể thực trạng môi trường các làng ngh hi n nay, hoề ệ ạt động xanh hóa c a các làng nghủ ề để có những đánh giá khách quan, đề xuất gi i pháp phù hợp với những chủ thể liên quan ả

Trang 5

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

1.1 Gi i thi u chung v làng ngh ớ ệ ề ề Việt Nam

- Khái niệm: Làng nghề là một tổ chức cộng đồng truyền thống lâu đời ở Việt Nam, nơi tập trung những người cùng chung một nghề thủ công nghiệp, sinh sống và làm việc theo một quy củ và tập quán riêng Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi vùng miền

- Lịch sử và sự phát triển: Làng nghề Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các làng nghề đã tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc

Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá

- Một số làng nghề lâu năm và còn hoạt động của của Việt Nam:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

+ Làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)

+ Làng dệt lụa Vạn Phúc

+Làng mộc Kim Bồng (Hội An)

+ Làng nón lá Huế (Thừa Thiên Huế)

+ Làng gốm Thanh Hà (Quảng Nam)

+ Làng đan lưới Tân Hưng (Long An)

+ Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp)

1.2 Thực trạng môi trường tại các làng ngh

Công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, rất

ít làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn cũng như hệ thống xử lý nước thải Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

Trang 6

năm 2020, có 16,1% làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo

vệ môi trường; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn công nghiệp đạt 20,9%

Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 577/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

a) Ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề

Bảng 1.1 Đặc trưng ô nhiễm từ nước thải sản xuất của một số loại hình làng nghề

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020)

- Thực trạng:

+ Nhiều làng nghề có lưu lượng nước thải lớn, xả ra các kênh, mương vốn làm nhiệm vụ tiêu thoát nước mưa, dẫn đến nước thải không lưu thông, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan trầm trọng

+ Các con sông quanh khu vực làng nghề bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất và thải trực tiếp ra môi trường

STT Loại hình sản xuất Thông số ô nhiễm đặc trưng

1 Chế biến lương thực,

thực phẩm BOD, COD, TSS, tổng N, tổng P, Coliform

2 Dệt nhuộm BOD, COD, Độ màu, tổng N, hóa chất, thuốc

tẩy

3 Thuộc da BOD, COD, TSS, Kim loại (Cr6+), tổng N,

độ mặn, dầu mỡ

4 Tái chế giấy pH, BOD5, COD, TSS, tổng N, độ màu

5 Tái ế kim loạich COD, TSS, dầu mỡ, CN, thông số kim loại

theo đặc trưng nguyên liệu

6 Tái chế nhựa BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, độ màu,

dầu mỡ

7 Chăn nuôi, giết mổ BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, Coliform

8 Chế tác đá và sản xuất

10 Cơ kim khí Thông số kim loại đặc trưng theo nguyên liệu,

dầu mỡ khoáng

Trang 7

Ví dụ: Trong giai đoạn 2016 - 2020, lưu vực sông Cầu, sông Tô Lịch, ô nhiễm

cục bộ vẫn còn tồn tại, tiếp diễn tại một số đoạn sông chảy qua làng nghề hay khu vực trực tiếp tiếp nhận nước thải sinh hoạt đô thị

b) Ô nhiễm đất tại các làng nghề

- Thực trạng:

+ Giai đoạn 2016-2020, môi trường đất nông nghiệp xung quanh khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp hay các vùng đất chuyên canh đã có dấu hiệu bị suy giảm do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải làng nghề, của quá trình thâm canh cây trồng với việc gia tăng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

+ Đất nông nghiệp xung quanh khu vực hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề ở hầu hết các điểm quan trắc cho thấy có nguy cơ cao bị ô nhiễm kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd), với mức độ dao động có sự khác nhau giữa các khu vực, song nhìn chung đều có xu hướng gia tăng, thậm chí một số khu vực đã bị ô nhiễm kim loại

Ví dụ: Tái chế kim loại tại làng nghề Đa Hội

- Mỗi ngày các làng nghề của phường Châu Khê thải ra 40 - 50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2.600 - 2.700 m3 nước, 255 260 tấn khí chủ yếu là CO2 và khoảng 6 tấn bụi.-

- Hằng năm, mỗi hộ sản xuất lấn ra xung quanh khoảng 20 - 50 m2 bằng các loại chất thải rắn

Bảng 1.2 Bảng thành phần một số loại chất thải rắn tại 1 số làng nghề tái chế

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020)

=> Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống Dải đất canh tác phía sau các hộ sản xuất nhiều nơi bị bỏ hoang do ô nhiễm Ước tính trong 5 7 năm tới, diện tích mặt nước và - đất canh tác liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san lấp hoàn toàn hoặc không sử dụng được

STT Làng nghề Chất thải rắn

1 Làng nghề tái chế chì Vỏ ắc quy hỏng, rỉ sắt, sắ ụn, đất bùnt v

2 Làng nghề tái chế nhựa Nhựa phế ại, nhãn mác, băng ghim, các tạp chấtlo

3 Làng nghề tái chế giấy Phế thải giấy, bao gói

4 Làng nghề tái chế sắt

thép Rỉ sắt, sắt vụn, đất, bùn mạ, mạ kim loại

Trang 8

c Ô nhiễm không khí tại các làng nghề

Ví dụ:

- Tại các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm như làng giết mổ Phúc Lâm (Bắc Giang), làng chế biến nông sản Dương Liễu (Hà Nội), ô nhiễm mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bã thải sản xuất làm phát sinh mùi thối, khó chịu và gây

ô nhiễm mùi trên một khu vực rộng

- Làng nghề da giày Phú Yên (Phú Xuyên, Hà Nội), … ô nhiễm mùi phát sinh chủ yếu do sử dụng các loại dung môi hữu cơ trong công đoạn sơn, đánh bóng sản phẩm

=> Vấn đề ô nhiễm này xảy ra theo thời điểm, không liên tục

- Nguyên nhân:

+ Sử dụng nhiên liệu than chất lượng thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu

+ Không có khu vực, máy móc xử lý chất thải

1.3 Sự chuyển dịch từ môi trường nâu sang môi trường xanh

a) Tích cực

- Bảo vệ môi trường tự nhiên:

Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước giúp giảm lượng khí thải từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch, làm giảm hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí Các phương pháp sản xuất xanh như sử dụng nguyên liệu hữu cơ và các phương pháp nuôi trồng bền vững giúp giảm sự phụ thuộc vào hóa chất độc hại và làm giảm ô nhiễm đất đai và nước

Trang 9

- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng:

Sử dụng nguyên liệu hữu cơ và các phương pháp sản xuất sạch giúp giảm tiếp xúc với hóa chất độc hại, giúp cải thiện sức khỏe cho người lao động trong làng nghề và cộng đồng xung quanh Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến môi trường như hen suyễn, ung thư và các vấn đề về hô hấp

- Tăng cường tài nguyên tái tạo:

Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước giúp giảm

sự cạnh tranh về tài nguyên không tái tạo như than đá và dầu mỏ Sử dụng nguyên liệu tái chế và tái sử dụng giúp giảm lượng rác thải và ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra nguồn lợi ích kinh tế từ việc bán lại sản phẩm tái chế

b) Tiêu cực

- Chi phí ban đầu cao:

Việc đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng mới để chuyển đổi sang môi trường xanh có thể đòi hỏi một khoản chi phí ban đầu lớn Điều này đặt áp lực tài chính lớn lên các doanh nghiệp và người dân trong làng nghề, đặc biệt là đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ

- Thách thức về kỹ thuật và đào tạo:

Sử dụng công nghệ mới và phương pháp sản xuất xanh có thể đòi hỏi sự đào tạo

và chuyển đổi kỹ thuật đối với người lao động trong làng nghề Điều này đặc biệt đối với các công nhân và nhà sản xuất truyền thống không quen thuộc với các phương pháp mới, có thể tạo ra sự khó khăn và thời gian để họ thích nghi

- Tác động tạm thời đến sản xuất:

Trong quá trình chuyển đổi, có thể xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất khi các doanh nghiệp phải thích nghi với các phương thức mới Điều này có thể dẫn đến sự giảm thu nhập và ổn định cuộc sống của người lao động trong làng nghề trong giai đoạn chuyển đổi

- Thách thức về chấp nhận của cộng đồng:

Một số người dân và doanh nghiệp trong các làng nghề có thể không muốn thay đổi phương pháp sản xuất truyền thống vì sợ mất đi các nguồn thu nhập hiện tại hoặc vì

họ chưa nhận thức được lợi ích của môi trường xanh Điều này có thể tạo ra sự phản đối

và khó khăn trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi

- Tác động xã hội và văn hóa:

Trang 10

Sự chuyển đổi sang môi trường xanh có thể gây ra sự thay đổi trong cách sinh hoạt và nghề nghiệp của cộng đồng, có thể gây ra xung đột và phản ứng từ các nhóm người bị ảnh hưởng

Trang 11

CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG XANH HÓA TẠI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 2.1 Nội dung về xanh hóa làng nghề

2.1.1 Khái niệm và các cách thức xanh hóa làng nghề

a) Khái niệm

à quá trình Xanh hóa làng nghề l chuyển đổi hoạt động làng nghề theo hướng cải thiện môi trường và tăng cường bền vững trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các làng nghề Xanh hóa làng nghề bao gồm các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ các quy trình sản xuất và hoạt động kinh doanh như cải thi n hi u ệ ệsuất môi trường, giảm phát thải, tránh thải rác, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên

c) Cách thức xanh hóa làng nghề

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện

+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng

về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, những hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh

+ Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên

+ Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng phát triển mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, mô hình nhà ở xanh, mô hình phân loại rác thải tại nguồn theo phương pháp giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng (3R), cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng

- Khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất

+ Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách tài chính, công nghệ nhằm hỗ trợ nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo trong và ngoài lưới điện quốc gia để cải thiện quá trình sản xuất của các làng nghề

+ Phát triển thị trường công nghệ, hình thành ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị năng lượng tái tạo và cung cấp dịch vụ trong nước

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên

+ Xây dựng, hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả Luật tài nguyên nước, Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường

Trang 12

và những quy định liên quan, tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế, hành chính theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”

+ Thiết lập các tổ chức quản lý hành chính hiệu quả, kiện toàn hệ thống quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Trung ương và các địa phương

+ Đẩy mạnh, phát triển, áp dụng rộng rãi những công nghệ và thực hành khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

- Giảm lượng chất thải

+ Phát triển các chương trình tái chế và tái sử dụng: Đây là một cách tiếp cận hiệu quả để giảm lượng chất thải sản xuất Thay vì loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm hoặc vật liệu, các chương trình tái chế và tái sử dụng tạo ra cơ hội tái chế lại chúng để sử dụng lần nữa hoặc tái sử dụng với mục đích khác

+ Khuyến khích sử dụng vật liệu có thể tái chế: Điều này bao gồm việc chọn lựa vật liệu và nguyên liệu có khả năng tái chế hoặc phân hủy sinh học dễ dàng hơn sau khi

sử dụng Bằng cách khuyến khích sử dụng các vật liệu này, làng nghề có thể giảm lượng chất thải không cần thiết và góp phần vào việc bảo vệ môi trường

+ Thiết kế sản phẩm để dễ dàng tái chế: Một phần quan trọng của việc giảm lượng chất thải là thiết kế sản phẩm sao cho chúng có thể tái chế một cách dễ dàng Điều này đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng về cách sản phẩm được lắp ráp, các vật liệu được sử dụng

và cách chúng có thể được tách ra và tái chế sau khi không còn sử dụng được nữa

- Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến công nghệ sạch hơn

+ Áp dụng sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên theo Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

+ Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn, đưa nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống

+ Nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên trách về sản xuất sạch hơn tại làng nghề, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn

2.1.2 Tầm quan trọng của xanh hóa làng nghề

Việt Nam mục tiêu đến năm 2030, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu đã ngày càng gia tăng áp lực đối với môi trường và tài nguyên

Trang 13

thiên nhiên Do đó, phát triển kinh tế xanh hay xanh hóa các làng nghề là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Trên phương diện môi trường

Về phương diện môi trường, xanh hóa làng nghề hướng đến yêu cầu về phát triển bền vững, giảm thiểu những tác động về môi trường và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng cũng đặt ra những áp lực cho việc tái cơ cấu

- Xanh hóa để bảo vệ môi trường: Đây là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết

để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của con người Nhưng do đặc thù sản xuất, khu vực làng nghề chỉ quan tâm, chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất, nhiều nơi chưa quan tâm thỏa đáng tới vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động, dẫn đến tình trạng

tự nhiên mà còn cho phép đầu tư và xây dựng vốn tự nhiên nhằm hướng tới kinh tế bền vững

- Xanh hóa giảm thiểu phát thải carbon mở ra cuộc sống đô thị bền vững: Việc ,

sử dụng nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu quả năng lượng trong khu vực giao thông chuyển

từ các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn

về kinh tế và sức khỏe con người

- Xanh hóa khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ carbon thấp và khuyến khích sử dụng nguồn lực, năng lượng hiệu quả hơn: Khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường gia tăng thì việc

sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch

Ngày đăng: 25/06/2024, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w