TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA HTTT KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
-HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ -HỌCBÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Nghiên cứu về môi trường vĩ mô của doanh nghiệp Vinamilk
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Phương LoanNhóm thực hiện : Nhóm 01
Lớp học phần : 231_BMGM0111_09
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤHà Nội, 2023
Trang 23 Nguyễn Ngọc Anh Làm nội dung mục 1.4, 1.5
4 Nguyễn Như Phương Anh Làm nội dung mục 2.5
5 Nguyễn Thị Kim Anh Làm nội dung chương IV
6 Nguyễn Thị Phương Anh Thuyết trình
7 Phan Thị Quỳnh Anh Nhóm trưởng, thuyết trình
8 Phạm Hoàng Anh Làm Word, làm phần mở đầu, kết thúc
9 Phạm Minh Hùng Anh Làm Powerpoint
11 Trần Thảo Anh Làm nội dung chương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện và truyền đạt nội dung bài thảo luận, nhóm 1 chúng em xin cam đoan rằng phần trình bày thảo luận của nhóm chúng em không trùng lặp hay sao chép từ bất kỳ tài liệu hay bài báo cáo nghiên cứu nào được thực hiện trước đây mà chúng em biết.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Nhóm cam đoan
Nhóm 1
Trang 4MỤC LỤC
I.Giới thiệu về doanh nghiệp -2
1.1Lịch sử hình thành và phát triển -2
1.2Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp -3
1.3Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp -3
1.3.1 Đại hội đồng cổ đông -3
1.3.2 Hội đồng quản trị -3
1.3.3 Tổng giám đốc -4
1.3.4 Ban kiểm soát -5
1.4Lĩnh vực hoạt động và sản xuất kinh doanh -6
1.4.1 Lĩnh vực hoạt động -6
1.4.2 Sản xuất kinh doanh -11
1.5Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 5 năm gần đây (2018-2023) -13
II Thực trạng môi trường vĩ mô của doanh nghiệp Vinamilk -14
2.1Yếu tố kinh tế -14
2.2Yếu tố chính trị, pháp luật -20
2.3Yếu tố văn hoá, xã hội -21
2.3.1 Dân cư và phân bố dân cư -21
2.3.2 Phong tục, tập quán, thói quen -25
2.4Yếu tố kỹ thuật, công nghệ -28
Trang 54.1Về nhà cung cấp -37
4.2Về khách hàng -37
4.3Về đối thủ cạnh tranh -38
4.4Về áp lực xã hội -39
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường vĩ mô là tập hợp của các môi trường trong đó các yếu tố là những nguồn lực, tác động bên ngoài có khả năng tác động, chịu ảnh hường tích cực hoặc tiêu cực hoặc tiêu cực đến các hoạt động phân tích môi trường vĩ mô trong marketing của một doanh nghiệp Khác với các yếu tố của môi trường vi mô, môi trường vĩ mô là điều kiện tồn tại trong toàn bộ nền kinh tế chứ không phải trong một lĩnh vực hoặc một khu vực cụ thể Môi trường vĩ mô đối với doanh nghiệp là rất quan trọng đặc biệt hơn đối với những doanh nghiệp lớn Một trong số đó có thể kể tới Vinamilk.
Vinamilk – doanh nghiệp quen thuộc và uy tín trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sữa ở Việt Nam – trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa Không chỉ vươn tầm quốc gia, Vinamilk còn dần khẳng định thương hiệu mạnh mẽ và tiếp cận thị trường quốc tế Để đạt được thành công đáng kể như hiện nay, môi trường vĩ mô của Vinamilk đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển Với nỗ lực đổi mới và sáng tạo không ngừng, Vinamilk đã tận dụng những thuận lợi -thách thức trong môi trường vĩ mô đó để phát triển, giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành sữa Từ những thế mạnh như thương hiệu nổi tiếng, chiến lược Marketing hiệu quả, danh mục sản phẩm đa dạng và mạng lưới phân phối rộng khắp, đến những thách thức gay gắt, Vinamilk đã tự mình vượt qua trở thành biểu tượng thương hiệu sữa Việt qua thị trường quốc tế
Ngoài ra, Vinamilk cũng luôn tự tin trong việc xây dựng và duy trì các chuỗi giá trị từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho đến quy trình sản xuất hiện đại và an toàn Điều này giúp Vinamilk tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Sự cam kết của Vinamilk đối với chất lượng và sự tận tụy trong việc phục vụ khách hàng đã giúp thương hiệu này trở thành một sự lựa chọn tin cậy cho người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
1
Trang 7PHẦN NỘI DUNGI.Giới thiệu về doanh nghiệp
I.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Năm 1976, Vinamilk được thành lập với tên gọi Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle).
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 2003, Cổ phần hóa và đổi tên thành CTCP Sữa Việt Nam.
Năm 2006, Niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
Năm 2010, Đầu tư 10 triệu USD nắm giữ 19,3% cổ phần của Miraka Limited tại New Zealand và tăng lên 22,81% vào năm 2015 Năm 2022, Miraka là công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu 16,96% do Miraka tiến hành tăng vốn.
Năm 2013, Đầu tư nắm giữ 96,11% cổ phần của công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa, sau đó tăng lên 100% vào năm 2017; cũng trong năm này, đầu tư nắm giữ 70% cổ phần của Driftwood Dairy Holdings Corporation tại California, Hoa Kỳ và tăng lên 100% vào năm 2016.
Năm 2014, Góp vốn 51% thành lập Công ty AngkorMilk tại Campuchia và tăng lên 100% vào năm 2017.
Năm 2016, đầu tư nắm giữ 20% cổ phần của CTCP APIS.
2
Trang 8Năm 2017, đầu tư nắm giữ 65% cổ phần của CTCP Đường Việt Nam và 25% cổ phần của CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.
Năm 2018, đầu tư nắm giữ 51% cổ phần của Lao-Jagro Development Xiengkhouang
Co., Ltd Tại Lào.
Năm 2019, đầu tư nắm giữ 75% cổ phần của CTCP GTNFoods, qua đó tham gia điều hành CTCP Sữa Mộc Châu quy mô đàn bò 27.500 con.
Năm 2021 góp vốn 50% thành lập liên doanh cùng Del Monte Philippines, Inc.,
(DMPI) – một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines và đã chính thức phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng tại đây từ Q4/2021.
Tháng 7/2023, Vinamilk đã thay đổi logo và khẩu hiệu thành "Vui Khỏe Mỗi Ngày".
I.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.
I.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệpI.3.1 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty bao gồm tất cả cổ đông – những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết.
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.
Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.
I.3.2 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan 3
Trang 9đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra Hiện tại số lượng thành viên Hội đồng quản là 10 người bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và chín đại hội đồng cổ đông Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị phải theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị Băng Tâm
Cơ cấu quản trị của doanh nghiệp Vinamilk
I.3.3 Tổng giám đốc
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người điều hành các công việc kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.
Công Ty có một Tổng Giám đốc và một số Giám đốc Điều hành Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Kiều Liên Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội.
4
Trang 10CEO Vinamilk Mai Kiều Liên – “Người truyền lửa” trong thời kỳ đổi mới Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk ngày càng phát triển, cải tiến hơn, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
I.3.4 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm Các thành viên sẽ được bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk đã cho ta thấy được sự chuyên nghiệp và cách phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm cho từng thành viên và phòng ban trong công ty Từ đó giúp công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để có thể tạo nên một Vinamilk vững mạnh, phát triển hơn trong tương lai.
5
Trang 33- Tác động đến tần suất sử dụng sản phẩm: Phong tục tập quán, thói quen có thể ảnh hưởng đến tần suất sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng Ví dụ, ở các khu vực nông thôn, người tiêu dùng thường có thói quen sử dụng sữa tươi để nấu chè, nấu cà phê Do đó, nhu cầu về sữa tươi của người tiêu dùng ở các khu vực này thường cao hơn.
- Tác động đến khẩu phần sử dụng sản phẩm: Phong tục tập quán, thói quen có thể ảnh hưởng đến khẩu phần sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng Ví dụ, ở một số vùng miền, người tiêu dùng thường có thói quen uống sữa tươi nguyên chất thay vì các sản phẩm sữa chế biến sẵn Do đó, nhu cầu về sữa tươi nguyên chất của người tiêu dùng ở các vùng miền này thường cao hơn.
Tác động đến nhu cầu về chất lượng:
- Tác động đến quan niệm của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm: Phong tục tập quán, thói quen có thể ảnh hưởng đến quan niệm của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm Ví dụ, ở một số vùng miền, người tiêu dùng thường có quan niệm rằng sữa tươi nguyên chất là sản phẩm chất lượng cao hơn các sản phẩm sữa chế biến sẵn Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng sữa tươi nguyên chất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các vùng miền này.
- Tác động đến sở thích của người tiêu dùng về sản phẩm: Phong tục tập quán, thói quen có thể ảnh hưởng đến sở thích của người tiêu dùng về sản phẩm Ví dụ, ở các khu vực nông thôn, người tiêu dùng thường có sở thích sử dụng sữa tươi có vị ngọt hơn là sữa tươi có vị nhạt Do đó, doanh nghiệp cần sản xuất các sản phẩm sữa tươi có vị ngọt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các khu vực này Một số ví dụ cụ thể về tác động của phong tục tập quán, thói quen đến nhu cầu về số lượng, chất lượng của doanh nghiệp Vinamilk:
- Vinamilk sản xuất các sản phẩm sữa tươi nguyên chất với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa tươi của người tiêu dùng ở các khu vực nông thôn.
- Vinamilk sử dụng các nguyên liệu cao cấp để sản xuất sữa bột, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.
- Vinamilk phát triển các sản phẩm sữa chua uống với nhiều hương vị khác nhau để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng trẻ tuổi.
28
Trang 34Nhìn chung, phong tục tập quán, thói quen là một yếu tố quan trọng cần được doanh nghiệp Vinamilk xem xét khi phát triển sản phẩm và chiến lược marketing Việc nắm bắt và hiểu rõ phong tục tập quán, thói quen của người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp Vinamilk đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt hơn, từ đó tăng doanh thu và thị phần.
Phong tục tập quán, thói quen là những yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu về hình dáng, mẫu mã của doanh nghiệp Vinamilk Cụ thể, phong tục tập quán, thói quen ảnh hưởng đến nhu cầu về hình dáng, mẫu mã của doanh nghiệp Vinamilk theo những cách sau:
- Tác động đến sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng: Phong tục tập quán, thói quen ảnh hưởng đến sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng Ví dụ, ở các khu vực nông thôn, người tiêu dùng thường có sở thích sử dụng các sản phẩm sữa có hình dáng, mẫu mã đơn giản, dễ sử dụng Do đó, Vinamilk cần thiết kế các sản phẩm sữa có hình dáng, mẫu mã phù hợp với sở thích của người tiêu dùng ở các khu vực này.
- Tác động đến nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm: Phong tục tập quán, thói quen có thể ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm Ví dụ, ở một số vùng miền, người tiêu dùng thường có quan niệm rằng các sản phẩm sữa có hình dáng, mẫu mã bắt mắt là sản phẩm chất lượng cao hơn Do đó, Vinamilk cần thiết kế các sản phẩm sữa có hình dáng, mẫu mã bắt mắt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các vùng miền này.
- Tạo ra các cơ hội kinh doanh mới: Phong tục tập quán, thói quen có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp Ví dụ, ở một số vùng miền, người tiêu dùng có thói quen sử dụng sữa để làm quà tặng Do đó, Vinamilk có thể phát triển các sản phẩm sữa có hình dáng, mẫu mã đẹp mắt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các vùng miền này.
II.4Yếu tố kỹ thuật, công nghệ
Vinamilk đã áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật để cải thiện chất lượng sản phẩm của mình Dưới đây là một số công nghệ chính mà Vinamilk đã sử dụng:
29
Trang 35- Kho thông minh hàng đầu tại Việt Nam, diện tích 6000 m2 với 20 ngõ xuất nhập, có chiều dài 105 mét, cao 35 mét, gồm 17 tầng giá đỡ với sức chứa 27168 lô chứa hàng Nhập và xuất hàng tự động với 15 Xe tự hành RGV (Rail guided vehicle) vận chuyển pallet thành phẩm vào kho và 08 Robot cần cẩu (Stacker Crane) sắp xếp pallet vào hệ khung kệ Việc quản lý hàng hoá xuất nhập được thực dựa trên phần mềm Wamas.Hệ thống vận hành dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master, cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm Nhờ đó nhà máy có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục Hệ thống Tetra Plant Master cũng cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết giúp nhà máy có thể liên tục nâng cao hoạt động sản xuất và bảo trì.
- Công nghệ lọc sữa hiện đại: Vinamilk áp dụng các công nghệ lọc sữa tiên tiến như lọc qua màng, lọc qua sợi sợi tơ tằm, và lọc bằng áp suất cao Công nghệ này giúp loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, và tăng cường khả năng giữ lại các dưỡng chất quan trọng trong sữa.
- Công nghệ làm mới quy trình sản xuất: Vinamilk đã đầu tư vào các công nghệ sản xuất tiên tiến như tự động hóa, quản lý thông qua hệ thống máy tính, và quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ Điều này giúp nâng cao độ tin cậy, hiệu suất và đồng nhất trong quy trình sản xuất.
- Công nghệ bảo quản và đóng gói: Vinamilk sử dụng công nghệ bảo quản và đóng gói tiên tiến để đảm bảo sữa được giữ tươi mới và an toàn Công nghệ này bao gồm khử trùng nhiệt, đóng gói chân không, bao bì bảo vệ ánh sáng và oxy Điều này giúp bảo quản chất lượng sữa và kéo dài thời gian sữa có thể được sử dụng - Công nghệ phân tích và kiểm tra chất lượng: Vinamilk sử dụng các công nghệ
phân tích và kiểm tra chất lượng tiên tiến để đảm bảo sữa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất Công nghệ này bao gồm phân tích hóa học, phân tích vi sinh, kỹ thuật phân tử, và các phương pháp kiểm tra khác để đảm bảo sữa an toàn và tươi ngon.
30