TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA
Đề tài:Sự hiểu lầm/xung đột về văn hóa trong cuộc sốnghoặc công việc giữa các cá nhân từ nền văn hóa Pháp - Việt Nam
GIẢNG VIÊN: Th.S TRẦN ÁNH NGỌCMÃ LỚP HỌC PHẦN:231_ITOM1811_05NHÓM: 4
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 2
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG 5
1.1 Nội dung tình huống 5
1.2 Câu hỏi tình huống 6
II LUẬN GIẢI TÌNH HUỐNG 6
2.1 Lý do lựa chọn hai nền văn hoá Việt Nam và Pháp 6
2.2 Làm rõ lý thuyết và những bài báo khoa học, tạp chí, sách tham khảo liên quan đến tình huống thực tế 7
2.2.1 Làm rõ lý thuyết (Hofstede và PCLĐ đề cập trên) 7
2.2.2 Những bài báo khoa học, tạp chí, sách tham khảo liên quan đến tình huống thực tế 11
2.3 Trả lời các câu hỏi tình huống 14
2.3.1 Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt văn hóa Việt Nam và Pháp trong tình huống theo cách tiếp cận các khía cạnh văn hóa của Hofstede 14
2.3.2 Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt trong phong cách lãnh đạo của tình huống trên theo nền văn hóa của Việt Nam và Pháp 17
2.3.3 Đề xuất giải pháp để Dương vượt qua được những rào cản về văn hóa trong công việc 19
III BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP RÚT RA 20
3.1 Đối với nhân viên 20
3.2 Đối với doanh nghiệp 21
KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 33621D210119Nguyễn Thị Thanh HuyềnPowerpoint
3821D210173Nguyễn Trần Quỳnh Hương2.2 + 2.33921D210333Tô Thị Hồng LiênThuyết trình
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 4 xin được gửi lời cảm ơn tới Th.S Trần Ánh Ngọc – giảng viên học phần Quản trị đa văn hóa đã trực tiếp giảng dạy và cung cấp những kiến thức bổ ích trong các tiết học, cũng như hướng dẫn nhóm và giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hiện bài thảo luận
Trong quá trình thực hiện đề tài thảo luận, mặc dù đã có ý kiến nhận xét của cô và tìm hiểu các nguồn tài liệu tham khảo nhưng do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm 4 rất mong nhận được góp ý từ cô để bài làm của nhóm có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Sự hội nhập và giao lưu giữa các quốc gia là một xu hướng tất yếu trong thời đại thế giới phát triển Các quốc gia đều có nhu cầu tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau để có thể cùng hợp tác và phát triển trên đa phương diện về cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đặc biệt với đối tượng thuộc về doanh nghiệp và người lao động thì đây là một cơ hội rộng mở hơn bao giờ hết bởi tiềm năng hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cơ hội việc làm cho người lao động Chính vì vậy việc trau dồi những kĩ năng, kiến thức liên quan đến văn hóa khi gia nhập môi trường mới là một điều vô cùng quan trọng để có thể trở nên tự tin và giành được sự thuyết phục và tin tưởng của đối tác và cộng sự đến từ nền văn hóa khác Điều này cũng cần thiết đối với các nhà quản trị bởi họ phải có khả năng phân tích và nhận diện các loại hình văn hóa khi nhân sự của họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, có như vậy nhà quản trị mới có thể đứng vững trước những sự khác biệt về văn hóa để xây dựng chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp.
Đương nhiên, sự khác biệt về văn hóa rất nhanh chóng làm nảy sinh những sự đốilập, tạo ra xung đột trong quá trình con người tiếp nhận và làm quen với con người mới,văn hóa mới, đặc biệt là trong môi trường công sở thì con người còn chịu nhiều ảnhhưởng từ áp lực công việc Mỗi nơi nhà quản trị sẽ có những cách thức vận hành và quảnlý nhân sự của riêng mình, nhân sự từ các quốc gia khác nhau cũng có những thái độ vàphong thái làm việc khác nhau Nhận thức được điều này, nhóm đã đưa ra tình huống cụthể vấn đề xung đột tại nơi làm việc giữa hai nền văn hóa Pháp và Việt Nam Dựa vàokiến thức đã được giảng dạy cũng như nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo, nhómđánh giá sự khác biệt trong các chiều văn hóa và phong cách lãnh đạo để tìm hiểu nguyênnhân và từ đó đưa ra những biện pháp giúp cho doanh nghiệp, nhà quản trị và nhân viêncủa hai quốc gia giảm thiểu những xung đột khi hợp tác và làm việc cùng nhau.
Trang 6NỘI DUNGI GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
1.1 Nội dung tình huống
Dương là nhân viên kinh doanh của công ty tư vấn quốc tế Francis có trụ sở ở nhiều nước trên thế giới được điều chuyển sang Pháp làm việc để học hỏi và phát triển bản thân.
Tại chi nhánh công ty ở Pháp, Dương được giao nhiệm vụ tham gia vào một dự án phân tích thị trường và đề xuất chiến lược kinh doanh cho một sản phẩm mới của công ty Dự án gồm các đồng nghiệp người Pháp và một vị trưởng nhóm Vào ngày đầu tiên đi làm tại công ty, Dương chủ động mời các đồng nghiệp trong nhóm một bữa ăn để làm quen Anh muốn tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp của mình do đó gợi chuyện để tìm hiểu về gia đình, thu nhập, về tình trạng hôn nhân và cuộc sống thường ngày của họ Tuy nhiên, các đồng nghiệp lại cảm thấy e dè và thường nói tránh sang chuyện khác để không trả lời những câu hỏi này Họ chỉ muốn nói chuyện về công việc và không muốn chia sẻ những thông tin quá cá nhân.
Trong quá trình làm việc, các nhân viên người Pháp vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi công việc Họ luôn tuân theo các quy trình được thiết lập, không chấp nhận bất kỳ sự sai sót hay thiếu sót nào để tránh gặp rủi ro cho dự án trong tương lai Vị trưởng nhóm thì luôn muốn kiểm soát mọi tình huống, thường xuyên đưa phản hồi về chất lượng và tiến độ công việc xuống dưới nhân viên và không ngại việc bắt các thành viên phải làm lại từ đầu một bước nào đó khi có sai sót nhỏ Không những thế, trưởng nhóm luôn tự mình làm việc với cấp trên và tự đưa ra các quyết định từ bé đến lớn mà không hề bàn lại với các thành viên trong quá trình thực hiện dự án.
Trong khi đó, Dương là một con người với tư duy mong muốn có những ý tưởnglàm việc mới sáng tạo và đột phá hơn, nhưng không nhận được sự ủng hộ mỗi khi đề xuấtnhư hồi còn làm việc ở Việt Nam Khi đó, tuy yêu cầu về chất lượng và khối lượng côngviệc cũng khá cao, nhưng các vị sếp luôn gần gũi và sẵn sàng quan tâm, cùng nhau giúpđỡ nhân viên của mình khiến Dương ít khi cảm thấy bất mãn và cũng sẵn sàng đáp ứng.Bây giờ, đối mặt với vị trưởng nhóm khó tính và áp đặt nhưng các thành viên trong dự ánlại không hề tỏ vẻ bất bình hay than vãn thậm chí luôn sẵn sàng làm theo khiến choDương cảm thấy áp lực vì không biết tâm sự với ai.
Trang 71.2 Câu hỏi tình huống
Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt văn hóa Việt và Pháp trong tình huống trên theo cách tiếp cận khía cạnh văn hóa của Hofstede?
Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt trong phong cách lãnh đạo của tình huống trên theo nền văn hóa của Việt Nam và Pháp?
Đề xuất giải pháp để Dương vượt qua được những rào cản về văn hóa trong công việc?
II LUẬN GIẢI TÌNH HUỐNG
2.1 Lý do lựa chọn hai nền văn hoá Việt Nam và Pháp
Nước Pháp, còn được gọi là Cộng hòa Pháp, là một quốc gia phát triển nằm ở Tây Âu Với lãnh thổ rộng lớn và vị trí địa lý chiến lược, Pháp đã có một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của châu Âu Pháp có diện tích khoảng 551.695 km² và dân số khoảng 67 triệu người Trong lịch sử, Pháp đã có vai trò quan trọng trong nhiều sự kiện quốc tế Pháp đã từng là một đế quốc mạnh mẽ vào thời Trung cổ và Cận Đại, và sau đó trở thành một quốc gia lãnh thổ và chính trị quan trọng trong thế kỷ 19 và 20 Pháp đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh quan trọng như Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai, và cũng đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Liên minh Châu Âu Nước này được biết đến với nền văn hóa phong phú, kiến trúc đẹp mắt, ẩm thực tuyệt vời và ngôn ngữ tiếng Pháp nổi tiếng Văn hóa Pháp rất phong phú và đa dạng, nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà điêu khắc và họa sĩ nổi tiếng như Victor Hugo, Claude Monet, Auguste Rodin và Salvador Dalí Pháp có một nền kinh tế lớn và đa dạng, với các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm ô tô, hàng không, công nghệ thông tin, du lịch và nông nghiệp Nước này cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hàng đầu trên thế giới Paris được coi là một trung tâm tài chính và kinh doanh quan trọng, với sự hiện diện của các ngân hàng, công ty tài chính và trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nằm ở Đông Nam Á Với dân số khoảng97 triệu người, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 thế giới Lịch sử của Việt Nam cósự pha trộn của các vương triều và thực dân từ thời kỳ cổ đại cho đến hiện đại Qua cácthời kỳ khác nhau, Việt Nam đã trải qua sự xâm lược của các quốc gia khác nhau nhưTrung Hoa, Đại Việt, Pháp và Mỹ Qua các cuộc chiến tranh và cuộc cách mạng, ViệtNam đã giành được độc lập vào năm 1945 và trở thành một quốc gia chủ nghĩa xã hội.Việt Nam có một văn hóa đa dạng và phong phú, phản ánh sự kết hợp giữa các yếu tố dântộc, tôn giáo và lịch sử Văn hóa Việt Nam bao gồm các yếu tố như văn học, nghệ thuật,kiến trúc, ẩm thực và truyền thống dân gian Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phát
Trang 8triển nhanh chóng trong những năm gần đây Nền kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào xuất khẩu, du lịch và dịch vụ Các ngành công nghiệp chế biến như dệt may, điện tử và ô tô cũng đóng góp quan trọng vào GDP của quốc gia Ngoài ra, Việt Nam cũng là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về các sản phẩm như gạo, cà phê và dầu khí.
Việt Nam và Pháp có mối quan hệ Đối tác Chiến lược hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam với những thuận lợi về chính sách thu hút đầu tư và lợi thế dồi dào nguồn nhân lực trẻ đã và đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư của Pháp ở nhiều lĩnh vực khác nhau Hiện nay Pháp có hơn 170 công ty con tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 3,81 tỷ USD Là hai quốc gia có khoảng cách địa lý khá xa Việt Nam (Đông Nam Á) và Pháp (Tây Âu) cùng với sự khác biệt hoàn toàn trong lịch sử phát triển đất nước và sự khác biệt mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội Do vậy, môi trường sống và văn hóa làm việc của hai quốc gia này có sự khác biệt lớn Chính vì sự khác biệt này nên việc trao đổi nhân sự làm việc giữa hai quốc gia sẽ không tránh khỏi được những tình huống khó hiểu hay xung đột trong môi trường làm việc và sự thách thức này đều xuất phát chủ yếu từ sự khác biệt văn hóa giữa hai nước Thông qua sự hiểu biết, tìm tòi và nghiên cứu, nhóm đã quyết định xây và phân tích làm rõ tình huống giữa hai nước Việt Nam và Pháp theo lý thuyết bộ môn quản trị đa văn hóa.
2.2 Làm rõ lý thuyết và những bài báo khoa học, tạp chí, sách tham khảo liên quan đến tình huống thực tế
2.2.1 Làm rõ lý thuyết
Tình huống trên đề cập đến sự khác biệt giữa hai khía cạnh văn hóa Chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa tập thể, Né tránh bất định theo Hofstede và hai phong cách lãnh đạo độc đoán – gia trưởng ở hai nước Việt Nam và Pháp.
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
Với các quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân: Một quốc gia có điểm số cao về chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là mỗi cá nhân cùng với quyền tự do của cá nhân đó được tôn trọng Trong xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, mối liên hệ giữa các cá nhân thường lỏng lẻo Chủ nghĩa cá nhân là xu hướng con người chỉ quan tâm đến bản thân và gia đình mình.
Ngược lại, tại các quốc gia có điểm thấp về chủ nghĩa cá nhân (tức là theo chủnghĩa tập thể), con người từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộng đồng rộnglớn hơn, thường là tập hợp của các gia đình Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khókhăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc.
Trang 9Trong những cộng đồng như vậy, mỗi thành viên thường phải theo đuổi những thứ thuộc về trách nhiệm với cộng đồng (như thể diện của cộng đồng, của làng xóm, họ hàng…).
Cũng giống như các phương diện văn hóa khác, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể thể hiện ở nhiều hướng, Hofstede nhận thấy rằng ở các nước giàu thì chủ nghĩa cá nhân thường có xu hướng cao hơn trong khi các nước nghèo hoặc kém phát triển thiên về chủ nghĩa tập thể.
Mọi người thường chỉ quan tâm đến bản thân anh/cô ta và gia đình của họ
Trong nhận thức đề cao cái “tôi”
Có quyền được riêng tư Được quyền thể hiện suy
“tôi” là không thể thiếu được Mục đích của việc giáo dục và biết được cách để học hỏi Hoàn thành nhiệm vụ được
đề cao hơn so với mối quan hệ
Con người được sinh và được che chở trong gia đình, họ hàng hoặc một nhóm nào đó, đổi lại là sự
Các ý kiến và phiếu bầu được quyết định trước trong nhóm Sự vượt quá giới hạn các nguyên
tắc thường không gây ra cảm giác
Trang 10Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những điều mới mẻ của một cộng đồng.
Một quốc gia có điểm số cao về né tránh bất trắc sẽ không sẵn sàng chấp nhận những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm Kết quả là những xã hội như thế thường sống bằng truyền thống, bằng các luật định và suy nghĩ do người xưa để lại Các tư tưởng mới mang tính cách tân thường khó khăn khi xâm nhập vào quốc gia có điểm số tránh sự bất trắc cao.
Một quốc gia có điểm số thấp về né tránh bất trắc sẽ không quan tâm lắm đến rủi ro và những được không lường trước được Họ sẵn sàng chấp nhận thách thức, thay đổi và những trải nghiệm mới.
Trong một xã hội như vậy các giá trị được coi là truyền thống sẽ thay đổi thường xuyên, đồng thời ít chịu sự gò bó bởi các quy định trước đó.
Tránh những điều không chắc chắn là giới hạn theo đó con người cảm thấy bất an với một tình huống mơ hồ nào đó, do vậy nảy sinh suy nghĩ muốn tránh những điều đó Trong khi đó, những nền văn hóa chấp nhận những điều không chắc chắn, con người thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro đến những điều mà họ không biết rõ, họ cho rằng cuộc sống vẫn cứ tiếp tục dù điều gì xảy ra.
Có nhiều cách để đánh giá tác động của phương diện này Những quốc gia có truyền thống văn hóa không chấp nhận rủi ro thường xây dựng rất nhiều trong hoạt động tổ chức, có nhiều văn bản về điều luật, các nhà quản lý ít khi chấp nhận rủi ro, tỷ lệ thay lao động thấp và số nhân viên giàu tham vọng cũng thấp hơn.
Các nước chấp nhận những điều không chắc chắn lại có cơ cấu tổ chức với ít hoạt động, văn bản về luật cũng ít hơn, các nhà quản lý có xu hướng chấp nhận rủi ro cao, tỷ lệ thay lao động nhiều hơn và có nhiều nhân viên tham vọng và hoài bão Tổ chức này khuyến khích nhân viên phát huy nhân tố cơ bản và có trách nhiệm trong những việc họ đang làm.
Mức độ né tránh bất trắc thấpMức độ né tránh bất trắc cao Sự bất trắc được coi là điều vốn
có trong cuộc sống và mỗi ngàyđiều này có thể xảy đến
Trang 11khỏe và hạnh phúc cá nhân Khoan dung với những người
hoặc ý tưởng khác lạ/sai lạc: những điều mới lạ hay khác biệt thường tạo ra sự tò mò Thoải mái với những sự mập
mờ hay lộn xộn
Giáo viên có thể nói “tôi không biết” với những câu hỏi mà người học đặt ra
Việc thay đổi việc làm không phải là điều gì quá lớn
Về tôn giáo, triết lý và khoa học: thuyết tương đối và theo chủ nghĩa kinh nghiệm Giáo viên dường như có tất cả
các câu hỏi mà người học đặt ra ngưỡng, chính trị, tư tưởng Về tôn giáo, triết lý khoa học:
Có niềm tin vào kết quả sau cùng và các lý tuyển nền tảng, tổng quát
Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động tới người dưới quyền Những nhà lãnh đạo theo phong cách này thường sử dụng mệnh lệnh, giao tiếp một chiều đối với nhân viên của mình, luôn đòi hỏi những người khác phải phục tùng mệnh lệnh tuyệt đối, tự đưa ra quyết định và buộc nhân viên làm theo, rất ít khi nhân viên được phản hồi hay đóng góp ý kiến, chú trọng hình thức tác động chính thức Với phong cách lãnh đạo độc đoán, môi trường lại có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt đến mức cứng nhắc Điều này gây áp lực nhưng cũng có thể là động lực thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Phong cách lãnh đạo gia trưởng
Trang 12Phong cách lãnh đạo này thường hướng trọng tâm công việc cũng như bảo vệ đội ngũ nhân viên của tổ chức Có thể tóm gọn phong cách lãnh đạo này bằng câu nói “hãy làm việc hết mình và công ty sẽ chăm lo cho bạn” Người lãnh đạo theo phong cách này đòi hỏi nhân viên phải làm việc chăm chỉ, tận tụy, đổi lại họ sẽ luôn được đảm bảo về công việc, thu nhập cũng như các khoản an sinh khác như y tế, chế độ hưu trí… Chính vì hướng tới việc đảm bảo các nhu cầu của người lao động nên doanh nghiệp/tổ chức theo phong cách lãnh đạo này thường được sự trung thành và phục tùng từ phía đội ngũ nhân viên Phong cách lãnh đạo này thường đem lại những ảnh hưởng tích cực lên nhân viên ở các quốc gia có văn hóa theo chủ nghĩa tập thể Điều này là bởi sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ từ phía lãnh đạo sẽ đáp ứng được kỳ vọng từ phía nhân viên qua đó thắt chặt mối quan hệ gắn bó.
2.2.2 Những bài báo khoa học, tạp chí, sách tham khảo liên quan đến tình huống thực tế
a) 10 French “Faux Pas” & Cultural Mistakes From an Insider’s Perspective:The French Etiquette
( https://www.private-frenchlessons-paris.com/blog/french-etiquette )
Bài viết có đề cập: Người Pháp không thích việc chia sẻ những chuyện quáriêng tư, đặc biệt là về chuyện tiền bạc và tôn giáo cho người lạ hoặc mới quen
Đặt những câu hỏi cá nhân và chia sẻ quá nhiều câu chuyện cá nhân của bản thân trong một bối cảnh không phù hợp có thể khiến người Pháp cảm thấy khó xử, trong trường hợp xấu nhất, người Pháp sẽ cho rằng đối phương là người bất lịch sự và đang cố xâm phạm ranh giới của họ Đặc biệt, họ không thích các chủ đề trò chuyện liên quan đến đức tin, tôn giáo, tình hình tài chính hoặc lương thưởng nếu như người được chia sẻ không thân quen với họ Theo nhà tâm lý học Kurt Lewin, việc này thể hiện rằng người Pháp không thích chia sẻ cuộc sống cá nhân của họ một cách tự do với những người không ở trong vòng quan hệ thân thiết của họ Đây cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân tại Pháp.
Do vậy đã xảy ra tình huống đồng nghiệp của Dương cảm thấy ngại trả lời và tránh né các câu hỏi đi sâu vào cá nhân khi anh và họ mới chỉ quen nhau một ngày.
b) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp
( https://vnuf.edu.vn/documents/454250/1803845/16.Mai.pdf )
Bài viết có đề cập: Văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam đề cao sự chủ độngsáng tạo, kích thích nhân viên làm việc