Lợi ích từ việc cộng tác với các thành viên trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Honda...18CHƯƠNG 3.. Một doanh nghiệp muốn phát triển một cách bềnvững thì không thể thiếu các hoạt động
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI:
CHUỖI CUNG ỨNG XE MÁY CỦA HONDA VIỆT NAM VÀ
HOẠT ĐỘNG CỘNG TÁC CỦA DOANH NGHIỆP
Bộ môn : Logistics và Chuỗi cung ứngLớp học phần : 231_BLOG2011_01
Nhóm thực hiện : 6Giáo viên giảng dạy : Nguyễn Văn Minh
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất của chuỗi cung ứng 3
2 Đặc điểm, vai trò của các loại thành viên trong chuỗi cung ứng 4
3 Các loại hình cộng tác giữa thành viên trong chuỗi cung ứng 4
CHƯƠNG 2 CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HONDA 8
1 Tổng quan thị trường ngành sản xuất lắp ráp xe máy tại Việt Nam hiện nay 8
2 Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Honda 10
2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Honda 10
2.2 Mô hình chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Honda 12
2.3 Hoạt động cộng tác của doanh nghiệp Honda 15
2.4 Lợi ích từ việc cộng tác với các thành viên trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Honda 18
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA DOANH NGHIỆP HONDA 19
1 Đánh giá quan hệ cộng tác trong chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam 19
2 Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp Honda 20
2.1 Định hướng phát triển 20
2.2 Đề xuất một số giải pháp 21
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp xe phát triển mạnh mẽ Với sự phát triển của các ngành sản xuất, lắp ráp xe máy, người dân Việt Nam đã có cơ hội sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân lợi ích và phổ biến như
xe máy Trong thập kỷ gần đây, thị trường sản xuất và lắp ráp xe máy tại Việt Nam đã
có những bước phát triển đáng kể Việc sản xuất và lắp ráp xe máy không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Để tạo nên sự thành cộng như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập cho mô
Trang 3hình kinh doanh đủ mạnh để đứng vững trên thị trường Việc xây dựng riêng chuỗicung ứng hoàn chỉnh và tối ưu là vô cùng cần thiết Một chuỗi cung ứng được quản lýtốt không những giúp doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao, mà còn có thể vươnlên, vượt xa các đối thủ cạnh tranh Một doanh nghiệp muốn phát triển một cách bềnvững thì không thể thiếu các hoạt động cộng tác chặt chẽ với các thành viên trongchuỗi cung ứng của mình, điều này giúp doanh nghiệp quản lý nhu cầu tốt hơn,dự báovấn đề chính xác hơn và xử lý tốt các vấn đề ngoài dự báo.
Bên cạnh sự phát triển đó, thị trường sản xuất, lắp ráp xe máy tại Việt Namcũng gặp không ít thách thức, nhất là khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, nguồn cungứng hàng hóa, linh kiện, nguyên vật liệu càng trở nên khan hiếm hơn, việc cộng tácvới các thành viên trong chuỗi cũng gặp không ít trở ngại
Với những thách thức và những vấn đề nêu trên, nhóm 6 chúng em quyết địnhnghiên cứu về đề tài: “Chuỗi cung ứng Honda Việt Nam và hoạt động cộng tác củadoanh nghiệp” Thông qua việc thảo luận và tìm kiếm các giải pháp hợp lý, chúng ta
có thể xác định được hướng phát triển cho thị trường này và đảm bảo sự bền vữngtrong tương lai
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất của chuỗi cung ứng
1.1 Khái niệm
Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và giántiếp vào quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường
1.2 Đặc điểm
Để có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì cần phải tối ưu được chuỗi cung ứng
có được những đặc điểm sau:
Phù hợp với mục tiêu kinh doanh và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp
Phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Phù hợp với vị thế thị trường của doanh nghiệp
Phải thích nghi nhanh với sự thay đổi, biến động thị trường và khách hàng
1.3 Bản chất của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng thường dùng để chỉ một chuỗi các hoạt động có liên hệ nối tiếpvới nhau trong quá trình hình thành nên một sản phẩm và đưa sản phẩm ấy đến ngườidùng
Chuỗi cung ứng nói lên sự quan tâm của bản thân doanh nghiệp sản xuất - thươngmại đối với quá trình vận động của hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp của mình
Trang 42 Đặc điểm, vai trò của các loại thành viên trong chuỗi cung ứng
* Các thành viên cơ bản của chuỗi cung ứng bao gồm:
a Nhà cung cấp: Là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên
liệu, bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tập trungvào hai nhóm chính:
Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Chuỗi cung ứng bắt đầu từ những vật liệuthô, được khai thác từ dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản.Nhà cung cấp nguyên liệu thô đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, vìkhông có nguyên liệu thô thì không thể sản xuất được sản phẩm cuối cùng
Nhà cung cấp bán thành phẩm: cung cấp các sản phẩm đã hoàn thành một số công đoạn trong quá trình sản xuất
b Nhà sản xuất: Là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho
chuỗi cung ứng, là đơn vị sản xuất sản phẩm hoàn thiện từ nguyên liệu thô được cungcấp bởi nhà cung cấp nguyên liệu thô Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việcchuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện
c Nhà phân phối: Hay doanh nghiệp bán buôn, thực hiện chức năng duy trì và phân
phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng
d Nhà bán lẻ: Là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàng
cho người tiêu dùng cuối, bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và tạp hóa
e Khách hàng: Là thành tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng Khách hàng có thể
mua sản phẩm trực tiếp từ đại lý bán lẻ hoặc qua các kênh bán hàng khác như trựctuyến hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất nếu sản phẩm được bán trực tiếp
* Các thành viên hỗ trợ: Nhà cung cấp dịch vụ, logictics, : Là nhóm các tham giagián tiếp vào chuỗi cung ứng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau cho cácthành viên chính trong chuỗi
3 Các loại hình cộng tác giữa thành viên trong chuỗi cung ứng
Cộng tác hiệu quả là nền tảng sức mạnh của các chuỗi cung ứng Các doanh nghiệptrong chuỗi cung ứng cần nắm được các phương pháp và loại hình cộng tác để vậndụng trong mọi phạm vi chuỗi cung ứng
3.1 Cộng tác theo phạm vi
Xét theo phạm vi thì cộng tác chuỗi cung ứng bắt đầu ngay từ trong nội bộ cácdoanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng ( còn gọi là tích hợp nội bộ) Về nguyêntắc, nếu các doanh nghiệp không cộng tác tốt ngay trong nội bộ thì không thể cộng táctốt với các đối tác trong chuỗi cung ứng Thông thường các doanh nghiệp sẽ tuần tựtrải qua 4 mức độ cộng tác xét theo phạm vi từ trong doanh nghiệp tới toàn chuỗi cungứng
Trang 5 Mức 1 là khi các hoạt động phân mảng, không có sự cộng tác trong nội bộdoanh nghiệp.
Mức 2 là tích hợp các hoạt động liền kề thành các chức năng như mua và kiểmsoát vật liệu thành quản lý vật liệu, bán và phân phối thành chức năng phânphối… điều này cho phép giảm chi phí cho các hoạt động
Mức 3 là mức tích hợp nội bộ giữa các chức năng xuyên suốt trong một doanhnghiệp với chiến lược kinh doanh
Mức 4 là mức tích hợp giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
Hoạt động cộng tác chia làm hai phạm vi là cộng tác chuỗi cung ứng nội bộ và bênngoài :
Tích hợp chuỗi nội bộ: thiết lập tăng cường mối liên kết giữa các chức năng và
tìm cách để kết nối chúng đến với nhau nhờ đó quản lý trở nên hiệu quả hơn
Tích hợp với chuỗi cung ứng bên ngoài doanh nghiệp: Mỗi một sản phẩm hoặc
dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng đều thông qua một loạt các hoạtđộng phối hợp giữa các thành viên chuỗi cung ứng
3.2 Cộng tác theo chiều dọc và ngang chuỗi cung ứng
Tích hợp cấu trúc chuỗi cung ứng là chiến lược kinh doanh sử dụng mạng lưới tàisản của doanh nghiệp để sắp xếp các quyết định và quy trình chiến lược trên toànmạng (từ nhà cung cấp, sản xuất tới khách hàng cuối cùng) nhằm đạt được lợi thế cạnhtranh, sức mạnh tổng hợp và hiệu quả tốt hơn cũng như tăng cường sự kiểm soát cácđầu vào và đầu ra trong toàn chuỗi
a Tích hợp dọc ( Vertical intergration – VI)
Tích hơp dọc là chiến lược cộng tác trong đó một công ty mở rộng sở hữu hoặchoạt động trong chuỗi cung ứng của mình bằng các kết hợp với các chuỗi cung ứngcủa nhà cung cấp hoặc nhà phân phối
Có 3 dạng VI và những đặc trưng dưới đây :
Tích hợp ngược chiều ( hay tích hợp về thượng nguồn): Doanh nghiệp mở rộng
về hướng các doanh nghiệp cung cấp các đầu vào hay linh kiện nhằm đảm bảo
an toàn và quản lý nguồn lực đầu vào hiệu quả cho doanh nghiệp
Tích hợp xuôi ( tích hợp về hạ nguồn ) khi doanh nghiệp mong muốn đạt được
tính kinh tế cao hơn về quy mô và thị phần Doanh nghiệp mở rộng sở hữu hoặckiểm soát các trung tâm phân phối hoặc các nhà bán lẻ, do đó mở rộng liên hệtrực tiếp với người tiêu dùng
Tích hợp cân bằng là sự cộng tác cả về thượng nguồn và hạ nguồn nhằm tối đa
hóa các giá trị tạo ra trong suốt chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Trang 6Chiến lược tích hợp dọc có thể cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp để giảm thiểuhoặc loại bỏ mối đe dọa của các nhà cung cấp mạnh, giảm quyền thương lượng củanhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng, giảm thiểu chi phí giao dịch.
Ưu điểm của VI Hạn chế của VI
• Giảm chi phí giao dịch
• Tăng tính chắc chắn nhu cầu
• Tăng tính độc lập chiến lược
• Định vị tốt hơn với các công ty
trong nước để cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài
• Đồng bộ hóa cung và cầu dọc theo
• Cạnh tranh giữa các phạm vi mới
và cũ của doanh nghiệp dễ gây sựnhầm lẫn và hỗn loạn
• Tăng độ cứng trong cấu trúc tổ
chức
b Tích hợp ngang ( Horizontal intergration- HI)
Tích hợp ngang là chiến lược sử dụng để tăng cường vị thế của doanh nghiệptrong một ngành, thông qua việc mua lại, sáp nhập và tiếp quản các doanh nghiệp cạnhtranh trong cùng chuỗi giá trị HI thể hiện dưới hai dạng chính là sáp nhập và mua lại
Ưu điểm của HI Hạn chế của HI
Mở rộng giới hạn kinh tế
Tăng sự khác biệt của sản phẩm
Nhân rộng mô hình kinh doanh
Trang 7 Tiếp cận thị trường mới
3.3 Cộng tác theo cấp độ
a Cộng tác giao dịch
Là mối quan hệ nhắm tới việc thực thi giao dịch giữa các đối tác sao cho hiệu quảtốt nhất, hay gặp với vụ mua bán trong đó khách hàng mua vật liệu sửa chữa, bảodưỡng… từ nhà cung cấp, giá cả là yếu tố quyết định Mối quan hệ giao dịch thườngđược xác định trong trường hợp quy mô thị trường không lớn và không ổn định; khôngđòi hỏi hệ thống thông tin phức tạp, nhiều giao dịch được thực hiện thủ công Đây làkiểu cộng tác được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay
b Cộng tác hợp tác
Chỉ mối quan hệ được xác định cụ thể, rõ ràng theo hợp đồng và phụ thuộc vào sựthích nghi giữa nhà cung ứng với các mục tiêu đã định trước của doanh nghiệp Đây làmối quan hệ ở mức độ trung hạn đòi hỏi sự liên kết tương đối chặt chẽ giữa các bên.Quan hệ kiểu hợp tác có mức độ chia sẻ thông tin cao hơn, các bên tự nguyện đưa racác xác nhận và cam kết, cùng chia sẻ thông tin dự báo, …
Chỉ mức quan hệ dài hạn, có kế hoạch, trong đó mỗi bên đều có khả năng đáp ứngnhu cầu của bên kia Mối quan hệ này đòi hỏi các bên phải điều chỉnh mục tiêu và cácquy trình tác nghiệp để có sự tương thích nhịp nhàng và liên tục.Kiểu cộng tác nàythường dành cho các đối tác chiến lược.Cộng tác phối hợp đòi hỏi mức độ thỏa hiệp vàthương lượng cao hơn, tính chiến lược cao hơn và mức độ chia sẻ thông tin nhiều hơnnên cần một hệ thống riêng biệt để trao đổi thông tin, đòi hỏi các bên thực hiện camkết lâu dài và nghiêm túc
Mức độ cao nhất thể hiện phạm vi cộng tác mở rộng nhất với số quan hệ ít nhất làquan hệ cộng tác đồng bộ còn gọi là các liên minh chiến lược Trong mối quan hệđồng bộ, thông tin được các bên phát triển chung thay vì chỉ trao đổi hoặc truyền tải.Cam kết hợp tác kinh doanh lâu dài là điểm nổi bật nhất của loại cộng tác này Lợi íchtiềm năng của liên minh chiến lược là nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
và giảm tổng chi phí chuỗi cung ứng
3.4 Theo cơ chế cộng tác trong chuỗi cung ứng
Trang 8Cơ chế cộng tác chuỗi cung ứng trả lời cho câu hỏi động cơ nào thúc đẩy các thànhviên chuỗi cung ứng phải cộng tác với nhau Về cơ bản có hai cơ chế cộng tác trong
chuỗi cung ứng là cơ chế thị trường và cơ chế phân quyền.
Cơ chế thị trường đại diện cho trường hợp các thành viên chuỗi cung ứng cộng
tác với nhau để duy trì việc trao đổi hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngườitiêu dùng
Cơ chế phân quyền đòi hỏi các bên cộng tác với nhau quyền sở hữu nguồn lực
thành một thực thể thống nhất để thực thi và áp đặt hoạt động cộng tác qua hệthống khuyến khích và trừng phạt
Cơ chế lai liên minh là cách sử dụng phối hợp cùng lúc hai cơ chế thị trường và phân
quyền Các cơ chế này thể hiện qua các hình thức quan hệ cộng tác với các đặc trưngkhác biệt cơ bản được phân định và so sánh như sau:
Quan hệ giao dịch: Là cơ chế cộng tác theo hoạt động thị trường đơn giản và cơ
bản nhất qua mối quan hệ giao dịch truyền thống Quan hệ giao dịch sử dụngcác quy trình thị trường mở để mua sản phẩm theo giá thị trường
Quan hệ liên minh: Liên minh chia sẻ một số lợi ích chung, trao đổi giá trị
thông qua các hoạt động mua bán và có những ràng buộc chặt chẽ hơn Tùy vàomục tiêu được chia sẻ sẽ có một số dạng liên minh như sau:
- Liên minh chia sẻ thông tin: Chỉ đòi hỏi chia sẻ thông tin chủ yếu về hiệu
suất và kết quả thay vì thông tin quá trình
- Liên minh hoạt động tác nghiệp: Mô tả mối quan hệ với các thỏa thuận
dài hạn liên quan đến dòng nguyên liệu như việc hợp tác về thiết kế sảnphẩm hoặc dữ liệu
- Liên minh mạng lưới: Là mức độ cam kết qua các thỏa thuận dài hạn,
bao gồm chia sẻ thông tin, tài chính, nguồn lực
Quan hệ đối tác: Là quan hệ dựa trên sự phân quyền theo quyền vốn chủ sởhữu
Tích hợp: Thể hiện quan hệ cộng tác đồng chủ sở hữu hay hệ thống phân quyềntrong nội bộ một tổ chức thuần túy với các chủ thể tham gia cộng tác
CHƯƠNG 2 CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HONDA
1 Tổng quan thị trường ngành sản xuất lắp ráp xe máy tại Việt Nam hiện nay
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu về toàn ngành công nghiệp tại Việt Namtrong tháng 12 vừa qua, trong đó đáng chú ý có lượng xe máy sản xuất trong nước với
số lượng khả quan chứng minh cho sự tăng trưởng trở lại của thị trường xe trong nước
Trang 9Theo đó, tổng lượng xe máy xuất xưởng tại Việt Nam đạt 351.100 chiếc trong tháng12/2022, giảm nhẹ 0,8% so với tháng 11 nhưng tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.Tính riêng trong Quý IV, đã có tới hơn 1 triệu xe máy xuất xưởng tại Việt Nam, tăng33,3% so với Quý III và tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái Như vậy, tính trong cảnăm 2022, các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam đã lắp ráp được tổng cộng hơn 3,32triệu xe, tăng 9,9% so với năm 2021
Có thể thấy, thị trường xe máy trong nước đã trở lại, kéo theo sự tăng trưởng về sảnlượng xe lắp ráp trong nước Điều này có được do dịch bệnh COVID-19 đã được đẩylùi, nhưng lượng xe máy xuất xưởng có thể chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường khigiai đoạn giữa năm vừa qua có ảnh hưởng từ vấn đề thiếu hụt linh kiện trên toàn cầu.Trong khi đó, lượng xe máy lắp ráp để xuất khẩu cũng có đóng góp không nhỏ vàotổng số lượng xe xuất xưởng tăng trưởng tại Việt Nam Ngoài ra, nhà máy Honda liêntục tăng số lượng xe xuất khẩu, năm 2022 còn ghi nhận mẫu xe điện Yamaha Neos đãđược lắp ráp để đưa sang thị trường châu Âu
Sau thời gian chịu ảnh hưởng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, dẫn đến việcthiếu vật liệu, linh kiện sản xuất gây ảnh hưởng đến sản lượng, bước sang giai đoạnđầu năm 2023, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp xe máy tại Việt Nam đã ổnđịnh trở lại
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 2.2023 lượng xe máy sảnxuất, lắp ráp tại Việt Nam ước đạt 252.400 xe tăng 5,25% so với lượng xe máy mớisản xuất trong tháng 1.2023
Trong tháng 6 vừa qua, lượng xe máy sản xuất trong nước đạt 283.900 chiếc, giảm nhẹ2,6% so với tháng 5 (291.600 chiếc) nhưng vẫn tăng tới 21,8% so với cùng kỳ năm
2022 Đây là tháng thứ ba liên tiếp sản lượng xe máy mới xuất xưởng đạt trên 280.000chiếc Tính tổng quý II/2023, lượng xe sản xuất trong nước đạt 856.800 chiếc, tăng11,2% so với quý I (770.700 chiếc) và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022
Tổng lượng xe máy mới sản xuất trong nước nửa đầu năm 2023 ước đạt 1.675.500chiếc, thấp hơn 4,5% so với nửa đầu năm ngoái (xấp xỉ 1,74 triệu chiếc) Trong khi đó,
số lượng xe sản xuất nội địa trong cả năm 2022 đạt xấp xỉ 3,3 triệu chiếc, tăng 9,9% sovới cùng kỳ năm 2021
Tuy nhiên, thị trường xe máy Việt Nam nửa cuối năm 2023 nhiều biến động với khókhăn không chỉ thấy từ góc nhìn người bán mà còn qua số liệu thực tế Kết thúc quýII/2023, báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho thấy,
Trang 10doanh số thị trường xe máy theo đà giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấpcác hãng xe và đại lý đã ra sức tung ưu đãi, khuyến mãi suốt nhiều tháng qua.
Cụ thể, tổng doanh số bán hàng quý II/2023 của 5 thành viên VAMM (gồm Honda,Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM) là 588.926 xe, giảm hơn 7% so với quý I (bán634.688 xe) Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh số VAMM là gần 1,224 triệu xe,giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 1.409.004 xe)
Mặc dù VAMM không công bố số liệu bán hàng theo tháng của từng thành viên,nhưng theo Motorcycles - chuyên trang dữ liệu xe máy toàn cầu, cộng dồn 7 tháng củanăm 2023, tổng lượng tiêu thụ xe máy mới tại Việt Nam đạt 1,56 triệu xe, giảm 14,4%
so với cùng kỳ năm ngoái
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, thị trường xe máy tại Việt Nam đang đối mặtvới một giai đoạn khó khăn và nỗi lo sau khi doanh số bán hàng liên tục giảm bởi tìnhhình kinh tế khó khăn đã khiến người dân thắt chặt ngân sách, giảm chi tiêu và muasắm
Trong bối cảnh nguồn cung cao hơn nguồn cầu và lượng xe máy tồn kho cao, liệu giá
xe máy trên thị trường có tiếp tục giảm sâu hơn nữa trong thời gian tới? Đây là mộtcâu hỏi đang đặt ra và chưa có lời đáp cho các nhà sản xuất và phân phối Trước tìnhhình chưa thể khởi sắc, thị trường xe máy cần những biện pháp kích thích tiêu dùng vàđổi mới sản phẩm để thu hút người tiêu dùng trở lại Khả năng phục hồi của thị trườngvẫn còn là một câu hỏi mà ngành công nghiệp xe máy đang phải đối mặt
2 Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Honda
2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Honda
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công
ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công tyMáy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy
và xe ô tô
Sau gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Honda là một trong những hãng xe nổitiếng và “quen tên” đối với người tiêu dùng tại thị trường Việt Không chỉ được yêuthích bởi thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu, giá cả phù hợp mà Honda còn đượckhách hàng đánh giá cao ở độ bền và các chính sách hỗ trợ bảo hành, …
Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công tydẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín Doanh nghiệpluôn tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận
Trang 11tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh Lịch sử phát triển củaHonda tại thị trường Việt Nam có các cột mốc chính trải qua:
1996 – 2001: Đánh dấu sự khởi đầu với mẫu xe đầu tiên xuất xưởng vào tháng
12/1997 là Super Dream Năm 1998, nhà máy đầu tiên của Honda chính thứcđược khánh thành Trong khoảng thời gian này vào năm 1999, Honda Việt Namđồng thời khánh thành Trung tâm Lái xe An toàn
2002 – 2006: Wave Alpha được giới thiệu vào năm 2002 giúp Honda Việt Nam
đánh bại sự xâm nhập của xe Tàu Đây chính là mẫu xe đóng vai trò quan trọngcho thị trường Chính Wave Alpha đóng vai trò khởi tạo một giai đoạn thịnhvượng mới của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam với chất lượng liên tiếpcải thiện trong khi giá bán lẻ liên tục được “ép” xuống mức thấp
2007 – 2011: Năm 2007 chứng kiến sự ra đời của dòng xe Air Blade tại Việt
Nam Với thiết kế thời trang và công nghệ vượt trội, Air Blade đã chiếm trọnlòng tin của người tiêu dùng và nhiều năm liên tục là mẫu xe ga bán chạy nhấtViệt Nam Trong năm 2008, Công ty khánh thành nhà máy xe máy thứ hai Vàonăm 2011, Công ty bắt đầu xây dựng nhà máy xe máy thứ ba tại tỉnh Hà Nam
2012 – 2016: Trong năm 2013, nhà máy bánh răng được đưa vào hoạt động.
Cũng trong năm này, Honda Việt Nam đã kỷ niệm chiếc xe thứ 10 triệu xuấtxưởng Đến năm 2014, Honda Việt Nam đã đạt mục tiêu 15 triệu xe và đưa nhàmáy Piston đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động
2017- 2020: Doanh nghiệp cho ra mắt hàng loạt các dòng xe mới, đồng thời
nâng cấp phiên bản của các dòng xe trên thị trường trước đó Năm 2019, Hondakhởi động chuỗi sự kiện “ Honda- Luôn vì bạn” , cùng với các sự kiện đẩy lùiCovid vì cộng đồng năm 2020
2020- 2022: Doanh nghiệp tiếp tục cải tiến các dòng xe bên cạnh đó tổ chức các
chương trình quảng bá thương hiệu, đưa doanh nghiệp đến gần người tiêu dùnghơn Bên cạnh đó, Honda thực hiện các chương trình từ thiện, học đường,
- Lớn mạnh bằng sự theo đuổi tư duy chất lượng
- Tạo ra các sản phẩm tốt nhất thế giới cho khách hàng trên toàn thế giới
- Nhanh chóng cung cấp các sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý